• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 9

NS: 23/10/2017 NG: 30/10/2017

Thứ 2 ngày 30 tháng 10 năm 2017

TIẾNG VIỆT

Bài 35

: UÔI – ƯƠI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.

2. Kĩ năng:

- Đọc được câu ứng dụng: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ.

3. Thái độ:

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chuối, bưởi, vú sữa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh họa bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

I. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Học sinh đọc và viết: ui, ưi, cái túi, gửi quà.

- Đọc câu ứng dụng: Dì Na gửi thư về. Cả nhà vui quá

- Giáo viên nhận xét.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy vần:

Vần uôi: (8’) a. Nhận diện vần:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: uôi - Gv giới thiệu: Vần uôi được tạo nên từ u ô và i.

- So sánh vần uôi với ôi.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gv phát âm mẫu: uôi - Gọi hs đọc: uôi

- Yêu cầu HS ghép bảng cài vần uôi.

- 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- HS nêu - Hs theo dõi.

- Nhiều HS đọc

- HS thao tác trên bảng cài.

(2)

- Gv viết bảng chuối và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng chuối.

(Âm ch trước vần uôi sau.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: chuối

- Cho hs đánh vần và đọc: chờ- uôi- chuôi- sắc- chuối.

- Giới thiệu từ khóa “ nải chuối”

- Gọi hs đọc toàn phần: uôi- chuối- nải chuối.

Vần ươi: (8’)

(Gv hướng dẫn tương tự vần uôi.) - So sánh ươi với ơi.

( Giống nhau: Kết thúc bằng i. Khác nhau:

ươi bắt đầu bằng ư).

c. Đọc từ ứng dụng: (8’)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng:

tuổi thơ túi lưới

buổi tối tươi cười - Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (10’)

- Gv giới thiệu cách viết: uôi, ươi, nải chuối múi bưởi.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (15’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: buổi - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Nhiều hs đánh vần và đọc.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.

- Hs thực hành như vần uôi - 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 3 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

(3)

c. Luyện viết: (12’)

- Gv nêu lại cách viết: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét.

d. Luyện nói: (5’) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Chuối, bưởi, vú sữa.

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Trong 3 thứ quả này em thích loại quả nào nhất?

+ Nhà em có vườn ko? Vườn nhà em trồng cây gì?

+ Chuối chín có màu gì?

+ Vú sữa chín có màu gì?

+ Bưởi thường có nhiều vào mùa nào?

3. Củng cố, dặn dò (2’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới.

- Gv nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi.

- Gọi 1 hs đọc lại bài trên bảng.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 36.

- HS quan sát

- HS viết bài

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc + 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

- HS làm theo hướng dẫn của GV

- HS đọc bài

TOÁN

Tiết 32:

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: Giúp hs củng cố về:

1. Kiến thức:

- Phép cộng một số với 0.

- Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi các số đã học.

2. Kĩ năng:

(4)

- Tính chất của phép + (khi đổi chỗ các số trong phép cộng, kết quả không thay đổi).

3. Thái độ:

- Vận dụng làm bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1.Kiểm tra bài cũ :(5’)

+ Một số cộng với 0 thì kết quả thế nào ? 0 cộng với 1 số kết quả thế nào ? + Học sinh lên bảng :

H1 :4 + 0 = H2 2 + 0 … 0 + 2 0 + 4 = 1 + 0 … 2 + Giáo viên sửa bài, nhận xét 2.Bài mới :

a. Hoạt động 1 :(10’) Củng cố các phép cộng 1 số với 0

Mt :Học sinh nắm được yêu cầu bài học.

- Giáo viên giới thiệu bài

- Gọi HS đọc các công thức đã học b. Hoạt động 2 : (15’) Thực hành luyện tập

Mt : Củng cố 1 số cộng với 0 , làm tính cộng với các số đã học . Nắn tính chất của phép cộng

- Cho học sinh mở SGK

- Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt làm toán

Bài1:Tính rồi ghi k/ quả vào chỗ chấm : - Cho học sinh nêu cách làm bài

- Cho học sinh làm vào vở Bài tập toán - Giáo viên xem xét, sửa sai học sinh yếu

Bài 2 : Tính rồi ghi kết quả vào chỗ chấm

- Cho học sinh nhận xét từng cặp tính để

- HS trả lời

- 2 HS lên bảng làm

-Học sinh nhắc lại tên bài.

- HS đọc

- Cho học sinh mở sách

- Học sinh nêu cách làm bài - tự làm bài và chữa bài

-Học sinh tự nêu cách làm - rồi tự làm bài và chữa bài

-Trong phép cộng nếu đổi chỗ các số cộng thì kết quả không thay đổi

- Học sinh nêu cách làm :

(5)

thấy được tính giao hoán trong phép cộng

Bài 3 : Điền dấu <, > = vào chỗ chấm - Yêu cầu HS nêu cách làm bài

- Yêu cầu HS làm bài.

Bài 4 : viết kết quả phép cộng

- Giáo viên treo bảng phụ yêu cầu học sinh quan sát các số ở cột ngang và cột dọc, xác định 2 số cần cộng và kết quả đặt ngay ở cột ngang và cột dọc gặp nhau.

- Giáo viên làm mẫu 1 bài trên bảng - Gọi học sinh lên làm mẫu 1 bài

+ 1 2

1 2 3

2 3 4

- Giáo viên nhận xét đúng, sai - Cho học sinh làm vào vở Bài tập c.Hoạt động 3: (5’) Trò chơi

Mt :Củng cố lại các bảng cộng phạm vi 5 số đầu

-Tổ chức cho học sinh chơi hỏi đáp nhanh - Giáo viên hỏi trước :3 + 1 = ? chỉ định 1 em trả lời. Em học sinh trả lời xong sẽ hỏi tiếp. Vd : 2 + 3 = ? chỉ định 1 em khác trả lời. Nếu em nào trả lời nhanh, đúng tức là em đó thắng cuộc 4.Củng cố dặn dò : (5’)

- Hôm nay em vừa học bài gì ? - Nhận xét tiết học.

0 + 3 … 4

Không cộng 3 bằng 3. 3bé hơn 4 . Vậy 0 +3<4

- Học sinh tự làm bài vào vở Bài tập toán

- Tự sửa bài tập

- Học sinh tự làm bài và chữa bài

- HS chơi theo hướng dẫn của GV.

