• Không có kết quả nào được tìm thấy

THỰC TRẠNG TRỒNG RỪNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN PHÚ LỘC

Trong tài liệu TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (Trang 34-37)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TRỒNG RỪNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN PHÚ

2.2. THỰC TRẠNG TRỒNG RỪNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN PHÚ LỘC

Trong những năm qua, cùng với các dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, huyện Phú Lộc đã PT trồng rừng theo hướng thương mại (TM) hoá, vừa tăng DT trồng rừng, tăng thu nhập cho người dân, vừa tăng tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện MT sinh thái vùng núi. Bên cạnh đó, huyện cũng tăng cường công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ vốn rừng đã có, đặc biệt là rừng tái sinh, rừng phòng hộ đầu nguồn. Theo số liệu thống kê của huyện, DT đất LN của huyện năm 2009 so với năm 2004 đã tăng 4.715,32 ha (tương ứng tăng 14,34%). Trong đó, DT trồng rừng tăng 4.919,67 ha (tức tăng 32,44%), trong khi đó DT rừng tự nhiên lại giảm 1,15% (tương ứng giảm 204,35 ha) (Bảng 2.4).

Diện tích trồng rừng tăng qua 5 năm chủ yếu là các chương trình dự án TRTM trên đất trống, đồi trọc chưa sử dụng. Nhờ thực hiện tốt công tác giao đất, giao rừng đến từng hộ nông dân và sự hỗ trợ từ các nguồn vốn trồng rừng chính ở huyện như JBIC, WB, các chương trình cho các hộ gia đình vay vốn trồng rừng đã góp phần quan trọng nâng DT trồng rừng năm 2009 so với năm 2004. Mặc dù vậy, quỹ đất đồi núi chưa sử dụng của huyện hiện còn rất lớn, đến hơn 6,2 ngàn ha, đây là tiềm năng lớn để huyện tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu PT LN, mà trực tiếp là PT

35

trồng rừng của huyện, đảm bảo huyện khai thác tốt các nguồn lực trong LN và nông thôn, đặc biệt là đất đai và LĐ để PT KT địa phương.

Bảng 2.4: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp Phú Lộc, tỉnh TTH (2004 – 2009)

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lộc năm 2004, 2009

2.2.2. Các mô hình trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc tỉnh TTH

PT LN, đặc biệt là TRTM là ngành KT có vai trò quan trọng trong chiến lược PT KT-XH và bảo vệ MT của huyện Phú Lộc. Đây cũng là mục tiêu quan trọng mà Đảng, chính quyền và nhân dân huyện đặt ra trong những năm đến. Với DT đất LN lớn, chiếm 51,55% DT đất tự nhiên, rừng Phú Lộc (gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng) khá phong phú đa dạng về các loại lâm sản, trong đó rừng trồng của huyện gồm nhiều loại như thông, bạch đàn, keo lá tràm, keo lai, lồ ô...

Trong những năm qua, huyện đã tập trung đầu tư mạnh vào việc khai thác đất LN và đất trống đồi núi trọc, lồng ghép việc PT KT-XH vùng gò đồi với các chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình 327, 661, 773, các dự án trồng rừng của JBIC, WB... nên đã có tác dụng đẩy mạnh công tác nuôi trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, đưa DT trồng rừng tăng nhanh. Nhờ vậy rừng được bảo vệ tốt hơn, nạn đốt phá rừng, cháy rừng giảm đáng kể. Đã có nhiều mô hình KT vườn đồi, vườn rừng, mô hình KT trang trại SX nông LN đạt hiệu quả KT cao.

