• Không có kết quả nào được tìm thấy

CĂN CỨ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

Trong tài liệu TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (Trang 57-61)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRỒNG RỪNG THƯƠNG

3.1. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

15

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRỒNG

16

3. Quản lý, sử dụng và PT rừng bền vững là nền tảng cho PT LN.

Rừng phải được quản lý chặt chẽ và có chủ cụ thể; chỉ khi nào các chủ rừng (tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cộng đồng dân cư…) có lợi ích, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng thì khi đó tài nguyên rừng mới được bảo vệ và PT bền vững.

Các hoạt động SX LN phải dựa trên nền tảng quản lý bền vững thông qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ PT rừng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng rừng.

Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và PT với khai thác sử dụng rừng hợp lý; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, cải tạo, làm giàu rừng với bảo vệ DT rừng hiện có; kết hợp LN với NN, ngư nghiệp và các ngành nghề nông thôn; đẩy mạnh trồng rừng KT đa mục đích, kết hợp việc bảo vệ, PT cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ, gắn với PT công nghiệp chế biến lâm sản nhằm đóng góp vào tăng trưởng về KT-XH, MT và góp phần cho sự PT bền vững quốc gia.

4. Phát triển LN phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương XH hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và PT rừng.

Tiếp tục thực hiện và làm sâu sắc hơn việc XH hoá nghề rừng. Thực hiện đa thành phần trong sử dụng tài nguyên rừng (kể cả rừng đặc dụng, phòng hộ); đa sở hữu trong quản lý, sử dụng rừng SX và các cơ sở chế biến lâm sản. Từng bước áp dụng rộng rãi hình thức cổ phần hoá các cơ sở SX LN, chế biến gắn với vùng nguyên liệu.

Bảo vệ rừng là trách nhiệm của các chủ rừng, vừa là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng dân cư thôn và của toàn XH; bảo vệ rừng phải dựa vào dân, kết hợp với lực lượng bảo vệ chuyên trách và chính quyền địa phương.

Đa dạng hoá các nguồn lực cho PT LN, tăng cường thu hút vốn của khu vực tư nhân, vốn ODA, FDI và các nguồn thu từ dịch vụ MT... cho bảo vệ và PT rừng.

Đầu tư của Nhà nước cho LN là phần chi trả của XH cho các giá trị MT từ rừng đem lại. Các ngành KT có sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của LN (bảo vệ MT, cảnh quan du lịch, cung cấp nguồn nước...) cũng phải chi trả lại cho các hoạt động bảo vệ và PT rừng và được tính vào chi phí SX, dịch vụ của các ngành đó.

17 3.1.2. Những cơ hội và thách thức

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, KT-XH của huyện có thể đánh giá những cơ hội cũng như các thách thức ảnh hưởng đến trồng rừng của huyện như sau:

Cơ hội

Nhu cầu TT lâm sản trong nước và quốc tế tăng mạnh, nền KT nước ta tiếp tục PT ổn định với tốc độ tăng trưởng cao và quá trình hội nhập quốc tế sẽ tạo ra cơ hội lớn cho việc PT tăng tốc mở rộng SX KD nghề rừng, chế biến và TM lâm sản của các hộ nông dân, cộng đồng, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.

Hội nhập KT quốc tế tạo cơ hội cải thiện MT đầu tư, xâm nhập TT lâm sản thế giới, tiếp thu công nghệ tiên tiến và đầu tư tài chính, đặc biệt trong PT công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ cho XK, thúc đẩy nhanh quá trình quản lý rừng bền vững.

Đảng, Nhà nước và XH cũng như cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm hơn đến công tác bảo vệ và PT rừng.

Hiện nay dự án TRTM WB3 đang triển khai trên địa bàn huyện với cơ chế hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi giải ngân qua kênh ngân hàng chính sách XH huyện, hỗ trợ việc cấp thẻ đỏ, thiết kế trồng rừng cho người dân tham gia. Sẽ cấp chứng chỉ rừng trồng cho các hộ tham gia nếu đủ điều kiện đây là cơ hội rất lớn khi hội nhập tổ chức TM thế giới WTO.

Là huyện có DT đất quy hoạch cho LN khá lớn, huyện rất quan tâm thúc đẩy cho việc PT KT LN mà đặt biệt là trồng rừng. Hiện nay huyện đã chỉ đạo các ban ngành các xã tập trung, tạo mọi điều kiện tăng DT trồng rừng có chất lượng, tăng các nhà máy cơ sở chế biến hàng mộc, đưa thu nhập từ trồng rừng thành nguồn thu nhập chính.

Thách thức

Bên cạnh những cơ hội để PT LN huyện cũng gặp không ít thách thức như:

Dân số vẫn tiếp tục gia tăng, tình trạng di dân tự do vẫn tiếp diễn và phương thức sử dụng đất nông, LN ít hiệu quả tạo ra sức ép liên tục vào rừng để mở rộng DT đất NN.

18

Nhu cầu lâm sản chủ yếu là gỗ tròn ngày càng tăng là gánh nặng đối với tài nguyên rừng và MT, đặc biệt đối với rừng tự nhiên. Hiện nay, nhu cầu lâm sản đang vượt khả năng cung ứng bền vững của rừng.

Bất cập giữa yêu cầu PT nhanh, toàn diện và bền vững với các nguồn lực hạn chế của ngành LN (nhân lực, cơ sở hạ tầng, vốn, trình độ quản lý v.v...).

Sức cạnh tranh của SX LN còn thấp, hội nhập quốc tế vừa là thời cơ vừa là thách thức lớn cho ngành công nghiệp chế biến và TM lâm sản, trong tương lai vấn đề cạnh tranh sẽ càng gay gắt hơn trên TT quốc tế và ngay cả ở TT nội địa.

Tầm quan trọng của ngành LN chưa được đánh giá một cách đầy đủ, khách quan và công bằng, ảnh hưởng đến hoạch định các chính sách đầu tư và PT ngành.

DT đất thích hợp để TRTM cho NS cao còn rất hạn chế và manh mún không tập trung.

Mặt dù đất đai của huyện còn khá tốt nhưng địa hình phức tạp, độ dốc lớn dẫn đến trồng rừng khó khăn, đất dễ bị xói mòn.

Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, một số người dân nhận thức chưa cao về nghề rừng, địa bàn trồng rừng ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn.

Đời sống người dân còn thấp, nhiều hộ gia đình thuộc diện nghèo đói khó có khả năng đầu tư TRTM, người dân muốn trồng rừng nhưng thiếu đất, thiếu vốn trong khi đó thủ tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng phức tạp người dân khó tiếp cận nguồn vốn. Một số hộ vay được vốn giải ngân chậm, không đúng vụ trồng ảnh hưởng đến chất lượng trồng rừng.

Giao đất đã tiến hành nhưng một số nơi chưa cấp giấy CNQSD đất, hiện tượng tranh chấp còn xảy ra, nhiều hộ gia đình quá nhiều đất trong khi nhiều hộ gia đình muốn tham gia trồng rừng nhưng không có quỹ đất.

Đầu tư LN hay bị rủi ro, chu kỳ trồng rừng dài nên thu hồi vốn chậm, chưa hấp dẫn đối với nhà đầu tư do công tác trồng rừng đều ở các vùng sâu vùng xa, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thường xa khu dân cư và trung tâm tiêu thụ nên việc vận chuyển tốn nhiều chi phí. Thời tiết khắc nghiệt nắng nóng thường kéo dài gây cháy rừng là điều khó tránh khỏi.

19

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG

Trong tài liệu TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (Trang 57-61)