• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện kênh truyền thông Marketing Online tại công ty TNHH Thiết kế và Thi công Nội thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hoàn thiện kênh truyền thông Marketing Online tại công ty TNHH Thiết kế và Thi công Nội thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng."

Copied!
176
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN KÊNH TRUYỀN THÔNG MARKETING ONLINE TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIẾT KẾ VÀ

THI CÔNG NỘI THẤT GIA PHONG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Sinh viên: Trần Thị Bích Nga GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào KMSV: 17K4091076

Lớp: K51A Marketing

Địa điểm thực tập: Công ty TNHH Thiết Kế & Thi Công Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng

Thời gian thực tập: 04/01/2021 – 04/04/2021

Đà Nẵng, 04/2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành bài khóa luận này một cách tốt nhất, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, lời động viên từ nhà trường, quý thầy cô, bạn bè và các anh chị tại Công ty TNHH Thiết Kế & Thi Công Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng.

Trước tiên, em xin gửi đến các thầy cô giáo khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế lời cảm ơn chân thành nhất. Bởi quý thầy cô đã trang bị, truyền đạt những kiến thức nền tảng, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cuối khóa một cách tốt nhất.

Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn thầy giáo – Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hào đã quan tâm, giúp đỡ, đồng thời đưa ra những ý kiến định hướng, góp ý trong suốt quá trình em thực hiện và nghiên cứu để đề tài được hoàn thiện tốt hơn.

Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn quý Giám đốc và những anh chị phòng Marketing tại Công ty TNHH Thiết Kế & Thi Công Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng đã tạo nhiều điều kiện và hỗ trợ nhiệt tình giúp em có nhiều kiến thức bổ ích để hoàn thiện bài khóa luận này.

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã không ngừng giúp đỡ, động viên, hỗ trợ cũng như tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.

Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức chuyên môn cũng như thời gian, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên trong quá trình thực hiện bài khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô giáo, những người quan tâm đóng góp ý kiến để bài khóa luận thêm phần hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 4 năm 2021 Sinh viên thực hiện Trần Thị Bích Nga

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ··· 1

1. Tính cấp thiết của đề tài: ··· 1

2. Mục tiêu nghiên cứu: ··· 2

2.1. Mục tiêu chung: ··· 2

2.2. Mục tiêu cụ thể: ··· 3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ··· 3

3.1. Đối tượng nghiên cứu: ··· 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu: ··· 3

4. Phương pháp nghiên cứu: ··· 4

4.1. Phương pháp chọn mẫu: ··· 4

4.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu: ··· 4

4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu: ··· 5

4.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: ··· 5

4.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: ··· 5

4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ··· 6

4.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha: ··· 6

4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ··· 6

4.4.3. Hồi quy tương quan: ··· 6

4.4.4. Phương pháp thống kê mô tả: ··· 7

4.4.5. Kiểm định trung bình tổng thể One –Sample T-test ··· 7

4.4.6. Kiểm định giá trị trung bình của hai tổng thể độc lập (Independent Sample T- test) ··· 8

4.4.7. Kiểm định phương sai One – Way ANOVA ··· 8

5. Nội dung nghiên cứu: ··· 9

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ··· 10

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ··· 10

1.1. Cơ sở lí luận ··· 10

1.1.1. Truyền thông xúc tiến tích hợp (IMC): ··· 10 1.1.2. Marketing Online ··· 12

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

1.2. Các lý thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng thông qua

hoạt động kênh truyền thông Marketing Online ··· 39

1.2.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) ··· 39

1.2.2. Mô hình hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB) ··· 39

1.2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM) ··· 40

1.2.4. Mô hình hành vi trực tuyến - AISAS ··· 41

1.2.5. Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đề tài ··· 43

1.2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất ··· 45

1.2.7. Thang đo nghiên cứu: ··· 49

1.3. Cơ sở thực tiễn: ··· 50

1.3.1. Sự phát triển Marketing Online tại Việt Nam: ··· 50

1.3.2. Thị trường nội thất Việt Nam: ··· 54

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING ONLINE CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG NỘI THẤT GIA PHONG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ··· 57

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thiết kế và Thi Công Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng ··· 57

2.1.1. Giới thiệu về công ty TNHH Thiết kế và Thi Công Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng ··· 57

2.1.2. Sản phẩm ··· 59

2.1.3. Khách hàng mục tiêu··· 63

2.1.4. Đối thủ cạnh tranh ··· 64

2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH Thiết kế và Thi Công Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng··· 65

2.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh ··· 67

2.1.7. Tình hình tài sản – nguồn vốn ··· 69

2.2. Tình hình hoạt động kênh truyền thông Marketing Online tại Công ty TNHH Thiết kế và Thi Công Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng ··· 71

2.2.1. Mục tiêu của hoạt động kênh truyền thông Marketing Online ··· 71

2.2.2. Phân bổ ngân sách Marketing Online ··· 72

2.2.3. Các hoạt động của kênh truyền thông Marketing Online được áp dụng tại công ty Nội Thất Gia Phong ··· 72

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

2.2.4. Thực trạng hoạt động kênh truyền thông Marketing Online mà Công ty Nội

Thất Gia Phong – Đà Nẵng thực hiện nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng ··· 88

2.3. Kết quả điều tra đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng đối với sản phẩm nội thất thông qua kênh Marketing Online tại công ty Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng. ··· 96

2.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ··· 96

2.3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu ··· 98

2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ··· 110

2.3.4. Phân tích tương quan và hồi quy ··· 115

2.3.5. Kiểm định sự khác biệt về ý định mua sắm sản phẩm nội thất thông qua hoạt động truyền thông Marketing Online theo các đặc điểm nhân khẩu học ··· 121

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KÊNH TRUYỀN THÔNG MARKETING ONLINE TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG NỘI THẤT GIA PHONG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ··· 125

3.1. Định hướng phát triển của công ty Nội thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng ··· 125

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kênh truyền thông Marketing Online tại công ty TNHH Thiết Kế và Thi Công Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng. ··· 130

3.2.1. Đối với sự chú ý: ··· 130

3.2.2. Đối với sự thích thú: ··· 131

3.2.3. Đối với sự tìm kiếm thông tin:··· 132

3.2.4. Đối với hành động: ··· 132

3.2.5. Đối với sự chia sẻ: ··· 133

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ··· 134

1. Kết luận ··· 134

2. Kiến nghị ··· 136

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ··· 138

PHỤ LỤC ··· 142

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ANOVA : Analysis Of Variance (Phân tích phương sai)

EFA : Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ mô hình xúc tiến hỗn hợp IMC... 11 Sơ đồ 1.2. Tiến trình thực hiện một chương trình truyền thông Marketing Online . 33 Sơ đồ 1.3. Mô hình Thuyết hành động hợp lí (Theory of Reasoned Action – TRA)39 Sơ đồ 1.4. Mô hình hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB) ... 40 Sơ đồ 1.5. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM) . 41 Sơ đồ 1.6. Mô hình Aisas (Attention – Interest – Search – Action – Share) ... 42 Sơ đồ 1.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất ... 47 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH Thiết kế và Thi Công Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà ... 66

