• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. Trầm cảm sau sinh trên thế giới và Việt Nam

1.5.1. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh

Trầm cảm gặp tương đối phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Trầm cảm là một rối loạn cảm xúc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, ở các nền văn hóa khác nhau, không phân biệt tầng lớp kinh tế, xã hội và trình độ học vấn hay chủng tộc [59].

Theo nghiên cứu của Ramadas và cộng sự năm 2015 cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh ước tính dao động từ 10 đến 20% trên toàn thế giới [60]. Nghiên cứu chỉ ra trầm cảm ở phụ nữ bắt đầu ngay sau khi sinh con và kéo dài đến 1 năm. Sự gia tăng của trầm cảm cao gấp ba lần trong 5 tuần đầu sau sinh và cao nhất ở 12 tuần đầu sau sinh. Mặt khác, nghiên cứu còn thống kê tỷ lệ tái phát của trầm cảm ở phụ nữ sau sinh dao động từ 25-68% [60].

Các nước ở Châu Âu

Ở Châu Âu: Tỷ lệ trầm cảm sau sinh trong quần thể là 8,6%. Nữ giới có tỷ lệ trầm cảm cao hơn nam giới, tỷ lệ này lần lượt là 10,05% và 6,6% [60].

Tỷ lệ TCSS cũng khác nhau ở khu vực nông thôn và thành thị. Thống kê ở bảng 1.2 cho thấy tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở nông thôn cao hơn thành thị, ngoại trừ ở Anh và Irelend [61]. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh cao nhất ở Anh và thấp nhất ở Tây Ban Nha. Ở Phần Lan tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở thành thị là 5,9% thấp hơn ở nông thôn là 6,5%. Tuy nhiên, ở Ireland tỷ lệ trầm cảm ở thành thị là 12,3% cao hơn ở nông thôn 7,9%. Ở Anh cũng cho tỷ lệ trầm cảm ở thành thị 17,1% cao hơn nông thôn 6,1%. Ở Tây Ban Nha có tỷ lệ trầm cảm ở khu vực thành thị là 2,6% (bảng 1.2).

Bảng 1.2. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở một số nước Châu Âu theo khu vực thành thị và nông thôn

Tên quốc gia

Thành thị Nông thôn

% 95%CI % 95%CI

Anh 17,1 10,5-26,8 6,1 4,1-9,0

Ireland 12,3 5,7-26,3 7,9 3,7-16,0

Na Uy 8,8 6,1-12,9 9,3 4,7-17,5

Phần Lan 5,9 3,9-8,9 6,5 3,6-11,3

Tây Ban Nha 2,6 1,7-4,0

Các nước ở Châu Á

Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở khu vực Châu Á dao động từ 3,5% đến 63,3%, trong đó, Pakistan có tỷ trầm cảm sau sinh cao nhất và Malaysia có tỷ lệ thấp nhất [13]. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh khác nhau theo từng quốc gia, thậm chí trong cùng một quốc gia cũng cho tỷ lệ TCSS khác nhau. Nghiên cứu của Xie và cộng sự năm 2007 trên 300 phụ nữ sau sinh ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ trầm cảm là 17,3%, đo ở 6 tuần sau sinh. Nghiên cứu thuần tập của Lee và

cộng sự ở Hồng Kong cho tỷ lệ TCSS là 12,7% đo ở 24 tuần sau sinh. Ở Ấn Độ, tỷ lệ này là 23% đo bằng thang đo EPDS ở thời điểm 6-8 tuần sau sinh. Ở Indonesia tỷ lệ trầm cảm là 14,9% đến 22,3%. Ở Nhật Bản từ 14,0%. Ở Nepal là 4,9% đo ở thời điểm 5-10 tuần sau sinh; ở Pakistan chiếm tỷ lệ trầm cảm cao nhất châu Á dao động từ 36,0% đến 63,3%; ở Singapore từ 6,8% đến 21,0%; ở Thái Lan là 16,8%; (bảng 1.3).

