• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình việc làm lao động nông thôn huyện Phú Vang

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG

2.2. Tình hình việc làm lao động nông thôn huyện Phú Vang

Lực lượng lao động nông thôn đóng vai trò không thể thiếu trong công cuộc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa –hiện đại hóa. Đặc biệt nước ta là một nước nông nghiệp thì lực lượng lao động nông thôn càng giữ vai trò quan trọng.

Huyện Phú Vang có dân số 183.614 người trong khi đó 80.566 người trong độ tuổi lao động, chiếm 43,88 % dân số của huyện và có 31,67 % là lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Hiện nay, dân số trong độ tuổi lao động đang là việc có 72461 người chiếm 78,89% dân số trong lực lượng lao động. Trong đó lao động nông, lâm, ngư nghiệp là 26.545 người chiếm 31,67 % trong tổng số lao động đang làm việc của các ngành kinh tế.

Phú Vang có nguồn lao động dồi dào và liên tục tăng qua các năm. Từbảng 2.4 có thểthấy dân số trong độtuổi lao động của huyện Phú Vang chiếm tỷlệcao,luôn trên 60% tổng dân số trong suốt 3 năm qua. Với nguồn lao động dồi dào, Phú Vang có thuận lợi lớn trong việc phát huy nguồn nhân lực để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc đảm bảo công ăn việc làm cho người dân. Quy mô lao động huyện được thểhiện qua bảng 2.4

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.4: Quy mô lao động huyện Phú Vang từ 2014 đến 2016.

Chỉtiêu ĐVT Năm

2014 2015 2016

Dân số trong độtuổi lao động Người 75732 77001 80566

Lực lượng lao động toàn huyện Người 87679 89420 91898

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế - Nông, Lâm nghiệp và Thuỷsản

- Công nghiệp và Xây dựng -Thương nghiệp, vận tải,Dịch vụ

Người Người Người Người

80288 27813 20725 31750

81562 27162 22322 33078

83793 26545 22808 34440 Tỷlệ lao động nông thôn đang làm việc % 79,22 79,38 80,49 Dân sốtrên tuổi lao động đang làm việc Người 11947 11419 11332 Dân sốkhông tham gia hoạt động kinh tế Người 7391 7858 8105

(Nguồn: báo cáo “Lao động trong độ tuổi và trong các ngành nghề” của Chi cục Thống kê Phú Vang các năm 2014 đến 2016)

Trong giai đoạn 2014 – 2016 dân số trong độ tuổi lao động của huyện có sự tăng giảm không đồng đều. Năm 2015 số lao động là 77001 tăng thêm 1269 lao động so với năm 2014,tương ứng với tăng 1,67 % so với năm 2014, nhưng năm 2016 tăng 3565 người, tương ứng tăng 4,63 % so với năm 2015.

Nhìn vào biểu 2.4 ta thấy, laođộng đang làm việc trong các ngành kinh tếmặc dù vẫnchiếmtỷlệcaonhưngsố lao động không tham gia hoạt động kinh tế vẫn còn khá cao , cụthểchỉtừ 2014 đến 2016 laođộng không tham gia hoạt động kinh tế đã tăng từ 7391 người năm 2014 đã tăng lên đến 8105 người năm 2016.Do quá trìnhđô thị hóa mạnh mẽ ở địa phương nên diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, thu nhập trong nông nghiệpkhá thấpso vớicác ngành phi nông nghiệp,sảnxuất công nghiệpvà tiểuthủcông nghiệp không ổn địnhnên nhiều lao động nông thônkhông tham gia hoạt độngkinh tế.

Laođộng làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản mặc dù có giảm từ 27.813 lao động năm 2014 xuống còn 26.545 lao động vào năm 2016 nhưng còn chiếmtỷlệ khá lớn. Lao độngnông thôn trong lĩnhvựcnày là 23.401 lao động, chiếm

Trường Đại học Kinh tế Huế

tỷ lệ trên 34,69% vào năm 2016. Điều này là phù hợp với lợi thế sản xuất nông nghiệp,thủysảncủa huyện.