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài hoàn

thiện kênh truyền thông Marketing Online ... 43

Bảng 2.1. Đặc điểm thông tin của sản phẩm salon gỗ ... 61

Bảng 2.2. Danh sách các loại mặt đá và giá tiền ... 63

Bảng 2.3. Khách hàng mục tiêu của Nội Thất Gia Phong ... 64

Bảng 2.4. Đối thủ cạnh tranh của Nội Thất Gia Phong ... 65

Bảng 2.5. Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty tại chi nhánh 469 Nguyễn Hữu Thọ, Cẩm Lệ, Đà Nẵng ... 68

Bảng 2.6. Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty Nội Thất Gia Phong trong 3 năm 2018 – 2020. ... 70

Bảng 2.7. Đánh giá tình hình hoạt động của Website Nội Thất Gia Phong... 73

Bảng 2.8. Bảng kế hoạch thực hiện 2 chương trình “Tưng bừng ưu đãi – Mừng khai trương” và “Salon đẹp nhà sang – Sẵn sàng đón Tết” của Nội Thất Gia Phong ... 89

Bảng 2.9. Danh sách chi phí chạy quảng cáo Facebook của 2 chương trình “Tưng bừng ưu đãi – Mừng khai trương” và “Salon đẹp nhà sang – Sẵn sàng đón Tết” của Nội Thất Gia Phong ... 93

Bảng 2.10. Kiểm định độ tin cậy thang đo của các biến độc lập ... 97

Bảng 2.11. Kiểm định độ tin cậy thang đo của biến phụ thuộc ... 98

Bảng 2.12. Đặc điểm mẫu điều tra ... 99

Bảng 2.13. Nguồn thông tin mà khách hàng biết đến sản phẩm của công ty TNHH Thiết Kế và Thi Công Nội Thất Gia Phong. ... 101

Bảng 2.14. Khung giờ mà khách hàng tìm kiếm thông tin sản phẩm nội thất qua các kênh trực tuyến. ... 102 Bảng 2.15. Hành động mà khách hàng thực hiện khi tìm kiếm thông tin về sản phẩm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

Bảng 2.16. Bảng thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Đánh giá sự chú ý”104 Bảng 2.17. Thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Đánh giá sự thích thú” 105

Bảng 2.18.Thống kê mô tả các biến quan sát của “Đánh giá sự tìm kiếm” ... 106

Bảng 2.19. Thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Đánh giá hành động” . 108 Bảng 2.20. Thống kê mô tả các biến quan sát của “Đánh giá sự chia sẻ” ... 109

Bảng 2.21. Thống kê mô tả các biến quan sát của biến “Đánh giá chung” ... 110

Bảng 2.22. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test ... 110

Bảng 2.23. Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến độc lập ... 111

Bảng 2.24. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test về nhân tố biến phụ thuộc ... 113

Bảng 2.25. Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến phụ thuộc ... 113

Bảng 2.26. Phân tích tương quan Pearson ... 115

Bảng 2.27. Tóm tắt mô hình ... 117

Bảng 2.28. Phân tích phương sai ANOVA ... 117

Bảng 2.29. Kết quả phân tích hồi quy ... 118

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sự thay đổi của mô hình truyền thông ... 27

Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến website ... 29

Hình 1.3. Thống kê về sự phát triển của Mobile, Internet và việc sử dụng Social Media tại Việt Nam ... 51

Hình 1.4. Tổng quan về việc sử dụng Internet tại Việt Nam ... 52

Hình 1.5. Thống kê về sự phân bổ thời gian sử dụng các phương tiện truyền thông trong ngày tại Việt Nam ... 52

Hình 1.6. Thống kê về sự phân bổ thời gian sử dụng các phương tiện truyền thông trong ngày tại Việt Nam ... 53

Hình 1.7. Thống kê về sự tăng trưởng của các nhóm ngành hàng trên sàn thương mại điện tử tại Việt Nam ... 54

Hình 2.1. Logo Nội Thất Gia Phong ... 57

Hình 2.2. Sản phẩm sofa tại Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng ... 58

Hình 2.3. Sản phẩm sofa tại Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng ... 60

Hình 2.4. Sản phẩm salon gỗ tại Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng... 62

Hình 2.5. Sản phẩm bàn ăn tại Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng ... 62

Hình 2.6. Sản phẩm tủ - giường tại Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng .... 63

Hình 2.7. Hình ảnh thiết kế của Website Nội Thất Gia Phong ... 76

Hình 2.8. Tổng quan Fanpage Nội thất Gia Phong ... 78

Hình 2.9. Tổng quan bài viết Fanpage Nội Thất Gia Phong ... 81

Hình 2.10. Biểu đồ các hoạt động tương tác của Fanpage Nội thất Gia Phong ... 83

Hình 2.11. Kênh youtube của Nội thất Gia Phong ... 87

Hình 2.12. Banner của chương trình “ Tưng bừng ưu đãi – Mừng khai trương” .... 91

Hình 2.13. Banner bài đăng của chương trình “Salon đẹp nhà sang – Sẵn sàng đón Tết” ... 92 Hình 2.14. Banner website của chương trình “Tưng bừng ưu đãi – Mừng khai trương” 94

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài:

Trong bối cảnh thị trường đầy biến động như hiện nay, đặc biệt là với sự tác động trực tiếp từ yếu tố thiên tai (dịch bệnh Covid – 19) đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam nói riêng, toàn thế giới nói chung. Bởi thế các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, nhất định phải có phương pháp sản xuất kinh doanh phù hợp, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý và chế độ hậu mãi, chăm sóc khách hàng tận tình. Bên cạnh đó, Internet và công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ kéo theo đó là sự dịch chuyển của hình thức kinh doanh truyền thống sang kinh doanh điện tử (E – business).

Theo thống kê Digital in Vietnam do We are Social và Hootsuite nghiên cứu, dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 36%. Cùng trong năm nay, có 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017. Có hơn 94% là tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày. Và 6% là số người sử dụng Internet ít nhất một lần trong tuần. Trong đó, người dùng Việt Nam dành trung bình tới 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet, trung bình 2 giờ 32 phút để dùng mạng xã hội, 2 giờ 31 phút để xem các stream hoặc các video trực tuyến và dùng 1 giờ 11 phút để nghe nhạc [1]. Từ những con số trên, các chủ doanh nghiệp đã có thể phần nào thấy rõ tầm quan trọng của Marketing trực tuyến. Tầm quan trọng của Marketing trực tuyến càng được nâng lên trong thời điểm khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Các doanh nghiệp đều phải giảm chi phí một cách tối đa vào mảng quảng bá dịch vụ, sản phẩm. Và Marketing trực tuyến (Marketing Online) là sự lựa chọn hoàn hảo nhất bởi nó không chỉ mang lại lượng khách hàng khổng lồ cho doanh nghiệp mà còn giúp giảm rất nhiều khoản chi phí khi đầu tư. Các doanh nghiệp có thể nhận được phản hồi của khách hàng một cách nhanh nhất, để từ đó khắc phục những mặt thiếu sót của mình. Mặt khác, Marketing trực tuyến còn đem lại lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với Marketing truyền thống.

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thiết Kế Và Thi Công Nội Thất Gia Phong, thành phố Đà Nẵng là một công ty kinh doanh về mặt hàng nội thất. Trong suốt 4 năm hoạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

động, Nội Thất Gia Phong đã và đang phát triển với hệ thống 7 chi nhánh cửa hàng trên toàn thành phố Đà Nẵng. Với một lượng lớn cửa hàng chi nhánh như vậy, đây được xem như là cơ hội và thách thức không hề nhỏ đối với công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay, thị trường nội thất Việt Nam đang dần trở thành một trong những ngành sôi động. Khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy đồ nội thất nằm trong top 10 sản phẩm được mua bán phổ biến nhất trên các sàn giao dịch điện tử tại Việt Nam năm 2019. Cụ thể, đồ nội thất đứng thứ 8 trong danh sách 10 sản phẩm được mua bán trực tuyến phổ biến nhất gồm: quần áo, giày dép; điện tử, điện lạnh; mẹ và bé; sách, văn phòng phẩm;thủ công, mỹ nghệ; linh, phụ kiện; hóa mỹ phẩm; đồ nội thất; thực phẩm, đồ uống; đồ ăn nhanh [2]. Không nằm ngoài xu hướng chung đó, công ty Nội Thất Gia Phong cũng là một trong những công ty năng động trong việc bước đầu ứng dụng Marketing trực tuyến trong việc thu hút khách hàng mua sắm sản phẩm nội thất tại cửa hàng. Tuy nhiên, hoạt động Marketing trực tuyến của công ty vẫn còn nhiều hạn chế và công tác đánh giá hiệu quả của hoạt động này vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Nội Thất Gia Phong cần dựa trên nhận xét, ý kiến của khách hàng mục tiêu của công ty để có cái nhìn đầy đủ hơn trong việc đánh giá và hoàn thiện hơn hoạt động truyền thông của doanh nghiệp mình nhằm thu hút thêm những khách hàng đến với cửa hàng.

Chính vì thế mà việc nghiên cứu và đánh giá các hoạt động kênh Marketing Online thông qua mạng xã hội là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ tình hình trên kết hợp với quá trình nghiên cứu thực tiễn trong thời gian thực tập tại công ty Nội Thất Gia Phong – Đà Nẵng, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “HOÀN THIỆN KÊNH TRUYỀN THÔNG MARKETING ONLINE TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG NỘI THẤT GIA PHONG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG” là đề tài thực tập cuối khóa.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

2.1. Mục tiêu chung:

Thông qua việc tìm hiểu số liệu để hiểu rõ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quá trình phỏng vấn, khảo sát đánh giá của khách hàng về các nhân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

kênh truyền thông Marketing Online tại công ty Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng. Từ đó, nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị về giải pháp giúp hoàn thiện các hoạt động Marketing Online tại công ty TNHH Thiết Kế và Thi Công Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng nhằm thúc đẩy doanh thu tại cửa hàng.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động Marketing Online.

- Phân tích thực trạng ứng dụng hoạt động Marketing Online của Công ty TNHH Thiết Kế và Thi Công Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng.

- Xác định, phân tích và đo lường các tiêu chí đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng đối với sản phẩm nội thất thông qua hoạt động kênh truyền thông Marketing Online tại công ty Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hoạt động Marketing Online của công ty Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu:

● Hoạt động Marketing Online của Công ty TNHH Thiết Kế và Thi Công Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng.

- Đối tượng điều tra:

● Nhân viên bán hàng của công ty

● Khách hàng của công ty 3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian nghiên cứu: tại Công ty TNHH Thiết Kế và Thi Công Nội Thất Gia Phong, chi nhánh 469 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng.

- Thời gian nghiên cứu: Trong quá trình thực tập tại Công ty Nội Thất Gia Phong - Thành phố Đà Nẵng từ ngày 04/01/2021 đến ngày 04/04/2021 như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

● Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động Marketing Online của Công ty TNHH Thiết Kế và Thi Công Nội Thất Gia Phong - Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 – 2020.

- Số liệu sơ cấp do điều tra trực tiếp khách hàng về đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng đối với sản phẩm nội thất thông qua hoạt động kênh truyền thông Marketing Online tại công ty Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng, được thu thập trong giai đoạn từ tháng 2 – tháng 3 năm 2021.

- Phạm vi nội dung:

● Khóa luận tập trung nghiên cứu và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng đối với sản phẩm nội thất thông qua hoạt động kênh truyền thông Marketing Online tại công ty Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng. Từ đó đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing Online cho công ty.

4. Phương pháp nghiên cứu:

4.1. Phương pháp chọn mẫu:

- Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp của đề tài, vì vậy để tiếp cận và thu thập thông tin dễ dàng, tác giả quyết định chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện và không lặp lại. Đây là cách thức chọn mẫu dựa trên tính thuận lợi và tính dễ tiếp cận với khách hàng.

4.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu:

- Kích thước mẫu được xác định theo công thức:

Trong đó: n: kích thước mẫu.

Zα/2: giá trị tới hạn tương ứng với độ tin cậy (1-α).

p: tỉ lệ phần trăm ước lượng của tổng thể.

ε: sai số mẫu.

Với α= 5%, vậy 1 - α= 95% (=0.95). Tra bảng ta được Zα/2 =1.96; ε = 8%; p=

0.5.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

- Theo Hair và Ctg (2006), số mẫu cần thiết để phân tích nhân số phải lớn hơn hoặc bằng năm lần số biến quan sát:

Nmin = Số biến quan sát * 5 = 20 * 5 = 100

- Theo “Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh” (Nguyễn Đình Thọ, 2014) số mẫu thiết kế để có thể tiến hành phân tích hồi quy phải thoả mãn điều kiện sau:

Nmin = 8*5+50 = 90

Vậy kích thước mẫu tiến hành nghiên cứu là 155 mẫu, đối với đối tượng nghiên cứu là khách hàng đã và đang mua sản phẩm nội thất tại Nội Thất Gia Phong.

- Công ty TNHH Thiết Kế và Thi Công Nội Thất Gia Phong - Thành phố Đà Nẵng có 7 chi nhánh trong khu vực thành phố Đà Nẵng. Với đề tài Hoàn thiện hoạt động kênh truyền thông Marketing Online thì bảng hỏi sẽ được thực hiện dưới hình thức Online. Sử dụng công cụ Google Biểu Mẫu để thu thập dữ liệu sơ cấp đối với các khách hàng đã và đang được tư vấn Online khi mua hàng tại Nội Thất Gia Phong.

4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu:

4.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

- Số liệu thứ cấp bên trong:

● Các số liệu, tài liệu, bản báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thiết Kế và Thi Công Nội Thất Gia Phong chi nhánh 469 Nguyễn Hữu Thọ - Thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2018 – 2020. Bao gồm báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, thông tin khách hàng, báo cáo kết quả hoạt động Marketing Online. Ngoài ra còn có hoạt động dịch vụ vận chuyển và lắp ráp của Công ty, chăm sóc khách hàng, tư vấn trực tiếp.

- Số liệu thứ cấp bên ngoài:

● Tài liệu khóa luận của các sinh viên khóa trước

● Các bài báo, tạp chí khoa học, trang website liên quan 4.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

- Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng công cụ bảng hỏi khảo sát, phỏng vấn khách hàng đã và đang mua sản phẩm của công ty. Thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện qua 2 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

● Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua các nghiên cứu định tính. Cụ thể, các cuộc phỏng vấn trực tiếp sẽ được thực hiện với từng khách hàng và phỏng vấn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

nhóm với nhân viên bán hàng về các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xúc tiến bán hàng nhằm làm rõ và hoàn thiện thang đo nghiên cứu.

● Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua nghiên cứu định lượng bằng bảng hỏi khảo sát khách hàng và nhân viên bán hàng.

