• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI 54: THỪA SÔ – TÍCH ( Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tên gọi của thành phần và kết quả của phép nhân. Củng cố cách tính kết quả của phép nhân.

- Thông qua các tình huống thực tiễn Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

-C hăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV:Các thẻ có ghi chữ cái tên các thành phần,kết quả của phép nhân: Thừa số, Tích.

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động ( 5’)

- GV tổ chức cho HS hát tập thể: “Một đoàn tàu”

- GV cho HS quan sát tranh GV nêu câu hỏi:

+ Trong tranh, các bạn đang làm gì?

+ Nêu phép nhân phù hợp với bức tranh?

- Để biết các thành phần của phép nhân có tên gọi là gì chúng ta cùng vào bài học hôm nay.

- Gv ghi đầu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức ( 8’) Gv gắn phép nhân 2×4=8 lên bảng

Trong phép nhân trên:

+ 2 được gọi là thừa số.

+ 4 cũng được gọi là thừa số.

+ 8 được gọi là tích.

- HS hát và vận động

- HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+Các bạn nhỏ đang chơi tàu lượn.

+ 2×4=8

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS lắng nghe

+ 2×4 cũng được gọi là tích.

- Gọi hs đọc lại.

- Gv yêu cầu hs gọi tên của thành phần và kết quả của phép nhân: 2×9=18.

- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi tự lấy ví dụ và gọi tên các thành phần và kết quả của phép nhân đó

- Gọi 2-3 nhóm trình bày - Nhận xét

- Gv yêu cầu hs viết phép nhân vào bảng con khi biết thừa số là 5 và 6,tích là 30

- Yêu cầu hs tự viết phép nhân rồi đố bạn đâu là thừa số,đâu là tích.

3. Hoạt dộng thực hành, luyện tập ( 15’) Bài 1:Nêu thừa số,tích trong các phép tính sau:

- GV nêu BT1.

- Yêu cầu hs nói theo cặp - Gọi 3-4 cặp trả lời.

- Gọi hs nhận xét.

- Nhận xét câu trả lời của các cặp.

Bài 2: Tìm tích, biết các thừa số lần lượt là:

- Gv yêu cầu hs nêu đề bài

+Để tìm được tích cần thực hiện phép tính gì?

-Yêu cầu hs làm bài vào vở

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra cho nhau.

- Gọi 2 hs chữa bài.

- Gọi hs nhận xét.

- Gv nhận xét

- Gọi hs đọc lại 2 phép nhân.

4. Hoạt dộng vận dụng ( 5’) Bài 3: Thực hành “Lập tích”

- Yêu cầu hs nêu đề toán

Tổ chức cho hs chơi trò chơi “ Lập tích”.Gv đưa ra 2 số bất kì và yêu cầu hs viết tích của 2 số đó vào bảng con và gọi hs nói cho bạn nghe tích mình lập được là gì? Tích đó được

- Hs chỉ và đọc -Hs thực hiện 2×9 = 18

- Hs thảo luận.

- Hs trình bày -Hs lắng nghe

-Hs viết bảng con: 5×6=30

-Hs thực hiện

- HS xác định yêu cầu bài tập.

- Hs thực hiện theo nhóm đôi - Hs nêu kết quả

Hs lắng nghe

-Hs nêu đề toán

+Thực hiện phép nhân - Hs làm bài

+ 2×3=6 + 4×5=20 - Hs đổi vở - Hs chữa bài - Hs nhận xét -Hs đọc

- Hs đọc đề

- Hs chơi trò chơi

TS

TS Tích

lập từ những thừa số nào?

- Tổng kết trò chơi Củng cố- dặn dò ( 2’)

+ Qua bài học này em biết thêm được điều gì?

+ Những từ ngữ toán học nào em cần nhớ?

+Gọi hs lấy ví dụ.

-Dặn hs ôn bài và cbị bài sau:Bảng nhân 2.

- Hs lắng nghe

- Hs trả lời - Hs lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TỰ NHIÊN XÃ HÔI

BÀI 10: MUA, BÁN HÀNG HÓA (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể tên được một số hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.

- Nêu được cách mua, bán hàng hóa trong cửa hàng, chợ, siêu thị, hoặc trung tâm thương mại. Nêu được lí do vì sao phải lựa chọn hàng hóa trước khi mua.

- Biết lựa chọn hàng hóa phù hợp về cả giá cả và chất lượng.

*CV 3969: HĐ quan sát trang 56, - HĐ quan sát, trả lời câu hỏi Tr.57 GV hướng dẫn Ph giúp hs thực hiện ở nhà.

*Tích hợp ND của Chủ đề 5: Sản phẩm thủ công truyền thống của quê hương em.’’

TLGDDP lớp 2

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các hình trong SGK, Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2,SGK , Bộ thẻ chữ (mỗi nhóm một bộ).Các thẻ tiền và túi vải.

- HS: SGK, VBT, Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu ( 5’)

- GV yêu cầu HS đặt và trả lời câu hỏi: Bạn có thích đi chợ hay siêu thị không? Vì sao?

- GV dẫn dắt vấn đề: Có lẽ tất cả các em đều được theo bố mẹ đi chợ hoặc tới siêu thị. Các em có cảm thấy thích thú và hào hứng vì hàng hóa đa dạng, phong phú ở đó không? Và, các em có biết về hoạt động mua, bán hàng hóa ở chợ, ở

- HS trả lời: Em được theo bố mẹ đi chợ hoặc tới siêu thị. Cảm thấy thích thú và hào hứng vì hàng hóa đa dạng, phong phú.

siêu thị diễn ra như thế nào không? Chúng ta sẽ đi tìm lời giải đáp trong bài học ngày hôm nay -Bài 10: Mua, bán hàng hóa.

2. Hoạt động hình thành kiến thức ( 12’)

Hoạt động 1: Hoạt động mua, bán hàng hóa ở chợ

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát Hình SGK trang 52, 53 và trả lời câu hỏi:

+ Kể tên một số hàng hóa được bán ở chợ?

+ Nêu cách mua, bán hàng hóa ở chợ?

- GV hướng dẫn HS dựa vào các bóng nói của các nhân vật trong hình để trả lời.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả

lời.

3. hoạt động luyện tập, thực hành ( 13’) Hoạt động 2: Liên hệ thực tế

Bước 1: Làm việc nhóm 4

- GV hướng dẫn từng HS trong nhóm sẽ trả lời câu hỏi:

+ Kể tên chợ mà gia đình em thường mua hàng?

+ Gia đình em thường mua hàng gì ở chợ?

- GV khuyến khích HS giới thiệu có ảnh minh họa về chợ.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Kể tên một số hàng hóa được bán ở chợ: rau, củ, quả, thịt, cá, gà,...

+ Cách mua, bán hàng hóa ở chợ:

hỏi giá hàng, lựa chọn hàng hóa, mặc cả/trả giá, trả tiền cho người bán hàng.

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời: Chợ mạo khê , chợ Kim sen....

- Thức ăn,rau củ quả, quần áo....

quả làm việc trước lớp.

- GV yêu cầu các HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn.

- GV hoàn thiện phần trình bày của HS, tuyên dương nhóm trình bày hấp dẫn và có hình ảnh minh họa.

4. Hoạt động vận dụng ( 5’)

- GV giới thiệu thêm cho HS về một số chợ đặc sắc ở Việt Nam:

+ Chợ phiên vùng cao:

mang nét đẹp văn hóa không thể nào trộn lẫn và cũng là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân bản địa.

Chợ phiên vùng cao không chỉ là nơi trao đổi

mua bán hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, sinh hoạt văn hóa của người dân trên địa bàn và cũng là nơi cất giữ cả một kho tàng văn hóa ẩm thực, trang phục… vô cùng thú vị.

+ Chợ nổi: một loại hình chợ thường xuất hiện tại vùng sông nước được coi là tuyến giao thông chính.

Nơi cả người bán và người mua đều dùng ghe/thuyền làm phương tiện vận tải và di chuyển. Địa điểm có chợ nổi thường tại các khúc sông không rộng quá mà cũng không hẹp quá.

- Nhận xét tiết học

- hs lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:

...

...