HS trả lời

ĐẠO ĐỨC

Bài 5: LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ

I . MỤC TIÊU

(6)

- Học sinh hiểu : Đối với anh chị cần lễ phép , đ/v em nhỏ cần nhượng nhịn . Yêu quý anh chị em trong gia đình.Có vậy anh chị em mới hoà thuận , cha mẹ mới vui lòng .

- Học sinh biết cư xử lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ trong gia đình . Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp về lễ phép với anh chị, nhường nhị em nhỏ.

- Vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với anh chị em trong gia đình.

- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Vở BTĐĐ 1.

- Đồ dùng để chơi đóng vai. Các truyện, ca dao, tục ngữ, bài hát về chủ đề bài học

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1.Kiểm tra bài cũ :(5’)

? Được sống hạnh phúc bên cha mẹ , em cảm thấy thế nào ? Từ đó em cần có bổn phận gì đối với ông bà , cha mẹ ?

? Đối với trẻ em cơ nhỡ em cần đối xử như thế nào ? Cần có thái độ gì ?

? Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng ? - Nhận xét bài cũ .

2.Bài mới

a. Giới thiệu bài (2’) b, Các hoạt động

Hoạt động 1 : Quan sát tranh ( 14’)

Mt : Nhận xét tranh nói được việc làm của các bạn trong tranh :

- Cho học sinh quan sát tranh .

* Giáo viên kết luận :

- Anh cho em quả cam , em nói cảm ơn .

- HS trả lời

- Lắng nghe

- Hs trao đổi với nhau về nội dung tranh . Từng em trình bày nhận xét của mình

- Lớp nhận xét bổ sung ý kiến . - Hs quan sát tranh , lắng nghe .

(7)

Anh rất quan tâm đến em , còn em thì rất lễ phép .

- Hai chị em đang chơi đồ hàng . Chị giúp em mặc áo cho búp bê . Hai chị em chơi với nhau rất hoà thuận , chị biết giúp đỡ em trong khi chơi .

- Anh chị em trong gia đình sống với nhau phải như thế nào ?

Hoạt động 2 : Thảo luận ( 14’)

Mt : Học sinh phân tích được tình huống trong tranh :

- Hướng dẫn quan sát BT2

+ Nếu em là Lan , em sẽ chia quà như thế nào ?

+ Nếu em là Hùng , em sẽ làm gì trong tình huống đó ?

- Cho học sinh phân tích các tình huống và chọn ra cách xử lý tối ưu .

* Kết luận : Anh chị em trong gia đình phải luôn sống hoà thuận , thương yêu nhường nhịn nhau , có vậy cha mẹ mới vui lòng , gia đình mới yên ấm , hạnh phúc . 3. Củng cố dặn dò : (5’)

- Nhận xét tiết học , tuyên dương Học sinh hoạt động tốt .

Chuẩn bị BT3 và chuẩn bị đóng vai các tình huống trong BT2

- Phải yêu thương hòa thuận , giúp đỡ lẫn nhau .

- Hs quan sát và nêu nội dung tranh:

+ T1 : Bạn Lan đang chơi với em thì được cô cho quà .

+ T2 : Bạn Hùng có chiếc ô tô đồ chơi , em bé nhìn thấy và đòi mượn chơi . - Cho em phần nhiều hơn .

- Học sinh có thể nêu ý kiến : + Cho em mượn

+ Không cho em mượn

+ Cho em mượn nhưng dặn dò em phải giữ gìn đồ chơi cẩn thận . - Hs thảo luận nêu ý kiến chọn cách xử lý tốt nhất .

THỂ DỤC

(8)

Bài 9:

ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ- THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đội hình đội ngũ.

- Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản.

- Trò chơi: “Qua đường lội”

2.Kỹ năng:

- Ôn một số kĩ năng đội hình đội ngũ. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác, nhanh , trật tự.

- Bước đầu biết cách thực hiện đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V (thực hiện bắt chước GV)

- Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.

3.Thái độ:

- Tự giác tích cực trong tập luyện tập.

- Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.

- Xây dựng thói quen luyện tập ở trường và ở nhà.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên: Còi, giáo án.

+ Học sinh: Trang phục tập luyện. III. N I DUNG VÀ PH ƯƠNG PHÁP LÊN LP

NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

I. Phần mở đầu.

- Ổn định: Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học

- Khởi động khớp cổ, tay và chân - Ôn đứng đưa hai tay đưa ra trước - Kiểm tra bài cũ: Đứnh đưa 2 tay ra trước

5 phút Đội hình nhận lớp

II. Phần cơ bản.

a, Tư thế cơ bản

25 phút

Đội hình tập luyện

(9)

- Đứng đưa hai tay dang ngang, lên cao chêch chữ V

Những sai lầm thường mắc (tay đưa chưa ngang vai, còn cao hơn hay thấp hơn và tay đưa lên cao chưa thẳng hết khuỷu tay, chêch chữ V hơi rộng)

b, Trò chơi “Qua đường lội”

- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi

- Nhận xét – Tuyên dương

+ Lần 1 - 2: GV làm mẫu phân tích kĩ thuật động tác.

+ Lần 3 - 4: GV hô cho hs tập + Lần 5: Từng tổ thực hiện - Nhận xét, sửa sai

Đội hình trò chơi

- Lần 1: Hs chơi thử

- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua

III. Phần kết thúc.

- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh - GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.

5 phút Đội hình xuống lớp

NS: 24/10/2017 NG: 31/10/2017

Thứ 3 ngày 31 tháng 10 năm 2017

TOÁN

Tiết 33:

LUYỆN TẬP CHUNG

(10)

I. MỤC TIÊU: Giúp hs củng cố về:

1. Kiến thức:

- Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi các số đã học.

2. Kĩ năng:

- Phép cộng một số với 0.

3. Thái độ:

- Vận dụng làm bài tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1.Kiểm tra bài cũ : (5’) + Gọi 2 học sinh lên bảng : H1 : 3 + 2 …. 2 + 3 H2: 2 + 3 = 2 + 1 + 2 = 2 + 0 + 2 = + Học sinh nhận xét sửa bài . Giáo viên bổ sung, sửa bài .

+ Giáo viên nhận xét bài cũ 2.Bài mới :

a.Hoạt động 1 : (10’) Củng cố phép cộng từ 0®5

Mt :Học sinh nắm được tên bài học.Củng cố bảng cộng và tính giao hoán trong phép cộng

- Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài

? Đọc bảng cộng phạm vi 3 Bảng cộng phạm vi 4 Bảng cộng phạm vi 5

? Một số cộng với 0; 0 cộng với 1 số thì kết quả thế nào? Cho Ví dụ.