4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

4.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha:

Phương pháp Cronbach's Alpha cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Các biến có hệ số tương quan biến – tổng (iem-total correction) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới và 0.7 đối với những nghiên cứu có tính nối tiếp. Thông thường, thang đo có Cronbach's Alpha từ 0.6 đến 0.9 là sử dụng được.

4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

● Phân tích nhân tố khám phá được tiến hành sau khi kiểm tra độ tin cậy của các thang đo. Phương pháp Principal Components với phép quay Varimax là phương pháp được chọn để phân tích nhân tố.

● Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này giúp cho việc tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau và xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu.

● Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp với mức ý nghĩa Bartlett Sig. ≤ 0,05. Nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

4.4.3. Hồi quy tương quan:

Phương pháp này được sử dụng để biết được mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố đến quyết định mua của khách hàng. Sử dụng phương pháp Stepwise.

Công cụ kiểm tra điều kiện: Kiểm tra phương sai sai số, kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến dựa vào hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor) bằng lựa chọn Collinearity Diagnostic, kiểm tra hiện tượng tự tương quan bằng thống kê

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Durbin-Watson và bảng giá trị dL ,dU của thống kê Durbin-Watson với mức ý nghĩa 5% (Bài giảng kinh tế lượng – Đại học kinh tế Quốc Dân).

4.4.4. Phương pháp thống kê mô tả:

Phương pháp này được sử dụng với các câu hỏi khảo sát về thông tin chung của khách hàng như: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, vùng miền, số lần đến khu du lịch,… để thấy rõ sự khách biệt trong cơ cấu mẫu. Đồng thời, thống kê mô tả còn được sử dụng để thống kê ý kiến khách hàng về các biến quan sát trong nhóm nhân tố.

● Giá trị trung bình (Mean): là giá trị trung bình số học của một biến, được tính bằng tổng các giá trị quan sát chia cho số quan sát.

● Trung vị (Median): là giá trị nằm giữa dãy quan sát (nếu lượng quan sát là số lẻ) hoặc là giá trị trung bình của hai quan sát nằm giữa (nếu lượng quan sát là số chẵn) dãy quan sát được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

● Mode: là giá trị có tần suất xuất hiện lớn nhất của một tập hợp các số đo.

● Phương sai (Variance): dùng để đo lường mức độ phân tán của một tập các giá trị quan sát xung quanh giá trị trung bình của tập quan sát đó.

● Độ lệch chuẩn (Standard Deviation):là một công cụ khác đo lường độ phân tán của dữ liệu xung quanh giá trị trung bình của nó. Độ lệch chuẩn chính bằng căn bậc hai của phương sai.

4.4.5. Kiểm định trung bình tổng thể One –Sample T-test

Kiểm định này được sử dụng để kiểm định sự khác nhau về giá trị trung bình (Điểm bình quân gia quyền về tỉ lệ ý kiến đánh giá của khách hàng theo thang đo Likert 5 mức độ)

Giả thuyết:

H0: “Giá trị trung bình của biến tổng thể = giá trị kiểm định”

H1: “Giá trị trung bình của biến tổng thể khác giá trị kiểm định”

Hoặc H0: µ = giá trị kiểm định H1: µ ≠ giá trị kiểm định Cách chọn giá trị kiểm định

Từ 0,00–1,49: GTKĐ = 1 Từ 3,50–4.49: GTKĐ = 4

Từ 1.50–2,49: GTKĐ = 2 Từ 4,50–5,00: GTKĐ = 5

Từ 2,50–3,49: GTKĐ = 3

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

là mức ý nghĩa của kiểm định,đó là xác suất bác bỏ Ho Quy tắc kết luận Nếu giá trị Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thuyết H0.

Nếu giá trị Sig. >= 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0. 4.4.6. Kiểm định giá trị trung bình của hai tổng thể độc lập (Independent Sample T- test)

Trong nghiên cứu này, phương pháp kiểm định Independent Sample T-test dùng để kiểm định sự khác biệt giữa các đánh giá của khách hàng về dịch vụ Mobile Banking dựa theo giới tính.

Giả thuyết: H0: µ = µ0. H1: µ ≠ µ1. Nguyên tắc bác bỏ giả thuyết:

Nếu giá trị Sig. < 0,05 : Bác bỏ giả thuyết H0.

Nếu giá trị Sig. > 0,05 : Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0.

4.4.7. Kiểm định phương sai One – Way ANOVA

Phương pháp này là hình thức mở rộng và phát triển của kiểm định giá trị trung bình Independent Sample T-test. Đối với kiểm định này, ta có thể dùng để so sánh giá trị trung bình của 3 nhóm trở lên. Trong nghiên cứu này, phương pháp kiểm định phương sai One – Way ANOVA dùng để kiểm định sự khác biệt giữa các đánh giá của khách hàng về dịch vụ Mobile Banking theo độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập bình quân tháng.

Một số giả định với phân phối phương sai ANOVA

⇨ Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên.

⇨ Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để được xem như xấp xỉ với phân phối chuẩn.

⇨ Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất.

Giả thuyết: H0: µ12=…=µk

H1: ít nhất có một cặp khác nhau.

Nguyên tắc bác bỏ giả thuyết:

Nếu giá trị Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thuyết H0.

Nếu giá trị Sig. >= 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

5. Nội dung nghiên cứu:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về truyền thông tích hợp (IMC) và Marketing Online

Chương 2: Tìm hiểu thực trạng và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng đối với sản phẩm nội thất thông qua các hoạt động truyền thông Marketing Online tại Công ty TNHH Thiết Kế và Thi Công Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Kết luận. Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn hoạt động Marketing Online tại Công ty TNHH Thiết Kế và Thi Công Nội Thất Gia Phong – Thành phố Đà Nẵng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Truyền thông xúc tiến tích hợp (IMC):

Xúc tiến là một yếu tố quan trọng của Marketing – mix. Một hỗn hợp xúc tiến hiệu quả sẽ có những đóng góp quan trọng cho sự thành công của chiến lượng Marketing – mix.

Có rất nhiều cách tiếp cận đối với khái niệm xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh.

Theo Philip Kotler: “Xúc tiến là hoạt động thông tin Marketing tới khách hàng tiềm năng”. Trong kinh doanh thông tin Marketing là trao truyền, đưa đến, chuyển giao những thông điệp cần thiết về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp, về phương thức phục vụ, về những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được khi mua sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như những thông tin cần thiết từ phía doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp tìm cách phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Về nguyên tắc xúc tiến hỗn hợp phân loại theo đặc trưng của kênh truyền thông, lựa chọn có hai lớp:

- Xúc tiến hỗn hợp trực tiếp.

- Xúc tiến hỗn hợp gián tiếp.

Trong mỗi lớp trên lại được phân loại tiếp theo tiêu thức loại công cụ xúc tiến hỗn hợp chủ yếu được sử dụng thành các nhóm xúc tiến đặc trưng:

- Lớp đầu tiên: Xúc tiến quảng cáo đại chúng, quan hệ công chúng.

- Lớp thứ 2: Khuyến mãi bán hàng trực tiếp, cá nhân, Marketing trực tiếp.

Như vậy tùy thuộc từng loại sản phẩm, từng loại công cụ xúc tiến thương mại có những chương trình xúc tiến phù hợp nhằm đảm bảo đạt hiệu quả cao.

Việc kinh doanh sẽ tăng cao hiệu quả một cách rõ rệt khi thực hiện các biện pháp xúc tiến hỗn hợp đúng đắn cho dù phải bỏ ra một lượng chi phí không nhỏ cho công tác này. Ngoài ra xúc tiến hỗn hợp còn làm cho công việc bán hàng được dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng hóa vào kênh phân phối và quyết định lập các kênh phân phối hợp lý. Do đó xúc tiến hỗn hợp không chỉ là chính sách hỗ trợ cho các chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

sách sản phẩm, chính sách giá và chính sách phân phối mà còn làm tăng kết quả thực hiện các chính sách đó.

Vì vậy để đạt được hiệu quả truyền thông lớn nhất công ty cần phối hợp kỹ lưỡng toàn bộ hệ thống Marketing – mix của mình để phát huy tác dụng xúc tiến hỗn hợp tối đa nhất.

Mô hình quá trình truyền thông

Để tổ chức quá trình truyền thông có hiệu quả cần phải hiểu được quá trình truyền thông hoạt động như thế nào. Mô hình truyền thông giải đáp (1) ai là người truyền thông? (2) nói gì? (3) trong kênh nào?(4) cho ai? (5) hiệu quả như thế nào?. Hai thành phần chủ yếu tham gia truyền thông là người gửi và người nhận. Hai phần tử là công cụ truyền thông chủ yếu là thông điệp và phương tiện truyền thông. Bốn phần tử còn lại là những chức năng truyền thông chủ yếu, tức là mã hoá, giải mã, phản ứng đáp lại và liên hệ ngược. Các phần tử trên đều chịu ảnh hưởng của phần tử cuối cùng đó là nhiễu.

(Nguồn: Slide Advertising and Promotion by Belch) Sơ đồ 1.1. Sơ đồ mô hình xúc tiến hỗn hợp IMC

(1) Người gửi: Là các công ty, cá nhân hay tổ chức nào đó có nhu cầu gửi tin cho công chúng mục tiêu của mình. Người gửi phải phải lựa chọn thông điệp như thế nào để người nhận có được theo ý đồ của mình. Họ phải tạo ra những kênh liên hệ để có thể biết phản ứng đáp lại của người nhận với thông điệp đó.

(2) Mã hoá: Là quá trình chuyển ý tưởng của người gửi thành những hình ảnh có tính biểu tượng thông qua hình ảnh, lời nói, đường nét, màu sắc…tới người nhận.

Người gửi

Thông điệp

Người nhận Giải mã

Phương tiện truyền thông

Phản ứng đáp lại Phản hồi

Nhiễu Mã hóa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

(3) Thông điệp: Khi các ý tưởng của người gửi được mã hoá thì nó được xây dựng theo một bố cục nhất định thông qua các biểu trưng, logo mà chủ thể truyền đi.

(4) Phương tiện truyền thông: Các kênh truyền thông mà thông điệp được truyền đi tới người nhận.

(5) Giải mã: Là tiến trình qua đó người nhận xử lý thông tin từ các phương tiện truyền tải để nhận tin và truyền tải ý tưởng của chủ thể (người gửi) theo mức độ hiểu biết của riêng mình.

(6) Người nhận: Là đối tượng nhận tin, nhận thông điệp do chủ thể gửi tới, đó là khách hàng mục tiêu của công ty. Họ có thể thêm hoặc giảm hiện tượng thông điệp thông qua những gì mà họ có thể giải mã và chưa giải mã.

(7) Phản ứng đáp lại: Đó là những phản ứng của người nhận. Sau khi tiếp nhận xử lý thông điệp, những phản ứng đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực, điều này phụ thuộc rất nhiều vào các phần tử trước nó.

(8) Phản hồi: Một phần của phản ứng đáp lại của người nhận được truyền ngược trở lại cho chủ thể nhận tin.

(9) Nhiễu: Tình trạng biến lệch ngoài dự kiến do trong môi trường hoạt động truyền thông làm cho thông tin đến người nhận không đúng, không trung thực với thông điệp gửi đi. Người gửi thực hiện quá trình truyền thông trong điều kiện có rất nhiều nhiễu tạp. Hàng ngày có hàng trăm thông điệp được gửi từ chủ thể khác nhau.

Vì vậy, người nhận có được thông tin của người gửi thông qua chọn lọc, chủ ý của họ.

1.1.2. Marketing Online

1.1.2.1. Marketing Online là gì?

Khái niệm: Online Marketing (hay Internet Marketing) có thể được định nghĩa là hoạt động sử dụng Internet và các công nghệ kĩ thuật số (mạng không dây – wireless, vệ tinh – satellite) có liên quan để thực hiện truyền thông Marketing.6

Philip Kotler - nhà kinh tế học nổi tiếng định nghĩa “Marketing Online (hay Marketing điện tử) là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân - dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”

Judy Strauss định nghĩa: “Marketing Online là việc sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình tạo ra, giao tiếp và cung cấp giá trị cho khách hàng và để quản lý mối

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

quan hệ khách hàng theo cách có lợi cho tổ chức và các bên liên quan” Ngoài ra, còn có một định nghĩa khác về Marketing Online như sau: Marketing Online bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua Internet và các phương tiện điện tử. (Joel Reedy, Shauna Schullo, Kenneth Zimmerman, 2000).

Mặc dù có khá nhiều quan niệm và định nghĩa về Marketing Online nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản: “Marketing Online là quá trình thực hiện Marketing thông qua các công cụ kỹ thuật số, bởi thế đôi khi còn được gọi là Digital Marketing.

Trong đó, kênh kỹ thuật số phát triển và phổ biến nhất là Internet.

Marketing Online là sự kết hợp giữa Marketing truyền thống và công nghệ thông tin nên các quy tắc, nguyên lý cơ bản về Marketing và kinh doanh không có sự thay đổi”. Có thể nói, Marketing Online vẫn giữ nguyên bản chất và chức năng của Marketing truyền thống, đó là nhằm mục đích tạo ra và cung ứng sản phẩm dịch vụ thoả mãn khách hàng nhằm đem lại lợi nhuận cho tổ chức. Tuy vậy, Marketing Online khác với Marketing truyền thống ở chỗ: môi trường kinh doanh và phương tiện tiến hành dựa trên các phương tiện điện tử và Internet.

1.1.2.2. Đặc trưng cơ bản của Marketing Online

Khác với các hình thức Marketing truyền thống, Marketing Online có những đặc điểm tạo nên những ưu điểm. Những đặc điểm đó bao gồm:

- Khả năng tiếp cận dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng: trên Internet, mọi thông tin cá nhân của người dùng (email, số điện thoại, địa chỉ, tài khoản ngân hàng…) đều có khả năng được khai thác bởi nhiều người dùng khác nhau, gồm cả người làm truyền thông. Những thông tin này cho phép việc tiếp thị trở nên tập trung và phù hợp hơn với từng người dùng. Tuy nhiên, điều này cũng gây nên căng thẳng giữa người làm truyền thông và người tiêu dùng về các vấn đề xâm phạm dữ liệu cá nhân.

- Khả năng tương tác trực tiếp và cá nhân hóa: email, điện thoại, mạng xã hội… là những hình thức giúp người làm truyền thông tương tác với người dùng cá nhân. Việc tương tác với từng cá nhân giúp gửi đi những thông điệp riêng biệt tới từng cá nhân khác nhau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

- Khả năng theo dõi chính xác mức độ tiếp cận của thông điệp với người dùng:

những hành động của cá nhân người dùng, mỗi cú nhấp chuột, mỗi lần dừng lại hay tương tác với kênh kỹ thuật số đều có thể được theo dõi và thống kê.

- Khả năng phản hồi trực tiếp: với tiếp thị trực tiếp, người dùng không chỉ nhận thông tin từ phía người truyền thông mà còn có thể phản hồi lại thông tin đó ngay lập tức bằng một email trả lời hoặc một bình luận (comment) qua trang web, mạng xã hội…

- Khả năng kết nối của hệ thống các phương tiện truyền thông trực tuyến: các thiết bị truyền thông khác nhau như máy tính, điện thoại, bảng quảng cáo số… đều có thể kết nối với nhau thông qua Internet. Do đó, một thông tin có thể xuất hiện trên tất cả các phương tiện và đến với tất cả cá nhân có sử dụng Internet.

- Thông tin có thể được tạo ra từ chính người dùng: người dùng không bị giới hạn buộc phải xem một thông tin mà họ không thích như trước đây, họ được cho phép chia sẻ ý kiến, suy nghĩ qua những bài viết, ý kiến cá nhân thông qua trang web, tài khoản mạng xã hội của cá nhân họ. Khi những bài viết, ý kiến cá nhân được xem bởi nhiều người dùng khác nữa thì chủ nhân của những thông tin đó lại trở thành người truyền đi thông tin. Đến đây, ranh giới giữa người dùng và người làm truyền thông trở nên mờ nhạt.

- Khả năng tiếp cận với mọi thông tin thông qua công cụ tìm kiếm: đặc điểm này chính là mấu chốt khiến cho mọi thông tin về sản phẩm, dịch vụ, nhà sản xuất, thương hiệu… đều có thể được tìm thấy và tiếp cận bởi người dùng với cơ hội ngang bằng nhau.

- Không giới hạn về không gian, thời gian:

Trong môi trường kỹ thuật số thì mọi trở ngại về khoảng cách địa lý đã được xóa bỏ hoàn toàn. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, khai thác triệt để thị trường trên toàn thế giới. Nhờ hoạt động quảng bá, tiếp thị trực tuyến mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình đến với tập khách hàng mục tiêu trên khắp thế giới với một mức chi phí thấp và trong khoảng thời gian tối ưu. Khách hàng của doanh nghiệp có thể có xuất xứ từ bất cứ châu lục hay khu vực địa lý nào như: Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh... Song, bên cạnh đó, đặc trưng này cũng tiềm ẩn thách thức rủi ro đối với doanh nghiệp. Khi mà rào cản địa lý được xoá bỏ cũng đồng nghĩa với việc doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt và khốc liệt hơn vì có những đối thủ mạnh đến từ khắp nơi gia nhập thị trường. Chính điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược kinh doanh, chiến lược Marketing rõ ràng, cụ thể và linh hoạt.

Marketing Online có khả năng hoạt động liên tục tại mọi thời điểm, khai thác triệt để thời gian 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần, 365 ngày trong một năm.

Với Marketing Online hoàn toàn không tồn tại khái niệm "thời gian chết". Doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng, gửi e-mail, thực hiện các chương trình quảng cáo trực tuyến, rà soát kiểm tra hoạt động Marketing Online vào bất kỳ khoảng thời gian nào. Nhưng cũng chính vì khái niệm về thời gian hoàn toàn được xoá bỏ nên doanh nghiệp sẽ trở thành mục tiêu để khách hàng, đối thủ cạnh tranh cũng như mọi đối tượng khác có thể quan tâm theo dõi mọi lúc. Điều này buộc doanh nghiệp luôn phải thường xuyên cập nhật tin tức, hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể truyền tải những thông tin mới nhất tới khách hàng, từ đó gia tăng giá trị cốt lõi và chiếm được cảm tình, lòng tin trong mắt khách hàng mục tiêu.

- Tốc độ cao:

Nhờ có Marketing Online mà mọi thông tin về sản phẩm dịch vụ có thể được tung ra thị trường nhanh chóng hơn. Qua đó, khách hàng cũng có khả năng tiếp cận những thông tin này nhanh hơn. Mặt khác, thông tin phản hồi, tương tác ngược lại từ phía khách hàng đối với doanh nghiệp cũng diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Ngoài ra, những giao dịch với khách hàng trong một số trường hợp cũng được thực thi nhanh hơn, đặc biệt là với những sản phẩm số hóa.

Tuy vậy, chính tốc độ lan truyền nhanh chóng cũng có tính hai mặt, đôi khi vẫn tồn tại những luồng thông tin không có lợi cho doanh nghiệp được lan truyền một cách chóng mặt trên môi trường Internet. Khi đó, nếu doanh nghiệp không có cách thức xử lý một cách chuyên nghiệp và kịp thời thì rất có nguy cơ rơi vào tình trạng khủng hoảng truyền thông. Ngoài ra doanh nghiệp cũng dễ vấp phải những chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ (bị tung tin đồn thất thiệt, nói xấu, bôi nhọ hình ảnh...). Trong thời đại thông tin đa chiều và có tốc độ lan truyền nhanh chóng như hiện nay thì doanh nghiệp luôn cần đề phòng, cảnh giác và hết sức tỉnh táo, khéo léo để đối phó với những luồng thông tin xấu.

- Đa dạng hóa sản phẩm:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Ngày nay, việc mua sắm đã trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều, khi mà khách hàng chỉ cần sở hữu một thiết bị có kết nối Internet là có thể thoả thích chọn lựa các sản phẩm, thực hiện mua sắm giống như tại các cửa hàng thật. Sản phẩm và dịch vụ được cung cấp trên các "cửa hàng ảo" (Virual Stores) này ngày một phong phú và đa dạng, thu hút được sự quan tâm lớn từ phía người tiêu dùng. Bên cạnh đó, có một số sản phẩm chỉ tồn tại và được cung ứng duy nhất trên môi trường trực tuyến, ví dụ như các sản phẩm trong game online...

Từ đó, Marketing Online tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, phù hợp với cả những doanh nghiệp nhỏ cho tới những tập đoàn lớn. Tuy vậy nó cũng đặt ra một thách thức lớn cho các doanh nghiệp khi mà họ sẽ phải đưa các sản phẩm, dịch vụ của mình lên môi trường trực tuyến một cách có chọn lọc, phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất, tránh gây nhàm chán, khó chịu đối với người dùng Internet.

- Giảm thiểu những khác biệt về văn hóa, luật pháp, xã hội, kinh tế…

Trên thực tế, Internet là môi trường có tính toàn cầu khi mà mọi đối tượng ở những vùng đất khác nhau, thuộc những chủng tộc khác nhau, có tôn giáo khác nhau... đều có khả năng truy cập mạng lưới này nhằm tương tác với doanh nghiệp.

Chính vì thế, Marketing Online hay nói chính xác hơn là hình thức Marketing thông qua mạng Internet đã kéo mọi người không chỉ vượt qua khoảng cách địa lý mà còn cả khoảng cách về văn hóa, xã hội... để đến gần với nhau hơn cùng tham gia vào quá trình Marketing của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi tiến hành thực hiện chương trình Marketing Online, các doanh nghiệp đều cần tuân thủ những quy định cơ bản như:

Luật Thương mại điện tử, chữ ký điện tử, giao dịch điện tử... dẫn đến việc mỗi doanh nghiệp khi xây dựng cách kế hoạch, chiến lược Marketing Online đều phải tìm hiểu kỹ lưỡng và chuẩn hóa những hoạt động Marketing Online của mình.

- Phương diện kỹ thuật:

Nhờ vào việc sử dụng những công cụ kỹ thuật số hiện đại, Marketing Online có thể mang tới cho khách hàng những trải nghiệm chân thực trong quá trình tìm kiếm thông tin, so sánh các lựa chọn trước khi ra quyết định mua một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất. Điều này góp phần giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình tới gần hơn với đối tượng khách hàng mục tiêu mà không cần tốn quá nhiều chi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

toàn có thể tìm hiểu thông tin về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ... của sản phẩm qua những thông tin, hình ảnh và video mà doanh nghiệp cung cấp trên website mà không cần phải đến tận cửa hàng.

Marketing Online cũng đòi hỏi khách hàng phải sử dụng các kỹ thuật mới, song không phải tất cả mọi đối tượng khách hàng đều có khả năng sử dụng chúng một cách thành thạo (đặc biệt là những người ở vùng nông thôn hay không có trình độ học vấn cao, ít có cơ hội tiếp xúc với công nghệ thông tin). Ngoài ra, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cũng có khả năng trở thành một cản trở tương đối lớn. Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém, đường truyền tốc độ chậm sẽ khiến người tiêu dùng không có nhiều cơ hội tiếp cận với mạng Internet để tìm hiểu thông tin, mua hàng trực tuyến hay tham gia đấu giá trực tuyến... Những website có dung lượng lớn và thiết kế phức tạp cũng gây ra những khó khăn trong quá trình tải thông tin về các thiết bị máy tính, thiết bị di động của khách hàng. Chính những yếu tố kể trên đặt ra thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong việc thiết kế chương trình và các phương tiện, công cụ Marketing Online phù hợp nhằm tạo sự thuận tiện tối đa dành cho những đối tượng khách hàng mục tiêu

1.1.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của Marketing Online

 Ưu Điểm:

Internet cho phép bạn tiếp cận rộng rãi khách hàng tiềm năng của mình. Người ta ước tính rằng khoảng vài tỷ người trên thế giới sử dụng Internet và ngày càng có nhiều người biết đến Internet. Vì vậy, việc tiếp thị doanh nghiệp của bạn tới một nhóm lớn người như vậy chỉ có thể thực hiện được thông qua Internet.

- Internet là phương tiện duy nhất có thể vượt qua ranh giới địa lý và quốc gia.

- Chi phí quảng bá doanh nghiệp của bạn trên Internet rẻ hơn các phương tiện tiếp thị khác. Điều này giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng quảng cáo sản phẩm của mình.

- Internet cho phép khả năng duy trì kết nối với khách hàng trên cơ sở thời gian thực. Nếu bất kỳ đợt giảm giá nào đang diễn ra, thì việc gửi email cho khách hàng sẽ dễ dàng hơn và họ có thể mua sản phẩm ngay lập tức. Internet cũng cho phép gửi nhiều tin nhắn cùng một lúc, giúp tiết kiệm công việc gửi bản tin tẻ nhạt cho mọi

khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

- Tiếp thị qua Internet tạo điều kiện để nhận được phản hồi tức thì từ khách hàng. Khách hàng có thể chia sẻ về trải nghiệm của họ sau khi sử dụng sản phẩm.

- Tiếp thị qua Internet tiết kiệm nhiều thời gian và công sức. Thay vì có một đại diện dịch vụ khách hàng để trả lời các thắc mắc của khách hàng, người ta có thể đưa tất cả thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ lên Internet để khách hàng có thể xem qua.

Cách làm phổ biến nhất là có một mục dành riêng cho các câu hỏi thường gặp (FAQ) về sản phẩm để khách hàng có được tất cả các thông tin cần thiết về sản phẩm hoặc dịch vụ.

- Tiếp thị qua Internet cho phép doanh nghiệp của bạn hoạt động 24/7, đồng nghĩa với việc tăng doanh thu và lợi nhuận.

 Nhược Điểm

- Mặc dù, tiếp thị qua Internet cho phép phạm vi tiếp cận rộng hơn, nhưng chi phí khởi động của một trang web có thể cao. Điều này bao gồm chi phí của phần mềm và phần cứng được yêu cầu và chi phí bảo trì.

- Vẫn còn rất nhiều khách hàng sử dụng Internet chỉ để biết thêm thông tin về một sản phẩm và muốn mua sản phẩm đó trực tiếp. Ví dụ: tiếp thị qua Internet xx cho phép khách hàng xem điện thoại trông như thế nào và các thông số kỹ thuật của nó, nhưng khách hàng thích xem điện thoại trong cửa hàng để có được trải nghiệm thực tế.

- Có rất nhiều khách hàng không sử dụng thành thạo Internet và việc chỉ tập trung vào Internet Marketing có thể khiến bạn đánh mất những khách hàng này.

- Các quy tắc thương mại thay đổi nhanh chóng trong tiếp thị trên Internet và nó đòi hỏi sự chú ý và giám sát liên tục để đảm bảo rằng chiến lược tiếp thị của bạn không bị lỗi thời.

- Nhược điểm lớn nhất của tiếp thị qua Internet là tính dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động gian lận. Có rất nhiều trang web bất hợp pháp trên mạng trông giống với các trang web gốc và cướp tiền của khách hàng. Thư rác cũng là một trong những thách thức lớn nhất đối với hoạt động tiếp thị trên Internet và dữ liệu bí mật có thể dễ dàng bị đánh cắp bởi tin tặc.

- Tiếp thị qua Internet thiếu sự tiếp xúc của con người khi khách hàng mua sản phẩm từ nhân viên bán hàng. Điều này cản trở triển vọng xây dựng mối quan hệ, vốn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

- Tiếp thị trên Internet phụ thuộc nhiều vào công nghệ, dễ bị lỗi kỹ thuật. Ví dụ:

nếu một khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn nhưng do trục trặc kỹ thuật, không thể mua sản phẩm, họ có thể dễ dàng trở nên giận dữ và đưa doanh nghiệp của mình đi nơi khác.

1.1.2.4. Đối tượng truyền thông của kênh truyền thông Marketing Online:

Sự khác biệt giữa công chúng mục tiêu của truyền thông (sau đây gọi chung là

“công chúng”) và đối tượng truyền thông của truyền thông trực tuyến (sau đây gọi chung là “người dùng”) được thể hiện qua những điểm sau:

- Người dùng không còn là những công chúng thụ động của truyền thông: Họ có xu hướng tham gia vào truyền thông qua các phương tiện trực tuyến để bày tỏ quan điểm một cách chủ động như: so sánh, bình phẩm, đôi khi chỉ trích các sản phẩm, dịch vụ, thông tin mà họ biết được.

- Người dùng có khả năng tạo nên nội dung truyền thông: Điều này thể hiện qua phần lớn nội dung truyền thông hiện nay do chính người dùng tạo nên, người làm truyền thông chỉ có nhiệm vụ định hướng cho nội dung.

- Phương thức tiếp cận cũng thay đổi khi công chúng trở thành người dùng:

Phương thức tiếp cận là những thiết bị di động cá nhân và người dùng có quyền lựa chọn phương tiện, thông tin, cách thức để xem. Tất cả đều do sự chủ động của người dùng.

1.1.2.5. Các công cụ Marketing Online cơ bản a) Quảng cáo trực tuyến

Cũng như các loại hình quảng cáo khác, quảng cáo trực tuyến nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và người bán. Nhưng quảng cáo trên Web khác hẳn quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc mua sản phẩm cùng mẫu mã trên quảng cáo đó, thậm chí họ còn có thể mua cả sản phẩm từ các quảng cáo online trên Website.

 Ưu điểm:

- Khả năng nhắm chọn: quảng cáo trực tuyến có rất nhiều khả năng nhắm chọn mới. Ta có thể nhắm vào các công ty, các quốc gia hay khu vực địa lý cũng như có

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

thể sử dụng cơ sở dữ liệu để làm cơ sở cho tiếp thị trực tiếp. Cũng có thể dựa vào sở thích cá nhân và hành vi của người tiêu dùng để nhắm vào đối tượng thích hợp.

- Tính linh hoạt và khả năng phân phối: một quảng cáo trên mạng được truyền tải 24/24 giờ một ngày, cả tuần, cả năm. Hơn nữa, chiến dịch quảng cáo có thể được bắt đầu cập nhật hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào. Nhà quảng cáo có thể theo dõi tiến độ quảng cáo hàng ngày, xem xét hiệu quả quảng cáo ở tuần đầu tiên và có thể thay thế quảng cáo ở tuần thứ hai nếu cần thiết. Điều này khác hẳn kiểu quảng cáo trên báo chí, chỉ có thể thay đổi quảng cáo khi có đợt xuất bản mới, hay quảng cáo tivi với mức chi phí rất cao cho việc thay đổi quảng cáo thường xuyên.

- Tính tương tác: Mục tiêu của nhà quảng cáo là gắn khách hàng triển vọng với nhãn hiệu hoặc sản phẩm của họ. Điều này có thể thực hiện hiệu quả trên mạng, vì khách hàng có thể tương tác với sản phẩm, kiểm tra sản phẩm và nếu thoả mãn thì có thể mua.

 Các hình thức quảng cáo trực tuyến và các dịch vụ đi kèm:

- Quảng cáo logo – banner:

Đặt logo hoặc banner quảng cáo trên các website nổi tiếng, những website có lượng khách hàng truy cập lớn hay những website được ranking cao là cách quảng cáo trực tuyến hiệu quả nhất hiện nay. Nó không những quảng bá được thương hiệu mà còn nhắm đến các khách hàng tiềm năng trên Internet.

Có 2 loại hình quảng cáo banner phổ biến: Quảng cáo banner truyền thống (traditional banner ads): là hình thức quảng cáo banner thông dụng nhất, có dạng hình chữ nhật, chứa những đoạn text ngắn và bao gồm cả hoạt ảnh GIF (ảnh động) và JPEG, có khả năng kết nối đến một website khác. Quảng cáo banner truyền thống là một hình thức quảng cáo phổ biến nhất và được nhiều người lựa chọn nhất bởi vì thời gian tải nhanh, dễ thiết kế và thay đổi, dễ chèn vào website nhất.

- Quảng cáo In-line (In-line ads): Hình thức quảng cáo này được định dạng trong một cột ở phía dưới bên trái hoặc bên phải của một trang web. Cũng như quảng cáo banner truyền thống, quảng cáo in-line có thể được hiển thị dưới dạng một đồ hoạ và chứa một đường link, hay có thể chỉ là là một đoạn text với những đường siêu liên kết nổi bật với những phông màu hay đường viền.

- Quảng cáo pop -ups (Pop-ups ads): Phiên bản quảng cáo dưới dạng này sẽ bật

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

ảnh, dòng chữ…hiển thị bất kỳ trên website (những hình ảnh, dòng chữ hiển thị này đã được tích hợp sẵn các liên kết dẫn đến nội dung quảng cáo). Sau khi nhấp chuột, bạn sẽ nhìn thấy một cửa sổ nhỏ được mở ra với những nội dung được quảng cáo.

- Quảng cáo nổi (Floating ad): Kiểu quảng cáo Floating ad (là một dạng của kiểu quảng cáo đa phương tiện xuất hiện chồng lên nội dung của trang web). Khi người dùng truy cập vào một trang web, quảng cáo này sẽ hiện ra và đè lên nội dung của trang web đó, người xem có thể chủ động tắt quảng cáo này, hoặc quảng cáo sẽ tự động biến mất sau 1 khoảng thời gian quy định.

- Quảng cáo mở rộng (Expanding ad): Kiểu quảng cáo Expanding ad có thể thay đổi kích thước theo một điều kiện đã định trước, ví dụ như khi người xem xem một trang web, người xem nhấn chuột vào một mục quảng cáo hoặc người xem di chuyển con trỏ chuột lên quảng cáo thì quảng cáo sẽ hiển thị to và rộng ra.

- Quảng cáo mô phỏng (Trick banners): Trick banners là một dạng quảng cáo mô phỏng các thông báo thường gặp của các chương trình mà người xem hay sử dụng (ví dụ như thông báo có email mới) nhằm dụ dỗ người xem click vào biểu ngữ quảng cáo. Do đó, đây là kiểu quảng cáo có tỷ lệ nhấn chuột cao so với các loại hình quảng cáo thông thường khác. Tuy nhiên, kiểu quảng cáo này sẽ gây ra cảm giác bực bội và có thể tẩy chay nhà quảng cáo do họ đã bị lừa.

- Quảng cáo bằng đường Text link: Là đặt quảng cáo bằng chữ có đường link đến website hay sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn, để đạt hiệu quả quảng cáo, bạn phải có tiêu đề cho đoạn quảng cáo, địa chỉ website, thông tin giới thiệu phục vụ việc tra cứu, tìm kiếm sản phẩm dịch vụ của các máy chủ tìm kiếm.

b) Catalogue điện tử

Cũng giống như catalogue thông thường, catalogue điện tử đáp ứng nhu cầu trưng bày hàng hoá, sản phẩm cho phép khách hàng nhìn thấy, tìm kiếm thông tin về tính năng sử dụng, chất liệu, kích thước...Khác biệt chỉ ở chổ catalogue này được đưa lên mạng nên về thiết kế có thể sinh động và bắt mắt hơn, và đặc biệt là không tốn chi phí in ấn.

c) Email marketing

Email marketing là một hình thức mà người marketing sử dụng email, sách điện tử hay catalogue điện tử để gửi đến cho khách hàng một mail giới thiệu sản phẩm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Nhằm thúc đẩy và đưa khách hàng đến quyết định thực hiện việc mua các sản phẩm của họ. Có ba loại marketing bằng thư điện tử:

- Loại thứ nhất liên quan đến thư điện tử được gửi đi từ công ty đến người sử dụng nhằm mục đích quảng bá sản phẩm - dịch vụ, thúc đẩy khả năng mua hàng.

- Dạng thứ hai của email là các kênh ngược lại; từ người sử dụng đến công ty.

Người sử dụng mong muốn nhận được một sự gợi ý và những câu trả lời đầy đủ cho những đòi hỏi của họ.

- Hình thức thứ ba là thư điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng. Thư tín điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng được sử dụng để hỗ trợ các công ty marketing.

 Tác dụng của Thư điện tử trong truyền thông:

- Thu thập thông tin – bằng cách g

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan