• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn DMZ Huế

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN

2.2. Nguồn lực cơ bản của khách sạn DMZ Huế giai đoạn 2018 - 2020

2.2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn DMZ Huế

cao hơn và đây là một lợi thế của khách sạn trong cuộc chiến thương trường về chất lượng dịch vụ.

Số nhân viên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tương đối cao, phần lớn đề tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên ngành nhà hàng – khách sạn nên thành thạo công việc có tính chuyên nghiệp, phục vụ khách ân cần, chu đáo.

Nhân viên thường xuyên được đào tạo các kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách, đào tào thêm ngoại ngữ cho nhân viên để dễ dàng trao đổi, phục vụ khách được tốt hơn, từ dó trình độ của nhân viên được nâng cao, chất lượng nguồn lực của khách sạn tốt hơn đem đến sự hài lòng cho du khách.

Bảng 4: Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn DMZ Huế

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

2019/2018 2020/2019

+/- % +/- %

TỔNG TÀI SẢN 13.253 13.343 13.004 90 0,68 -339 -2,54 Tài sản lưu động 5.613 5.937 5.721 324 5,77 -216 -3,64 Tài sản cố định 7.640 7.405 7.283 -235 -3,78 -122 -1,65 NGUỒN VỐN 13.253 13.343 13.004 90 0,68 -339 -2,54 Nợ phải phải trả 8.185 9.286 10.205 1101 13,45 919 9,9 Nguồn vốn chủ sở hữu 5.067 4.057 2.799 -1010 -19,93 -1258 -31,01

Nguồn: Bộ phận Kế toán khách sạn DMZ Huế Từ số liệu trên có thể thấy rằng, tình hình tài sản của khách sạn qua 3 năm (2018 - 2020) có sự biến động không đồng đều, trong đó năm 2019 tăng so với năm 2018 là 90 triệu đồng tương ứng tăng 0,68%, năm 2020 giảm so với năm 2019 là 339 triệu đồng tương ứng với giảm 2,54%. Sự biến động về tổng tài sản ở trên là do khách sạn có sự biến động lớn cả về tài sản lưu động lẫn tài sản cố định. TSLĐ của khách sạn tăng lên qua các năm và tăng cao nhất vào năm 2019. Nguyên nhân là do khách sạn mở rộng thêm nhiều loại hình dịch vụ với chính sách nâng cao sức cạnh tranh và tăng doanh thu, khách sạn đã thực hiện chính sách trả chậm đối với khách hàng làm cho các khoản phải thu của khách sạn tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sự tăng lên của các khoản phải thu lâu dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của khách sạn. Vì vậy, TSLĐ năm 2020 giảm so với năm 2019 là 216 triệu đồng tương ứng với giảm 3,64% và năm 2019 tăng so với năm 2018 là 324 triệu đồng tương ứng với tăng 5,77%.

TSCĐ có xu hướng giảm nhưng các năm về sau có sự tăng nhẹ, TSCĐ năm 2019 giảm so với năm 2018 là 235 triệu đồng tương ứng với giảm 3,78%, năm 2020 giảm so với năm 2019 là 122 triệu đồng tương ứng với 1,65%. Ngoài ra, TSCĐ chiếm tỷ trọng rất lớn so với TSLĐ trong tổng tài sản (chiếm gần 60%). Bởi vì khách sạn là đơn vị kinh doanh du lịch nên cần có sự đầu tư rất lớn về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây dựng

Trường Đại học Kinh tế Huế

cơ bản. Kiến trúc cũng tham gia vào quá trình kinh doanh và tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho khách sạn. Do đó, cần nâng cấp, hoàn thiện và hiện đại hóa nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn. Mặt khác, TSLĐ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 40%) trong tổng tài sản. Do đặc trưng của kinh doanh dịch vụ có quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm chính diễn ra đồng thời nên hàng tồn kho chỉ có các hoạt động phụ kèm theo như nước, bia v.v giá trị nguyên vật liệu nhà bếp phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng, giá trị công cụ dụng cụ, vật tư có giá trị không lớn.

Cùng với sự biến động của tài sản thì nguồn vốn của khách sạn cũng thay đổi trong 3 năm qua. Nguồn VCSH của năm 2019 và 2018 có xu hướng giảm rõ rệt, giảm 1.010 triệu đồng tương ứng với giảm 19,93% và năm 2020 giảm mạnh hơn so với năm 2019 là 1.258 triệu đồng ứng với giảm 31,01%. Nguyên nhân là do lợi nhuận của khách sạn giảm nên phần lãi bổ sung vào vốn tự có giảm và vốn đóng góp của các bên liên doanh giảm. Nợ phải trả cũng liên tục giảm. Nợ phải trả năm 2019 so với năm 2018 là 1.101 triệu đồng tương ứng với tăng 13,45% đến năm 2020 so với năm 2019 thì có sự sụt giảm còn 919 triệu đồng tương ứng với giảm 9,9%. Đây là biểu hiện tốt trong kinh doanh, khách sạn giảm nhẹ được gánh nặng, nâng cao lợi nhuận để phát triển doanh nghiệp và thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

Như vậy trong 3 năm vừa qua, tình hình nguồn vốn của khách sạn có xu hướng giảm, tuy cơ cấu nguồn vốn khá hợp lí nhưng có nhiều biến động thất thường, chưa ổn định. Tuy nhiên, khách sạn đã sử dụng rất tốt các khoản nợ của mình và đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đó, chứng tỏ khách sạn có khả năng thanh toán tốt, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và hiệu quả. Bên cạnh đó, cần chú trọng hơn trong việc bảo đảm vốn đầu tư của chủ sở hữu, ổn định tình hình kinh doanh để nhằm nâng cao nguồn vốn. Duy trì một kết cấu vốn hợp lí sẽ mang lại hiệu quả sử dụng vốn tối ưu và là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng và mở rộng quy mô kinh doanh trong những năm tiếp theo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3. Tình hình khách hàng lưu trú tại khách sạn DMZ Huế giai đoạn