• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngữ Văn 6,7 năm học 2020-2021

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ngữ Văn 6,7 năm học 2020-2021"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (4 điểm)

“Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”.

(Trích Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi, Ngữ văn 6, tập hai) a) Chỉ ra các phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên.

b) Nêu tác dụng của các phép so sánh đó trong việc miêu tả cảnh thiên nhiên của tác giả.

Câu 2. (4 điểm)

Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về bài thơ sau:

THÁNG BA Sau làn mưa bụi tháng ba Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu

Nền trời rừng rực ráng treo

Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.

(Trích Góc sân và khoảng trời - Trần Đăng Khoa)

Câu 3. (12 điểm)

Trong mơ, em lạc vào thế giới những truyền thuyết của thời đại mở đầu lịch sử dân tộc. Ở đó, em gặp Thánh Gióng và được chàng kể cho nghe về chuyện mình đã giúp vua Hùng đánh đuổi giặc Ân cứu nước.

Em hãy ghi lại lời kể của Thánh Gióng trong cuộc gặp tưởng tượng đó.

--- Hết ---

Họ và tên học sinh: ………..……… ; Số báo danh: …………

(2)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

HƯỚNG DẪN CHẤM

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: Ngữ văn 6

I. Hướng dẫn chung

- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để thực hiện, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.

- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.

II. Đáp án và thang điểm

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

Câu 1 (4 điểm)

a. Chỉ ra các phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên.

- “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”

- “cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”

- “rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”

b. Nêu tác dụng của các phép so sánh đó trong việc miêu tả cảnh thiên nhiên của tác giả.

- Nhấn mạnh (đặc tả) sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông Năm Căn và vẻ đẹp hùng vĩ, trù phú, bạt ngàn vô tận của rừng đước.

3,0

1,0 1,0

1,0

1,0

Câu 2 (4 điểm)

Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về bài thơ sau:

THÁNG BA Sau làn mưa bụi tháng ba Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu

Nền trời rừng rực ráng treo

Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.

* Yêu cầu chung: Đề bài không yêu cầu học sinh phân tích mà yêu cầu học sinh trình bày những cảm nhận sâu sắc nhất của mình về bài thơ qua các hình ảnh vừa tả thực, vừa giàu trí tưởng tượng và giàu sự liên tưởng. Qua đó đánh giá khả năng cảm thụ văn học, khả năng trình bày những cảm nhận qua một bài viết của học sinh; đồng thời kiểm tra kiến thức mở rộng, nâng cao về văn học của các em...

(3)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

* Yêu cầu cụ thể:

Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách, nhưng phải nêu được các ý cơ bản sau đây:

- Bài thơ được trích trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa.

- Bài thơ viết về khung cảnh tháng ba ở một làng quê Việt Nam-tháng có sự chuyển mùa giữa xuân sang hạ bằng thể thơ lục bát gần gũi với ca dao khiến cho bài thơ như một lời nhắn nhủ tâm tình.

- Bằng sự quan sát tinh tế, Trần Đăng Khoa đã tái hiện lại bức tranh buổi chiều cuối xuân đầu hạ qua những hình ảnh thơ thật đẹp:

Sau làn mưa bụi tháng ba Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu

Biện pháp nghệ thuật so sánh “lá tre đỏ - lửa thiêu” gợi ta hình dung sau những làn mưa xuân cuối cùng, lá tre từ màu vàng đã chuyển sang màu đỏ như thắp lên những đốm lửa nhỏ báo hiệu hè về.

- Từ hai câu thơ đầu thiên về tả thực khung cảnh tháng ba đến hai câu thơ cuối là sự tưởng tượng, sự liên tưởng đến bất ngờ:

Nền trời rừng rực ráng treo

Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay

Trước bức tranh thiên nhiên buổi chiều cuối xuân, đầu hạ, nhà thơ liên tưởng đến câu chuyện về người anh hùng làng Gióng,về bụi tre đằng ngà, hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời… gợi cho ta thêm tự hào về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm anh dũng của dân tộc.

- Khái quát lại: Bài thơ là cảm nhận đầy tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ về khung cảnh tháng ba giản dị, gần gũi, bình yên của làng quê Việt Nam.

0,5 1,0

1,0

1,0

0,5

Câu 3 (12 điểm)

Trong mơ, em lạc vào thế giới những truyền thuyết của thời đại mở đầu lịch sử dân tộc. Ở đó, em gặp Thánh Gióng và được chàng kể cho nghe về chuyện mình đã giúp vua Hùng đánh đuổi giặc Ân cứu nước.

Em hãy ghi lại lời kể của Thánh Gióng trong cuộc gặp tưởng tượng đó.

12

Yêu cầu: Đây là đề bài kể chuyện tưởng tượng, học sinh cần tưởng tượng cuộc gặp gỡ của mình với một nhân vật trong truyền thuyết là Thánh Gióng và được nhân vật kể lại

(4)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

cho nghe chuyện Gióng đã giúp vua Hùng đánh đuổi giặc Ân cứu nước. Cần phân biệt với kiểu bài đóng vai nhân vật để kể lại chuyện.

1. Mở bài: Giới thiệu tình huống gặp gỡ (trong mơ) với nhân vật, dẫn dắt để đưa vào câu chuyện.

1,0

2. Thân bài

Bài văn có thể có các nội dung khác theo trí tưởng tượng của học sinh tuy nhiên cần đảm bảo có các ý sau đây:

* Ghi lại được lời kể của Thánh Gióng về sự việc Gióng đã giúp vua Hùng đánh đuổi giặc Ân cứu nước. Trong lời kể của Gióng cần có những sự việc:

- Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng (0,5đ)

- Khi nghe sứ giả loan tin tìm người tài giỏi cứu nước, Thánh Gióng biết nói, đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc (1,5đ)

- Thay đổi kì lạ của Thánh Gióng từ sau hôm gặp sứ giả;

Bà con dân làng vui lòng góp gạo nuôi Thánh Gióng (1,0đ) - Thánh Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ (1,0đ)

- Thánh Gióng đánh giặc Ân (2,0đ)

- Đánh giặc xong, Thánh Gióng cởi giáp sắt bỏ lại, bay về trời (1,0đ)

- Vua phong danh hiệu và cho lập đền thờ Thánh Gióng (0,5đ)

- Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng (0,5đ)

Lưu ý: Đan xen lời kể của nhân vật cần có những câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật hoặc của cảm xúc, suy nghĩ của bản thân học sinh và có lời đối thoại giữa Thánh Gióng và học sinh).

* Thánh Gióng khuyên bảo, dặn dò em làm việc tốt để bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước.

* Tình huống kết thúc giấc mơ.

10

8,0

1,0 1,0

3. Kết bài

Thái độ, tình cảm của bản thân với nhân vật Thánh Gióng;

bài học rút ra cho bản thân.

1,0

(5)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

→ Hình tượng Thánh Gióng thể hiện ý chí chiến đấu phi thường của nhân dân ta, mơ ước của nhân dân về một người anh hùng với sức mạnh phi thường và phẩm chất tốt đẹp

"Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo, thổi cơm cho Gióng ăn, may quần áo cho Gióng mặc"→ Sự lớn mạnh của lòng yêu nước, của quyết tâm đánh thắng giặc nhờ vào

Khi có giặc đến dân ta đồng lòng, giúp sức để đánh đuổi giặc xâm lược, hơn thế nữa sự trưởng thành của người anh hùng Thánh Gióng còn cho thấy, sự lớn mạnh của

- Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi

Thế nhưng chúng tôi cũng khá là lo lắng khi thường thì cô giáo chủ nhiệm sẽ nhân những giờ ra chơi để nói về công việc học tập của lớp nhưng cô thì lại không nói gì

- Truyện kể về: Người em gái có tài năng hội họa nổi bật và người anh trai ghen tị với tài năng của người em, nhưng bằng trái tim và lòng nhân hậu người em đã giúp anh

- Truyện kể về chuyện một cậu bé sinh ra một cách kì lạ lên ba vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tin đất nước lâm nguy thì lớn nhanh

- Truyền thuyết Thánh Gióng kể lại truyện về người anh hùng làng Gióng một mình đánh đuổi giặc Ân bảo vệ nước nhà.. - Diễn biến của cân chuyện (mở