• Không có kết quả nào được tìm thấy

THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở TÂY NGUYÊN

TIẾT 21: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. Hiểu nghĩa các từ: Trạng, kinh ngạc,…

- HS đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Trong làng, trang sách, lưng trâu,… - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

Nhấn giọng ở các từ ngữ nói về đặc điểm, tính cách, sự thông minh, tính cần cù, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ HS có ý thức kiên trì, vượt khó vươn lên để học tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- GV: Tranh SGK, bảng phụ, máy tính, tivi.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

+ Các em đã học những chủ điểm nào của phân môn tập đọc từ đầu năm tới

- Chủ điểm: Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi

giờ?

+ Chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ có bài thơ nào? Hãy nêu nội dung bài đó?

- GV nhận xét

- GV Giới thiệu chủ điểm:

+ Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì?

+ Tên chủ điểm nói lên điều gì?

+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh hoạ

- GV: Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu với các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

* GV giới thiệu bài:

- Slide2: Tranh bài tập đọc + Nêu nội dung bức tranh?

- GV: Cậu bé đó chính là vị Trạng nguyên trẻ tuổi nhất của nước ta. Câu chuyện Ông Trạng thả diều sẽ nói về ý chí của cậu bé đã từng đứng ngoài cửa nghe thầy đồ giảng bài.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

* Hướng dẫn luyện đọc (10’)

cánh ước mơ.

- Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ có bài thơ: Nếu chúng mình có phép lạ.

Nội dung bài đó là: Bài thơ nói về các ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

- Có chí thì nên.

- Nói lên những con người có nghị lực, có chí thì sẽ thành công.

- Bức tranh vẽ về những em bé có ý chí cố gắng trong học tập. Các em chăm chú ngồi nghe thầy giảng bài, những em bé mặc áo mưa đi học, những em bé chăm chỉ học tập, nghiên cứu và đã trở thành những người tài giỏi, có ích cho xã hội.

- Tranh vẽ cảnh 1 cậu bé đang đứng ngoài cửa nghe thầy đồ giảng bài.

- 1 HS đọc cả bài. - Học sinh đọc

(?) Bài chia làm mấy đoạn? + Đoạn 1: Từ đầu … làm diều để chơi.

+ Đoạn 2: Tiếp … chơi diều.

+ Đoạn 3: Tiếp … học trò của thầy.

+ Đoạn 4: Phần còn lại.

- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

+ HD phát âm, từ đọc khó dễ lẫn.

- Từ khó: Trong làng, trang sách, lưng trâu,…

- HS đọc thầm phần chú giải. - Học sinh đọc thầm

-2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. - Kết hợp giải nghĩa từ khó:

+ Em hiểu Trạng là gì? - Trạng: Tức là chi Trạng nguyên, người đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa.

+ Kinh ngạc là trạng thái như thế nào? - Kinh ngạc: Cảm thấy rất lạ trước điều hoàn toàn không ngờ.

+ HD đọc đoạn văn dài (cần ngắt, nghỉ, nhấn giọng).

- Gọi 2 HS đọc. - Ghi kí hiệu ngắt, nghỉ.

- Câu dài: “Thầy kinh ngạc/ vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó/ và có trí nhớ lạ thường.”

- HS nêu cách đọc ? ngắt nghỉ chỗ nào?

Từ cần nhấn giọng?

- HS đọc nhóm bàn. - HS đọc nhóm bàn.

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài chú ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện;

chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, Đọan cuối đọc với giọng sảng khoái.

- GV đọc mẫu. - Học sinh lắng nghe

* Tìm hiểu bài (12’)

- HS đọc thầm đoạn 1, 2 - trả lời câu hỏi:

1. Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.

+ Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào?

Hoàn cảnh gia đình cậu như thế nào?

- Nguyễn Hiền sống ở đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo.

+ Cậu bé ham thích trò chơi gì? - Cậu ham thích chơi diều.

+ Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

- Từ chốt: học đâu, hiểu đó.

- Những chi tiết: Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc 20 trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.

+ Đoạn này cho biết gì?

- HS đọc thầm đoạn 3 - trả lời câu hỏi: 2. Đức tính ham học và chịu khó của nguyễn hiền.

+ Tại sao chú phải bỏ học? - Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học.

+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ?

- Từ chốt: Ngày: nghe giảng nhờ Tối: mượn vở học.

- Ban ngày đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của hiền là lưng trâu, nền đất. bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ. Đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, hiền làm bài vào lá chuối khô xin thầy chấm hộ.

+ Nội dung đoạn 3 là gì?

- HS đọc thầm đoạn 4 - trả lời câu hỏi: 3. Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên.

+ Chú đã có kết quả học tập như thế nào?

- Từ chốt: đỗ trạng.

- Ông đỗ Trạng Nguyên.

+ Chú bé Nguyễn Hiền được mọi người gọi là gì?

- Gọi là: Ông trạng thả diều.

+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều”

- Vì cậu đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều.

- 1 HS đọc câu hỏi 4 trong SGK.

+ Tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?

- Có chí thì nên.

- GV: Cả ba câu tục ngữ, thành ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nguyễn Hiền là người tuổi trẻ, tài cao, là người công thành danh toại.

Những điều mà câu chuyện muốn khuyên chúng ta là có chí thì nên. Nhưng câu tục ngữ có chí thì nên nói đúng ý nghĩa của câu chuyện nhất.

+ Đoạn cuối bài cho em biết điều gì?

+ Nêu nội dung chính của bài? * Ý chính: Câu chuyện ca ngợi Nguyễn

Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.

* Đọc diễn cảm: 8’

- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.

+ Nêu giọng đọc toàn bài?

- 4 HS đọc.

- Giọng đọc chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.

Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái.