• Không có kết quả nào được tìm thấy

LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG (tt).

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Cấu tạo một chương trình hoạt động tập 2. Kĩ năng:

-Lập được một chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý trong GSK (hoặc một hoạt động đúng chủ điểm đang học, phù hợp với thực tế địa phương).

3. Thái độ:

- Tích cực tham gia các hoạt động II. Chuẩn bị:

+ GV: Bảng phụ Phương pháp: thực hành,vấn đáp. + HS: SGK + vở tiếng việt.

III. Các hoạt động:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động: 5’

- Cho HS hát - Kiểm tra HS:

+ HS1: nói lại tác dụng của việc lập chương trình hoạt động.

+ HS2: nói lại cấu tạo của chương trình hoạt động.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS nêu - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành: 30’

- Cho HS đọc đề bài.

- GV nhắc lại yêu cầu:

+ Các em đọc lại 5 đề bài đã cho + Chọn 1 đề bài trong 5 đề bài đó và lập chương trình hoạt động cho đề bài các em đã chọn.

+ Nếu không chọn 1 trong 5 đề bài, em có thể lập 1 chương trình cho hoạt động của trường hoặc của lớp em.

- Cho HS nêu đề mình chọn.

- GV đưa bảng phụ đã viết cấu tạo ba phần của một chương trình hoạt động.

*Cho HS lập chương trình hoạt động - GV phát cho 4 HS 4 bảng nhóm - Nhắc HS ghi ý chính. Viết chương trình hoạt động theo đúng trình tự.

1. Mục đích

2. Công việc- phân công 3. Tiến trình

- Ghi tiêu chí đánh giá chương trình hoạt động lên bảng

- Học sinh làm bài

- Cho HS trình bày kết quả.

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- HS đọc thầm lại yêu cầu và đọc cả 5 đề, chọn đề hoặc tự tìm đề.

- HS lần lượt nêu đề bài mình sẽ lập chương trình.

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- 4 HS làm bài vào bảng nhóm. HS còn lại làm vào nháp.

- GV nhận xét và khen HS làm bài tốt.

- GV chọn bài tốt nhất trên bảng, bổ sung cho tốt hơn để HS tham khảo.

- Một số HS đọc bài làm của mình.

3. Hoạt động tìm tòi mở rộng: 5’

- GV nhận xét tiết học

- Dặn HS lập chương trình hoạt động chưa tốt về nhà lập lại viết vào vở

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

Tiết : Địa lý Châu Á( tiếp theo) I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu Á:

+ Có số dân đông nhất.

+ Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng.

- Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu Á:

+ Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển.

- Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á:

+ Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm.

+ Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á.

3. Thái độ:

* SDNLTK&HQ:Khai thác dầu có ở mọt số nước và một số khu vực châu Á. Sơ lược một số nét về tình hình khai thác dầu khí ở một số nước và khu vực của châu Á.

* GDMT: Giáo dục cho học sinh hiểu châu Á cần giảm tỉ lệ sinh và năng cao trình độ dân trí.

II.Chuẩn bị:

- Máy chiếu

III.Các hoạt động:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ : (6’) Châu Á

(?) Nêu vị trí, giới hạn của châu Á.

(?) Kể tên một số cảnh thiên nhiên của châu Á

2.

Bài mới: (30’) GV giới thiệu bài, ghi bảng.

Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (Tìm hiểu dân cư châu Á)

GV yc hs đọc thông tin SGK làm việc cá nhân với bảng số liệu theo nội dung câu

- Hs đọc bảng số liệu, quan sát tranh làm việc cá nhân , tự so sánh

hỏi sau:

(?) Dựa vào bảng số liệu để so sánh dân số châu Á với dân số các châu lục khác để nêu nhận xét về dân số của châu Á với các châu lục khác.

(?) Đặc điểm về màu da, trang phục và nơi cư trú của người dân châu Á như thế nào?

Kết luận: Châu Á có số dân đông nhất thế giới. Mật độ dân số cũng cao nhất thế giới.. Phần lớn dân cư châu Á da vàng và sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ.Mỗi dân tộc có trang phục, phong tục khác nhau nhưng họ đều có quyền bình đẳng , quyền sống và học tập như nhau Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (Hoạt động kinh tế)

- GV giao nhiệm vụ: Quan sát hình 5 và đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu Á và làm việc theo nhóm đôi.

(?) Nêu tên một số ngành sản xuất

(?) Tìm các kí hiệu về các hoạt động SX trên lược đồ và rút ra nhận xét sự phân bố của chúng ở một số khu vực, quốc gia của châu Á

-Gv bổ sung thêm kiến thức để HS nhận biết thêm một số hoạt động SX khác như trồng cây công nghiệp: chè, cà phê,…hoặc chăn nuôi và chế biến thuỷ, hải sản,…

- GV sơ lược một số nét về tình hình khai thác dầu khí ở một số nước và khu vực của châu Á.

Kết luận: người dân châu Á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là : lúa gạo,lúa mì,thịt, trứng ,sữa.Một số nước phát triển ngành công nghiệp : khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô,…

Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân (Tìm hiểu khu vực Đông Nam Á)

- GV cho HS quan sát H 3 ở bài 17, H5 ở bài 18. GV xác định lại vị trí địa lý khu vực Đông nam Á.

các số liệu về dân số ở châu Á và dân số ở các châu lục khác…

+ Hs trình bày ý kiến, lớp bổ sung và thống nhất.

- Quan sát hình 5 và đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu Á và làm việc theo nhóm đôi.

- Hs trình bày ý kiến, lớp bổ sung và thống nhất.

Trồng bông, trồng lúa gạo,lúa mì, nuôi bò khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô,…

- Lúa gạo được trồng ở Trung Quốc, ĐNÁ, An Độ; lúa mì, bông ở Trung Quốc, An Độ, Ca-dắc-xtan; chăn nuôi bò ở Trung Quốc, An Độ; khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á, Đông Nam Á; sản xuất ô tô ở Nhật Bản , Trung Quốc, Hàn Quốc.

- Quan sát H 3 ở bài 17, H5 ở bài 18. GV xác định lại vị trí địa lý khu vực Đông nam Á.

- Hs trình bày ý kiến , lớp bổ sung và thống nhất.

- Thái Lan, Lào ,Cam –pu - chia, Xinh-ga –po, Ma-lai-xi-a, Việt Nam, In-đô–nê-xi-a, Phi-lip-phin,Bru-nây, Đông–Ti-mo,Mi-an-ma.

- Nóng, rừng rậm nhiệt đới.

- Núi là chủ yếu, có độ cao trung bình; đồng bằng nằm dọc sông lớn và ven biển.

-nông nghiệp, khai thác khoáng sản…