? Nếu đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả thế nào?

b.Hoạt động 2 : (15’) Thực hành Mt :Làm được tính cộng trong phạm vi các số đã học

- Cho học sinh mở Sách GK - Hướng dẫn lần lượt từng bài tập.

2 HS làm bài

Học sinh nêu lại đầu bài -1 em

-1 em -1 em

-… bằng chính số đó.

-Vd: 5 + 0 =5 0 + 5 =5 -… không thay đổi.

- Học sinh mở sách

- Học sinh nêu cách làm -Tự làm bài và chữa bài

(11)

Bài 1:Tính

- Giáo viên chú ý học sinh viết thẳng cột.

Bài 2:Tính

- Cho học sinh nêu lại cách tính

- Cho học sinh làm vào vở Bài tập toán

Bài 3: Viết <,>,= vào chỗ trống

- Cho học sinh đọc thầm bài tập,nêu cách làm rồi tự làm và chữa bài tập.

- Ở bài 1 + 2… 2 + 1 , 1 + 4 … 4 + 1 yêu cầu học sinh không cần tính kết quả của 2 + 1 , 4 + 1 mà ghi ngay dấu

= vào giữa 2 phép tính. Vì trong phép cộng nếu ta đổi chỗ các số thì kết quả không đổi.

Bài 4: Viết phép tính thích hợp

- Cho học sinh xem tranh nêu bài toán rồi ghi phép tính phù hợp vào ô dưới tranh.

4.Củng cố dặn dò : (5’)

- Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà tiếp tục làm các bài tập còn lại.

- Chuẩn bị bài ngày hôm sau: Phép trừ trong phạm vi 3

- Lấy 2 số đầu cộng lại được kết quả bao nhiêu cộng tiếp với số còn lại.

- HS làm mẫu 1 bài : 2 + 1 =3 lấy 3 + 2 =5. Ghi 5 vào chỗ chấm.

- Học sinh tự làm bài và chữa bài

- Học sinh tự làm bài , sửa bài

- Học sinh nêu bài 4

a. Có 2 con ngựa thêm 1 con ngựa nữa.Hỏi có tất cả mấy con ngựa?

2 + 1 =3

4.b.Có 1 con ngỗng thêm 4 con ngỗng.Hỏi có tất cả mấy con ngỗng 1 + 4 =5

- Học sinh ghi cả 2 phép tính lên bảng con

- Lắng nghe

TIẾNG VIỆT

Bài 36:

AY - Â -ÂY

(12)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết đọc, biết viết các vần: ay- ây, máy bay, nhảy dây.

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng từ, câu ứng dụng: “Giờ ra chơi bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây”.

3. Thái độ:

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “Chạy, bay, đi bộ, đi xe”.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

I- Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho học sinh viết: nải chuối, múi bưởi - Gọi hs đọc câu ứng dụng: “Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ”.

- Giáo viên nhận xét.

II- Bài mới:

1. Giới thiệu: Gv nêu 2. Dạy vần mới:

a. Nhận diện vần:

* Vần ay: (8’)

- GV giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới.

- Gọi hs nêu cấu tạo vần?

- Cho hs ghép vần ay vào bảng gài - Gọi hs đánh vần và đọc: a-y- ay- ay.

- GV dẫn vào từ để hs ghép tiếng: bay.

- Gọi hs nêu cách ghép tiếng bay?

- Cho hs đánh vần và đọc: Bờ- ay- bay- bay

- Yêu cầu hs ghép từ: máy bay.

- Gọi hs nêu cách ghép từ: máy bay.

- Đọc từ: máy bay.

- Gọi hs đọc toàn phần: ay- bay- máy bay.

*Vần ây: (8’)

- 3 HS đọc và viết - 2 hs đọc.

- Lắng nghe

- Hs quan sát và nêu.

- 1 hs nêu.

- Hs ghép vần: ay

- Vài hs đánh vần và đọc.

- Hs ghép tiếng: bay.

- Hs nêu.

- Hs đánh vần và đọc.

- Hs ghép từ: máy bay - 1 vài hs nêu.

- Hs đọc: máy bay.

- Nhiều hs đọc.

(13)

(Gv hướng dẫn tương tự vần ay).

- So sánh vần ay với vần ây.

(Giống nhau âm cuối vần là y. Khác nhau âm đầu vần là a- â).

b. Đọc từ ứng dụng: (8’)

- GV đọc mẫu kết hợp giải nghĩa từ: cối xay, ngày hội, vây cá, cây cối.

- Cho hs đọc.

c. Luyện viết bảng con: (10’)

- GV giới thiệu cách viết vần: ay, ây, nhảy dây, máy bay.

- Cho hs viết bảng con- gv quan sát sửa sai cho hs yếu.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (12’)

- Cho hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Gv kết hợp kiểm tra xác xuất tiếng có vần mới.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu kết hợp cách đọc câu: Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây.

- Gv hướng dẫn đọc cách ngắt nghỉ của câu.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới:nhảy, dây.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện viết: (15’)

- Gv nêu lại cách viết vần ay- ây

- Hướng dẫn hs cách ngồi viết và cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Hs thực hành tương tự vần ay - 1 vài hs nêu.

- Nhiều hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 học sinh đọc bài.

- 5 học sinh đọc.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát tranh.

- Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- Hs nêu.

- 5 hs đọc.

- HS quan sát

- HS viết vào vở

(14)

- Gv nhận xét.

c. Luyện nói: (5’) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs nêu tên chủ đề: Chạy, bay, đi bộ.

- Gv hỏi:

+ Con hãy nêu tên từng hoạt động?

+ Khi nào phải đi máy bay?

+ Hằng ngày con đi xe hay đi bộ đến lớp?

+ Bố mẹ đi làm bằng gì?

3. Củng cố, dặn dò (2’)

- Trò chơi “Thi tìm tiếng có vần mới”.Gv nêu cách chơi, luật chơi. Gọi hs đọc lại bài trên bảng.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc, và viết bài. Xem trước bài 37: Ôn tập.

- Hs quan sát tranh.

- 1 hs nêu.

- Vài hs nêu.

- 1 vài hs nêu.

- 1 vài hs nêu.

- 1 vài hs nêu.

- Hs thực hiện.

NS: 25/10/2017 NG: 01/10/2017

Thứ 4 ngày 01 tháng 10 năm 2017

TIẾNG VIỆT

Bài 37

: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc, viết một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng -i và -y.

