• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI 38: LỰC TIẾP XÚC VÀ LỰC KHÔNG TIẾP XÚC

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI 38: LỰC TIẾP XÚC VÀ LỰC KHÔNG TIẾP XÚC "

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28 - MÔN KHTN LỚP 6

BÀI 38: LỰC TIẾP XÚC VÀ LỰC KHÔNG TIẾP XÚC

*Kiến thức cần đạt

- Nêu được lực tiếp xúc xuất hiện khi vật ( hoặc đối tượng) gây ra lực có tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực, lấy ví dụ về lực tiếp xúc.

- Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật ( hoặc đối tượng ) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực, lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc

I/ Lực tiếp xúc

Tìm hiểu về lực tiếp xúc Gợi ý trả lời câu hỏi SGK/ 166

Câu 1: Khi nâng tạ và khi đá bóng hình 38.1a và 38.1b, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực? Các vật này có tiếp xúc với nhau hay không?

Trả lời :

Khi nâng tạ: vật gây ra lực là tay con người, vật chịu tác dụng của lực quả ta Khi chuyền bóng: vật gây ra lực là chân cầu thủ, vật chịu tác dụng của lực là quả bóng

Các vật trên có tiếp xúc với nhau

Em hãy tìm các ví dụ về lực tiếp xúc trong đời sống Trả lời:

Ví dụ về lực tiếp xúc trong đời sống:

Khi ta bưng bê hộp, tay ta và hộp tiếp xúc nhau, và tay ta đã tác dụng lên hộp một lực

(2)

Khi ra đóng cửa phòng, tay ta và cánh cửa tiếp xúc nhau, và tay ta đã tác dụng lên cánh cửa một lực

 Nội dung cần ghi nhớ:

- Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng lực.

- Ví dụ: lực của tay để mở cửa, lực chân cầu thủ đá vào quả bóng, lực đẩy xe lên dốc, …

II/ Lực không tiếp xúc

Tìm hiểu về lực không tiếp xúc Gợi ý trả lời câu hỏi SGK/ 166

Câu 2: Quan sát hình 38.2, em hãy cho biết tại sao viên bi sắt lại bị kéo về phía nam châm. Trong hình 38.2 và 37.2, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực? Các vật có tiếp xúc với nhau hay không?

Trả lời :Viên bi sắt bị kéo về phía nam châm do có lực hút từ nam châm tác dụng lên viên bi

Hình 38.2: vật gây ra lực là nam châm, vật chịu tác dụng của lực là viên bi sắt Hình 37.2: vật gây ra lực là trái đất, vật chịu tác dụng của lực là quả táo

(3)

Các vật trên không tiếp xúc với nhau

Câu 3: Theo em có sự khác biệt nào về các lực tác dụng được minh họa ở hình 38.1a và 38.2

Trả lời : Sự khác biệt về các lực tác dụng được minh họa ở hình 38.1a và 38.2 đó là: có lực tác dụng khi hai vật ở hình 38.1a tiếp xúc với nhau, có lực tác dụng khi hai vật ở hình 38.2 không tiếp xúc với nhau

Em hãy tìm các ví dụ về lực không tiếp xúc trong đời sống Trả lời

Ví dụ về lực không tiếp xúc trong đời sống:

oLực hấp dẫn của trái đất giữ cho các vệ tinh nhân tạo quay xung quanh trái đất

oCục nam châm đặt trên bàn hút tất cả các vật bằng sắt xung quanh

 Nội dung cần ghi nhớ:

- Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

- Ví dụ:

+ Lực mà nam châm hút viên bi sắt,…

(4)

BÀI TẬP

1. Nêu hai ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

2. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?

A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.

B. I.ực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo.

C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn.

D. Lực hút giữa Trái Đất và Mật Trăng.

3. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.

B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng,

C. Lực Trái Đất tác dụng lên quyền sách đặt trên mặt bàn.

D. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm.

Dặn dò:

- Các em chép bài vào tập - Làm bài tập.

- Chuẩn bị bài mới

BÀI 39: BIẾN DẠNG CỦA LÒ XO. PHÉP ĐO LỰC

*Kiến thức cần đạt:

- Thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ giãn của lò xo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo

- Đo được lực bằng lực kế lò xo I/ Biến dạng của lò xo

Thí nghiệm: Xác đ nh đ dãn c a lò xo

(5)

Dụng cụ:

Lò xo xoắn

Giá thí nghiệm

Thước đo chiều dài

Các quả nặng 50 g Tiến hành thí nghiệm:

Treo lò xo theo phương thẳng đứng và giá thí nghiệm. Đo chiều dài lò xo

Treo một quả nặng vào đầu dưới của lò xo. Đo chiều dài lò xo khi đó

Lần lượt treo hai, ba quả nặng và đo chiều dài của lò xo

Nhận xét: sự thay đổi chiều dài của lò xo trong quá trình thí nghiệm phụ thuộc vào sự thay đổi khối lượng quả nặng được treo ở đầu dưới của lò xo. Lò xo càng dãn ra dài hơn nếu treo thêm quả nặng vào đầu dưới lò xo

 Nội dung cần ghi nhớ:

Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo II/ Thực hành đo lực bằng lực kế

Tìm hiểu về lực kế

(6)

Một lực kế lò xo đơn giản gồm các phần:

Vỏ lực kế có gắn một bảng chia độ

Một lò xo có một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia gắn vào một kim chỉ thị

Kim chỉ thị di chuyển được trên mặt bảng chia độ

 Nội dung cần ghi nhớ:

Các bước đo lực bằng lực kế

Ước lượng giá trị lực cần đo

Lựa chọn lực kế phù hợp.

Hiệu chỉnh lực kế.

Thực hiện phép đo( cho lực cần đo tác dụng vào đầu có gắn móc của lò xo lực kế., cầm vỏ của lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.)

Đọc và ghi kết quả đo, kết quả đo là số chỉ gần nhất với kim chỉ thị.

(7)

BÀI TẬP

1. Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 2 N. Điểu này có nghĩa

A. khối lượng của vật bằng 2 g. B. trọng lượng của vật bằng 2 N.

C. khối lượng của vật bằng 1 g. D. trọng lượng của vật bằng 1 N.

2. Nếu treo vật có khối lượng 1 kg vào một cái “cân lò xo” thì lò xo của cân có chiều dài 10cm. Nếu treo vật có khối lượng 0,5 kg thì lò xo có chiều dài 9 cm. Hỏi nếu treo vật có khối lượng 200 g thì lò xo sẽ có chiều dài bao nhiêu?

dặn dò:

- Các em chép bài vào tập - Làm bài tập.

- Chuẩn bị bài mới

CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ví dụ: Một quả cầu được treo bởi một sợi dây như hình vẽ, chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực P và lực căng dây T.. Tác dụng của hai lực cân bằng

Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực.. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ

Câu 5: Thế nào gọi là lực? Lực tác dụng lên vật gây ra những kết quả gì? Nêu thí dụ? Thế nào gọi là hai lực cân bằng? Nêu thí dụ. Tính khối lượng riêng và trọng lượng

Hãy nêu một ví dụ về lực tác dụng vừa làm vật chuyển động, vừa làm vật bị biến dạng..

Hãy nêu một ví dụ về lực tác dụng vừa làm vật chuyển động, vừa làm vật bị biến dạng..

- Ví dụ về lực tác dụng lên vật làm thay đổi hướng chuyển động của vật:.. + Lực từ bức tưởng làm thay đổi hướng chuyển động của

lấy 3 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi hướng chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng.. Khi quả bóng đập vào tường, lực do

- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.. - Nêu được lực là đại lượng