• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng vần uôt, ươt; các tiếng/từ chứa vần uôt hoặc ươt. Đọc trơn đoạn ngắn có tiếng/từ chứa vần mới học. Đọc hiểu từ ngữ, câu; trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn Lướt ván.

- Viết đúng: uôt, ươt, chuột, lướt

- Nói tên các sự vật, HĐ chứa vần uôt hoặc ươt

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh phóng to HĐ1, HĐ2c; bảng phụ HĐ2b; Thẻ chữ HĐ2c; Bảng con, Mẫu chữ phóng to.

- HS:Bảng con, phấn, SGK,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Tiết 1

I. Tổ chức HĐ khởi động (6’)

*Kiểm tra kiến thức cũ - Gọi 1 Hs đọc bài Thả diều - Vì sao diều bị rơi?

- Nhận xét, tuyên dương 1.HĐ1: Nghe – nói - GV đưa tranh

- Các em hãy quan sát tranh, hỏi – đáp với bạn bên cạnh

+ Trong tranh có những nhân vật nào?

+ Mèo và chuột đang làm gì? Nói gì với nhau?

- Gọi 1-2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

(GV ghi 3 từ khóa lên trên mô hình) - Gv nêu tiếng khóa: chuột nhắt, lướt ván.

- Trong các từ khóa vừa nêu, tiếng nào em đã học? tiếng nào em chưa học?

(GV ghi 2 tiếng khóa dưới mô hình) - Giới thiệu(ghi tên bài)

II. Hoạt động khám phá.

Hoạt động 2: Đọc (28’) 2a. Đọc tiếng, từ:

- GV đọc trơn tiếng: chuột

- Tiếng chuột được cấu tạo như thế nào?

( GV đưa cấu tạo tiếng chuột đã phân tích vào mô hình)

- Vần uôt gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu

- YC đánh vần nối tiếp, đồng thanh - Đọc trơn vần

- GV đánh vần tiếng - Đọc trơn tiếng

- Giải nghĩa từ khóa: chuột nhắt - GV chỉ HS đọc từ khóa

- 1 Hs đọc bài - Vì dây diều bị đứt

- Quan sát tranh

- Mèo, chuột và cá mập

- Mèo và chuột đang lướt ván. Mèo nói với chuột “Lướt ván thôi! Chuột nhắt ơi”. Chuột trả lời “Trời đất ơi! Cá dữ nuốt tôi”

- Các nhóm lên bảng hỏi đáp - nhận xét

- Tiếng chuột, lướt chưa học

- Lắng nghe

- HS đọc trơn tiếng: chuột

- HS nêu: âm ch - vần uôt, thanh nặng

- Âm u, âm ô và âm t - Lắng nghe

- HS thực hiện: uô - tờ - uốt - HS đọc cá nhân: uôt

- HS đánh vần nối tiếp, đồng thanh:

bút: chờ-uốt-chuốt- nặng-chuột - HS đọc trơn tiếng: chuột

- Lắng nghe

- HS đọc: chuột nhắt

- Trong từ chuột nhắt, tiếng nào chứa vần mới học?

- GV chỉ đọc cả phần bài

* Vần ươt

- Chúng ta vừa học vần gì mới?

- Từ vần uôt, cô giữ lại âm t, thay âm uô bằng âm ươ, cô được vần gì mới?

- Vần ươt gồm có những âm nào?(GV đưa mô hình)

- GV đánh vần - Đọc trơn vần

- Muốn có tiếng lướt cô làm như thế nào?( GV đưa mô hình)

- GV đánh vần tiếng khóa - Đọc trơn tiếng khóa

- Giải nghĩa từ khóa: lướt ván - GV đọc mẫu, YC HS đọc

- Trong từ lướt ván tiếng nào chứa vần mới học?

- YC đọc phần bài

- Chúng ta vừa học những vần gì mới?

- Em hãy so sánh hai vần có điểm gì giống và khác nhau?

- Đọc lại toàn bài.

2b. Đọc tiếng, từ chứa vần mới

- GV đưa bảng phụ các từ còn thiếu vần: r…...….đuổi, cầu tr……….., b…..….giá

- Gv hướng dẫn Hs vận dụng các vần vừa học để ghép được từ đúng.

- GV tổ chức trò chơi “thi tiếp sức”.

chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 người tham gia chơi. Nêu cách chơi và luật chơi.

- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

- Gọi HS đọc lại các từ

- GV YC HS tìm thêm các từ khác ngoài bài có chứa vần vừa học?

- Nhận xét tuyên dương HS

* Giải lao.(1’)

- Trong từ chuột nhắt, tiếng chuột chứa vần uôt mới học

- HS đọc: uôt, chuột, chuột nhắt - Vần uôt

- Vần ươt

- HS nêu: Âm ư đứng trước, âm ơ đứng giữa, âm t đứng sau.

- HS đánh vần: ươ-tờ-ướt - HS đọc: ươt

- HS nêu: thêm âm l trước vần ươt và dấu sắc trên ơ.

- HS đánh vần tiếng: lờ-ướt-lướt- sắc-lướt

- Thực hiện: lướt - Theo dõi

- HS đọc cá nhân, đồng thanh - HS nêu

- HS đọc: ươt, lướt, lướt ván - HS nêu: uôt, ươt

- HS nhận xét: giống nhau đều có âm t đứng sau, khác nhau vần uôt có u đứng trước, âm ô đứng giữa. Vần ươt có ư đứng trước, âm ơ đứng giữa.

- HS đọc cá nhân, nhóm 2 - Hs quan sát

- HS theo dõi - HS tham gia chơi

- Theo dõi

- HS đọc nối tiếp: rượt đuổi, cầu trượt, buốt giá

- HS: tuốt lúa, vượt qua, sáng suốt, ...

TIẾT 2 III. Hoạt động luyện tập 2c. Đọc hiểu (8’)

- GV đưa tranh hỏi : Em thấy mỗi bức tranh vẽ gì?

- Mời cả lớp đọc thầm các từ ngữ dưới tranh.

- GV treo bảng phụ tổ chức chơi trò chơi “ai nhanh- ai đúng”. GV nêu cách chơi, luật chơi.

- Tổ chức trò chơi - Nhận xét trò chơi

- GV chỉ bảng, HS đọc từ ngữ dưới tranh

- YC mở SGKtr105 đọc phần 2c.

- Trong từ: tuốt lúa, vượt lên, suốt chỉ tiếng nào có chứa vần mới học, cả lớp thảo luận nhóm 2 trong thời gian 2 phút - Gọi HS báo cáo kết quả

3. Viết (12’)

- GV đưa bảng mẫu: trên bảng cô có chữ gì?

- Hãy nhận xét về cách viết chữ ghi vần uôt, ươt

- GV hướng dẫn viết

- YC viết bảng con, nhận xét, xóa bảng - Quan sát nhận xét mẫu chữ: chuột , lướt

- Hướng dẫn viết

- HS viết bảng con chữ chuột, lướt IV. HĐ vận dụng

4. Đọc (10’)

a. Quan sát tranh - Cho HS quan sát tranh + Tranh vẽ con vật nào?

+ Hai con vật đang làm gì?

b. Đọc trơn

- Giới thiệu bài đọc hôm nay có tên

“ Lướt ván”

- YC HS mở SGK tr105 và chỉ tay vào bài đọc nghe GV đọc.

- HS nêu: Bác nông dân đang tuốt lúa.

Bạn nam chạy vượt lên. Suốt chỉ.

- HS đọc - Theo dõi

- HS tham gia chơi - Lắng nghe

- HS đọc: tuốt lúa, vượt lên, suốt chỉ - HS đọc

- HS thảo luận nhóm

- HS báo cáo: tiếng tuốt có vần uôt, tiếng vượt có vần ươt; tiếng suốt có vần uôt

- uôt, ươt, chuột, lướt - HS nêu

- HS theo dõi - HS viết bảng - HS nhận xét - HS viết bảng

- Hs quan sát tranh

- Tranh vẽ con chuột và cá mập

- Con chuột thì mải mê lướt ván cười tít mắt, còn con cá dữ thì đang bơi tới gần con chuột.

- HS lắng nghe

- HS mở sách theo dõi

- Gv tổ chức cho Hs đọc nối tiếp câu lần 1

- Gv tổ chức cho Hs đọc nối tiếp câu lần 2

- Gv chia bài đọc làm 2 đoạn. Đoạn 1 từ đầu đến cười tít mắt. Đoạn 2 là đoạn còn lại.

- Gv tổ chức cho Hs đọc nối tiếp đoạn (2 lượt)

- Gv tổ chức thi luyện đọc đoạn

- Tổ chức bình chọn nhóm đọc tốt nhất.

- Gọi Hs đọc toàn bài.

c. Đọc hiểu

- Chuột nhắt lướt ván ở đâu?

- Khi lướt ván chuột nhắt đã nhìn thấy ai?

- Gv gọi Hs đọc: Chuột nhắt sợ gì khi lướt ván?

- YC thảo luận nhóm 2 hỏi-đáp câu hỏi trên.

- Gọi đại diện 2 cặp lên hỏi -đáp trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm.

- Gv gọi 1 HS đọc toàn bài

- Lớp mình có những bạn nào biết lướt ván ở biển?

- Con thường đi biển với ai?

- Con cần làm gì khi đi tắm biển để được an toàn?

=> Gv tiểu kết liên hệ giáo dục Hs - Tìm nhanh các tiếng chứa vần hôm nay học ở trong bài Lướt ván?

(Gv ghi nhanh các tiếng lên bảng) - Gọi HS đánh vần, đọc tiếng vừa tìm.

- Tiếng lướt có chứa vần gì hôm nay chúng ta học?

- Tiếng chuột có chứa vần gì hôm nay chúng ta học?

- Tiếng trượt có chứa vần gì hôm nay chúng ta học?

5. Củng cố, dặn dò (5’)

- Hôm nay chúng ta học những vần gì mới?

- Hs đọc nối tiếp câu lần 1

- Hs quan sát Gv chia đoạn.

- Hs đọc nối tiếp đoạn (cá nhân, cặp, nhóm)

- Các nhóm thi luyện đọc đoạn - Hs bình chọn

- 2 Hs đọc toàn bài

- Chuột nhắt lướt ván ở biển.

- Chuột nhắt đã nhìn thấy cá dữ.

- Hs đọc câu hỏi

- Lắng nghe, thực hiện thảo luận

+ Bạn cho mình biết: Chuột nhắt sợ gì khi lướt ván?

+ Chuột nhắt sợ con cá dữ đến gần và luốt mình vào bụng.

- Hs nhận xét nhóm - 1 Hs đọc, lớp đọc thầm - Hs trả lời

- Con đi biển với bố mẹ

- Con cần mặc áo phao và không được ra xa tầm mắt của bố mẹ.

- Em rất vui

- lướt, chuột, trượt,

- Hs thực hiện

- Tiếng lướt có vần ươt - Tiếng chuột có vần uôt - Tiếng trượt có vần ươt

- HS nêu: vần uôt, ươt

- Bài học hôm nay các em đã học 2 vần mới, luyện tập và vận dụng các vần mới học vào bài đọc, bài viết rất tốt. Về nhà các em tiếp tục luyện đọc, viết các vần và chuẩn bị bài tiếp theo!

- Hs lắng nghe, thực hiện.

TOÁN

Bài 24. LÀM QUEN VỚI PHÉP TRỪ - DẤU TRỪ

I. MỤC TIÊU

- Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Làm quen với phép trừ qua các tình huống có thao tác bớt, nhận biết cách sử dụng các dấu (-, =).

- Nhận biết ý nghĩa của phép trừ (với nghĩa bớt) trong một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ số, các thẻ dấu (-, =), thanh gài phép tính.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ (với nghĩa bớt).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC (5’)

- Gọi HS nêu các phép tính liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6 đã học.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

2.Hoạt động khởi động (3’)

- Cho HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau (theo nhóm bàn):

+ Quan sát bức tranh tình huống.

+ Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh, chẳng hạn: Có 5 con chim đậu trên cây. Có 2 con bay đi.

Trên cây còn lại bao nhiêu con chim?

- GV hướng dẫn HS xem tranh, giao nhiệm vụ và gợi ý để HS chia sẻ những gì các em quan sát được.

* HĐ hình thành kiến thức (10’) - GV HD HS

- Lấy ra 5 que tính. Bớt đi 2 que tính.

Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

- GV hướng dẫn HS sử dụng mẫu câu khi nói: Có... Bớt đi... Còn ...

- HS thực hiện

- HS thực hiện

- HS nói, chẳng hạn: “Có 5 que tính. Bớt đi 2 que tính.

Còn lại 3 que tính”.

- HS làm tương tự với các chấm tròn: Lấy ra 5 chấm tròn. Bớt đi 2 chấm tròn. Hỏi còn lại bao nhiêu chấm tròn?

- Theo dõi

- HS nghe GV giới thiệu phép trừ, dấu trừ: nhìn 5-2 = 3;

đọc năm trừ hai bằng ba

- Hoạt động cả lớp: GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác HS vừa thực hiện

GV giới thiệu cách diễn đạt bằng kí hiệu toán học 5-2 = 3.

- KL:

- GV nêu tình huống khác, HS đặt phép trừ tương ứng rồi gài thẻ phép tính vào thanh gài. Chẳng hạn: GV nêu: “Có 5 chấm tròn. Bớt đi 3 chấm tròn. Hỏi còn lại bao nhiêu chấm tròn? Bạn nào nêu được phép tính”. HS gài phép tính 5-3=2 vào thanh gài.

* HĐ thực hành, luyện tập (10’) Bài 1

- Cho HS làm bài 1: HS quan sát tranh, chẳng hạn:

+ Có 3 chú ếch đang ngồi trên lá sen, 1 chú ếch nhảy xuống ao. Hỏi còn lại bao nhiêu chú ếch đang ngồi trên lá sen?

+ Đọc phép tính và nêu số thích họp ở ô dấu ? rồi ghi phép tính 3-1=2 vào vở.

- GV chốt lại cách làm bài, gợi ý để HS sử dụng mẫu câu khi nói về các bức tranh: Có... Bớt đi... Còn...

Bài 2.

- Cho HS quan sát tranh vẽ, nhận biết phép tính thích họp với từng tranh vẽ;

Thảo luận với bạn về chọn phép tính thích hợp cho từng tranh vẽ, lí giải bằng ngôn ngữ cá nhân.

- GV chốt lại cách làm bài

Bài 3. Cá nhân HS quan sát các tranh vẽ, nêu phép tính phù hợp với mỗi tranh vẽ dựa trên sơ đồ đã cho, suy nghĩ và kể cho bạn nghe một tình huống theo mỗi tranh vẽ

* Hoạt động vận dụng (3’)

HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ (với nghĩa bớt) rồi chia sẻ với bạn, chẳng hạn: “Hà có 5 cái kẹo. Hà cho bạn 1 cái kẹo. Hỏi Hà còn lại mấy cái kẹo?”.

3. Củng cố, dặn dò (3’)

Bài hôm nay, các em biết thêm được

- HS tự nêu tình huống tươmg tự rồi đố nhau đưa ra phép trừ.

- HS thực hiện

- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau, nói cho nhau về tình huống trong bức tranh và phép tính tưong ứng. Chia sẻ trước lớp.

- HS quan sát chia sẻ trước lớp.

-Chia sẻ trước lớp.

-Chia sẻ trước lớp.

-HS trả lời

điều gì?

về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ để hôm sau chia sẻ với các bạn.

NS: 02/11/2020 NG: 13/11/2020

Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2020 Tập viết

I. MỤC TIÊU

- Biết viết tổ hợp chữ ghi vần: ap, ăp, ât, ot, ôt, ơt, et, êt, it, ut, ưt, iêt, uôt, ươt.

- Biêt viết từ ngữ: hạt mưa, trái đất, cái bút, con rết, mứt tết, chổi đót, cột nhà, quả ớt, con vẹt, con vịt. Viết chữ chuột nhắt, lướt ván.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: +Bảng mẫu các chữ cái tiếng Việt kiểu chữ viết thường.

+Bộ thẻ các chữ kiểu in thường và chữ viết in thường, thẻ từ ap, ăp, ât, ot, ôt, ơt, et, êt, it, ut, ưt, iêt, uôt, ươt, hạt mưa, trái đất, cái bút, con rết, mứt tết, chổi đót, cột nhà, quả ớt, con vẹt, con vịt, chuột nhắt, lướt ván.

+ Tranh ảnh: Trái đất, con rết, chổi đót, cột nhà, quả ớt, con vẹt, con vịt, cái bút, viết chữ, chuột nhắt, lướt ván

- HS: Tập viết 1, tập 1; bút chì

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Tổ chức HĐ khởi động (5’)

HĐ 1: Chơi trò Bỏ thẻ

- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi:

Bỏ thẻ

+ GV hướng dẫn cách chơi: Hs ngồi thành vòng tròn. Một bạn cầm thẻ từ và thẻ chữ cái đi sau vòng tròn và bỏ thẻ sau lưng các bạn cho đến hết thẻ. Mỗi bạn đưa tay ra sau, nếu nhặt được thẻ thì đứng lên đọc chữ cái hoặc từ trên thẻ, sau đó dán thẻ lên bảng lớp.

+ YC HS thực hiện trò chơi. GV đồng thời sắp xếp các thẻ chữ và thẻ từ theo trật tự trong bài viết lên bảng (ap, ăp, ât, ot, ôt, ơt, et, êt, it, ut, ưt, iêt, uôt, ươt, hạt mưa, trái đất, cái bút, con rết, mứt tết, chổi đót, cột nhà, quả ớt, con vẹt, con vịt, chuột nhắt, lướt ván )

+ Gọi HS nhận xét

+ GV nhận xét, tuyên dương

+ GV YC HS đọc thẻ từ trên bảng.

+ GV nhấn mạnh: Những vần có âm

- HS lắng nghe.

+ Chơi 2 lần (2 HS)

+ HS nhận xét + HS đọc

+ HS lắng nghe

cuối p, t chỉ có thể kết hợp được với 2thanh đó là thanh sắc và thanh nặng.

+ GV giới thiệu bài: Trên bảng là các chữ mà hôm nay các con sẽ tập viết.

2. HĐ khám phá (10’)

HĐ 2: Nhận biết các tổ hợp chữ cái ghi vần

- YC HS đọc từng chữ ghi vần at, ăt, ât, ot, ôt, ơt, et, êt, it, ut, ưt, iêt, uôt, ươt - GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

3. Tổ chức HĐ luyện tập (20’) HĐ 3: Viết chữ ghi vần

- GV cho HS quan sát chữ mẫu at, ăt, ât, ot, ôt, ơt, et, êt, it, ut, ưt, iêt, uôt, ươt - GV viết mẫu và hướng dẫn viết từng chữ lên bảng (cần lưu ý điểm đặt bút và điểm kết thúc chữ): at, ăt, ât, ot, ôt, ơt, et, êt, it, ut, ưt, iêt, uôt, ươt

- YC HS viết các chữ vào vở tập viết.

- GV quan sát, giúp đỡ HS.

- GV nhận xét bài của học sinh.

* Giải lao

4. Tổ chức HĐ vận dụng (30’) HĐ 4: Viết từ ngữ

- YC HS đọc các từ hạt mưa, trái đất, cái bút, con rết, mứt tết, chổi đót, cột nhà, quả ớt, con vẹt, con vịt, chuột nhắt, lướt ván

- Đưa tranh minh họa giải nghĩa từ.

- GV hướng dẫn viết chữ: hạt mưa, trái đất, cái bút, con rết, mứt tết, chổi đót, cột nhà, quả ớt, con vẹt, con vịt, chuột nhắt, lướt ván

- YC HS viết từng từ vào vở tập viết.

- GV quan sát, giúp đỡ HS.

- GV nhận xét bài của học sinh.

5. Củng cố, dặn dò (5’)

- YC HS đọc lại các chữ và từ ngữ trong bài viết.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, nhóm 2, tổ, đồng thanh.

- HS nhận xét.

- HS đọc

- HS lắng nghe.

- HS viết bài (thực hiện viết từng chữ)

- HS lắng nghe.

- HS đọc: hạt mưa, trái đất, cái bút, con rết, mứt tết, chổi đót, cột nhà, quả ớt, con vẹt, con vịt, chuột nhắt, lướt ván

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS viết bài (thực hiện viết từng chữ)

- HS lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS lắng nghe.

SINH HOẠT

Phần 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM