• Không có kết quả nào được tìm thấy

Mã đề 103 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Mã đề 103 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Mã đề 103 Trang 1/4 SỞ GD VÀ ĐT BẮC NINH

Trường THPT Thuận Thành số 1 ---

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 Môn: Hóa học 10

Thời gian làm bài: 50 phút

Họ và tên:... Số báo danh:... Mã đề 103

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;

Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; Cr =52.

Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn

Câu 1. Kim loại nào sau đây tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường

A. Hg. B. Al. C. Cu. D. Fe.

Câu 2. Khi nung nóng, iot rắn chuyển ngay thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi

A. Sự ngưng tụ. B. Sự bay hơi. C. Sự phân hủy. D. Sự thăng hoa.

Câu 3. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p64s1. Số hiệu nguyên tử của X là

A. 19. B. 20. C. 18. D. 39.

Câu 4. NaCl có mặt trong dung dịch nào sau đây

A. Clorua vôi. B. Nước clo. C. Muối ăn. D. Kaliclorat.

Câu 5. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm halogen là

A. ns2np3. B. ns2np4. C. ns2np6. D. ns2np5.

Câu 6. Khí CO2 có lẫn tạp chất khí SO2. Để loại bỏ tạp chất thì cần sục hỗn hợp khí vào dung dịch nào sau đây

A. Ba(OH)2. B. K2SO3. C. Br2. D. KOH.

Câu 7. Nhỏ dung dịch NaBr vào dung dịch AgNO3 sẽ

A. không có hiện tượng gì. B. tạo kết tủa màu vàng đậm.

C. tạo kết tủa màu vàng nhạt. D. tạo kết tủa màu trắng.

Câu 8. Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ là

A. +1 và +1. B. –3 và +5. C. –4 và +6. D. –3 và +6.

Câu 9. Cho quá trình Fe2+ → Fe 3++ 1e. Đây là quá trình

A. khử . B. nhận proton. C. tự oxi hóa – khử. D. oxi hóa.

Câu 10. Có thể phân biệt 3 dung dịch KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là

A. BaCO3. B. Zn. C. giấy quỳ tím. D. Al.

(2)

Mã đề 103 Trang 2/4 Câu 11. Cho các phản ứng hóa học sau

(a) S + O2 to

⎯⎯→SO2

(b) S + 3F2 to

⎯⎯→ SF6

(c) S + 6HNO3 to

⎯⎯→ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O (d) S + Fe ⎯⎯→to FeS

Số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 12. Chất vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử là

A. lưu huỳnh. B. flo. C. ozon. D. sắt.

Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam muối. Giá trị của m là

A. 2,24. B. 0,56. C. 1,12. D. 2,80.

Câu 14. Trong hợp chất, nguyên tố Flo chỉ thể hiện số oxi hóa là

A. +3. B. +1. C. 0. D. -1.

Câu 15. : Chất nào sau đây không phản ứng với O2

A. SO3. B. C2H5OH. C. P. D. Ca.

Câu 16. Liên kết hóa học trong phân tử KCl là

A. Liên kết cộng hóa trị không cực. B. Liên kết hiđro.

C. Liên kết cộng hóa trị có cực. D. Liên kết ion.

Câu 17. Cộng hoá trị của C và N trong CH4 và NH3 lần lượt là

A. 3 và 3. B. 2 và 4. C. 4 và 3. D. 1 và 4.

Câu 18. Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây

A. Dạng viên nhỏ. B. Dạng nhôm dây.

C. Dạng bột mịn, khuấy đều. D. Dạng tấm mỏng.

Câu 19. Trong nguyên tử, hạt mang điện là

A. electron và nơtron. B. proton và nơtron.

C. proton và electron. D. electron.

Câu 20. Hóa chất nào sau đây không được đựng bằng lọ thủy tinh

A. NaOH. B. HNO3. C. HCl. D. HF.

Câu 21. Clo không phản ứng được với dung dịch nào sau đây

A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. NaBr. D. NaCl.

Câu 22. Người ta nung nóng Cu với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Khí sinh ra có tên gọi là

A. Khí sunfurơ. B. Khí cacbonic. C. Khí oxi. D. Khí hiđro.

Câu 23. Để tạo thành ion 20Ca2+ thì nguyên tử Ca phải

A. Cho 2 proton. B. Cho 2 electron. C. Nhận 2 electron. D. Nhận 2 proton.

(3)

Mã đề 103 Trang 3/4 Câu 24. Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p5. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. Ô thứ 9; chu kỳ 2; nhóm VIIA. B. Ô thứ 9; chu kỳ 2; nhóm VIIB.

C. Ô thứ 9; chu kỳ 2; nhóm VA. D. Ô thứ 9; chu kỳ 2; nhóm VB.

Câu 25. Kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 loãng

A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu.

Câu 26. Cho hỗn hợp 2 muối MgCO3 và CaCO3 tan trong dung dịch HCl vừa đủ tạo ra 2,24 lít khí (đktc).

Số mol của 2 muối cacbonat ban đầu là

A. 0,2 mol. B. 0,3 mol. C. 0,1 mol. D. 0,15 mol.

Câu 27. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm không thể dùng chất nào trong các chất sau

A. CuCl2. B. KMnO4. C. KClO3. D. CaOCl2.

Câu 28. Nguyên tố R nằm vị trí nhóm VA trong bảng tuần hoàn hóa học. Oxit cao nhất của R có tỉ khối so với metan (CH4) là 6,75. Nguyên tố R là

A. Oxi. B. Photpho. C. Nito. D. Lưu huỳnh.

Câu 29. Hấp thụ 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 160ml dung dịch KOH 1M. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là

A. 12,0 gam. B. 15,8 gam. C. 14,28 gam. D. 12,6 gam.

Câu 30. Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl thu được khí X. Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2 thu được khí Y. Cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch HCl thu được khí Z. Các khí X, Y, Z lần lượt là

A. O2, H2S, SO2. B. O2, SO2 , H2S. C. H2S, Cl2, SO2. D. H2S, O2, SO2. Câu 31. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học

A. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. B. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. C. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. D. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

Câu 32. Khi cho 5,4 gam một kim loại M tác dụng với oxi không khí, thu được 10,2 gam oxit cao nhất ở dạng M2O3. Kim loại M và thể tích O2 (đktc) là

A. Al và 1,68 lít. B. Fe và 2,24 lít. C. Al và 3,36 lít. D. Fe và 3,36 lít.

Câu 33. Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 4,48 lít. B. 3,08 lít. C. 3,36 lít. D. 2,8 lít.

Câu 34. Cho 9,2 gam hỗn hợp Zn và Al (tỉ lệ số mol 1:1) tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được V lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

A. 4,48 lít. B. 5,6 lít. C. 6,72 lít. D. 11,2 lít.

Câu 35. Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 0,18 lít. B. 0,08 lít. C. 0,16 lít. D. 0,23 lít.

(4)

Mã đề 103 Trang 4/4 Câu 36. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Al, Cr tác dụng hết với lượng dư khí Cl2, thu được (m + 31,95) gam muối. Mặt khác, cũng cho m gam X tan hết trong dung dịch HCl dư, thu được 7,84 lít khí H2 (đktc).

Phần trăm số mol của Al trong X là

A. 75,00%. B. 25,00%. C. 33,33%. D. 66,67%.

Câu 37. Khi hoà tan hoàn toàn 3 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IA trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 5,13 gam. B. 5,71 gam. C. 5,15 gam. D. 4,90 gam.

Câu 38. Đốt cháy 5,6 gam bột Fe trong bình đựng O2 thu được 7,36 gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và Fe. Hoà tan hoàn toàn lượng hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí B gồm NO và NO2. Tỉ khối của B so với H2 bằng 19. Thể tích V ở đktc là

A. 896 ml. B. 448 ml. C. 336 ml. D. 672 ml.

Câu 39. Cho 3 nguyên tố X, Y, T trong đó X, Y thuộc cùng chu kì.

- Hợp chất XH3 có chứa 8,82% khối lượng hidro.

- X kết hợp với T tạo ra hợp chất X2T5, trong đó T chiếm 56,34% về khối lượng.

- Y kết hợp với T tạo thành hợp chất YT2, trong đó Y chiếm 50% khối lượng.

Xếp các nguyên tố X, Y, T theo chiều tăng tính phi kim là

A. X, Y, T. B. T, X, Y. C. Y, X, T. D. Y, T, X.

Câu 40. Cho 18,2 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Cr, Fe, Cu tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4

loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 5,6 lít H2 (ở đktc).

Nếu cho 18,2 gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nguội thì thu được 1,68 lít khí SO2 (ở đktc). Thành phần % về khối lượng của crom và đồng trong hỗn hợp X là

A. 42,86% và 48,21%. B. 42,86% và 26,37%.

C. 48,21% và 42,56%. D. 48,21% và 9,23%.

--- HẾT ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 5: Lên men 60 gam glucozơ, lượng khí CO 2 sinh ra hấp thụ hết vào nước vôi trong thu được 12 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng lên 10

(e) Các kim loại kali và natri dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài loại lò phản ứng hạt nhânA. Số phát biểu

Câu 4: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:..

Câu 23: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:..

Câu 15: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:..

Câu 3: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:A.

Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa

Câu 91: Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đâyA. Dạng