• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng việc làm của các hộ điều tra

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG

2.3. Thực trạng việc làm và thu nhập lao động nông thôn của các hộ điều tra

2.3.3. Thực trạng việc làm của các hộ điều tra

còn chịu ảnh hưởng của trình độ văn hoá mà người lao động đã học được. Kết quả điều tra cho thấy số lao động chưa qua đào tạo là 161người chiếm58,13%; đàotạo nghề là 90người chiếm 32,49% ,THCN là 8 người chiếm2,89 % và CĐ, ĐH là 18 người chiếm tỷ lệ6,49 %.

Nhìn chung, chất lượng lao động của các lao động được điều tra còn khá thấp. Với trình độ như vậy thì khả năng tiếp cận của người dân về mọi mặt sẽ có hạn chế, đặc biệt là khả năng làm quen với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại.

Do vậy, để nâng cao thu nhập của các lao động thì việc nâng cao chất lượng và trình độ kỹ thuật của lao động là điều kiện rất cần thiết. Các giải pháp nâng cao dân trí, đào tạo tập huấn nhằm giúp người nông dân nắm bắt được khoa học kỹ thuật, từ đó thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng công nghệ, quá trình mới vào sản xuất là cơ sở để tăng thu nhập góp phần ổn định cuộc sống gia đình.

2.3.3. Thực trạng việc làm củacác hộ điều tra

Bảng 2.10. Phân tổ thời gian làm việc trong năm của lao động điều tra Số ngày

Công

Miền biển Đồng bằng Cồn cát Tổngsố

Số

Số công

BQ

Số

Số công

BQ

Số

Số công BQ

Số

Số công BQ

<100 12 84 7 93 11 77 30 84

100-200 37 177 23 146 23 139 83 158

201-300 26 245 52 272 47 237 125 253

>300 8 308 17 304 14 302 39 304

Tổng/BQC 83 197 99 236 95 204 277 213

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2017) Kết quả điều tra cho thấy: trong 277lao động của 90 hộ điều tra thì có 30 lao động làm việc dưới 100 ngày với số công bình quân là 84 ngày công chiếm 10,83

%; số lao động làm việc từ 100 - 200 ngày có 83 lao động với số công bình quân là 158 ngày công chiếm 29,97%; số lao động làm việc từ 200 - 300 ngày có 125 lao động với số công bình quân là 253 ngày công chiếm 45,13 % và số lao động làm việc trên 300 ngày có 39 lao động với số ngày công bình quân là 304 ngày công chiếm14,07%. Tuy nhiên, tùy theo từng địa bàn và nhóm ngành cụ thể mà thời gian làm việc trong năm của lao động cũng khác nhau. Cụ thể:

Xã miền biển Phú Diên có 12 lao động làm việc dưới 100 ngày với số ngày làm việc bình quân là84 ngày công, đây là những lao động chỉ tham gia làm nông, ngoài thời gian đóra họkhông có việcgì đểlàm. Có 37 lao độnglàm việctừ100-200 ngày công,số ngày bình quân là 177 công/ năm, số lao động làm việc từ 200-300 ngày công là 26 lao động, bình quân 245 ngày công, số lao động làm việc trên 300 ngày công là 8 lao động bình quân 308 ngày công. Xã Phú Diên vốn là một xã ven biểncó lợi thế về đánhbắtvà nuôi trồngthuỷhải sản,nên thờigian laođộngchủyếu là nuôi trồngvà đánh bắtthủysản.

Đối với xã đồng bằng Phú Mậu số lao động làm việc trong khoảng thời gian dưới 100 ngày là 7lao động với số ngày làm việc bình quân là 93 ngàycông/ năm, từ 100-200 ngày là 23lao động với số ngày làm việc bình quân 146công/ năm, từ

Trường Đại học Kinh tế Huế

200-300 ngày có 52 lao động với số ngày làm việc bình quân 272 công/ năm, lao động làm việc trên 300 ngày là 17 lao động với số ngày bình quân làm việc là 304 công/ năm.

Đối với xã vùng cát Phú Xuân, số lao động làm việc dưới 100 ngày là 30 lao động với số công bình quân là 77 ngày công. Số lao động làm việc từ 100-200 ngày là 23 lao động với số công bình quân là 139 ngày công. Số lao động làm việc từ 200-300 ngày công là 47 lao động với số công bình quân là 237 ngày công. Số lao động làm việc trên 300 ngàycông là 14lao động với số công bình quân là 302 ngày công. Bình quân công laođộng toàn xã Phú Xuân là 204 ngày công/năm.