Ngành dịch vụ, thương mại có sự gia tăngmạnh mẽvề lao động,từ năm2014 đến năm 2016 lao độngtrong lĩnhvựcnàytăngthêm 2.690người,chiếm41,10%. Lao động nông thôn tham gia vào lĩnh vực này cũng chiếm tỷlệ cao, trên 35%. Điều đó cho thấycó sựchuyển dịch cơcấu kinh tế, cơcấu lao động theo hướng tíchcực.

Với ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng có sự gia tăng nhanh về lao động, trong đó từ 2014 đến 2016 lao động toàn huyện trong lĩnh vực này tăng 2.083 lao động.Tuy nhiên, lĩnh vực này địa phương vẫn chưa thực sự đa dạng nên chưa thu hút được nhiều lao động so với các ngành khác. Trong thời gian tới địa phương cần quan tâm, tạo điều kiện cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhằm tạo được cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động phù hợp hơn.

2.2.2. Về trìnhđộ lao động

Bảng 2.5Cơ cấu lao động nông thôn theo trìnhđộ huyện Phú Vang năm 2016

Trìnhđộ

Số lượng

Tỷ lệ

Tổng số Nam Nữ

73964 38784 35180 100

Chưa qua đào tạo 44114 19217 24897 59,64

Đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ

17797 12731 5066 24,06

Có chứng chỉ đào tạo 1174 656 518 1,58

Sơ cấp nghề 1688 1377 311 2,28

Trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp

2001 1157 844 2,71

Cao đẳng nghề 448 278 170 0,61

Cao đẳng 1751 719 1032 2,36

Đại học trở lên 4991 2649 2342 6,76

(Nguồn: Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trình độ của lao động nông thôn trên địa bàn huyện nhìn chung còn khá thấp, gần 60% lao động nông thôn chưa qua đào tạo. Lao động nông thôn được đào tạo nghề qua các trường trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm khoảng hơn 5%; lao động nông thôn có trìnhđộ cao từ đại học trở lên chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 6,76%. Với trìnhđộ khá thấp, lao động nông thôn huyện Phú Vang sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, công nghệ mới trong sản xuất, khó đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, hạn chế cơ hội việc làm cho lao độngnông thôn.

Số người trong độtuổi lao động có khả năng lao động chưa qua đào tạo năm 2016 chiếm 92,1%. Số người có trìnhđộ từ sơ cấp trở lên chiếm tỷlệ7,9%. Vì vây, có thể nói tuy đạt được những tiến bộso với các năm trước nhưng trìnhđộ chuyên môn của lao động nông thôn vẫn còn rất thấp trước yêu cầu sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. Điều này dẫn đến khả năng chuyển đổi ngành nghề từ khu vực NLTS sang khu vực CNXD và dịch vụ là rất hạn chế. Lao động nông thôn dư thừa nhiều nhưng còn ít lao động chuyển đổi sang công nghiệp và dịch vụ. Một bằng chứng thực tếlà các khu công nghiệp thiếu rất nhiều lao động kỹthuật và công nhân lành nghề nhưng không thể thu hút được số lượng đông đảo lao động dư thừa ởkhu vực nông thôn.

2.2.3.Cơcấu ngành nghề

Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của hộ nông thôn có liên quan trực tiếp đến quy mô và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động. Đến năm 2016, khu vực nông thôn có 64.740 người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, chiếm 49,7% số nhân khẩu nông thôn. Cơ cấu lao động nông thôn có bước chuyển dịch tích cực từ nhóm nông, lâm, thủy sản sang ngành nghề công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đến năm 2016, tỷ trọng lao động nông lâm thủy sản 31,6% so với năm 2011 giảm 17,5%;

công nghiệp xây dựng 25,2%, tăng 4,8%; tỷ trọng lao động ngành dịch vụ 32,33%, tăng 12% so với năm 2011.Từ những phân tích trên ta thấy, số lao động tham gia ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm dần theo từng năm và số hộ tham gia ngành công nghiệp –xây dựng và ngành thương mại –dịch vụ tăng dần, điều đó có nghĩa là, trong quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa –hiện đại hóa địa phương

Trường Đại học Kinh tế Huế

đã có các phương hướng, giải pháp tạo môi trường thuận lợi cho ngành công nghiệp –xây dựng và ngành thương mại –dịch vụ phát triển

Nếu nhóm theo 3 ngành sản xuất chính thì cơ cấu hộ được thểhiện như sau:

+ Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Năm 2016 có số hộ là 11.736 hộ, chiếm 33,69% trong tổng sốhộ, trong khi đó tương ứng với năm 2011 là 14.241 hộ (42,20%) so với năm 2011 giảm 2.505 hộ;. Qua đó cho thấy xu hướng hộnông, lâm nghiệp và thủy sản ngày càng giảm. Điều này cho thấy quy mô cơcấu hộnông, lâm nghiệp và thủy sản giảm dần qua 5năm rất đáng kể và phù hợp với sựchuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa Nghị quyết Đảng bộhuyện Phú Vang lần thứXII (2005-2010) và Nghị quyết Đảng bộhuyện Phú Vang lần thứXIII (2010-2015).

+ Ngành Công nghiệp – Xây dựng: Năm 2016 có 8.747 hộ, chiếm 25,23%

trong tổng số hộ, trong khi đó tương ứng với năm 2011 là 6.914 hộ (20,49%). So với năm 2011 tăng 1.833 hộ. Điều đó nói lên xu hướng chuyển dịch cơ cấu hộ từ nông nghiệp sang công nghiệp xây dựng là rất rõ, số hộ thuộc ngành công nghiệp-xây dựng có xu hướng ngày càng tăng, phù hợp với Nghị quyết của Huyện Đảng Bộ trong thời kỳnày.

+ Ngành Thương mại - Dịch vụ - Vận tải: Năm 2016 có 9.780 hộ, chiếm 28,08% trong tổng số hộ, tương ứng với năm 2011 là 87.27 hộ (25,87%). So với 2011 tăng 1.053 hộ điều đó cho thấy xu hướng hộ thương mại, dịch vụ, vận tải ngày càng tăng

Mặc dù đãđạt được những kết quả rất tích cực, tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành, nghề và cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn vẫn còn chậm và còn cách xa so với yêu cầu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong 5 năm, từ 2011 - 2016, tỷ trọng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản mới giảm được 17,5%, bình quân mỗi năm chỉ giảm được 3,5%. Trong tổng số người trong độ tuổi lao động có tham gia hoạt động nông nghiệp thì lao động chuyên nông nghiệp (thuần nông) vẫn chiếm tỷ lệ lớn, tới 60,9%. Mặt khác, trìnhđộ chuyên môn của lao động nông thôn vẫn còn rất thấp trước yêu cầu sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, khả năng chuyển đổi ngành nghề từ khu vực nông, lâm, thuỷ sản sang khu

Trường Đại học Kinh tế Huế

vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ để thay đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn còn chậm. Lao động nông thôn mặc dù còn dư thừa nhiều (thiếu việc làm tuyệt đối và thiếu việc làm do tính chất thời vụ của hoạt động sản xuất nông nghiệp) nhưng rất ít người chuyển đổi (và có năng lực để chuyển đổi) sang lao động công nghiệp và dịch vụ.

Đó là sự chuyển dịch khá tích cực về cơ cấu hộ gia đình trên địa bàn huyện trong 5 năm qua,hộ nông nghiệp giảm bởi lý do như đã nêu ở trên là nhằm phân công lại lao động ở nông thôn một cách hợp lý trong điều kiện cơ giới hóa tự động hóa ngày càng cao,tuy nhiên trên lĩnh vực thủy sản thì vẫn giữ ổn định vì tiềm năng thế mạnh của huyện là biển và đầm phá và hình thức nuôi trồng thủy sản hiện nay theo hướng xen ghép, thu tỉa thả bù nên đã phát huyđược hiệu quảkinh tếtrên lĩnh vực này; vềlĩnh vực công nghiệp-xây dựng và thương mại dịch vụthì tăng khá cao, bởi lẻ là một huyện tiếp giáp với thành phốHuế, và có cửa biển Thuận An là trung tâm du lịch biển nên các hoạt động về dịch vụ phát triển nhanh kéo theo nhiều hộ gia đình tham gia; khu trung tâm huyện lỵ đãđược quy hoạch khu công nghiệp nên đã thu hút một lượng lao động đáng kể vào làm việc tại các nhà máy may công nghiệp Phú Đa tạo nên động lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp-dịch vụ- nông nghiệp.

Tóm lại, có thể thấy đặc điểm cơ bản về quy mô, cơ cấu lao động nữ huyện Phú Vang đã thể hiện khá rõ các điều kiện KTXH của huyện. Huyện có LLLĐ dồi dào, tỷ lệ có việc làm khá lớn, cơ cấu lao động theo ngành nghề mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn mất cân đối, trình độ lao động còn thấp. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ cho công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôntoàn huyện nói chung và lao động nông thôn nói riêng cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển KTXH của địa phương.

2.2.4. Độ tuổi người lao động

Lực lượng lao động nông thôn ởhuyện Phú Vang phần lớn là dân số trẻ,lực lượng lao động nông thôn của huyện tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi trong độ tuổi lao động, có 64740 người chiếm 70,44 % dân số thuộc lực lượng lao động của huyện, đa phần ở nhóm tuổi này là những người có khả năng tiếp nhận thông tin,

Trường Đại học Kinh tế Huế

kiến thức, khoa học công nghệ nhanh nhẹn nhất, và có khả năng sáng tạo trong các lĩnh vực kinh doanh, phát triển kinh tế.

Ở nhóm tuổi trên độ tuổi lao động có 9.224 người, chiếm 10,04% tổng dân số thuộc lực lượng lao động của huyện, lao động chủ yếu là những người già, sức khỏe giảm dần, họ không thể làm những công việc nặng nhọc. Từ những điều trên, huyện cần có các chính sách đào tạo, chương trình để có thể giải quyết tốt vấn đề việc làm giúp cải thiện cuộc sống lao động nông thôn.

Bảng 2.6:Độ tuổi lao độngnông thôn Huyện Phú Vang năm 2016

TT Trong độ tuổi lao động Trên tuổi

lao động

Tổng cộng Nam Nữ

Toàn Huyện 64740 35449 29291 9224

1 Xã Phú Thuận 3788 2140 1648 207

2 Xã Phú Dương 5276 3316 1960 669

3 Xã Phú Mậu 4976 2691 2285 764

4 Xã Phú An 4454 2409 2045 521

5 Xã Phú Hải 3130 1666 1464 293

6 Xã Phú Xuân 3525 2104 1421 469

7 Xã Phú Diên 4647 2578 2069 645

8 Xã Phú Thanh 1602 865 737 289

9 Xã Phú Mỹ 4872 2691 2181 758

10 Xã Phú Thượng 8881 4674 4207 712

11 Xã Phú Hồ 2306 1219 1087 416

12 Xã Vinh Xuân 1697 905 792 650

13 Xã Phú Lương 2684 1415 1269 339

14 Xã Vinh Thanh 3925 2071 1854 608

15 Xã Vinh An 2962 1572 1390 325

16 Xã Vinh Phú 1538 804 734 354

17 Xã Vinh Thái 1808 902 906 514

18 Xã Vinh Hà 2669 1427 1242 691

(Nguồn: Phòng lao động thương binh - xã hội huyện Phú Vang)

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3. Thực trạng việc làm và thu nhập lao động nông thôn của các hộ điều tra