• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn;

- Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5p)

- GV cho HS nghe bài hát: Quê hương tươi đẹp.

- GV chuyển ý: Qua bài hát trên, các con thấy hình ảnh quê hương, đất nước hiện lên rất đẹp. Qua đó, các con cũng thể hiện được tình cảm của mình trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

Khi viết văn tả cảnh, các con cũng cần chú ý lựa chọn những điểm nổi bật, ấn tượng của cảnh, thể hiện được tình cảm của mình trong đó.Vậy tiết học hôm nay sẽ cùng các con sửa những lỗi sai để hoàn thiện bài văn tả cảnh hay hơn nhé.

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành (30p) 2.1 GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.

- GV đưa bảng phụ đã viết sẵn 4 đề bài của tiết Kiểm tra viết

- Gọi HS đọc lại đề tập làm văn.

- GV nhận xét bài làm của HS

* Ưu điểm:

- HS xác định đúng ND, yêu cầu của đề.

- Bố cục đủ 3 phần, hợp lí, diễn đạt mạch lạc.

* Hạn chế: Một số bài viết còn sơ sài, chi tiết không hợp lí; diễn đạt còn lủng củng;

viết còn cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả.

2.2. Chữa lỗi

a) Hướng dẫn lỗi chung:

- GV đưa bảng phụ viết những lỗi phổ biến.

Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi.

b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi:

- GV trả bài cho HS, yêu cầu HS chữa lỗi

- Cả lớp hát theo lời bài hát.

- HS lắng nghe, xác định nhiệm vụ học tập.

- 1HS đọc lại.

- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm

- HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi

- HS nhận bài.

- HS đổi bài cho bạn và soát lỗi.

của mình sau đó đổi chéo với bạn.

2.3 Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay

- GV gọi đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo.

GV hỏi HS để tìm ra: Cách dùng từ hay, lỗi diễn đạt hay, ý hay.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 5 phút )

Hướng dẫn viết lại một đoạn văn cho hay hơn

- Gợi ý HS viết lại một đoạn văn khi:

+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.

+ Đoạn văn lủng củng diễn đạt chưa rõ ý.

+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.

+ Mở bài, kết bài đơn giản.

- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.

* Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét giờ học, dặn HS ôn lại các dạng bài văn đã học.

- 3-4 HS đọc. Lớp theo dõi.

- HS nêu

- HS làm cá nhân.

- Vài HS đọc . - HS nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 68: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu gạch ngang)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang (BT1),

- Tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng (BT2).

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Bảng phụ.

HS : Sgk, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu( 5 phút)

- GV đưa đoạn văn viết về Bác trong đó có sử dụng dấu gạch ngang

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn - 2 HS đọc đoạn văn.

Đi bất cứ nơi đâu trên đất nước , bạn cũng gặp hình ảnh của Người - Hồ Chí Minh trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn của mỗi người dân. Người sống giản dị và giàu tình cảm.Người bận trăm công ngàn việc mà vẫn dành thì giờ chăm lo từ những cụ già đến các bé nhi đồng nhỏ tuổi. Người sống trọn mình cho dân tộc chẳng vướng bận chút riêng tư. Bác của chúng ta đẹp và trường tồn bởi Người có nhân cách đẹp và tài năng sáng chói.

- Dấu gạch ngang có những tác dụng gì?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

=> Tiết học hôm nay các em cùng ôn tập về tác dụng của dấu gạch ngang.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30p) Bài 1/Tr 159

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của dấu gạch ngang.

- Yêu cầu HS tự làm bài tập. Nhắc HS kẻ bảng như trên bảng phụ.

- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.

- Kết luận lời giải đúng.

- 1 HS nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn trên ( Dùng để chú thích)

- Nhận xét

- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- 3 HS nối tiếp nhau nhắc lại tác dụng của dấu gạch ngang.

- 1 HS làm trên bảng phụ. HS cả lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét bài làm của bạn, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Tác dụng của dấu gạch gang Ví dụ

1. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

Đoạn a

- Tất nhiên rồi.

- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy.

2. Đánh dấu phần chú thích trong câu. Đoạn a

- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy… - Giọng công chúa nhỏ dần nhỏ, nhỏ dần (chú thích đồng thời miêu tả giọng công chúa nhỏ dần).

Đoạn b

Bên trái là đỉnh Ba Vì vời vợi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao (Chú thích Mị Nương là con gái vua Hùng Vương thứ 18)