Đối với nhóm lao động có thời gian làm việc 200 - 300 ngày/năm, tập trung chủ yếu ở xã Phú Mậu một xã cách thành phố Huế không xa. Thời gian lao động đạt bình quân 236 công/năm. Ngoài công việc làm nông họ còn tham gia tích cực vào các ngành nghề khác nhau như buôn bán, thợ may, thợ xây, thợ mộc, nấu rượu, làm hoa giấy…Cũng ở địa phương này, số lao động làm việc trên 300 ngày cũng cao nhất so với 2 xã còn lại. Sở dĩ, thời gian làm việc của những lao động ở đây cao do phần lớn họ đều có ngành phi nông nghiệp ổn định như gò hàn, buôn bán, làm thợ máy, may mặc, mở các ngành nghề dịch vụ...Những ngành nghề này có thời gian làm việc ổn định, không phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ..

Như vậy, qua phân tích ở trên ta thấy:những lao động làm việc trong khoảng thời gian từ 100-300 ngày công nhiều nhất, trong đó số lao động làm việc trong khoảng200-300 lớn hơn với125lao động chiếm 45,13%.

- Phân theo tính chất ngành nghề

Yếu tố ngành nghề là một chỉ tiêu quan trọng để xem xét tình trạng việc làm trong năm của người lao động. Ở mỗi ngành nghề khác nhau, lao động sẽ có số ngày làm việc trong năm khác nhau, từ đó mức thu nhập cũng khác nhau. Căn cứ vào đối tượng có thể chia nông thôn thành 5 loại chính là nhóm nghề thuần nông, thuần ngư, nông kiêm, thủy sản kiêm và nhóm ngành nghề dịch vụ. Trên địa bàn điều tra, việc làm thuần nông chủ yếu là trồng lúa, rau màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đối với nhóm ngành thuần ngư chủ yếu là khai thác thủysản. Đối với việc làm

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngành nghề phần lớn là làm mộc, thợ may, thợ xây.Đối với dịch vụ chủ yếu là kinh doanh buôn bán nhỏ, còn nhóm ngành nông kiêm là sự kết hợp của nhóm ngành thuần nông với nhóm chuyên ngành nghề dịch vụ.

Bảng 2.11. Thời gian làm việc của lao động trong năm phân theo ngành nghề

Ngành nghề

Miền biển Đồng bằng Cồn cát Tổngsố

Số

Số công

BQ

Số

Số công

BQ

Số

Số công BQ

Số

Số công BQ

Thuần nông 4 144 18 159 16 157 38 160

Thuần ngư 14 179 8 168 23 169 45 169

Nông kiêm 2 132 5 207 5 188 12 187

Thủy sản kiêm 4 168 6 194 10 184

Chuyên ngành nghề

59 209 68 266 45 241 172 240

Tổng/BQC 83 197 99 236 95 204 277 213

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2017) Từ bảng số liệu trên cho thấy, nhóm thuần nông có 38 lao động có số công bình quân là 160ngày công. Đối với xã miền biển, số lao động thuần nông là 4 lao động điều tra có số công bình quân là144 ngày công. Vùng đồng bằng có 18 lao động thuần nông với số công bình quân là 159 ngày công.. Đối với xã vùng cát có số lao động thuần nông là 16 lao động với số công bình quân là 157 ngày công.

Trong nhóm thuần nông này với tính chất ngành nghề theo mùa vụ, khi hết vụ lao động sẽ không có việc làm nên số công lao động thấp hơn các ngành nghề khác.Trong các nhóm điều tra thì nhóm lao động thuần nông là nhóm có thời gian làm việc thấp nhất, là nhóm lao động duy nhất có thời gian làm việc dưới 100 ngày.

Những lao động này chủ yếu là những người lớn tuổi họ chủ yếu làm những công việc phụ giúp gia đình trong quá trình sản xuất còn ngoài thời gian làm việc thì họ hoàn toàn không có việc gì để làm. Nguyên nhân thời gian nhàn rỗi của nhóm này cao một mặt là vì họ bị hạn chế về sức khỏe do tuổi tác, mặc khác là họ quá chủ quan nên hiệu quả sử dụng thời gian làm việc thấp dẫn đến thu nhập thấp, đời sống

Trường Đại học Kinh tế Huế

của nhóm lao động này gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần có biện pháp tạo thêm việc làm phù hợp với những đối tượng lao động này để làm tăng thời gian hoạt động, giảm bớt thời gian nông nhàn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho lao động trong nhómngành.

Đối với nhóm ngành nông kiêm và thủy sản kiêm, một bộ phận người dân ở đây đã nhận thức được rằng: nếu chỉ làm thuần nông không hoặc chỉ làm về thủy sản, thì cuộc sống sẽ khó thoát khỏi khó khăn và thiếu thốn. Vì thế họ đã tự chọn cho mình hướng đi là kiêm những công việc khác như: buôn bán, cắt may, thợ xây, thợ mộc,.. Số lao động của nhóm ngành nông kiêm là 12 lao động đạt 187 ngày công/ lao động, số lao động trong nhóm thủy sản kiêm là 10 lao động với số ngày công là 184 ngày công.Đối với nhóm hộ kiêm thì có gần 85% lao động có số ngày làm việc bình quân từ 200 ngày trở lên, trong khi đó nhóm này có số lao động dưới 200 ngày chiếm số lượng thấp. Ngoài công việc như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sảnthì vào những lúc nông nhàn họ còn tham gia vào các công việc khác tạo thêm nguồn thu nhập như buôn bán ở các chợ, phụ thợ nề, thợ mộc, gò hàn, sữa chữa xe,…chính vì vậy số ngày làm việc trên 200 ngày chiếm khá lớn trong tổng số lao động của nhóm. Vì sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao nên để hạn chế tình trạng này cần khuyến khích lực lượng lao động tham gia nhiều hơn vào các hoạt động sản xuất khác nhau để tạo thêm nguồn thu nhập, đa dạng hóa ngành nghề.

Đối với nhóm hộ ngành nghề, dịch vụ thì nhóm này được xem là làm việc với quỹ thời gian nhiều nhất và hiệu quả nhất. Các loại hình kinh doanh chủ yếu là buôn bán tạp hóa, buôn bán vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, đóng tàu ghe, may mặc…Và hầu như lao động trong lĩnh vực này đều mang lại thu nhập cao và có công việc khá ổn định. Chính vì điều đó nên đời sống của những lao động nhóm hộ này được đảm bảo hơn và khả năng đáp ứng nhu cầu tối thiểu cuộc sống của những người lao động này sẽ cao hơn, gánh nặng việc làm đối với nhà nước và các cấp chính quyền ở địa phương sẽ giảm nhẹ. Vì vậy việc phát triển ngành nghề phi nông nghiệp là rất cầnthiết.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Như vậy, có thể thấy cơ cấu ngành nghề đã quyết định đến sự phân chia số ngày làm việc trong năm của người lao động trên địa bàn điều tra. Nhìn chung, thời gian lao động của nhóm ngành thuần nông thường rấtthấp và điều ngược lại diễn ra ở nhóm ngành nghề dịch vụ. Do vậy, để tăng thời gian làm việc và thu nhập của người lao động thì phải phát triển các ngành nghề phụ. Đây cũng là một xu thế phát triển hiện nay của nền kinh tế.

2.3.3.2.Tsut sdng thời gian lao động

Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của LĐNT nói lên trình độ sử dụng lao động theo ngày và qua đó thấy được tỷ lệ quỹ thời gian chưa sử dụng hết cần phải huy động trong tháng. Và trong đề tài này, chúng tôi chọn 26 ngày là thời gian làm việc trong tháng có khả năng huy động được của lao động nông thôn để kết quả tính toán chính xác hơn

Có sự phân hoá khá rõ về tỷ suất sử dụng thời gian giữa các tháng trong năm của các vùng.Ở vùng đồng bằng và vùng cát thời gian làm việc nhiều từ tháng 5, 9, 12 đến tháng 1 năm sau vì huyện Phú Vang là một huyện chuyên sản xuất nông nghiệp nên thời gian này là mùa vụ. Mặt khác đối với lao động ở vùng miền biển thời gian trong khoảng tháng 10,11,12 là thời điểm mưa bão nên thời gian này lao động chủ yếu nhàn rỗi, các tháng còn lại có tỷ suất thời gian lao động cao hơn.

Nhìn chung ta thấy tỷ suất sử dụng thời gian của lao động tại huyện Phú Vang không được cao.Thời gian sử dụng lao động thấp nhất của huyện là vào tháng 02 với 68,71%, tháng 10 với69,31% và tháng 11 là 70,02 %, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tháng 02 là tháng diễn ra tết âm lịch, và các tháng 10,11 mưa nhiều, là giai đoạn mưa lũ cũng như không khí lạnh nên người lao động nông nghiệp không có việc làm mà chủ yếu là làm những công việc gia đình như chăn nuôi lợn, vịt, gà… trong khi đó thì những người làm việc trong các ngành nghề -dịch vụ vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên số lượng làm nông nghiệp lớn nên tỷ suất sử dụng thời gian làm việc bình quân củahuyệntrong thời gian đó tươngthấp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hình 2. 2: Biểu đồtỷsuất sửdụng thời gian lao động

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2017) Các tháng có tỷ suất sử dụng thời gian lao động khá cao thường tập trung vào các tháng 1 (80,02%) tháng 4 (76,43%), tháng 5 (81,42%), tháng 8 (78,99%), những tháng này có tỷ suất cao là do tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp và đặc điểm khí hậu thời tiết của địa phương quy định mà chủ yếu ở đây là do cơ cấu cây trồng, vật nuôi quyết định.Theo điều tra, trên địa bàn trồng chủ yếu là cây lương thực như lúa và hoa màu. Đây là những cây trồng có chu kỳ sinh trưởng ngắn và mang tính mùa vụ cao. Chỉ riêng với tháng 5, tháng 9 và tháng 12, thời gian làm việc của người lao động là cao nhất trong năm bởi đây là thời vụ chính. Trong tháng 5, người dân vừa phải thu hoạch vụ lúa Đông Xuân, thu hoạch lạc và tiếp tục làm đất để kịp gieo lúa Hè Thu. Tỷ suất sử dụng thời gian lao động trung bình trong tháng này là 78,32%. Tháng 12 cũng là tháng có nhiều công việc, là thời điểm làm đất, bón phân để gieo lúa vụ Đông Xuân. Trong tháng này bình quân tỷsuất sử dụng thời gian lao động của bà con được điều tra trên địa bàn huyện là 64,28%. Tuy nhiên, các tháng còn lại trong năm như: 4,7,8,11 là những tháng rơi vào thời điểm nông nhàntrong thời gian này lao động nông nghiệp tập trung vào các khâu làm đất, gieo giống và

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tỷ suất s dng thời gian lao động (%)

Biểu đồ tỷ suất sử dụng thời gian lao động

Vùng Biển Vùng Đồng Bằng Vùng Cát Bình quân chung

Trường Đại học Kinh tế Huế

thu hoạch. Còn lại là chủ yếu thực hiện chăm sóc nên cần ít thời gian hơn. Ta thấy công việc của người lao động làm nông nghiệp phụ thuộc vào mùa vụ, điều kiện tự nhiên nên cần quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác tổ chức sản xuất, tránh những rủi ro không cần thiết cho lao động nông nghiệp.

Tất cả những điều trên được lí giải là do tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp và đặc điểm khí hậu thời tiết của địa phương quy định mà chủ yếu ở đây là do cơ cấu cây trồng, vật nuôi quyết định. Theo điều tra, trên địa bàn trồng chủ yếu là cây lương thực như lúa nước và hoa màu. Đây là những cây trồng có chukỳsinh trưởng ngắn và mang tính mùa vụ cao. Chỉ riêng với tháng 5, tháng 9 và tháng 12, thời gian làm việc của người lao động là cao nhất trong năm bởi đây là thời vụ chính. Trong tháng 5, người dân vừa phải thu hoạch vụ lúa Đông Xuân và tiếp tục làm đất để kịp gieo trồng lúa vụ Hè Thu. Tỷ suất sử dụng thời gian lao động trung bình trong tháng này là 81,42%.. Tuy nhiên, các tháng còn lại trong năm như:

4,7,8,11 là những tháng rơi vào thời điểm nông nhàn. tháng. Thời điểm tháng 10,11 có tỷ suất thời gian lao động thấp nhất vì thời điểm này với đặc điểm khí hậu của vùng là thời điểm mưa bão nên chỉ thích hợp cho lao động chuyên ngành nghề, chuyên dịch vụ.

Như vậy, về tổng quan có thể nói tỷ suất sử dụng thời gian lao động của lao động nông thônhuyện Phú Vang vẫn chưa cao. Thời gian còn lại là thời gian mà họ không có việc làm vì vậy họ dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc rượu chè gây mất an ninh trật tự xã hội. Thực trạng này đặt ra cho các cấp chính quyền địa phương một vấn đề cần giải quyết đó là giải quyết việc làm người lao động vào mùa mưa hạn chế thời gian nhàn rỗi của lao động. Do đó, cần có nhiều chính sách và biện pháp tốt hơn để nâng cao tỷ suất sử dụng thời gian làm việc cho người lao động tạihuyện Phú Vang. Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức cho người lao động để họ có thể làm chủ được thời gian mà mình có sẵn và làm những công việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.12. Tỷ suất sử dụng thời gian bình quân phân theo tháng:

Vùng Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Miền biển 77,66 68,35 83,27 76,23 79,71 75,58 72,38 67,48 63,04 61,58 60,24 58,75

Đồng Bằng 82,17 72,57 75,53 84,56 88,45 77,08 78,52 85,39 80,93 77,96 75,16 81,47

Cồn cát 79,84 69,02 75,70 78,90 85,47 82,74 79,78 82,42 77,55 66,99 73,22 75,28

BQC 80,02 68,71 74,79 76,93 81,42 78,58 77,12 78,99 74,39 69,31 70,02 72,54

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2017)

Trường Đại học Kinh tế Huế