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng trong bài.

3. Thái độ:

- Nghe, hiểu và kể lại câu chuyện: Cây khế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng ôn tập, tranh vẽ minh họa đoạn thơ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

I. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs viết vần ay, ây, máy bay, nhảy dây.

- Hs viết bảng con.

(15)

- Gọi hs đọc:

+ Cối xay, ngày hội, vây cá, cây cối.

+ Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây

- Gv nhận xét.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu: Gv nêu 2. Ôn tập: (15’) a. Các vần vừa học:

- Cho hs nhớ và nêu lại những chữ vừa học trong tuần.

- Gv ghi lên bảng.

- Yêu cầu hs đọc từng âm trên bảng lớp.

- Giới thiệu tiếng, từ: ai- ay.

- Gọi hs phân tích cấu tạo của tiếng: ai, ay.

- Yêu cầu đọc đánh vần vần ai, ay.

- Yêu cầu hs ghép âm thành vần.

- Cho hs đọc các vần vừa ghép được.

b. Đọc từ ứng dụng: (8’)

- Gọi hs đọc các từ: đôi đũa, tuổi thơ, mây bay.

- Gv đọc mẫu và giải nghĩa từ: tuổi thơ.

c. Luyện viết: (10’)

- Gv viết mẫu và nêu cách viết của các từ: tuổi thơ, mây bay.

- Quan sát hs viết bài.

- Gv nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (12’)

- Gọi hs đọc lại bài- kết hợp kiểm tra xác xuất.

- Gv giới thiệu tranh về câu ứng dụng:

Gió từ tay mẹ Ru bé ngủ say

- 2 hs đọc.

- Nhiều hs nêu.

- Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- Hs quan sát.

- 1 vài hs nêu.

- Vài hs đọc.

- Nhiều hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Vài hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs viết bài vào bảng con.

- 5 hs đọc.

- Hs quan sát, nhận xét.

(16)

Thay cho gió trời Giữa trua oi ả.

- Hướng dẫn hs đọc câu ứng dụng.

- Gọi hs đọc câu ứng dụng.

c. Luyện viết: (12’)

- Hướng dẫn hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nêu lại cách viết từ: tuổi thơ, mây bay

- Nhận xét bài viết.

c. Kể chuyện: (8’)

- Gv giới thiệu tên truyện: Cây khế.

- Gv kể lần 1, kể từng đoạn theo tranh.

- Yêu cầu học sinh kể theo tranh.

- Gọi hs kể toàn bộ câu chuyện.

- Nêu ý nghĩa: Không nên tham lam.

3. Củng cố, dặn dò (3’)

- Gv tổ chức cho hs thi ghép tiếng có vần ôn tập. Hs nêu lại các vần vừa ôn.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện tập thêm. Xem trước bài 38.

- Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- Hs ngồi đúng tư thế.

- Mở vở viết bài.

- Hs theo dõi.

- Vài hs kể từng đoạn.

- 3 hs kể.

- HS thi ghép

NS:26/10/2017 NG: 02/10/2017

Thứ 5 ngày 02 tháng 10 năm 2017

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 9:

HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS biết kể những hoạt động mà em thích.

2. Kỹ năng: Nói sự cần thiết phải nghỉ ngơi-giải trí. Bi ết đi đứng và ngồi học đúng tư thế

3. Thái độ: Có ý thức tự giác thực hiện những đi ều đã học vào cuộc sống.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- KN tìm kiếm và sử lý thông tin: Quan sát và phân tích về sự cần thiết, lợi ích của vận động và nghỉ ngơi thư giãn.

- KN tự nhận thức: Tự nhận xét các tư thế đi, đứng, ngồi học của bản thân.

(17)

- Phát triển KN giao tiếp thông qua các HĐ học tập.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ cho bài học

- HS: Sách giáo khoa, vở bt Tự nhiên và Xã hội 1

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

I. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

- Tiết trước các con học bài gì?

- Hằng ngày các con ăn những thức ăn gì?

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài mới:

2. Dạy bài mới

a) HĐ1: Trò chơi “Hướng dẫn giao thông”

(5’)

Mục tiêu: HS nắm được một số luật giao thông đơn giản

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn cách chơi và làm mẫu

- Khi quản hô “đèn xanh” người chơi sẽ phải đưa 2 tay ra phía trước và quay nhanh lần lượt tay trên-tay dưới theo chi ều từ trong ra ngoài.

- Khi quản trò hô đèn đỏ người chơi phải dừng tay.

- Ai làm sai sẽ bị thua.

b) HĐ2: Trò chơi (7’)

Mục tiêu: HS biết được các hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khoẻ.

Cách tiến hành:

Bước 1:Cho HS thảo luận nhóm đôi kể những trò chơi các em thường hay chơi mà có lợi cho sức khoẻ.

Bước 2: Mỗi 1 số em xung phong lên kể những trò chơi cuả nhóm mình

- Em nào có thể cho cả lớp biết trò chơi của

- Ăn uống hàng ngày - Hs nêu

- Chú ý lắng nghe

- Hs chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên

- Thảo luận nhóm đôi.

- Nói với bạn tên các trò chơi mà các con hay chơi hằng ngày

- HS nêu lên

(18)

nhóm mình

- Những hoạt động các con vừa nêu có lợi hay có hại?

Kết luận:

- Các con chơi những trò chơi có l ợi cho sức khoẻ là: đá

bóng, nhảy dây, đá cầu.

c) HĐ3:Làm việc với SGK (10’)

Mục tiêu: Hiểu được nghỉ ngơi là rất cần thiết cho sức khoẻ.

Cách tiến hành:

Bước 1:Cho HS lấy SGK ra - GV theo dõi HS trả lời.

GV kết luận: Khi làm việc nhiều hoặc hoạt động quá sức, cơ thể bị mệt mỏi lúc đó phải nghỉ ngơi cho lại sức.

* THBĐ:Giới thiệu một số các hoạt động nghỉ ngơi của con người là biển: không khí trong lành, nhiều cảnh đẹp.

Qua đó, giới thiệu cho học sinh một nguồn lợi của biển đối với sức khỏe của con người d) HĐ4: Làm việc với SGK (10’)

Mục tiêu: Nhận biết các tư thế đúng và sai trong hoạt động hằng ngày

Cách tiến hành

Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát SGK.

GV kết luận:

- Các con ngồi học và đi đứng đúng tư thế.

