• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Sinh 9 Bài tập trắc nghiệm trang 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102,103 | Giải sách bài tập Sinh 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Sinh 9 Bài tập trắc nghiệm trang 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102,103 | Giải sách bài tập Sinh 9"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài tập trắc nghiệm

1 trang 96 sbt Sinh học lớp 9: Quần thể là gì?

A. Quần thể sinh cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.

B. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.

C. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng sống trong một số khoảng không gian khác nhau, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.

D. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở các thời điểm khác nhau và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.

Lời giải:

Đáp án B

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.

Quần thể trâu rừng Quần thể lúa

2 trang 96 sbt Sinh học lớp 9: Các cá thể chuột đồng sống trên một cánh đồng lúa khi lúa đang ở thời kì trổ bông. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối

(2)

với nhau sinh ra những chuột con. Số lượng chuột con phụ thuộc vào lượng thức ăn trên cánh đồng và phụ thuộc vào những kẻ săn mồi. Tập hợp các cá thể chuột đồng nêu trên là

A. một quần thể.

B. một quần xã.

C. một hệ sinh thái.

D. một đàn chuột.

Lời giải : Đáp án A

Những cá thể chuột đồng cùng không gian và thời gian sống, cùng có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ sau nên tập hợp những con chuột đồng này gọi là quần thể.

Chuột làm tổ trên ruộng lúa

3 trang 96 sbt Sinh học lớp 9: Dấu hiệu nào sau đây không là dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể?

A. Tỉ lệ giới tính.

B. Mật độ.

C. Độ nhiều.

D. Thành phần nhóm tuổi.

(3)

Lời giải:

Đáp án C

- Một quần thể thường đặc trưng bởi tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, mật độ, tăng trưởng và kích thước.

+ Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái.

+ Mật độ là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích.

+ Thành phần nhóm tuổi chia làm 3 loại: tuổi sinh lí (tuổi sống tối đa của cá thể), tuổi sinh thái (tuổi sống thực tế của cá thể), tuổi quần thể (tuổi bình quân của tất cả các cá thể trong quần thể).

- Độ nhiều không phải là một trong những đặc điểm đặc trưng của quần thể.

4 trang 96 sbt Sinh học lớp 9: Những dấu hiệu đặc trưng của quần thể là A. tỉ lệ giới tính, mật độ và độ nhiều.

B. mật độ, thành phần nhóm tuổi và độ đa dạng.

C. tỉ lệ giới tính, mật độ và độ thường gặp.

D. tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ.

Lời giải:

Đáp án D

- Những dấu hiệu đặc trưng của quần thể là tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ.

- Độ nhiều, độ đa dạng, độ thường gặp không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể vì quần thể là nhóm cá thể cùng loài (đồng nhất về thành phần loài).

5 trang 96 sbt Sinh học lớp 9: Căn cứ để nhận biết một tập hợp các cá thể sinh vật có phải là một quần thể hay không là

A. có cùng loài hay không.

B. có cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định hay không.

C. có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới hay không.

D. Cả A, B và C.

(4)

Lời giải : Đáp án D

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian, có khả năng sinh sản trong tư nhiên tạo ra thế hệ sau. Như vậy, căn cứ để nhận biết một tập hợp các cá thể sinh vật có phải là một quần thể hay không là:

- Có cùng loài hay không.

- Có cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định hay không.

- Có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới hay không.

Quần thể chim cánh cụt

6 trang 97 sbt Sinh học lớp 9: "Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quản thể" là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào sau đây trong quần thể?

A. Nhóm tuổi trước sinh sản.

B. Nhóm tuổi sau sinh sản.

C. Nhóm tuổi sinh sản.

D. Không của nhóm nào.

Lời giải : Đáp án A

(5)

Cấu trúc tuổi trong một quần thể thường được chia thành 3 nhóm: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. Mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau. Trong đó, nhóm tuổi trước sinh sản có các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.

7 trang 97 sbt Sinh học lớp 9: “Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể" là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào sau đây trong quần thể?

A. Nhóm tuổi trước sinh sản.

B. Nhóm tuổi sau sinh sản.

C. Nhóm tuổi sinh sản.

D. Cả B và C.

Lời giải : Đáp án B

Các nhóm tuổi Ý nghĩa sinh thái

Nhóm tuổi trước sinh sản

Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.