Bảng 1.3. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở các nước Châu Á

Năm Tác giả

Tên quốc gia thực hiện nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Thời gian đo trầm

cảm

Tỷ lệ trầm cảm * 2008 Murakami và

cộng sự

Nhật Bản Thuần tập tương lai 2-9 tháng sau sinh

14,0 2007 Ho-yen và cộng

sự

Nepal Mô tả cắt ngang trên 426 phụ nữ

5-10 tuần sau sinh

4,9 2007 Xie và cộng sự Trung Quốc Một phần của NC

thuần tập tương lai trên 300 phụ nữ

6 tuần sau sinh

17,3

2006 Edwards và cộng sự

Indonesia Thuần tập trên 434 1 tuần sau sinh

22,3 2006 Husain và cộng

sự Pakistan

Thuần tập tương lai trên 175 phụ nữ

3 tháng sau sinh

36,0 2006 Limlomwong

và cộng sự

Thái Lan Thuần tập tương lai trên 610 phụ nữ

6-8 tuần sau sinh

16,8 2005 Chee và cộng

sự

Singapore Thuần tập tương lai trên 278 phụ nữ

6 tuần sau sinh

6,7 2004 Lee và cộng sự Hồng Kong Thuần tập tương lai 24 tuần sau

sinh

12,7 2002 Patel và cộng

sự

Ấn Độ Thuần tập 6-8 tuần sau sinh

23

*Sử dụng thang đo trầm cảm sau sinh EPDS

1.5.1.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về TCSS được tiến hành chủ yếu tại một số bệnh viện phụ sản, ít nghiên cứu thực hiện ở cộng đồng. Thang sử dụng để đo trầm cảm là thang EPDS, với tỷ lệ TCSS dao động từ 11,6% đến 33% và

chủ yếu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cụ thể: nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thủy thực hiện trên 187 phụ nữ sau sinh cho tỷ lệ trầm cảm là 28,3% đo bằng thang đo EPDS [62]. Theo nghiên cứu của Lương Bạch Lan năm 2009 tại bệnh viện Hùng Vương cho tỷ lệ TCSS là 11,6% [63]. Nguyễn Thanh Hiệp năm 2010 tiến hành tại bệnh viện Từ Dũ cho tỷ lệ TCSS là 21,6%

[64] (Bảng 1.4).

Bảng 1.4. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở Việt Nam

Năm Tác giả

Địa điểm thực hiện nghiên

cứu

Thiết kê nghiên cứu/cỡ mẫu

Thời gian đo trầm cảm*

Tỷ lệ TCSS 2013 Fisher và

cộng sự

Hà Nam Mô tả cắt ngang trên 500 phụ nữ

8 tuần sau sinh

13,4%

2013 Nguyễn Thị Bích Thủy

Hà Đông, Hà Nội

Mô tả cắt ngang trên 187 phụ nữ sau sinh.

Từ 4-8 tuần sau sinh

28,3%

2010 Nguyễn Thanh Hiệp

BV Từ Dũ, Thành phố HCM

Mô tả cắt ngang trên sản phụ có thai kỳ nguy cơ cao

Tuần thứ 4 sau sinh

21,6%

2010 Fisher và cộng sự

BV Hùng Vương, Thành phố HCM

Mô tả cắt ngang trên 506 sản phụ đưa con đến khám tại phòng khám Nhi

Tuần thứ 6 sau sinh

33,0%

2009 Lương Bạch Lan

BV Hùng Vương, Thành phố HCM

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 290 sản phụ có con gửi dưỡng nhi

Tuần thứ 4-6 sau sinh

11,6%

*Sử dụng thang đo trầm cảm sau sinh EPDS

Từ phân tích trên cho thấy tỷ lệ trầm cảm trước và sau sinh khác nhau theo từng quốc gia và khu vực. Sở dĩ có sự khác nhau này là do sử dụng thang đo khác nhau, hoặc cùng thang đo nhưng sử dụng điểm cắt khác nhau, thời gian đo khác nhau và thực hiện trên các đối tượng ở các địa điểm khác nhau như thực hiện ở cộng đồng hay trong bệnh viện [60].