• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu bia.

2. Kỹ năng:

- Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy

3. Thái độ:

- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống. Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Yêu con người, thiên nhiên, đất nước.

* Vận động người thân, bạn bè không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy.

* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

- Kĩ năng giao tiếp ứng xử và kiên quyết từ chối sủ dụng các chất gây nghiện.

(HĐ2)

- Kĩ năng tìm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe doạ phải sử dụng các chất gây nghiện.(HĐ1)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Thông tin và hìnhT/20,21,22,23 – SGK.

- Các hình ảnh, thông tin về tác hại của rượu,bia, ma tuý.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gọi hs lên bảng trả lời câu hỏi:

? Hãy nêu một vài tác hại của thuốc lá đối với người hút?

? Người nghiện rượu thường có những hành vi như thế nào?

? Ma tuý là tên gọi chung cho những chất nào?

- GV nhận xét đánh giá B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: Trực tiếp(1’)

2, Hướng dẫn học sinh hoạt động(25’)

* Hoạt động 1: Trò chơi’’Chiếc ghế nguy hiểm”

+ Mục tiêu: Học sinh nhận ra,nhiều khi biết chắc hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác mà có người vẫn làm.Từ đó học sinh có ý thức tránh xa nguy hiểm.

- Kĩ năng tìm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe doạ phải sử dụng các chất gây nghiện.

+ Cách tiến hành:

- Tổ chức và hướng dẫn.

- Sử dụng ghế của giáo viên . - Khăn phủ lên ghế.

- Giáo viên chỉ vào chiếc ghế và nói: Đây là một chiếc ghế rất nguy hiểm- Điện giật.

- 3 hs lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.

- HS nhận xét

- Cả lớp đi ra ngoài hành lang

- Học sinh thực hiện đi một bạn bị chạm vào ghế

+ Giáo viên để chiếc ghế ngay trước cửa lớp ,yêu cầu lớp đi vào. Giáo viên nhắc mọi người đi qua chiếc ghế phải cẩn thận không để chạm vào ghế.

+ Thảo luận cả lớp.

? Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế

?

? Tại sao khi đi qua chiếc ghế, Một số bạn đã đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế

? Tại sao có người biết là chiếc ghế là rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn làm cho bạn chạm vào ghế.

? Tại sao lại có người tự chạm tay mình vào ghế.

* Kết luận: Trò chơi…Ma tuý.

- Trò chơi cho chúng ta thấy rằng số người thử như trên là rất ít,đa số mọi người là rất thận trọng và mong muốn tránh xa nguy hiểm

* Hoạt động 2: Đóng vai.

+ Mục tiêu:

- Học sinh biết thực hiện kỹ năng từ chối không thực hiện sử dụng các chất gây nghiện.

- Kĩ năng giao tiếp ứng xử và kiên quyết từ chối sủ dụng các chất gây nghiện.

+ Cách tiến hành: Thảo luận.

- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 22, 23 SGK và trả lời câu hỏi: Hình minh họa các tình huống gì?

- Chia HS thành 3 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm cùng thảo luận tìm cách từ chối cho mỗi tình huống trên, sau đó xây dựng thành một đoạn kịch đóng vai và biểu diễn trước lớp.

+ Tình huống 1: Trong một buổi liên hoan A ngồi cùng mâm với mấy anh lớn tuổi và bị ép uống rượu. Nếu em là A em sẽ xử lý thế nào?

+ Tình huống 2: B và anh họ đi chơi. Anh họ B nói rằng anh biết hút thuốc lá và rất thích vì khi hút thuốc lá có cảm giác phấn

- Em cảm thấy sợ

- Các bạn thận trọng để không bị chạm vào ghế, vì các bạn sợ bị điện giật

- Các bạn muốn trêu bạn của mình

- Các bạn muốn xem thử xem cái ghế đó có thực sự nguy hiểm không

- Quan sát hình minh họa.

+Hình vẽ các tình huống các bạn học sinh bị lôi kéo sử dụng chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, ma túy.

- Làm việc theo nhóm, xây dựng và đóng kịch theo hướng dẫn của giáo viên.

chấn, tỉnh táo. Anh rủ B hút thuốc cùng anh.Nếu em là B em sẽ xử lý thế nào?

+ Tình huống 3: Một lần có việc phải đi ra ngoài vào buổi tối, C gặp một nhóm thanh niên xấu dụ dỗ và ép làm thử hê-rô-in (một loại ma túy). Nếu là C bạn sẽ ứng xử ra sao?

- Tổ chức cho các nhóm biểu diễn.

-GV nhận xét, khen ngợi nhóm có cách xử lí tình huống và đóng vai tốt.

-GV kết luận: Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được bảo vệ.

Đồng thời, chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền đó của người khác.Mỗi người có một cách từ chối riêng, song cái đích cần đạt được là nói “Không!” đối với những chất gây nghiện.

3- Củng cố - dặn dò: (4’)

? Việc từ chối các chất gây nghiện có dễ dàng không?

? Trong trường hợp bị ép buộc chúng ta nên làm thế nào?

? Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếu không tự giẩi quyết?

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS

- Các nhóm lên diễn trước lớp; các nhóm khác nhận

- Không phải là dễ dàng

- Nên bỏ đi, ra khỏi nơi đó hoặc tìm sự hỗ trợ của người khác

- Từ cha mẹ, thầy cô, công an

Tiết 2: TANN