Nhóm tuổi sinh sản

Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể.

Nhóm tuổi sau sinh sản

Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.

8 trang 97 sbt Sinh học lớp 9: Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi A. theo mùa, theo năm và chu kì sống của sinh vật.

B. phụ thuộc vào nguồn sống (thức ăn, nơi ở,…)

C. phụ thuộc vào những biến động bất thường của môi trường và những kẻ săn mồi.

D. cả A, B và C.

(6)

Lời giải:

Đáp án D

Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi phụ thuộc vào: theo mùa, theo năm và chu kì sống của sinh vật; nguồn thức ăn của quần thể (thức ăn, nơi ở,…); yếu tố bất thường của môi trường sống như hạn hán, lũ lụt, cháy rừng,… và những kẻ săn mồi.

Số lượng cá thể thay đổi do thời tiết khắc nghiệt hoặc do kẻ săn mồi

9 trang 97 sbt Sinh học lớp 9: Ý nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể?

A. Nhóm cá thể cùng loài trong cùng một không gian sống vào một thời điểm nhất định.

B. Nhóm sinh vật được tập hợp ngẫu nhiên, nhất thời.

C. Có khả năng sinh sản tạo ra các thế hệ mới.

D. Có quan hệ với môi trường sống.

Lời giải:

Đáp án B

- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

(7)

- Trong quần thể, các cá thể có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo ra sự ổn định tương đối cho quần thể. Vì vậy, quần thể không phải là một tập hợp ngẫu nhiên, nhất thời.

10 trang 98 sbt Sinh học lớp 9: Quan sát hình vẽ sau, cho biết đây là dạng tháp tuổi nào?

A. Dạng phát triển.

B. Dạng ổn định.

C. Dạng giảm sút.

D. Không dạng nào cả.

Lời giải : Đáp án A

- Có 3 dạng tháp tuổi: dạng phát triển, dạng ổn định và dạng giảm sút.

(8)

- Tháp tuổi trong hình trên có đáy rộng, đỉnh hẹp, cạnh xiên nên đây chính là hình ảnh của tháp tuổi dạng phát triển.

11 trang 98 sbt Sinh học lớp 9: Khi nguồn thức ăn dồi dào, số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay trong một đơn vị thể tích sẽ

A. giảm.

B. ổn định.

C. tăng.

D. lúc tăng, lúc giảm theo hình sin.

Lời giải : Đáp án C

Khi điều kiện môi trường thuận lợi (khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở nhiều,…), mức tử vong giảm, sức sinh sản tăng, nhập cư tăng dẫn tới số lượng cá thể quần thể tăng, mật độ quần thể tăng.

Mật độ châu chấu tăng cao trên ruộng lúa khi nguồn thức ăn dồi dào

12 trang 98 sbt Sinh học lớp 9: Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao (ví dụ vào các tháng mùa mưa trong năm) thì số lượng muỗi sẽ

A. giảm.

B. ổn định.

C. tăng.

(9)

D. lúc tăng, lúc giảm theo hình sin.

Lời giải : Đáp án C

Thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao (ví dụ vào các tháng mùa mưa trong năm) chính là điều kiện lí tưởng cho muỗi sinh sản. Do đó, khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao (ví dụ vào các tháng mùa mưa trong năm) thì số lượng muỗi sẽ tăng nhanh.

Muỗi xuất hiện nhiều vào mùa mưa

13 trang 98 sbt Sinh học lớp 9: Các cá thể trong một quần thể động vật có vú (thú) cạnh tranh với nhau

A. về thức ăn.

B. về chỗ ở.

C. tranh giành con cái giữa các con đực.

D. cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

- Quan hệ cạnh tranh cùng loài xảy ra khi điều kiện trở nên bất lợi (môi trường sống thiếu thức ăn, nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành con cái,…).

- Khi các cá thể trong nhóm cạnh tranh gay gắt có thể dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.

(10)

Sư tử cạnh tranh con cái trong mùa sinh sản

14 trang 98 sbt Sinh học lớp 9: Trong nội bộ một quần thể thú rừng, các cá thể có những mối quan hệ nào sau đây?