Loại đất, loại rừng Năm 2004 Năm 2009 So sánh 2009/2004

DT (ha) % DT (ha) % (+/-) %

Diện tích tự nhiên 72.808,50 100,00 72.955,56 100,00 147,06 0,20 I. Đất LN 32.890,40 45,17 37.605,72 51,55 4.715,32 14,34 1. Rừng tự nhiên 17.723,90 24,34 17.519,55 24,01 -204,35 -1,15 2. Trồng rừng 15.166,50 20,83 20.086,17 27,53 4.919,67 32,44 II. Đất đồi núi chưa

sử dụng 11.092,51 15,24 6.271,04 8,60 -4.821,47 -43,47

36

Bảng 2.5: Tóm tắt đặc trưng cơ bản các mô hình trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc năm 2009

TT Đặc trưng Mô hình trồng rừng keo lai

Mô hình trồng rừng keo tai tượng 1 Địa điểm Vùng ven đồi, có độ dốc trung

bình và thấp

Vùng ven đồi, có độ dốc trung bình và thấp

2 Mục đích Nguyên liệu giấy Nguyên liệu giấy

3 Kỹ thuật - Thuần loài - Cây hom

- Trồng địa hình thấp - Cây dể gãy đổ - Tốc độ PT nhanh - Chu kỳ ngắn

- Thuần loài - Cây hạt

- Trồng địa hình thấp, cao.

- Khó gãy đổ

- Tốc độ PT trung bình - Chu kỳ ngắn

4 Hiệu quả KT-XH

+ Tăng thu nhập + Giải quyết việc làm + Nguyên liệu lâm sản + Nhận thức tăng

+ Tăng thu nhập + Giải quyết việc làm + Nguyên liệu lâm sản + Nhận thức tăng

5 MT sinh

thái

- Tăng độ che phủ

- Cải tạo đất, tăng độ mùn

- Tăng độ che phủ

- Cải tạo đất, tăng độ mùn Nguồn: Số liệu điều tra Với những đặc điểm tự nhiên, KT-XH thuận lợi, huyện Phú Lộc là huyện có nhiều điều kiện PT trồng rừng, đặc biệt là rừng TM. Kết quả khảo sát cho thấy, huyện Phú Lộc có nhiều dạng TRTM như trồng rừng cây gỗ lớn, chu kỳ dài (Thông, Quế, Dầu, Sến được trồng vào những năm 1980); trồng rừng cây gỗ nhỏ, chu kỳ khai thác ngắn (Keo lai, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Bạch đàn). Trong đó Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm được trồng nhiều và đã PT thành hàng hoá, được lựa chọn để trồng trong chương trình 5 triệu ha rừng, các chương trình dự án WB và hộ gia đình TRTM. Trong mô hình này, các loại trồng rừng keo hom, keo tai tượng, keo lá tràm có thể SX gỗ lớn, tuy nhiên, trong thực tế ở địa phương do vốn đầu tư của người dân thiếu, nhu cầu tiêu dùng hiện thời cao nên người dân khai thác sớm ở

37

dạng gỗ nhỡ và nhỏ. Mặc dù như vậy hiệu quả KT chưa cao nhưng đã phần nào giải quyết nhiều khó khăn trước mắt cho người TRTM ở địa phương, từng bước ổn định đời sống và PT KT. Chính vì lý do này mà RTTM ở Phú Lộc hiện nay tính đa dạng thấp, tập trung vào các loại cây trồng rừng nhanh, chu kỳ ngắn như keo lai hom, keo tai tượng, keo lá tràm…. Các mô hình trồng cây bản địa, lâm sản khác có chu kỳ dài và giá trị lớn chưa nhiều. Có thể tóm tắt các mô hình trồng rừng chủ yếu hiện nay ở Phú Lộc như sau:

Đây là 2 mô hình RTTM chủ yếu và phổ biến ở Phú Lộc, có vị trí, vai trò quan trọng trong việc PT LN và KT-XH của huyện. Chính vì vậy, trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi tập trung đánh giá hiệu quả 2 mô hình trên, để đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm PT RTTM huyện Phú Lộc trong thời gian đến.

2.3.THỊTRƯỜNGLÂMSẢNRỪNGTRỒNG

Trong tài liệu TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (Trang 34-37)