• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.6. Quy trình thu thập thông tin

d. Nội dung, biến số và chỉ số cho mục tiêu 3: Mô tả hành vi tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

- Nguồn hỗ trợ mà phụ nữ tìm kiếm bao gồm:

+ Tìm kiếm từ các nhà chuyên môn bao gồm: Bác sĩ tâm thần, bác sĩ, nhà tâm lý lâm sàng, tư vấn tâm lý, điều dưỡng…

+ Nguồn hỗ trợ không chính thống bao gồm: Chồng, bố mẹ chồng, bố mẹ đẻ, anh chị em trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm…

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ: Thái độ, nhận thức và hành vi của chồng đối với phụ nữ, mẫu thuẫn với chồng và mẹ chồng, thiếu thông tin về triệu chứng trầm cảm…

2.5.2. Nghiên cứu định tính

Các nội dung của nghiên cứu định tính để nhằm đạt được mục tiêu 3, và là các thông tin hỗ trợ và giải thích cho các kết quả định lượng:

- Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu bao gồm: Tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, số con

- Dấu hiệu trầm cảm của phụ nữ

- Các hình thức hỗ trợ của gia đình, cộng đồng, xã hội trong khi mang thai và sau sinh

- Tình hình sử dụng DVYT của phụ nữ khi chăm sóc thai sản - Trải nghiệm của phụ nữ bị bạo lực

- Hành vi tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ của phụ nữ khi bị bạo lực và trầm cảm - Các yếu tố văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm dịch vụ của

phụ nữ.

2.6. Quy trình thu thập thông tin

a) Lần phỏng vấn thứ nhất (Giai đoạn đầu tiên)

- Thời điểm phỏng vấn: Khi thai phụ mang thai dưới 22 tuần.

- Địa điểm PV: Tại các trạm y tế xã, bệnh viện đa khoa Đông Anh, bệnh viện Bắc Thăng Long.

Thai phụ sau khi đã đồng ý tham gia nghiên cứu, họ được mời lên TYT xã hoặc hai bệnh viện. Tại đây điều tra viên và trợ lý nghiên cứu giới thiệu mục đích và nội dung nghiên cứu. Những thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vào bản đồng thuận tham gia nghiên cứu. Sau đó, trợ lý nghiên cứu hỗ trợ bác sĩ sản đo huyết áp và ghi chép thông tin của thai phụ vào sổ y bạ và chuyển thai phụ siêu âm để kiểm tra sức khỏe thai nhi. Một số thai phụ có tuổi thai từ 12 tuần trở lên được kiểm tra dị tật thai (quy trình siêu âm được trình bày ở phụ lục 4). Sau khi khá thai, các thai phụ được trợ lý nghiên cứu đưa sang phòng riêng chỉ có điều tra viên và thai phụ để phỏng vấn bằng bộ công cụ đã xây dựng.

- Các thông tin chính thu thập trong lần phỏng vấn này dựa vào bộ công cụ số 1, được ký hiệu là Q1, với các nội dung bao gồm: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu; thông tin chung về sức khỏe của thai phụ; thông tin về sức khỏe sinh sản; thông tin chung về gia đình; thông tin về hành vi bạo lực của người chồng đối với thai phụ; thang đo lo âu.

- Kết thúc phỏng vấn, điều tra viên tiếp tục thảo luận với thai phụ về thời gian và địa điểm cho lần phỏng vấn tiếp theo.

b) Lần phỏng vấn thứ hai

- Thời điểm phỏng vấn: Khi thai phụ mang thai được 30-34 tuần

- Địa điểm phỏng vấn: tại trạm y tế xã, hoặc nhà của thai phụ. Một số trường hợp vì lý do đặc biệt, thai phụ gợi ý phỏng vấn tại nhà mẹ đẻ của mình.

- Các thông tin chính thu thập trong lần phỏng vấn này dựa vào bộ công cụ số 2, được ký hiệu là Q2, với các nội dung bao gồm: thông tin chung về tình hình sức khỏe của thai phụ; thông tin về việc hỗ trợ của gia đình đối với thai phụ; thông tin về hành vi bạo lực của người chồng đối với thai phụ; thang đo trầm cảm.

- Kết thúc phỏng vấn điều tra viên tiếp tục thảo luận với thai phụ về thời gian và địa điểm cho lần phỏng vấn tiếp theo.

c) Lần phỏng vấn thứ 3

- Thời điểm phỏng vấn: 24h-48h sau khi sinh.

- Địa điểm phỏng vấn: Tại bệnh viện đa khoa Đông Anh, bệnh viện Bắc Thăng Long.

- Các thông tin chính thu thập trong lần phỏng vấn này dựa vào bộ công cụ số 3, ký hiệu là Q3, với các nội dung bao gồm: thông tin chung về sức khỏe của trẻ; thông tin về hình thức sinh, tuần thai khi sinh.

- Kết thúc phỏng vấn điều tra viên hẹn lịch cho lần phỏng vấn tiếp theo d) Lần phỏng vấn thứ tư:

- Thời điểm phỏng vấn: khi phụ nữ sinh được 4-12 tuần sau sinh.

- Địa điểm phỏng vấn: Tại trạm y tế hoặc nhà riêng của phụ nữ

- Các thông tin chính thu thập trong lần phỏng vấn này dựa vào bộ công cụ số 4, được ký hiệu là Q4, với các nội dung bao gồm: Thông tin về sức khỏe của mẹ và bé; thang đo trầm cảm sau sinh; thông tin về chăm sóc sau sinh và hỗ trợ sau sinh.

2.6.2. Nghiên cứu định tính

Sau khi lựa chọn được 20 phụ nữ từ mẫu định lượng như đã mô tả ở trên, nghiên cứu sinh lập danh sách 20 phụ nữ này, sau đó gọi điện xin phép và sắp xếp lịch cho buổi phỏng vấn. Trong số 20 phụ nữ tham gia phỏng vấn sâu, không có phụ nữ nào từ chối tham gia nghiên cứu.

Nghiên cứu sinh, giảng viên hướng dẫn và một chuyên gia nhân học đến từ Trường Đại học Copenhaghen, Đan Mạch thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu.

2.7. Công cụ thu thập thông tin