A. Hỗ trợ.

B. Cạnh tranh.

C. Cộng sinh.

D. Cả A và B.

Lời giải:

Đáp án D

- Các sinh vật trong cùng một nhóm loài thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau:

+ Trong mối quan hệ hỗ trợ, các cá thể trong một nhóm loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như chống lại kẻ thù, di cư, tìm kiếm thức ăn, chống chọi với môi trường.

+ Quan hệ cạnh tranh cùng loài xảy ra khi điều kiện trở nên bất lợi (môi trường sống thiếu thức ăn, nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành con cái,…).

- Cộng sinh là mối quan hệ hỗ trợ khác loài.

(11)

Cạnh tranh cùng loài Hỗ trợ cùng loài

15 trang 96 sbt Sinh học lớp 9: Ý nào sau đây là không đúng khi nói về quần thể người?

A. Quần thể người có những đặc điểm mà quần thể sinh vật khác không có như các đặc điểm về kinh tế - xã hội.

B. Quần thể người cũng có những đặc điểm sinh học như các quần thể sinh vật khác.

C. Con người có khả năng khai thác tự nhiên một cách hợp lí để phát triển bền vững D. Mật độ quần thể người không thay đổi theo thời gian và không gian.

Lời giải:

Đáp án D

Mật độ quần thể người có thể thay đổi theo thời gian và không gian:

- Theo thời gian, dân số tăng lên dẫn tới mật độ quần thể người cũng tăng lên.

- Theo không gian, mật độ quần thể người không đồng đều tại các khu vực địa lí. Ở nước ta, mật độ quần thể người tại đồng bằng cao hơn mật độ quần thể người tại miền núi.

Quần thể người

(12)

16 trang 99 sbt Sinh học lớp 9: Nhóm tuổi sinh sản và lao động trong quần thể người

A. từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi.

B. từ 15 tuổi đến 50 tuổi.

C. từ 15 tuổi đến 64 tuổi.

D. từ 18 tuổi đến 60 tuổi.

Lời giải : Đáp án C

Quần thể người gồm 3 nhóm tuổi:

+ Nhóm tuổi trước sinh sản: từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi.

+ Nhóm tuổi lao động và sinh sản: từ 15 đến 64 tuổi.

+ Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc: từ 65 tuổi trở lên.

17 trang 99 sbt Sinh học lớp 9: Trong ba tháp dân số dưới đây, dạng tháp nào là dạng tháp dân số trẻ?

A. Dạng a.

B. Dạng b.

C. Dạng c.

D. không dạng nào.

(13)

Lời giải:

Đáp án A

Tháp dân số trẻ (dạng phát triển): Tỉ lệ nhóm tuổi trẻ cao và nhóm tuổi già thấp → Tỉ lệ tăng trưởng dân số cao.

18 trang 99 sbt Sinh học lớp 9: Quần thể người có những đặc điểm nào sau đây mà quần thể sinh vật khác không có?

A. Tỉ lệ giới tính.

B. Thành phần nhóm tuổi.

C. Mật độ.

D. Kinh tế - xã hội.

Lời giải : Đáp án D

- Đặc điểm sinh học của quần thể người giống quần thể sinh vật khác: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong,...

- Đặc điểm sinh học chỉ có ở quần thể người: pháp luật, kinh tế - xã hội, hôn nhân, giáo dục, văn hoá,…

Phát triển kinh tế - xã hội của loài người

(14)

19 trang 99 sbt Sinh học lớp 9: Đặc điểm về kinh tế - xã hội chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể sinh vật khác vì

A. con người có tư duy.

B. con người có lao động.

C. con người có khả năng cải tạo thiên nhiên.

D. Cả A, B và C.

Lời giải : Đáp án D

Con người có những đặc điểm sinh học khác với các quần thể sinh vật khác vì con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.

20 trang 100 sbt Sinh học lớp 9: Việc tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến tình trạng nào sau đây?

A. Thiếu lương thực, thực phẩm; thiếu chỗ ở, thiếu trường học, bệnh viện.

B. Chặt phá rừng, ô nhiễm môi trường.

C. Kinh tế kém phát triển, chất lượng cuộc sống không được nâng cao,...

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

- Tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến nhiều hệ lụy:

+ Thiếu lương thực, thực phẩm; thiếu chỗ ở, thiếu trường học, bệnh viện.

+ Chặt phá rừng, ô nhiễm môi trường.

+ Kinh tế kém phát triển, chất lượng cuộc sống không được nâng cao,...

