• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 4: BÀN LUẬN

4.2. Đặc điểm rối loạn nhận thức sau nhồi máu não

4.2.1. Tỷ lệ rối loạn nhận thức

Trong nghiên cứu này của chúng tôi thấy rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ uống rượu bia ở cả 2 nhóm.

Khuyến cáo: nên kiểm tra làm xét nghiệm bilan lipid định kỳ đối với những đối tượng có yếu tố nguy cơ mắc đột quỵ. Đối với đối tượng bị đột quỵ cần phải làm xét nghiệm bilan lipid thường xuyên.

4.2. Đặc điểm rối loạn nhận thức sau nhồi máu não

- Kết quả nghiên cứu còn tùy thuộc đánh giá nhận thức trên đối tượng nào, có nhiều yếu tố nguy cơ hay không.

- Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến tỷ lệ rối loạn nhận thức sau nhồi máu não là nghiên cứu là đã sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán nào để đánh giá.

Lopez và cộng sự, khi sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán: ADDTC, DSM- IV, và NINDS- AIREN để phân loại 480 bệnh nhân SSTT trong nghiên cứu rối loạn nhận thức trong các bệnh tim mạch (Cardiovascular Health Cognition Study) đã cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc SSTT do mạch lần lượt là:

47, 62 và 42 [48]. Chui H.C [49], giới thiệu một bệnh nhân nam 71 tuổi bị nhồi máu bán cầu não phải, khi sử dụng tiêu chuẩn chấn đoán ADDTC và ICD- 10 chẩn đoán SSTT do mạch, còn khi sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán DSM IV và NINDS- AIREN, không thấy có SSTT [48].

Ở Việt Nam, Đinh Văn Thắng đã nghiên cứu 40 bệnh nhân nhồi máu não tại bệnh viện Thanh Nhàn, sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ của NINDS- AIREN và trắc nghiệm MMSE để đánh giá rối loạn nhận thức vào thời điểm trước khi bệnh nhân ra viên. Kết quả như sau: tỷ lệ rối loạn nhận thức chung sau nhồi máu não là: 55%, trong đó 27,5% suy giảm nhận thức nhẹ và vừa, 27,5% suy giảm nhận thức mức độ nặng [30].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Vân, nghiên cứu trên 100 bệnh nhân nhồi máu não lần đầu sau 1 tháng và 104 bệnh nhân nhóm chứng không nhồi máu não, kết quả cho thấy tỷ lệ SSTT và SGNT nhẹ ở nhóm nhồi máu não lần lượt là: 25% và 19,2%, tỷ lệ này ở nhóm chứng lần lượt là: 10,8% và 3,6%.

Theo nghiên cứu này vì các đối tượng đều là những bệnh nhân có bệnh tim mạch mạn tính, đã được quản lí nhiều năm tại khoa khám bệnh, chia làm 2 nhóm có nhồi máu não và chưa phát hiện nhồi máu não, thấy rằng tỷ lệ

SSTT và SGNT ở nhóm nhồi máu nào lần lượt là: 36,5% và 17,4%, tỷ lệ này lần lượt ở nhóm chứng là 15,7% và 15,6%. Như vậy, cũng có thể thấy rằng nhồi máu não làm tăng nguy cơ SSTT, vì 2 nhóm ở nghiên cứu này có độ tuổi như nhau,trình độ học vấn tương đương, giới tính như nhau. Để đánh giá rối loạn nhận thức nghiên cứu này đã sử dụng bộ trắc nghiệm thần kinh tâm lý, và tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ theo sách thống kê và chẩn đoán các bệnh tâm thần lần thứ IV (DSM IV). Cách chọn mẫu trong nghiên cứu này có một số khác biệt so với các tác giả khác, trong nghiên cứu chọn ngẫu nhiên các bệnh nhân có nhồi máu não, có thể bị 1 hoặc nhiều lần, đã được điều trị nội hoặc ngoại trú trước đó mà không giới hạn thời gian trên nền bệnh lý tim mạch mạn tính, và nhóm chứng cũng là các bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch mạn tính. Cách chọn mẫu của Nguyễn Thanh Vân nghiên cứu trên đối tượng sau nhồi mãu não lần đầu và thời điểm làm trắc nghiệm là 1 tháng sau nhồi máu não. Do vậy tỷ lệ SSTT của tác giả thấp hơn trong nghiên cứu này.

Đinh Văn Thắng nghiên cứu trên tất cả các bệnh nhân nhồi máu não có hoặc không có bệnh lý tim mạch trước đó. Vì vậy kết quả nghiên cứu này khác so với kết quả nghiên cứu khác và các tác giả nước ngoài.

Về thời điểm làm các trắc nghiệm thần kinh tâm lý, đa số các tác giả nước ngoài đều chọn thời điểm ba tháng sau nhồi máu để loạn trừ các yếu tố nhiễu do triệu chứng của nhồi máu não cũng như đảm bảo tính chất lâm sàng của SSTT là diễn biến từ từ và không thể đảo ngược. Trong nghiên cứu này của chúng tôi, đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân đã được chẩn đoán nhồi máu não trước đó (từ 3 tháng trở lên), đó cũng là các đối tượng mắc bệnh lý tim mạch mạn tính tham gia ngoại trú chương trình bệnh mạn tính tại khoa khám bênh, Bệnh viện Bạch mai, vì vậy tỷ lệ SSTT có thể cao hơn do trên một bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ của SSTT: bệnh tăng huyết áp, suy tim, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đái tháo đường,

rối loạn lipid máu…Tuy nhiên vì các bệnh nhân đều là các đối tượng điều trị ngoại trú cũng có nghĩa là các bệnh nhân không bị tổn thương não nặng nề hay có các triệu chứng không nặng nề, vẫn có thể hợp tác khi thăm khám và làm các trắc nghiệm thần kinh tâm lý. Việc đánh giá tỷ lệ SSTT trên các bệnh nhân có bệnh lý tim mạch mạn tính cũng thấy được vai trò của các bệnh lý này đối với tình trạng SSTT, giúp cho thầy thuốc cũng như bệnh nhân hiểu được tầm quan trọng của bệnh lý tim mạch với SSTT từ đó có các biện pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý.

Một điều đặc biệt khác nữa trong nghiên cứu là các đối tượng nghiên cứu tham gia chương trình chủ yếu là các đối tượng hưu trí, có nghĩa là các đối tượng có trình độ học vấn tương đối cao, hiểu biết xã hội, tập trung nhiều ở thành phố, chính các yếu tố này cũng ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu.