• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số vấn đề lý luận về du lịch

Trong tài liệu PHẦN NỘI DUNG (Trang 10-14)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG - KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ ẨM

1.1. Một số khái niệm

1.1.2. Một số vấn đề lý luận về du lịch

Ngoài các di tích được xếp hạng quốc gia, nước ta còn có 6646 di tích có ý nghĩa địa phương.

Các di tích lịch sử văn hóa là một trong số những dạng thức chính của văn hóa vật thể. Di tích lịch sử văn hoá chứa đựng nhiều nội dung lịch sử khác nhau.

Mỗi di tích có nội dung, giá trị văn hoá, lượng thông tin riêng biệt. Có thể phân biệt thành 4 loại di tích lịch sử - văn hoá sau:

+ Loại hình di tích văn hoá khảo cổ.

+ Loại hình di tích lịch sử.

+ Loại hình di tích văn hoá - nghệ thuật.

+ Các danh lam thắng cảnh b. Văn hoá phi vật thể

Văn hoá phi vật thể là một bộ phận của văn hoá nói chung. Theo nghĩa rộng, đó là toàn bộ kinh nghiệm tinh thần của nhân loại, của các hoạt động trí tuệ, bảo đảm xây dựng con người với những nhân cách tốt, tác động dựa trên ý chí và sáng tạo. Theo nghĩa hẹp, văn hoá phi vật thể được coi là một phần của nền văn hóa, gắn với cuộc sống tâm linh của con người, thể hiện những giá trị, lí tưởng, kiến thức.

Những dạng thức chính của văn hoá phi vật thể là:

+ Ngữ văn truyền miệng.

+ Các hình thức diễn xướng dân gian.

+ Những hành vi ứng xử và phong tục tập quán của con người.

+ Các hình thức nghi lễ, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục, lễ hội.

+ Tri thức dân gian.

+ Văn hoá nghệ thuật.

+ Nghệ thuật ẩm thực + Văn hóa các tộc người

1.1.2. Một số vấn đề lý luận về du lịch

Hán. Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải. Tuy nhiên người Trung Quốc gọi du lịch là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức.

Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia về du lịch đã nhận định: “đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.

Luật du lịch của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2006, tại chương 1, điều 10 định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian nhất định”.

1.1.2.2. Chức năng của du lịch

Chức năng xã hội

Phục hồi và tăng cường sức sống, khả năng lao động cho xã hội, kéo dài tuổi thọ trung bình của con người.

Tạo điều kiện để nâng cao nhận thức cá nhân, nâng cao lòng tự hào dân tộc.

Góp phần bảo tồn và phục hồi các giá trị về văn hoá, lịch sử và nhân văn.

Thúc đẩy giao lưu văn hoá, tăng cường sự hiểu biết, tình đoàn kết giữa các dân tộc.

Chức năng chính trị

Du lịch là thông điệp của hoà bình, thông qua du lịch các quốc gia thêm hiểu biết về nhau.

Du lịch góp phần ổn định các khu vực trên thế giới.

Chức năng kinh tế

Kích thích sự phát triển của nhiều ngành kinh tế cả trực tiếp và gián tiếp phục vụ cho du lịch.

Góp phần tăng thu nhập quốc dân, tích luỹ ngoại tệ thông qua hoạt động du lịch quốc tế.

Tạo ra số lượng việc làm tương đối lớn góp phần giải quyết bài toán thất nghiệp, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Chức năng sinh thái

Giúp con người sống hoà hợp với môi trường thiên nhiên.

Nâng cao nhận thức của con người về giá trị của tự nhiên, từ đó làm thay đổi thái độ hành vi của con người với môi trường tự nhiên.

Góp phần kích thích việc khôi phục và tối ưu hoá môi trường thiên nhiên thông qua đầu tư, tu bổ cho hoạt động du lịch.

1.1.2.3. Tài nguyên du lịch

Khái niệm tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là loại tài nguyên có đặc điểm giống những loại tài nguyên nói chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển của ngành du lịch.

Khoản 4 (điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định:

“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.

Vai trò của tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch, làm cơ sở cho việc phát triển du lịch, là hạt nhân cho việc hình thành nơi đến du lịch.

Tài nguyên du lịch là mục đích chuyến đi của du khách và tạo những điều kiện thuận lợi để đáp ứng các nhu cầu của họ trong chuyến đi.

Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch.

Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới cấu trúc và tính chuyên môn hoá của du lịch.

Số lượng và chất lượng tài nguyên và sự kết hợp của các loại tài nguyên trong một lãnh thổ sẽ ảnh hưởng đến quy mô và việc mở rộng phạm vi của nơi đến du lịch.

Phân loại tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

Tài nguyên du lịch tự nhiên là tổng thể tự nhiên với các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ được sử dụng vào việc phục vụ cho nhu cầu du lịch cũng như sản xuất ra các dịch vụ du lịch. Bao gồm các yếu tố như địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên được khai thác hoặc được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người sáng tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình và có giá trị phục vụ cho du lịch. Gồm các đặc điểm sau:

- Mang tính tập trung dễ tiếp cận: thường gắn bó với con người và tập trung ở các điểm quần cư, các thành phố lớn.

- Tài nguyên du lịch nhân văn có tính truyền đạt nhận thức nhiều hơn là hưởng thụ giải trí.

- Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra nên chịu tác động của thời gian, thiên nhiên và do chính con người. Vì vậy dễ bị suy thoái, huỷ hoại và không có khả năng tự phục hồi ngay cả khi không có tác động của con người.

- Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính phổ biến.

- Tài nguyên du lịch nhân văn ở mỗi vùng, mỗi quốc gia thường mang những giá trị đặc sắc riêng, góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh và hấp dẫn du khách riêng.

Các nhà nghiên cứu đã phân tài nguyên du lịch nhân văn thành hai loại chính là tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể.

Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hoá, khoa học bao gồm:

+ Di sản văn hoá thế giới vật thể.

+ Các di tích lịch sử văn hoá, danh thắng cấp quốc gia và địa phương.

+ Các cổ vật và bảo vật quốc gia.

+ Các công trình đương đại.

Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử - văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền miệng

truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền. Gồm các dạng tài nguyên dưới đây:

+ Các lễ hội truyền thống + Văn hoá ẩm thực

+ Văn hoá các tộc người

+ Văn hoá ứng xử, phong tục, tập quán + Văn hoá nghệ thuật

+ Di sản văn hoá thế giới truyền miệng và phi vật thể.

+ Nghề và làng nghề thủ công cổ truyền.

+ Các phát minh, sáng kiến khoa học.

+ Các hoạt động văn hoá thể thao, kinh tế - xã hội có tính sự kiện.

1.1.3. Một số vấn đề lý luận về văn hoá ẩm thực

Trong tài liệu PHẦN NỘI DUNG (Trang 10-14)