- Để hạn chế ảnh hưởng xấu của việc tăng dân số quá nhanh, mỗi quốc gia cần phát triển cơ cấu dân số hợp lí và thực hiện pháp lệnh dân số nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội: số con sinh ra phải phù hợp với

(15)

khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hoà với sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường của mỗi đất nước.

Ô nhiễm môi trường do bùng nổ dân số

21 trang 96 sbt Sinh học lớp 9: Phát triển dân số hợp lí là

A. số con sinh ra phù hợp với khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc của gia đình và xã hội.

B. dân số tăng hài hoà với sự phát triển kinh tế - xã hội.

C. phù hợp với điều kiện về tài nguyên và môi trường của đất nước.

D. cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

- Để hạn chế ảnh hưởng xấu của việc tăng dân số quá nhanh, mỗi quốc gia cần phát triển cơ cấu dân số hợp lí và thực hiện pháp lệnh dân số nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

- Phát triển dân số hợp lí là số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hoà với sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường của mỗi đất nước.

(16)

22 trang 100 sbt Sinh học lớp 9: Dấu hiệu để nhận biết một quần xã là A. tập hợp nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau.

B. các quần thể khác loài đó cùng sống trong một không gian xác định, có cùng lịch sử phát triển lâu dài.

C. các quần thể khác loài đó có quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau.

D. cả A, B và C.

Lời giải : Đáp án D

- Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian xác định.

- Trong quần xã, các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau (quan hệ cùng loài, quan hệ khác loài) như một thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

(17)

Quần xã sinh vật sông Alaska

23 trang 96 sbt Sinh học lớp 9: Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện ở A. số lượng cá thể nhiều.

B. mật độ cá thể cao.

C. số lượng loài phong phú.

D. đầy đủ 3 loại sinh vật: sản xuất, tiêu thụ và phân giải.

Lời giải : Đáp án C

Độ đa dạng thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã. Quần thể có số lượng loài càng nhiều thì độ phong phú của quần xã càng cao.

Đa dạng các loài cá biển

24 trang 100 sbt Sinh học lớp 9: Dấu hiệu nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?

A. Tỉ lệ giới tính.

(18)

B. Mật độ.

C. Thành phần nhóm tuổi.

D. Độ nhiều.

Lời giải : Đáp án D

- Độ nhiều thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã. Đây chính là một dấu hiệu đặc trưng về số lượng các loài của quần xã.

- Quần thể chỉ có các cá thể cùng loài nên không thể có dấu hiệu đặc trưng về số lượng các loài.

Quần xã gồm nhiều loài sinh vật

25 trang 100 sbt Sinh học lớp 9: Trong quần xã sinh vật, giữa các sinh vật khác loài thường có những mối quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ hỗ trợ.

B. Quan hệ đối địch.

C. Không có mối quan hệ nào.

D. Cả A và B.

Lời giải : Đáp án D

- Trong quần xã sinh vật, các sinh vật khác loài có quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối địch.

(19)

- Quan hệ hỗ trợ khác loài là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật. Các mối quan hệ hỗ trợ khác loài điển hình gồm có: Cộng sinh, hội sinh.

- Trong mối quan hệ đối địch khác loài, một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại. Các mối quan hệ đối địch khác loài điển hình gồm có:

Cạnh tranh, kí sinh – nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác.

Chim xỉa răng cho cá sấu

26 trang 101 sbt Sinh học lớp 9: Vai trò của khống chế sinh học trong quần xã là gì?

A. Làm tăng số lượng cá thể trong quần xã.

B. Làm giảm số lượng cá thể trong quần xã.

C. Làm tăng độ nhiều và độ phong phú của quần xã.

D. Đảm bảo sự cân bằng sinh học trong quần xã.

Lời giải:

Đáp án D

Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

(20)

- Ví dụ về hiện tượng khống chế sinh học: Cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến số lượng chim ăn sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi số lượng sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu lại giảm.

Quan hệ giữa số lượng sâu và số lượng chim sâu

27 trang 101 sbt Sinh học lớp 9: Một hệ sinh thái bao gồm thành phần nào sau đây?

A. Thành phần vô sinh.

B. Thành phần hữu sinh.

C. Động vật, thực vật và vi sinh vật.

D. Cả A và B.

Lời giải : Đáp án D

Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm có 2 thành phần chủ yếu là thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh:

- Thành phần vô sinh: Đất, đá, nước, thảm mục,...