- HS nêu

Làm việc với SGK

- HS quan sát trang 20 và 21. Chỉ và nói tên toàn hình

- Hình 1 các bạn đang chơi: nhảy dây, đá cầu, nhảy lò cò, bơi

- Trang 21: tắm biển, học bài - Giới thiệu dáng đi của 1 số bạn.

- Quan sát nhóm đôi.

- Quan sát các tư thế đi đứng, ngồi - Bạn áo vàng ngồi đúng

- Bạn đi đầu sai tư thế - HS nêu

(19)

Để tránh cong và vẹo cột sống.

3. Củng cố, dặn dò ( 3’) - Vừa rồi các con học bài gì?

- Nêu lại những hoạt động vui chơi có ích.

- Về nhà và lúc đi đứng hàng ngày phải đúng tư thế.

- Chơi các trò chơi có ích.

TOÁN

Tiết 34:

PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 3

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Có khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

2. Kĩ năng:

- Biết làm tính trừ trong phạm vi 3.

3. Thái độ:

- Biết vận dụng làm bài tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bộ đồ dùng dạy toán và các mô hình phù hợp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Kiểm tra bài cũ :(5’)

+ Gọi học sinh lên bảng sửa bài 3

+ Nhắc lại cách thực hiện phép tính so sánh “ tìm kết quả của 2 phép tính sau đó lấy kết quả vừa tìm được so sánh với nhau từ trái qua phải “

+ Nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới :

Hoạt động 1 : (10’) Giới thiệu phép trừ trong phạm vi 3

Mt :Giới thiệu Khái niệm ban đầu về phép trừ, quan hệ giữa cộng trừ

- Hướng dẫn học sinh xem tranh - Tự nêu

2 hs lên bảng làm

HS nêu lại cách thực hiện.

-“Lúc đầu có 2 con ong đậu trên bông hoa sau đó 1 con ong bay đi.Hỏi còn lại mấy con ong ? “

(20)

bài toán

- Giáo viên hỏi :

- 2 con ong bớt 1 con ong còn mấy con ong ?

-Vậy 2 bớt 1 còn mấy ?

- Giáo viên : hai bớt 1 còn 1. Ta viết như sau.

- Giáo viên viết : 2 – 1 =1 ( hai trừ 1 bằng 1 )

- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh tiếp theo để hình thành phép tính :

3 - 1 = 2 , 3 - 2 =1 Tương tự như trên - Giúp học sinh nhận biết bước đầu về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ -Treo hình sơ đồ lên cho học sinh nhận xét và nêu lên được.

- Giáo viên hướng dẫn : 2 + 1 = 3 nếu lấy 3 – 1 ta sẽ được 2 , Nếu 3 trừ 2 ta sẽ được 1 .Phép trừ là phép tính ngược lại với phép tính cộng

Hoạt động 2 : (15’) Thực hành .

Mt : Học sinh biết làm tính trừ trong phạm vi 3 .

- Cho học sinh mở SGK – Hướng dẫn phần bài học

- Cho học sinh làm bài tập Bài 1 : Tính

- Học sinh nêu cách tính và tự làm bài - Gọi 1 em chữa bài chung

Bài 2 : Tính ( theo cột dọc ) - Cho học sinh làm vào bảng con - Giáo viên sửa bài chung cả lớp

Bài 3 : Viết phép tính thích hợp

- Còn 1 con ong - 2 bớt 1 còn 1

- Gọi học sinh lần lượt đọc lại:

2 – 1 = 1

- Học sinh lần lượt đọc lại : 3 – 1 = 2

3 – 2 = 1

- Có 2 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 3 chấm tròn : 2 + 1 = 3 . Có 1 chấm tròn thêm 2 chấm tròn là 3 chấm tròn 1 + 2 = 3. Có 3 chấm tròn bớt 1 chấm tròn còn 2 chấm tròn :

3 - 1 = 2 . Có 3 chấm tròn bớt 2 chấm tròn còn 1 chấm tròn :

3 – 2 = 1

- học sinh mở SGK

- Học sinh làm bài vào vở bài tập

2 3 3 1 2 1 1 1 2

- Lúc đầu có 3 con chim đậu trên cành. Sau đó bay đi hết 2 con. Hỏi trên cành còn lại mấy con chim ? 3 - 2 = 1

(21)

- Cho học sinh quan sát và nêu bài toán - Khuyến khích học sinh đặt bài toán có lời văn gọn gàng, mạch lạc và ghi phép tính phù hợp với tình huống của bài toán - Giáo viên nhận xét , sửa bài

3.Củng cố dặn dò : (5’) - Nhận xét tiết học.

- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt - Dặn học sinh về nhà làm các bài tập trong vở bài tập .

- Chuẩn bị bài ngày hôm sau

-1 Học sinh lên bảng viết phép tính

Lắng nghe

TIẾNG VIỆT Bài 38:

EO - AO

I. MỤC TIÊU:

1. Kiên thức:

- Học sinh đọc và viết các vần: eo, ao, chú mèo, ngôi sao.

2. Kĩ năng:

- Đọc được đoạn thơ ứng dụng: Suối chảy rì rào.

Gió reo lao xao Bé ngồi thổi sáo.

3. Thái độ:

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Gió, mây, mưa, bão, lũ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs viết: máy bay, tuổi thơ.

- Gọi hs đọc: + máy bay, tuổi thơ.

+ Gió từ tay mẹ Ru bé ngủ say Thay cho gío trời.

Giữa trưa oi ả.

- Hs viết bảng con.

- 2 hs đọc.

(22)

- Giáo viên nhận xét.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu 2. Dạy

Vần eo: (8’)

a. Nhận diện vần ‘’ eo’’

- Ghi bảng ‘’ eo’’

- Vần ‘’ eo’’ được tạo nên từ e và o + So sánh’’ eo’’ với ‘’ e’’

b. Đánh vần

- Đánh vần mẫu: e- o- eo

Cho HS tìm và gắn trên bảng cài vần eo Thêm âm m vào trước vần eo và dấu huyền trên vần eo để có tiếng mới - Hướng dẫn hs đánh vần: - Viết tiếng mèo

- Đánh vần và đọc tiếng mèo.

- Gọi hs phân tích tiếng mèo.

- Hướng dẫn hs đánh vần tiếng mờ- eo- meo- huyền - mèo.

- Gv cho hs quan sát con mèo.

- Gv viết bảng chú mèo.

- Gọi hs đọc: eo- mèo- chú mèo Vần ao: (8’)

(Thực hiện tương tự như vần eo).

- Cho hs so sánh vần ao với vần eo.

- Gọi hs đọc: ao- sao- ngôi sao.

c. Cho hs đọc từ ứng dụng: cái kéo, leo trèo, trái đào, chào cờ.

- Yêu cầu hs tìm tiếng mới: kéo, leo, trèo, đào, chào.

- Đọc lại các từ ứng dụng. (8’) d. Luyện viết: (10’)

- Gv viết mẫu: eo, ao, chú mèo, ngôi sao.

- Cho hs viết bảng con.

- Nêu điểm giống và khác nhau - 5 hs

HS thao tác trên bảng cài

- Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- 1 vài hs nêu

- Hs quan sát.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- 1 vài hs nêu - Vài hs đọc.

- Vài hs đọc.

- 1 vài hs nêu - 5 hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs viết bảng.

(23)

- Gv quan sát, nhận xét Tiết 2 3-Luyện tập:

a. Luyện đọc: (13’)

- Gọi hs đọc lại bài tiết 1.

- Quan sát tranh câu ưd và nhận xét.

- Cho hs đọc câu ứng dụng:

Suối chảy rì raò Gió reo lao xao Bé ngồi thổi sáo.

- Yêu cầu hs tìm tiếng mới chứa vần eo, ao.

- Gv đọc mẫu.

- Gọi hs đọc lại câu ứng dụng.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện viết: (15’)

Gv hướng dẫn lại cách viết: eo, ao, chú mèo, ngôi sao.

- Luyện viết vở tập viết - Gv nhận xét

c. Luyện nói: (8’)

- Nêu chủ đề luyện nói: Gió, mây, mưa, bão, lũ.

- Gv cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Trên đường đi học về, gặp mưa em làm thế nào?

+ Khi nào em thích có gió?

+ Trước khi mưa to, em thường thấy những gì trên bầutrời?

+ Em biết gì về bão và lũ?

3. Củng cố, dặn dò (3’) - Đọc lại bài trong sgk - Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs về nhà đọc bài và làm bài tập.

- 5hs

- Hs quan sát và nhận xét.

- Vài hs đọc.

- 1vài hs nêu - Hs theo dõi.

- Vài hs đọc.

- Vài hs đọc.

Hs theo dõi.

- Hs viết bài

+ 1vài hs nêu

+ 1vài hs nêu + Vài hs nêu + Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- HS đọc lại bài

(24)

NS: 27/10/2017 NG: 03/11/2016

Thứ 6 ngày 03 thỏng 10 năm 2017

Toán

Tiết 37 :

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIấU:

- Biết làm tớnh trừ trong phạm vi 3

- Biết mối quan hệ giữa phộp cộng và phộp trừ

- Tập biểu thị tỡnh huống trong hỡnh vẽ bằng phộp trừ Bài tập 1 (cột 2,3 ) bài 2 , bài 3 (cột 2, 3) , bài 4

II. Hoạt động dạy học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. Bài cũ:(5’).

Tớnh

3 - 1 = 2 - 1 = 3 - 2 = 1 + 1 = - Nhận xột , tuyờn dương II. Bài mới

1.Giới thiệu bài ( 2’)

2. GVhướng dẫn HS làm bài tập ( 28’) *Bài 1:Tớnh (cột 2,3 )

- Hướng dẫn tớnh và viết kết quả vào sau dấu =

- Nhận xột và cho Hs thấy được mối quan hệ giữa phộp cộng và phộp trừ

Bài 2: Số?

- Hướng dẫn cỏch làm - Nhận xột và bổ sung Bài 3: + , - ? (cột 2,3 ) GV hướng dẫn cỏch làm - Theo dừi nhắc nhở thờm - Chấm bài nhận xột

Bài 4:Viết phộp tớnh thớch hợp hướng dẫn HS quan sỏt tranh nờu bài toỏn và viết phộp tớnh

* cỏc cột cũn lại hướng dẫn HS làm vào

- Lờn bảng thực hiện

- Đọc bảng trừ trong phạm vi 3

- Nờu yờu cầu

- Làm bài rồi chữa bài

- Nhận xột phộp tớnh 1+2, 3-1,3-2 để thấy mqh giữa phộp cộng và phộp trừ - Nờu yờu cầu

- Làm bài rồi đọc kết quả - Nờu yờu cầu

- Làm bài rồi đổi vở chữa bài

- Quan sỏt tranh nờu bài toỏn - Viết phộp tớnh thớch hợp - Nờu phộp tớnh

(25)

buổi thứ 2

3. Củng cố dặn dò:(5’).

- GV chốt lại nội dung chính của bài - Về nhà học thuộc bảng trừ xem bài sau - Nhận xét giờ học

- Đọc bảng trừ 3

TẬP VIẾT

Tiết 7:

XƯA KIA, MÙA DƯA, NGÀ VOI, GÀ MÁI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh viết đúng các từ: xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái.

2. Kĩ năng:

- Trình bày sạch đẹp, thẳng hàng.

3. Thái độ:

- Biết vận dụng vào bài viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chữ viết mẫu

- Bảng con, vở tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs viết: nho khô, cá trê - Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu: Gv nêu b. Hướng dẫn viết: (12’) - Giới thiệu chữ viết mẫu + Giáo viên viết mẫu lần 1.

+ Giáo viên viết mẫu lần 2

- Giáo viên viết mẫu vừa hướng dẫn + Xưa kia: Gồm chữ ghi tiếng xưa viết trước, tiếng kia viết sau.

+ Mùa dưa: Tiếng mùa có dấu huyền trên u, viết tiếng dưa sau.

+ Ngà voi: Viết ngà trước, tiếng voi sau.

- Hs viết bảng con.

- Hs quan sát nhận xét - Hs theo dõi.

(26)

+ Gà mái: Viết tiếng gà có dấu huyền trên a, tiếng mái có dấu sắc trên a.

c. Thực hành: (15’)

- Hướng dẫn hs ngồi viết và cầm bút đúng tư thế.

- Hướng dẫn viết vào vở tập viết - Giáo viên nhận xét bài viết 4. Củng cố, dặn dò: (3’) - Giáo viên nhận xét giờ học - Dặn hs về luyện viết

- Hs thực hiện.

- Học sinh viết bài

TẬP VIÉT

Tiết 8:

ĐỒ CHƠI, TƯƠI CƯỜI, NGÀY HỘI, VUI VẺ

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh viết đúng các từ ngữ: đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ.

2. Kĩ năng:

- Trình bày sạch đẹp, thẳng hàng.

3. Thái độ:

- Biết vận dụng vào viết bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Chữ viết mẫu- bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Học sinh viết: xưa kia, ngà voi - Cả lớp quan sát nhận xét 2. Bài mới:

a. Giới thiệu: Gv nêu

b. Hướng dẫn cách viết: (15’)

- Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi hs đọc các từ: đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ.

- Giáo viên viết mẫu lần 1 - Giáo viên viết mẫu lần 2 - Vừa viết vừa hướng dẫn

- Hs viết bảng.

- Học sinh quan sát - Nêu nhận xét

- Hs theo dõi.

(27)

+ Đồ chơi: Viết tiếng đồ trước, tiếng chơi sau, dấu huyền đặt trên chữ ô.

+ Tươi cười: Gồm 2 tiếng viết tiếng tươi trước, tiếng cười sau, dấu huyền đặt trên chữ ơ.

+ Ngày hội: Viết tiếng ngày trước, tiếng hội sau. Tiếng ngày có dấu huyền đặt trên chữ a, tiếng hội có dấu nặng đặt dưới chữ ô.

- Cho học sinh viết vào bảng con

- Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh yếu

c. Hướng dẫn viết vào vở: (15’)

- Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh - Cho hs viết bài vào vở.

- Nhận xét một số bài chữ viết và cách trình bày của học sinh.

3. Củng cố, dặn dò (2’)

- Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết - Nhận xét giờ học

- Về luyện viết lại.

- Hs viết vào bảng con

- Hs viết vào vở tập viết.

THỦ CÔNG

Bài 9: XÉ DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN (T2)

I. MỤC TIÊU :

- Học sinh thực hành xé dán hình cây đơn giản trên giấy màu đúng,đẹp.

- Giúp các em xé nhanh,đều,ít răng cưa.

- Yêu thích môn nghệ thuật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV : Bài mẫu về xé dán hình cây đơn giản.

- HS : Giấy màu,vở,bút chì,thước,hồ dán,khăn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ ( 5’)

- Hỏi tên bài học trước - Kiểm tra đồ dùng học tập :

Học sinh nêu xé dán cây.

Học sinh đặt đồ dùng học thủ công

(28)

2. Bài mới a. GTB ( 2’)

 Hoạt động 1 : Học sinh thực hành xé dán (15’)

Mục tiêu : Học sinh xé được hình tán lá cây và thân cây đúng mẫu.

- Học sinh lấy giấy màu xanh lá cây đếm ô đánh dấu vẽ và xé hình lá tròn,lá dài.

- Hướng dẫn xé hình thân cây : Giấy màu nâu xé 2 thân cây mỗi cây dài 6x1 ô và 4x1 ô.

 Họat động 2 : Hướng dẫn dán hình.

( 8’)

Mục tiêu : Học sinhd án đẹp,cân đối : cây thấp trước,cây cao sau.

Bước 1 : Bôi hồ và lần lượt sắp xép để dán.

Bước 2 : Dán phần thân ngắn với tán lá tròn.

- Dán phần thân dài với tán lá dài.

- Sau đó cho học sinh quan sát hình 2 cây đã dán xong.Giáo viên xuống kiểm tra và hướng dẫn cho 1 số em còn lúng túng.

3. Nhận xét bài ( 5’) - 10 em.

- Nhắc học sinh làm vệ sinh.

4. Củng cố, dặn dò ( 3’)

- Nhắc lại quy trình xé dán cây đơn giản : - - Học sinh tự nêu

- Tinh thần,thái độ học tập.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập.

- Vệ sinh an toàn lao động.

- Chuẩn bị : Xé dán hình con gà con.

lên bàn.

- Học sinh lấy giấy ra thực hành theo yêu cầu của giáo viên.

- Học sinh thực hành xé thân cây.

- Học sinh thực hành bôi hồ và dán vào vở.

- HS nhắc lại

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

(29)

BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HOC VỀ ĐẠO ĐỨC TRÒ CHUYỆN TÌM HIỂU VỀ BÁC HỒ KÍNH YÊU

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: HS biết được công việc của Bác khi còn sống và tình cảm Bác dành cho các cháu thiếu nhi và tất cả mọi người.

- Kỹ năng: Phát triển ngôn ngữ , khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định

- Thái độ: Giáo dục HS lòng kính yêu Bác Hồ, biết ngoan ngoãn lễ phép với mọi người.

II.CHUẨN BỊ:

- Tranh Bác Hồ bế em bé, Bác Hồ chia kẹo cho các cháu.

- Hình ảnh về Bác Hồ với các cháu thiếu nhi và mọi người.

- Hình ảnh quê Bác, lăng Bác.

- Bài hát em mơ gặp Bác Hồ, Nhớ ơn Bác.

III. TI N TRÌNH LÊN L P:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

* Hoạt động1: ổn định tổ chức - gây hứng thú.

- GV cho hát bài “Em mơ gặp Bác Hồ”

và hỏi hs:

+ Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về ai?

* Hoạt động 2: Cho trẻ quan sát hình ảnh Bác Hồ - đàm thoại với trẻ.

- Các con hãy nhìn xem đây là hình ảnh về ai? Các con đã khi nào nhìn thấy Bác Hồ chưa?

- Bác Hồ còn sống nữa không?

- Khi còn sống bác thường gữi thư và quà cho các con vào ngày gì?

- Không những thế bác còn lo cho các cháu từng bữa cơm từng giấc ngủ nữa đấy. Bác luôn mong cho các con ăn khoẻ chóng lớn, sau này làm việc có ích cho xã hội, cho đất nước.

- Khi còn sống Bác đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến dành lại độc lập tự do dân tộc và bác là người khai sinh ra nước Việt Nam.

- Cho HS quan sát kỷ hình ảnh Bác Hồ và các cháu thiếu nhi và hỏi:

- HS cùng hát bài - HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời - HS trả lời - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

(30)

+ Bác đang làm gì? Bác Hồ đang bế ai?

Các bạn đang làm gì?

- Cho HS lên chỉ lăng Bác Hồ, nhà sàn, quê nội, quê ngoại của Bác.

+ Các con đã được đi viếng lăng Bác chưa?

+ Lăng Bác được dặt ở đâu?...

+ Các con có yêu thương Bác Hồ không? Yêu Bác Hồ các con phải làm gì?

