• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các tiêu chí đánh giá giám sát ĐTC của Quốc hội

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁM SÁT ĐTC CỦA

1.2. Q UỐC HỘI VÀ GIÁM SÁT ĐTC CỦA Q UỐC HỘI

1.2.8. Các tiêu chí đánh giá giám sát ĐTC của Quốc hội

ĐẦU VÀO

Các nguồn lực tài chính, nhân lực và công cụ giám sát của Quốc hội đối với lĩnh vực ĐTC

CÁC HOẠT ĐỘNG

Các công cụ giám sát có thể được sử dụng: Hệ thống báo cáo về hoạt động ĐTC; Giám sát chuyên đề; Chất vấn và xem xét trả lời chất vấn của đối tượng bị giám sát; Tổ chức Đoàn giám sát hoặc Đoàn công tác, khảo sát phục vụ hoạt

động giám sát ĐẦU RA

Các kiến nghị giám sát được đưa ra KẾT QUẢ

Các ảnh hưởng hoặc thay đổi ngắn hạn hoặc trung hạn đạt được từ hoạt động giám sát

TÁC ĐỘNG

Những tác động tích cực tới đối tượng giám sát: hoàn thiện khung chính sách và pháp lý, công tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả ĐTC.

Hình 1.1: Mô tả hoạt động và kết quả thu được của hoạt động giám sát ĐTC của Quốc hội

Nguồn: Nghiên cứu của NCS Giám sát là một trong ba chức năng cơ bản của Quốc hội và đây cũng có thể coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng đối với toàn bộ các hoạt động của Nhà nước nói chung cũng như hoạt động ĐTC nói riêng. Do vậy, việc tăng cường hoạt động giám sát ĐTC để đảm bảo cho hoạt động này ngày càng có hiệu quả, thực chất để đáp ứng yêu cầu luôn được các nhà khoa học, các nhà quản lý quan tâm. Để có thể xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá giám sát ĐTC cần phải dựa trên việc phân tích quá trình và kết quả của hoạt động giám sát ĐTC như hình 1.1.

Giám sát ĐTC của Quốc hội là một hoạt động mang tính chất pháp quyền, thể hiện chức năng của nhà nước trong quá trình quản lý và điều hành đất nước.

Để đánh giá giám sát ĐTC cả Quốc hội cho phù hợp với đặc tính này, các tiêu chí được sử dụng là các tiêu chí định tính, bao gồm bốn phương diện là: (i) tính hiệu lực; (ii) tính phù hợp; (iii) tính tương thích và (iv) tính bền vững. Việc đo lường các tiêu chí đánh giá định tính giám sát ĐTC của Quốc hội sẽ dựa trên thang đo Likert với đối tượng khảo sát trực tiếp là những đại biểu thuộc Quốc hội (thành phần trực tiếp tiến hành giám sát ĐTC).

Bảng 1.1: Thang đánh giá Likert

Mức độ Ý nghĩa

1 Rất không đồng ý

2 Không đồng ý

3 Tương đối đồng ý

4 Đồng ý

5 Rất đồng ý

Nguồn: [78]

Từ đó, bộ tiêu chí định tính để đánh giá và các tiêu chí này cần được xây dựng theo các yêu cầu sau:

1.2.8.1. Tính hiệu lực

Tính hiệu lực của giám sát ĐTC bao gồm việc xác định đúng mục tiêu của giám sát ĐTC và xem xét các kết quả của giám sát ĐTC có đạt được mục tiêu hay không. Ngoài ra, tính hiệu lực của giám sát ĐTC còn được đo lường và đánh giá thông qua việc tuân thủ và thực hiện của đối tượng chịu sự giám sát sau khi kết luận giám sát được đưa ra.

Tính hiệu lực của giám sát ĐTC là cơ sở để Quốc hội có thể đánh giá lại các mục tiêu, nhiệm vụ khi thực hiện hoạt động. Bên cạnh đó, tính hiệu lực của giám sát ĐTC do Quốc hội thực hiện còn nhằm thể hiện vai trò pháp quyền của Quốc hội. Khi các kết luận giám sát ĐTC của Quốc hội được thi hành trong thực tế, vai trò lập pháp của Quốc hội mới được củng cố. Đồng thời, tính hiệu lực trong giám sát ĐTC của Quốc hội cũng đảm bảo được hoạt động ĐTC của quốc gia được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

1.2.8.2. Tính phù hợp

Tính phù hợp trong hoạt động giám sát của Quốc hội cần được đặt ra để nhằm xem xét hoạt động này có phù hợp với các quy định hiện hành hay không?

Các mục đích, mục tiêu giám sát có phù hợp với những vấn đề và nhu cầu đang cần được giải quyết hay không? Đây là yếu tố quan trọng để vừa bảo đảm tính khách quan, vừa bảo đảm việc thực hiện đúng pháp luật nhà nước trong hoạt động giám sát của Quốc hội đối lĩnh vực ĐTC.

Tiêu chí tính phù hợp sẽ đánh giá tính tuân thủ pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội khi tiến hành nó trong lĩnh vực ĐTC. Hay nói cách khác, tiêu

chí này cho thấy giám sát ĐTC của Quốc hội có đúng quy định pháp luật hay không. Bên cạnh đó, tiêu chí này sẽ đưa ra được kết luận về các khía cạnh được lựa chọn để Quốc hội giám sát trong lĩnh vực ĐTC có đúng, đủ và đáp ứng được các mục tiêu đặt ra hay chưa.

1.2.8.3. Tính tương thích

Tính tương thích của giám sát ĐTC là việc xem xét mức độ phù hợp giữa mục tiêu trực tiếp đầu ra giám sát của Quốc hội đối với lĩnh vực ĐTC có hướng tới thực hiện mục tiêu cao hơn của giám sát không, hay nói cách khác là việc xem xét tính tương thích giữa mục tiêu cấp dưới với mục tiêu bậc cao hơn.

Tính tương thích trong giám sát ĐTC của Quốc hội nhằm đánh giá các mục tiêu được sắp xếp theo thứ tự từ tổng quát, trung gian đến cơ sở có sự gắn kết hợp lý với nhau hay không. Tính tương thích giữa các mục tiêu từ thấp đến cao sẽ giúp cho hoạt động giám sát ĐTC của Quốc hội diễn ra được cụ thể, chi tiết và chặt chẽ.

1.2.8.4. Tính bền vững

Tính bền vững của giám sát ĐTC trả lời câu hỏi: các ảnh hưởng tích cực mà giám sát mang lại có thể tồn tại lâu dài sau khi hoạt động giám sát kết thúc không? Việc xây dựng các tiêu chí mang tính định lượng sẽ là rất khó khăn, do vậy, chỉ có thể xem xét trên khía cạnh các ảnh hưởng tích cực, lâu bền của giám sát theo thời gian, cũng như bền vững theo không gian của hoạt động giám sát.

Tính bền vững là một tiêu chí quan trọng trong quá trình đánh giá giám sát ĐTC của Quốc hội. Giá trị của hoạt động này hiện hữu thực khi các kết luận, kiến nghị sau giám sát ĐTC được thực hiện.

Nghiên cứu, xem xét một cách tổng thể các tiêu chí đánh giá hoạt động giám sát ĐTC của Quốc hội có thể thấy rằng, việc đảm bảo sự thống nhất và hài hòa các tiêu chí trên trong một hoạt động giám sát là không dễ dàng, và một số trường hợp cần phải có sự lựa chọn và đánh đổi. Yêu cầu của giám sát ĐTC là phải kết hợp những tiêu chí trên một cách tối ưu nhất nhằm thực hiện mục đích, mục tiêu của giám sát một cách tốt nhất tùy thuộc vào từng nội dung, yêu cầu cụ thể.

1.2.9. Các nhân tố ảnh hưởng tới giám sát ĐTC của Quốc hội