- Thành phần hữu sinh: Được chia thành 3 nhóm bao gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

(21)

Cấu trúc hệ sinh thái

28 trang 101 sbt Sinh học lớp 9: Sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất trong một chuỗi thức ăn?

A. Thực vật.

B. Động vật.

C. Vi sinh vật.

D. Cả A và B.

Lời giải:

Đáp án A

Nhóm sinh vật sản xuất gồm chủ yếu là thực vật, vi sinh vật quang hợp. Nhóm này có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời tổng hợp nên chất hữu cơ.

(22)

Thực vật là sinh vật sản xuất

29 trang 101 sbt Sinh học lớp 9: Thành phần không sống của hệ sinh thái gồm A. các chất vô cơ như nước, không khí,...

B. các chất mùn bã.

C. các nhân tố khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…

D. Cả A, B và C.

Lời giải : Đáp án D

Thành phần không sống của hệ sinh thái gồm:

- Các chất vô cơ như nước, không khí,...

- Các chất mùn bã.

- Các nhân tố khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…

30 trang 101 sbt Sinh học lớp 9: Thành phần sống của hệ sinh thái gồm A. thực vật.

B. động vật.

C. vi sinh vật.

(23)

D. cả A, B vàC.

Lời giải : Đáp án D

Thành phần hữu sinh: Được chia thành 3 nhóm bao gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

- Nhóm sinh vật sản xuất: Gồm chủ yếu là thực vật, vi sinh vật quang hợp. Nhóm này có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời tổng hợp nên chất hữu cơ.

- Nhóm sinh vật tiêu thụ: Gồm các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.

- Nhóm sinh vật phân giải: Gồm vi khuẩn, nấm,… sống dựa vào sự phân hủy các chất hữu cơ có sẵn. Nhóm này tham gia vào việc phân giải vật chất để trả lại cho môi trường những chất ban đầu.

Nhân tố hữu sinh của hệ sinh thái

31 trang 101 sbt Sinh học lớp 9: Sinh vật nào sau đây là sinh vật tiêu thụ bậc 1?

A. Châu chấu.

B. Bò, trâu.

C. Hổ, báo.

D. Cả A và B.

(24)

Lời giải : Đáp án D

Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc một là những sinh vật ăn sinh vật sản xuất. Như vậy, trong các loài đã cho ở trên thì châu chấu, bò, trâu có thể là sinh vật tiêu thụ bậc một do chúng là những động vật ăn thực vật.

Sinh vật tiêu thụ bậc 1

32 trang 101 sbt Sinh học lớp 9: Sinh vật nào sau đây là sinh vật ăn thịt?

A. Cây nắp ấm.

B. Bò.

C. Cừu.

D. Thỏ.

Lời giải : Đáp án A

- Nắp ấm là loài thực vật đặc biệt, lá có dạng túi nhỏ để bẫy côn trùng (nên còn được gọi là cây ăn thịt).

- Bò, cừu, thỏ là những sinh vật ăn thực vật.

(25)

Cây nắp ấm “ăn” côn trùng

33 trang 102 sbt Sinh học lớp 9: Sinh vật nào sau đây thường là mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn?

A. Thực vật.

B. Động vật ăn thực vật.

C. Động vật ăn thịt.

D. Vi sinh vật phân giải.

Lời giải:

Đáp án D

Chuỗi thức ăn thường có trình tự các mắt xích là: Thực vật → Động vật ăn thực vật

→ Động vật ăn thịt → Vi sinh vật phân giải. Như vậy, vi sinh vật phân giải thường là mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn, nhóm này tham gia vào việc phân giải vật chất để trả lại cho môi trường những chất ban đầu.

Vi khuẩn phân giải lân

(26)

34 trang 102 sbt Sinh học lớp 9: Chuỗi và lưới thức ăn trong tự nhiên được hình thành trên cơ sở mối quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ cạnh tranh về chỗ ở giữa các loài sinh vật.

B. Quan hệ sinh sản giữa các cá thể cùng loài.

C. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật.

D. Quan hệ hội sinh giữa các loài sinh vật.

Lời giải : Đáp án C

Chuỗi và lưới thức ăn trong tự nhiên được hình thành trên cơ sở mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật. Trong đó, mỗi loài là một mắt xích, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.

Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã

35 trang 102 sbt Sinh học lớp 9: Điền từ, cụm từ phù hợp vào chỗ trống (…) trong các câu sau.

Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối …(1)…, trong đó quan hệ …(2)… có vai trò quan trọng được thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn. Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm 3 thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất, …(3)… và

…(4)…

Lời giải:

(27)

(1) Quan hệ (2) Dinh dưỡng (3) Sinh vật tiêu thụ (4) Sinh vật phân giải

36 trang 102 sbt Sinh học lớp 9: Điền từ, cụm từ phù hợp vào chỗ trống (…) trong các câu sau.

Khi mật độ quần thể tăng lên quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể bị chết. Khi đó, ……. quần thể được điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng.

Lời giải:

Từ cần điền là: Mật độ.

37 trang 102 sbt Sinh học lớp 9: Điền từ, cụm từ phù hợp vào chỗ trống (…) trong các câu sau.

Trong tự nhiên, một loài sinh vật không chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà đồng thời còn tham gia vào chuỗi thức ăn khác. Chuỗi thức ăn là một dãy các sinh vật có quan hệ ……. với nhau.

Lời giải:

Từ cần điền là: Dinh dưỡng.

38 trang 102 sbt Sinh học lớp 9: Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp và ghi kết quả ghép vào cột C.

Các nhóm tuổi (A) Ý nghĩa sinh thái (B) Kết quả ghép (C) 1. Nhóm tuổi trước sinh sản

2. Nhóm tuổi sinh sản 3. Nhóm tuổi sau sinh sản

a) Có vai trò quyết định mức sinh sản của quần thể.

b) Không có ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.

1 - …………

2 - …………

3 - …………

(28)

c) Có vai trò chủ yếu là làm tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể.

Lời giải:

1 – c: Nhóm tuổi trước sinh sản có vai trò chủ yếu là làm tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể.

2 – a: Nhóm tuổi sinh sản có vai trò quyết định mức sinh sản của quần thể.

3 – b: Nhóm tuổi sau sinh sản không có ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.

39 trang 103 sbt Sinh học lớp 9: Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp và ghi kết quả ghép vào cột C.

Các chỉ số đánh giá (A) Thể hiện (B) Kết quả ghép (C) 1. Độ đa dạng

2. Độ nhiều 3. Độ thường gặp 4. Loài ưu thế 5. Loài đặc trưng

a) Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng, cỡ lớn,… hoặc do hoạt động của loài có tác động lớn đến các loài khác và môi trường.

b) Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.

c) Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.

d) Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.

e) Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.

1 - …………

2 - …………

3 - …………

4 - …………

5 - …………

(29)

Lời giải :

1 – e: Độ đa dạng là mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.

2 – c: Độ nhiều là mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.

3 – b: Độ thường gặp là tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.

4 – a: Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng, cỡ lớn,… hoặc do hoạt động của loài có tác động lớn đến các loài khác và môi trường.

5 – d: Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.

Cá cóc là loài đặc trưng của quần xã Tam Đảo

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trong điều kiện môi trường liên tục biến đổi theo một hướng xác định, chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen cũng theo một hướng xác định nên sự đa dạng của

Sử dụng hóa chất gây đột biến ở thực vật, người ta có thể ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp, tiêm

Nước vừa là nhân tố sinh thái vừa là môi trường sống của sinh vật vì nước là môi trường có các chất hoà tan, có không khí hoà tan, có nhiệt độ nhất định, có ánh sáng

2 trang 112 sbt Sinh học lớp 9: Hoạt động nào của con người trong thời kì nguyên thuỷ có tác động chủ yếu đến môi trường tự nhiên?... Dùng lửa để làm chín thức ăn, sưởi

Những đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự tăng giảm dân số có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của con người và các chính sách kinh tế - xã hội

- Khóa lưỡng phân là cách phân loại sinh vật dựa trên một đôi đặc điểm đối lập để phân chia chúng thành hai nhóm.. - Cách xây dựng khóa

+ Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn: Nguyên nhân là do sự cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, con đực tranh giành con cái trở nên gay

Ở cây thiên nam tinh (Arisaema japonica) thuộc họ Ráy, rễ củ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng nảy chồi sẽ cho ra cây chỉ có hoa cái, còn rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho