• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm trong khi mang thai

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh

3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm trong khi mang thai

thể nào đó, đặc biệt là nhiều phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ, đau đầu, suy nghĩ tiêu cực và một số người có ý định tử tử.

3.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh

0,67-4,66). Tương tự với trình độ học vấn càng thấp thì nguy cơ trầm cảm càng cao, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với OR lần lượt là (OR=1,39; 95%CI: 0,72-2,71 và OR=1,20; 95%CI: 0,67-2,15). Tuổi mang thai lần đầu của phụ nữ cũng không có mối liên quan đến trầm cảm.

3.3.1.2. Mối liên quan giữa đặc điểm, hành vi của chồng với trầm cảm trong khi mang thai

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa hành vi của chồng và trầm cảm trong khi mang thai

Yếu tố liên quan

Trầm cảm

n (%)

Không trầm cảm

n (%)

OR (95%CI) Tuổi của chồng

25-29 tuổi 21 (4,8) 419 (95,2) 0,49 (0,24-0,99)

>30 tuổi 28 (4,1) 650 (95,9) 0,42 (0,21-0,82)

<24 tuổi 14 (9,3) 137 (90,7) 1

Hành vi của chồng:

Bạo lực tinh thần

Bị từ một hành động bạo lực

trở lên 21 (8,1) 95 (81,9) 5,80 (3,32-10,28)

Không bị bạo lực 42 (3,6) 1111 (96,4)

Bạo lực thể xác và/hoặc tình dục

Có 20 (12,7) 137 (87,3) 3,63 (2,07-6,35)

Không 43 (3,9) 1069 (96,1)

Chồng thích giới tính thai nhi hiện tại

Thích con gái 11 (4,1) 257 (95,9) 0,96 (0,45-2,07) Thích con trai 34 (5,9) 538 (94,1) 1,42 (0,79-2,55)

Không quan tâm 18 (4,3) 405 (95,7) 1

Kết quả phân tích đơn biến ở bảng 3.11 cho thấy: Tuổi của chồng và chồng thích thai nhi hiện tại là con trai không có mối liên quan đến trầm cảm trong khi mang thai. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ ra những thai phụ bị bạo lực tình dục và hoặc thể xác; Bạo lực tinh thần do chồng gây ra trong khi mang thai thì nguy cơ bị trầm cảm trong khi mang thai cao hơn lần lượt từ 3,63 và 5,8 lần khi so sánh với những thai phụ không bị bạo lực trong khi

mang thai, với OR lần lượt là (Bạo lực thể xác và/hoặc tình dục: OR=3,63;

95%CI:2,07-6,35 và Bạo lực tinh thần: OR=5,8; 95%CI:3,32-10,28).

3.3.1.3. Mối liên quan giữa yếu tố tiền sử sinh sản và trầm cảm trong khi mang thai

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa yếu tố về tiền sử sinh sản và trầm cảm trong khi mang thai

trầm cảm

n (%)

Không trầm cảm

n (%)

OR (95%CI) Tiền sử sinh sản:

Đã từng bị thai chết lưu

Có 14 (32,6) 110 (16,4) 2,5 (1,26-4,79)

Không 29 (67,4) 559 (83,6)

Đã từng phá thai

Có 9 (21,4) 181 (26,5) 0,8 (0,36-1,61)

Không 33 (78,6) 503(73,5)

Mang thai lần này

Ngoài ý muốn 25 (39,7) 318 (26,4) 1,83 (1,09-3,09)

Có mong muốn 38 (60,3) 887 (73,6)

Đã từng bị sảy thai

Có 6 (14,6) 158 (22,5) 0,6 (0,24-1,43)

Không 35 (85,4) 544 (77,5)

Kết quả phân tích đơn biến ở bảng 3.12 cho thấy những thai phụ có tiền sử thai chết lưu thì nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2,5 lần khi so sánh với những thai phụ không bị tiền sử thai chết lưu (OR=2,5;95%CI: 1,26-4,79. Những thai phụ mang thai ngoài ý muốn thì nguy cơ bị trầm cảm cao gấp gần 2 lần khi so sánh với những thai phụ mong muốn có thai (OR=1,83; 95%CI: 1,09-3,09). Ngược lại, tiền sử phá thai, sảy thai không có mối liên quan đến trầm cảm trong khi mang thai.

3.3.1.4. Mối liên quan giữa lo âu trong mang thai và trầm cảm trong khi mang thai

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa lo âu trong mang thai và trầm cảm trong khi mang thai

Các yếu tố

Trầm cảm n (%)

Không trầm cảm

n (%)

OR (95%CI) Lo âu trong mang thai

Có lo âu 30 (12,2) 215 (87,8) 4,20 (2,50-7,01)

Không có lo âu 33 (3,2) 991 (96,8)

Kết quả phân tích đơn biến ở bảng 3.13 chỉ ra những thai phụ có lo âu trong mang thai thì nguy cơ bị trầm cảm cao gấp hơn 4 lần khi so sánh với những thai phụ không có lo âu trong mang thai (OR=4,20;95%CI: 2,50-7,01).

3.3.1.5. Mối liên quan giữa hỗ trợ gia đình và trầm cảm trong khi mang thai Bảng 3.14. Mối liên quan giữa hỗ trợ của gia đình với trầm cảm trong

khi mang thai Các yếu tố Trầm cảm

n (%)

Không trầm cảm n (%)

OR (95%CI)

Hỗ trợ của gia đình trong khi mang thai

Không 14 (23,3) 46 (76,7) 7,19 (3,70-13,95)

Có 49 (4,1) 1157(95,9)

Kết quả phân tích đơn biến ở bảng 3.14 chỉ ra những thai phụ không được hỗ trợ của gia đình trong mang thai thì nguy cơ bị trầm cảm cao gấp hơn 7 lần khi so sánh với những thai phụ được hỗ trợ trong mang thai (OR=7,19;

95%CI: 3,70-13,95).

3.3.1.6. Bảng tổng hợp về mối liên quan giữa một số yếu tố với trầm cảm trong khi mang thai

Bảng 3.15. Bảng tổng hợp về mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học, bạo lực và yếu tố tiền sử sản khoa và trầm cảm trong khi mang thai

Các yếu tố n (%)

Phân tích đơn biến

Phân tích đa biến OR (95%CI) AOR* (95%CI) Yếu tố nhân khẩu học:

Tuổi của phụ nữ

<25 tuổi 701(55,0) 1,36 (0,82-2,26) 1,37 (0,65-2,92)

≥25 tuổi 573 (45,0)

Nghề nghiệp Viên chức nhà

nước/Nhân viên công ty 408 (32,0) 1,29 (0,53-3,10) 1,77 (0,48-6,56) Công nhân 349 (27,4) 1,21 (0,49-2,99) 1,73 (0,47-6,39) Nông dân 166 (13,0) 1,76 (0,67-4,66) 1,64 (0,44-6,16) Thất nghiệp/nội trợ 169 (13,4) 1,39 (0,51-3,84) 1,73 (0,36-8,31)

Buôn bán nhỏ 181 (14,2) 1 1

Trình độ học vấn

THPT 465 (36,5) 1,20 (0,67-2,15) 1,04 (0,44-2,47) THCS/Tiểu học 252 (19,8) 1,39 (0,72-2,71) 0,79 (0,27-2,34) Trung cấp/Cao

đẳng/Đại học 557 (43,7) 1 1

Yếu tố bạo lực trong khi mang thai:

Bạo lực tinh thần Bị từ một hành động bạo lực trở lên

116 (9,1)

5,80 (3,32-10,28) 3,44 (1,51-7,85) Không bị bạo lực 1158 (90,9)

Bạo lực thể xác và/hoặc tình dục

Có 157 (12,3) 3,63 (2,07-6,35) 3,73 (1,64-8,48)

Không 1117 (87,7)

Hỗ trợ gia đình trong khi mang thai

Không 60 (4,7) 7,19 (3,70-13,95) 3,83 (1,39-10,57)

Có 1206 (95,3)

Lo âu trong mang thai

Có 246 (19,3) 4,20 (2,50-7,01) 2,80 (1,31-5,95)

Không 1028 (80,7)

Các yếu tố n (%)

Phân tích đơn biến

Phân tích đa biến OR (95%CI) AOR* (95%CI) Tiền sử sinh sản

Đã từng bị thai chết lưu

Có 124 (17,3) 2,5 (1,26-4,79) 3,42 (1,48-7,88)

Không 591 (82,7)

Mang thai lần này ngoài ý muốn

Có 929 (73,0) 1,83 (1,09-3,09) 1,23 (0,59-2,59)

Không 344 (27,0)

Đã từng bị sảy thai

Có 6 (14,6) 0,6 (0,24-1,43) 0,72 (0,27-1,90)

Không 35 (85,4)

*Mô hình hồi quy đa biến được hiệu chỉnh với các yếu tố tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, hỗ trợ gia đình trong mang thai, lo âu trong mang thai và tiền sử sản khoa.

Bảng 3.15 trình bày kết quả phân tích đa biến cho thấy: Sau khi đưa các yếu tố nhân khẩu học, tiền sử sinh sản, lo âu trong khi mang thai, hỗ trợ trong mang thai và bạo lực trong khi mang thai vào mô hình hồi quy logistic thì các yếu tố nhân khẩu học, tiền sử sảy thai vẫn không có mối liên quan đến trầm cảm trong khi mang thai (p>0,05). Ngược lại, các yếu tố tiền sử thai chết lưu, bạo lực gia đình, lo âu trong mang khi thai và hỗ trợ của gia đình trong khi mang thai vẫn có mối liên quan mạnh mẽ với trầm cảm trong khi mang thai, cụ thể là:

Những thai phụ bị bạo lực tinh thần trong mang thai có nguy cơ bị trầm cảm trong mang thai cao gấp gần 4 lần khi so sánh với những thai phụ không bị bạo lực tinh thần trong khi mang thai, với (OR= 3,44; 95%CI: 1,51-7,85).

Những phụ nữ bị bạo lực thể xác và/hoặc tình dục trong khi mang thai thì nguy cơ bị trầm cảm cao gấp gần 4 lần so với những phụ nữ không bị bạo lực thể xác và/hoặc tình dục, với (OR=3,73; 95%CI: 1,64-8,48).

Nghiên cứu còn cho thấy, những thai phụ có tiền sử bị thai lưu có nguy cơ bị trầm cảm trong mang thai cao gấp hơn 3 lần khi so sánh với những thai phụ không bị tiền sử thai lưu (OR: 3,42; 95%CI: 1,48-7,88). Mặt khác, những thai

phụ có lo âu trong mang thai có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp gần 3 lần so với những thai phụ không lo âu trong mang thai (OR: 2,80; 95%CI: 1,31-5,95).

Bên cạnh đó, những thai phụ không được gia đình hỗ trợ trong mang thai cũng có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp hơn 4 lần so với những thai phụ được gia đình hỗ trợ (OR: 3,83; 95%CI: 1,39-10,57).