• Không có kết quả nào được tìm thấy

THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI CÁC DOANH

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.7. THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI CÁC DOANH

1.7. Thực tiễn về công tác quản trị chất lượng tại các doanh nghiệp sản xuất,

bộ các phân xưởng chế biến đều áp dụng dây chuyền sản xuất khép kín với công nghệ hiện đại từ Châu Âu, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về chất lượng nghiêm ngặt nhất trên thế giới: ISO 9001:2015, chứng nhận HACCP, và chứng nhận Thực Hành Sản Xuất Thực Phẩm Tốt (GMP).

1.7.2. Vấn đề quản trị chất lượng sản phẩm cà phê của các doanh nghiệp tại địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế

Thống kê từ Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản tỉnh (QLCLNSTS), toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có khoảng 30 cơ sở chế biến cà phê, chủ yếu cà phê bột, cà phê rang nguyên hạt, cà phê túi lọc với tổng sản lượng ước tính 700-800 tấn/năm. Các cơ sở chế biến tập trung ở thành phố Huế và rải rác ở một số huyện, thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang.

Tuy nhiên theo đánh giá của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, ông Hồ Đăng Khoa, sản phẩm cà phê trên địa bàn tỉnh lâu nay chưa áp dụng các chương trình quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) tiên tiến theo tiêu chuẩn HACCP (Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế). Người dân khó phân biệt được “sản phẩm thật, giả”, hoặc sản phẩm được quản lý ATTP theo đúng chuẩn so với sản phẩm thông thường trên thị trường.

Do đó, để xây dựng nền tàng giúp các cơ sở sản xuất cà phê đảm bảo ATTP, hướng đến xây dựng và phát triển thương hiệu, tăng doanh thu, Chi cục QLCLNSTS đã lựa chọn cơ sở sản xuất Công ty TNHH cà phê Gia Nguyễn (Fin Coffee) để hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất áp dụng Chương trình Quản lý ATTP theo tiêu chuẩn HACCP đối với sản phẩm cà phê bột và cà phê nguyên hạt. Đây là sự hỗ trợ ban đầu nhằm xây dựng mô hình hoàn thiện từ sản xuất đến thành phẩm; bước đầu tạo điều kiện hình thành và phát triển “chuỗi nông sản an toàn” phù hợp với định hướng của ngành nông nghiệp.

1.7.3. Một số kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản trị chất lượng và bài học đối với Công ty Greenfields Coffee

1.7.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn về việc thực hiện quản trị chất lượng

Hiện nay, khi mà người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sức khỏe và sự an toàn của thực phẩm thì công tác quản trị chất lượng cũng càng ngày càng được xem

Trường Đại học Kinh tế Huế

trọng. Chất lượng sẽ là yếu tố quyết định liệu sản phẩm của doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển lâu dài được hay không. Tuy nhiên, để xây dựng và thực hiện thành công hệ thống quản trị chất lượng đòi hỏi rất nhiều công sức và tiền bạc trong thời gian đầu. Chính đều này đã khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lùi bước bởi sự thiếu hụt về tài chính, nhân lực,…

Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến cà phê có được một hệ thống quản trị chất lượng bài bản có thể nói đến như Vinacafe. Vinacafé hay còn được viết là Vinacafe là một thương hiệu sản phẩm cà phê hòa tan, đồng thời cũng là tên hiệu thường dùng để chỉ Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Đây là một trong những thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam với nhiều sản phẩm cà phê đa dạng phù hợp cho mọi sở thích uống cà phê của khách hàng. Trong những năm đầu hoạt động, Vinacafe đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về chất lượng sản phẩm. Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinacafe Ðoàn Ðình Thiêm cho biết trong giai đoạn đầu, công ty chưa có hệ thống quản trị chất lượng đồng bộ theo ngành mà chủ yếu dựa và lượng hàng thu mua trên thị trường, chất lượng chế biến cà phê không đồng nhất do thiết bị vừa thiếu, vừa lạc hậu, việc thu hái không tuân thủ quy trình chặt chẽ từ cơ sở nên chất lượng và giá cả bị ảnh hưởng nhiều.

Do đó, đến năm 2010, công ty đã đưa vào áp dụng Hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Đến nay, công ty đã đạt được nhiều chứng nhận về chất lượng nổi tiếng như: chứng nhận hệ thống quản lý An toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn FSSC 22000; Chứng nhận đạt tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc,…

Để thực hiện được những điều này, công ty đã xác định rõ, để cạnh tranh được trên thị trường, mỗi thương hiệu cần có một thế mạnh hay ưu thế nhất định, với Vinacafé đó là chất lượng sản phẩm. Vinacafe kiên định với yếu tố “chất lượng sản phẩm” để cạnh tranh trên thị trường. Triết lý kinh doanh của Vinacafe là bền vững trên các giá trị thật. Sản phẩm của Vinacafé mang hương vị thật, các giá trị tinh thần - vật chất của Cty là những giá trị thật. Đồng thời, công ty luôn xác định rõ những yêu cầu, định hướng cho các hoạt động của hệ thống, xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các hoạt động quản trị chất lượng tại công ty đồng thời đem lại những lợi

Trường Đại học Kinh tế Huế

ích thiết thực cho tổ chức. Và quá trình này không thể thiếu các đánh giá của nội bộ về việc thực hành và tác dụng của hệ thống quản trị chất lượng. Bên cạnh đó, Vinacafe hiện sở hữu các công nghệ, kỹ thuật chế biến cà phê hiện đại bậc nhất vào sản xuất nên tỷ lệ hư hao, lỗi sản phẩm thấp, giảm bớt chi phí cho công ty.

Những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và thực hiện công tác quản trị chất lượng tại Vinacafe sẽ là bài học cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến cà phê học hỏi và thực hiện đối với công ty của họ.

1.7.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Greenfields Coffee

Hiện tại, Greenfields Coffee vẫn là một doanh nghiệp mới, chỉ vừa hoạt động trong khoảng 5 năm trở lại đây, do vậy, để thực hiện quản trị chất lượng tại công ty còn gặp nhiều vấn đề khó khăn. Dựa trên thực tiễn hoạt động của những doanh nghiệp đi trước, để công tác quản trị chất lượng của Công ty diễn ra suôn sẻ, có một số vấn đề cần lưu ý như sau:

Thứ nhất, Công ty cần có định hướng, xác định rõ vai trò của chất lượng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Việc nắm bắt tốt và kiên trì với yếu tố chất lượng sẽ hỗ trợ cho công tác xác định các chiến lược kinh doanh hiệu quả và đúng mục tiêu hơn.

Bên cạnh đó, với giúp cho nhân viên hiểu rõ được sự quan trọng của chất lượng đối với tổ chức, từ đó có thái độ làm việc đúng đắn, chuyên tâm hơn. Các nhân viên sẽ biết được các yêu cầu về chất lượng mà họ phải đạt được từ đó có phương pháp để thực hiện công việc tốt hơn. Luôn nhấn mạnh định hướng chất lượng của Công ty sẽ khiến cho nhân viên viết được mức độ chất lượng cần làm để đạt được mục tiêu đó.

Thứ hai, cần coi trọng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, giảm bớt các chi phí về lỗi sản phẩm. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật sẽ là chất xúc tác cho quá trình đổi mới, vươn lên của doanh nghiệp về chất lượng và là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững cho công ty. Đây là một hướng đi có hiệu quả nhất và cũng tạo được chỗ đứng vững trong các cuộc chiến cạnh tranh.

Thứ ba, một hệ thống quản trị chất lượng hay bất kì một hệ thống nào đi chăng nữa đều cần có sự đánh giá thường xuyên. Việc tiến hành đánh giá không chỉ có tác dụng sửa chữa những sai sót kịp thời, kiểm tra các nhân viên có thực hiện theo quy

Trường Đại học Kinh tế Huế

định hay không mà nó còn giúp doanh nghiệp tiến hành cải tiến các quy trình, tiêu chuẩn không còn phù hợp. Ngoài ra, một kết quả hợp lý, khách quan của quá trình đánh giá công việc sẽ là cơ sở tốt để tiến hành các khen thưởng cho nhân viên có động lực làm việc.

Thứ tư, chú trọng vào công tác đào tạo không chỉ các cán bộ công nhân viên mà còn là đội ngũ quản lý. Bởi trong hoàn cảnh doanh nghiệp thay đổi, nâng cao công nghệ , hiện đại hóa các quy trình sản xuất thì người lao động cũng phải có được trình độ hiểu biết để sử dụng các công nghệ mới. Đối với những người quản lý, họ là người đi đầu, hướng dẫn nhân viên trong công việc, là người tham gia đánh giá, kiểm tra

công tác. Do đó, các cán bộ quản lý phải hiểu và nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong công tác quản trị chất lượng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT