• Không có kết quả nào được tìm thấy

“Bài: MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA?

Bài: SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Trình bày mây được hình thành như thế nào. Giải thích được nước mưa từ đâu ra.

- Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Hiểu sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- Hoàn thành và mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.

- Phát triển năng lực chung và phẩm chất:

+ Năng giải quyết vấn đề: quan sát tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK.

+ Kĩ năng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ và phòng tránh tai nạn, thương tích + Giáo dục HS biết bảo vệ môi trường nước tự nhiên xung quanh mình.

* CV3969: Ghép thành bài “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”, thực hiện trong 1 tiết. Không thực hiện trò chơi “Tôi là giọt nước” (Tr47).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Hình trang 46, 47 SGK.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 5’

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi Chiếc hộp bí mật

+ Nước tồn tại ở những thể nào ? ở mỗi dạng tồn tại nước có tính chất gì ? + Hãy vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước ?

+ Trình bày sự chuyển thể của nước?

- Hai HS lên chơi và trả lời câu hỏi:

- Nước tồn tại ở thể lỏng, thể khí và thể rắn. Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định

- Học sinh lên bảng vẽ

- Đông đặc => nóng chảy => bay hơi =>

ngưng tụ => đông đặc

- GV nhận xét, khen/ động viên.

+ Khi trời nổi giông em thấy có những hiện tượng gì?

- gió to, mây đen kéo đến, trời đổ mưa.

- GV: Vậy mây được hình thành như thế nào? Mây từ đâu ra cô cùng cả lớp tìm hiểu bài ngày hôm nay.

2. Hình thành kiến thức mới:

MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA?

HĐ1: Sự hình thành mây. 7'

- GV yc HS q/s H1,2,3, đọc nd cuộc phiêu lưu của giọt nước SGK46, 47.

+ Mây được hình thành như thế nào? - Hơi nước bay lên cao nhờ gió. Càng lên cao càng lạnh, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti, nhiều hạt nước nhỏ li ti hợp lại với nhau thành những đám mây.

- GV: Mây được hình thành từ hơi nước bay vào không khí khi gặp nhiệt độ lạnh.

HĐ2: Mưa từ đâu ra? 8'

- GV yc HS q/s H4,5 đọc nd cuộc phiêu lưu của giọt nước SGK46, 47.

+ Mưa từ đâu ra?

- GV: Các giọt nước có trong đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.

- Các đám mây tiếp tục bay lên cao Càng lên cao càng lạnh, càng nhiều hạt nước nhỏ đọng lại hợp thành các giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa lại rơi xuống sông, hồ, ao, đất liền

+ Hiện tượng cứ lặp đi lặp lại như vậy gọi là gì?

- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên - GV: Hiện tượng nước biến đổi thành hơi nước rồi thành mây mưa. Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

+ Khi nào thì có tuyết rơi? + Khi hạt nước trĩu nặng, rơi xuống gặp nhiệt độ thấp dưới 0 độ hạt nước sẽ là tuyết.

+ Qua tìm hiểu em cần ghi nhớ điều gì? * Ghi nhớ: SGK - 47.

SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN HĐ3:Hệ thống hoá kiến thức về

vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên7’

- Yêu cầu HS quan sát hình 48/SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi:

1) Những hình nào được vẽ trong sơ đồ?

Nhóm 4- Lớp

- HS vừa trình bày vừa chỉ vào sơ đồ.

1)+ Dòng sông nhỏ chảy ra sông lớn, biển.

+ Hai bên bờ sông có làng mạc, cánh đồng.

+ Các đám mây đen và mây trắng.

+ Những giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống đỉnh núi và chân núi. Nước từ đó chảy ra suối, sông, biển.

+ Các mũi tên.

2) Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì?

3) Hãy mô tả lại hiện tượng đó?

- Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn,

2) Bay hơi, ngưng tụ của nước.

3) Nước từ suối, làng mạc chảy ra sông, biển. Nước bay hơi biến thành hơi nước.

Hơi nước liên kết với nhau tạo thành những đám mây trắng. Các giọt nước ở trong đám mây rơi xuống đẫt, tạo thành mưa. . . .

* GV kết luận: Nước đọng ở ao, hồ, sông, suối, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. Hơi nước bay lên cao, ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ, tạo thành những đám mây trắng. Các giọt nước ở trong đám mây rơi xuống đẫt, tạo thành mưa. . . .

HĐ4: Em vẽ: “Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”. 7’

- GV tc cho HS hoạt động cặp đôi.

- GV giúp đỡ các em gặp khó khăn.

- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, khuyến khích HS vẽ sáng tạo.

- Tổ chức trưng bày - Gọi HS lên trình bày.

- GV nhận xét, khen các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay.

Nhóm 2 –Lớp

- 2HS ngồi cùng bàn thảo luận, quan sát hình minh hoạ trang 49 và thực hiện yêu cầu vào giấy A4.

- HS hoàn thành sơ đồ

Mây đen Mây trắng Mưa Hơi nước Nước

GV: Nước từ suối, làng mạc chảy ra sông, biển. Nước bay hơi biến thành hơi nước. Hơi nước liên kết với nhau tạo thành những đám mây trắng. Càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng tụ lại thành những đám mây đen nặng trĩu nước và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa chảy tràn lan trên đồng ruộng, sông ngòi và lại bắt đầu vòng tuần hoàn.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Nước trong tự nhiên tạo thành 1 vòng tròn khép kín. Do vậy, để có nước mưa sạch thì chúng ta cần làm thế nào?(GDBVMT)

+ VS chúng ta cần BV MT nước

+ Giữ sạch bầu khống khí + Không vứt rác bừa bãi

+ Sử dụng hợp lí thuốc trừ sâu và phân hoá học,....

+ Không vứt động vật chết xuống ao, hồ, sông, biển…

- Vì nước rất quan trọng, vì nước biến đổi thành hơi nước rồi lại thành nước và chúng ta sử dụng.

* GV kết luận: Nước trong tự nhiên tạo thành 1 vòng tròn khép kín. Do vậy, để có nước mưa sạch thì chúng ta cần giữ gìn vệ sinh môi trường nước sạch sẽ. Không vứt rác thải bừa bãi xuống sông, hồ, ao,…

Củng cố dặn dò:

- Gọi 2 – 3 HS đọc mục bạn cần biết - GV chốt nội dung .

- Nhận xét tiết học .

+ 2 – 3 HS đọc mục bạn cần biết