- KL: Bác Hồ khi còn sống Bác là vị lãnh tụ cao nhất của nước ta, Bác dù bận rất nhiều công viẹc nhưng Bác rất yêu thương và quan tâm đến các cháu. Bác thường gửi quà, bánh kẹo, thư cho các cháu và luôn thăm hỏi toàn thể mọi người.Vì vậy, ai ai cũng yêu quí và kính trọng Bác Hồ

- Các con nhớ học giỏi, chăm ngoan để được ra Hà Nội viếng lăng Bác.

- Cho trẻ chơi trò chơi “Đua xe đạp về lăng Bác”.

+ Cho HS chơi theo 3 nhóm đích là lăng Bác, cho trẻ đứng nối tiếp nhau.

+ Trẻ đứng đầu cong tay làm đầu xe, bạn thứ 2 đặt tay lên vai bạn phía trước làm người đi xe, bạn thứ 3 làm bánh xe.

Trẻ nói kinh cong chạy bước nhỏ đến lăng Bác.

+ Nhóm thắng cuộc là nhóm đến đích trước và không làm đứt hàng ngũ

- Để tỏ lòng yêu mến và kính trọng Bác hôm nay lớp chúng mình sẽ tổ chức văn nghệ để tặng Bác Hồ nhân ngày sinh nhật Bác

- Cô là người dẫn chương trình cho lớp, nhóm, tổ biểu diễn.

+ Bài hát “ Em mơ gặp Bác Hồ” sáng tác của Xuân Giao.

- HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời

- HS trả lời - HS trả lời - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

- HS lắng nghe - HS hát

(31)

+ Bài hát “ Nhớ ơn Bác” nhạc và lời của Phan Huỳnh Điểu.

+ Hát múa theo nhạc đệm.

* Kết thúc hoạt động: Cô cho trẻ về nhóm xếp xây dựng lăng Bác.

- HS lắng nghe

SINH HOẠT - TUẦN 9

I. MỤC TIÊU: Giúp Hs:

- Nắm được ưu, nhược điểm trong tuần học qua.

- Rút kinh nghiệm cho tuần học tới - Thi đua học tốt

II. CHUẨN BỊ: Nội dung.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Kiểm điểm hoạt động trong tuần (7p) - Y/c các tổ trưởng lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ mình trong tuần

+ Thực hiện ra, vào lớp, ôn bài đầu giờ + Thể dục, vệ sinh

+ Đồng phục + Đồ dùng học tập

+ Việc thực hiện đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy

2. Đánh giá chung (7p) - Tuyên dương tổ thực hiện nghiêm túc - Nhận xét chung các mặt hoạt động trong tuần

- Tuyên dương, phê bình Hs

4. Phương hướng (6p) - Thực hiện tốt các quy định đề ra

- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm

- Thi đua học tốt.

- Giữ vệ sinh môi trường

- Phát động thi đua chào mừng ngày

Tổ trưởng từng tổ lên báo cáo nhận xét

- Theo dõi

- Theo dõi

- Lắng nghe

(32)

NGVN 20-11.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ

Chủ đề 1: KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ (T2)

I. MỤC TIÊU

Qua bài học:

- HS có kỹ năng tự phục vụ cho mình trong cuộc sống.

- HS tự làm được những việc đơn giản khi đến trường.

- HS tự làm được những việc như: Đi dày, mặc áo, mặc quần, cởi áo, đánh răng…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

- Tranh BTTHkỹ năng sống . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Tiết 2

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

GV giới thiệu và ghi mục bài 2. Hoạt động 2: Bài tập

a. Bài tập 8. Hoạt động cá nhân.

- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?

- Đánh số thứ tự các bước mặc áo?

- GV nhận xét và kết luận.

b. Bài tập 9: GV nêu yêu cầu.

- Hãy đánh số thứ tự các tranh theo trình tự các bước cởi áo.

- GV nhận xét và đưa ra câu trả lời đúng.

c. Bài tập 10. GV nêu yêu cầu

- Em hãy đánh dấu x vào ô trống dưới hình vẽ bạn mặc quần áo chưa đúng.

- GV nhận xét bài của hs.

d. Bài tập 11. Hoạt động cá nhân.

- GV nêu yêu cầu. Kể các cách mặc quần.

- GV nhận xét và kết luận.

e. Bài tập 12. Làm việc cá nhân.

- HS quan sát các bức tranh. Và trả lời.

- HS đánh số thứ tự khi mặc áo.

- HS làm bài vào vở bt.

- HS làm việc theo nhóm đôi.

- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

- HS kể trước lớp.

(33)

- Bạn đã làm làm gì khi quần áo bị bẩn?

- GV nhận xét theo câu trả lời của hS f. Bài 14. HS làm bài vào VBT

GV nhận xét và chữa bài.

3. Củng cố dặn dò.

GV nhận xét tiết học.

- HS trả lời . - Hs làm bài.

.

.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

(Anh em trong gia đình phải sống hoà thuận, yêu thương và nhường nhịn nhau).... Em hãy chọn cách ứng xử thể hiện anh chị yêu em nhất,biết nhường

b) Không tự tiện sử dụng đồ dùng của anh chị. Muốn mượn, em phải xin phép đàng hoàng. c) Trò chuyện, chia sẻ với anh chị em khi em gặp chuyện vui, buồn. d) Ân cần thăm

=&gt; Giáo dục: Các con đi học phải biết đoàn kết giúp đỡ bạn, thương yêu nhường nhịn nhau,và biết kính trọng lễ phép với người

b) Không tự tiện sử dụng đồ dùng của anh chị. Muốn mượn, em phải xin phép đàng hoàng. a) c) Trò chuyện, chia sẻ với anh chị em khi em gặp chuyện vui, buồn.. d) Ân cần

- Học sinh biết cư xử lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ trong gia đình.. Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp về lễ phép với anh

GV kết luận: Là anh chị trong gia đình, các em nên hoà thuận, nhường nhịn, quan tâm, chăm sóc em nhỏ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.. Hoạt động 2: Tìm hiểu

- Thực hiện những lời nói việc làm thể hiện sự yêu quý và hòa thuận với anh chị em trong gia đình phù hợp với lứa tuổi ( học cách giải quyết xung đột giữa anh chị

thể hienj sự kính trọng,lễ phép với ông bà ,cha mẹ ;nhường nhịn ,giúp đỡ em nhỏ;thực hiện được một số việc làm cụ thể để thể hiện sự kính trên ,nhường dưới phù hợp với