• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHỦ ĐỀ 9: VĂN MIÊU TẢ

Tiết 52 THỰC HÀNH PHÂN TÍCH ĐỌAN VĂN MIÊU TẢ

GV nhận xét, khái quát và tích hợp giáo dục đạo đức: Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó. Yêu quê hương, đất nước, con người.

V. H ướng dẫn về nhà: (3 phút) PP thuyết trình - Học thuộc ghi nhớ.

- Chuẩn bị: Thực hành phân tích đoạn văn miêu tả.

+ Ôn lại các kiến thức lý thuyết: khái niệm và đặc điểm của văn miêu tả.

+ Xem các dạng bài tập.

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

============********=============

Ngày soạn:………

Ngày giảng:6A………

Tiết 52

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích ngữ liệu), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, HÒA BÌNH, TỰ DO.

- Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường bị thay đổi. - - Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó.

+ Yêu quê hương, đất nước, con người.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, bút dạ. Tài liêu: SGK, SGV, STKBD, BTTN6 2. Học sinh: Đọc kĩ NL, trả lời câu hỏi HD sau mỗi NL. Làm các bài tập SGK C/ PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành, dạy học nhóm.

- Kĩ thuật : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

III. Bài mới: (35’)

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Chúng ta đã học 6 kiểu văn bản ở học kì I đi sâu vào văn bản tự sự, trong văn bản tự sự chúng ta thấy có những đoạn văn, câu văn miêu tả. Vậy văn miêu tả là gì? Trong tình huống nào người ta dùng văn miêu tả? Văn miêu tả có gì khác với văn tự sự? Chúng ta cùng tìm hiểu bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian:10 phút

I.Ôn tập lý thuyết

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Vậy em hiểu thế nào là văn miêu tả?

- Làm nổi bật được các đặc điểm cụ thể và tính chất tiêu biểu của sự vật, con người.

Qua các đặc điểm, tính chất đó, người đọc hình dung, nhận ra ngay sự việc được miêu tả.

? Trong văn m.tả năng lực gì của người viết thường được bộc lộ rõ nét nhất?

- Năng lực quan sát và khả năng lựa chọn hình ảnh tiêu biểu.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 24 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành, dạy học nhóm.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực

- Gv chia nhóm làm các bài tập: nhóm 1 – bài 1, nhóm 2 – bài 2.

* Thảo luận nhóm (3’) Bài 1

* Thảo luận nhóm (3’)

Đọc và theo dõi đoạn: “ Bởi tôi ăn uống điều độ…thiên hạ rồi” trong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” và trả lời những câu hỏi sau:

Đoạn văn miêu tả đối tượng nào? đặc diểm nào của đối tưọng được làm nổi bật? Yếu tố nghệ thuật nào thể hiện rõ điều đó?

- Gv chia lớp làm 3 nhóm.

II. Luyện tập

Bài 1

- Đối tượng miêu tả: Dế Mèn - Đặc điểm được làm nổi bật: + Ngoại hình: Đẹp khoẻ khoắn, hấp dẫn, đày sức sống.

+Tính cách: kiêu căng, hợm hĩnh, coi thường người khác - Yếu tố nghệ thuật sử dụng trong miêu tả: + từ láy gợi hình ảnh, gợi âm thanh: ngoàm ngoạp, phanh phách, rung rinh, dún dẩy, ngơ ngác..

+ Biện pháp so sánh: Hai cái răng… như hai lưỡi liềm máy . Những ngọn cỏ gãy rạp xuống như có nhát dao vừa lia qua.

- Các nhóm thảo luận báo cáo.

- Gv nhận xét, chốt Bài 2

Mỗi đoạn văn miêu tả sau tái hiện điều gì?

hãy chỉ ra đặc điểm nổi bật của đối tượng miêu tả trong mỗi đoạn?

a.Cái chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi –lê. Đôi càng bề bề, nặng nề trông đến xấu xí.Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

b. Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đày và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, vạc, sếu, cốc, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi…

- H/s trả lời miệng.

- Gv nhận xét, chốt.

? Qua tìm hiểu nội dung bài học em có nhận xét gì về văn miêu tả?

- H.s trả lời.

Gv tích hợp giáo dục đạo đức: Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó. Yêu quê hương, đất nước, con người.

Bài 2

Câu a: Tả loài vật

Đối tượng miêu tả: Dế Choắt Đặc điểm nổi bật: Hình dáng gầy gò, yếu đuối, xấu xí và đáng thương.

Câu b: Tả cảnh

Đối tượng miêu tả: Cảnh ao hồ khi mùa nước lên

Đặc điểm nổi bật: Rộng mênh mông, cảnh tượng nhộn nhịp, đông vui với sự góp mặt của các loài vật.

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp

- GV nhấn mạnh các trường hợp dùng văn miêu tả, để tái hiện hoặc giới thiệu.

? Theo em yếu tố nào là quan trọng nhất đối với người miêu tả?

- HS xung phong trình bày, nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét, khái quát và tích hợp giáo dục đạo đức: Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó. Yêu quê hương, đất nước, con người.

V. H ướng dẫn về nhà: (3 phút) PP thuyết trình - Học thuộc ghi nhớ.

- Chuẩn bị: Đề và cách làm văn miêu tả.