• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU

- Liệt kê được một số tình huống thường gây căng thẳng cho con người trong cuộc sống và những ảnh hưởng của căng thẳng đối với sức khỏe và cuộc sống của cá nhân.

- Nêu được một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng và cách sống lành mạnh để hạn chế được các tình huống gây căng thẳng.

- Nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng của kĩ năng ứng phó với căng thẳng đối với sức khỏe, học tập, công việc, các mối quan hệ và cuộc sống của cá nhân.

- Ứng dụng được một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng trong cuộc sống và biết chia sẻ, hướng dẫn bạn bè, người thân cùng thực hiện.

- Có ý thức sống lành mạnh, khoa học để hạn chế tình huống gây căng thẳng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phương tiện để đóng vai.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

* Khởi động

B. Hoạt động thực hành 1. Xử lí tình huống

Mỗi nhóm thảo luận, tìm cách ứng phó phù hợp để vượt qua căng thẳng trong một tình huống dưới đây.

Tình huống 1: Giờ kiểm tra Toán, Quân loay hoay mãi không làm được bài. Quân yêu cầu bạn Ban ngồi bên cạnh cho mình chép bài nhưng Ban từ chối. Quân rất tức giận gọi Ba là “Đồ ích kỉ”, “Đồ tồi” và xui các bạn trong nhóm không chơi với Ban khiến Ban rất căng thẳng…

Theo em, Ba nên làm thế nào để vượt qua được tình trạng này?

Tình huống 2: Trên đường đi học về, Huy gặp một nhóm thanh niên hư hỏng. Họ ép đưa Huy vào một con hẻm nhỏ vắng người, lục cặp sách lấy hết tiền mừng tuổi Huy dành dụm để mua sách truyện. Họ còn bắt Huy ngày mai cùng phải mang tiền đến nộp cho họ và đe dọa nếu nói cho ai biết họ sẽ đánh... Huy về đến nhà mà vẫn rất sợ hãi và căng thẳng…

Theo em, Huy nên làm gì để vượt qua được căng thẳng?

2. Hội đồng tự quản HS lên hướng dẫn các bạn cùng thực hành một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng. Ví dụ như:

- Tập hít thở sâu

- Ban VN-TDTT điều hành

* Hoạt động nhóm

- Suy nghĩ và xử lí các tình huống - Trao đổi với bạn cách xử lí tình huống

- Chia sẻ, tổ chức xử lí trong nhóm

* Hoạt động cả lớp

- Trao đổi với bạn cách ứng phó phù hợp nhất

- Tập ngồi nhắm mắt, thả lỏng cơ thể và nghe bản nhạc nhẹ (trong 2-3 phút)

- Tập 1 vài động tác thể dục - +Chơi 1 trò chơi vui

* Kết luận chung

Tình huống gây căng thẳng luôn tồn tại trong cuộc sống, tác động đến con người, gây ra cảm xúc mạnh, phần lớn là cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của mỗi chúng ta.

Khi bị căng thẳng, chúng ta cần biết ứng phó một cách tích cực, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của bản thân; đồng thời xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.

Đồng thời chúng ta cũng cần biết cách sống lành mạnh, thân thiện, có kế hoạch để hạn chế tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống.

- Nhận xét, bổ sung

KĨ THUẬT Tiết 7:

NẤU CƠM

I. MỤC TIÊU: HS cần phải:

- Biết cách nấu cơm.

- Nấu được cơm.

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.

* GDTKNL : Khi nấu cơm, luộc rau cần đun lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng. Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Gạo tẻ.Nồi nấu cơm thường và nồi cơm điện.Bếp ga du lịch.

- Dụng cụ đong gạo. Rá, chậu để vo gạo.Đũa dùng để nấu cơm.

- Xô chứa nước sạch.Phiếu học tập:

1. Kể tên các dụng cụ,nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng...:...

2. Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng...và cách thực hiện:...

3.Trình bày cách nấu cơm bằng...:...

4.Theo em,muốn nấu cơm bằng...đạt yêu cầu(chín đều,dẻo), cần chú ý nhất khâu nào?...

5. Nêu ưu,nhược điểm của cách nấu cơm bằng...:...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ : (5’) Kiểm tra dụng cụ các nhóm B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:GV giới thiệu -ghi dề HS theo dõi-đọc đề bài

bài lên bảng. (2’)

2. Tìm hiểu các hoạt động :

Hoạt động 1:Tìm hiểu các cách nấu cơm ở gia đình. (15’)

Hoạt động 2:Tìm hiểu cách nấu cơm bằng xong, nồi trên bếp (gọi tắt là nấu cơm bằng bếp đun) (15’)

Gv nhận xét và hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun.

3.Củng cố - Dặn dò: (3’)

GV gọi HS nhắc lai cách nấu cơm bằng bếp đun.Khi nấu cơm, luộc rau cần đun lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng.

Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng.

Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm.

Chuẩn bị bài thực hành tiếp theo.

HS trả lời

HS thảo luận nhóm-làm vào phiếu học tập.

Đại diện nhóm trình bày

3-5 HS nhắc lại.

SINH HOẠT LỚP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG