• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề KTĐK cuối học kì I môn Tiếng Việt - Khối 5

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề KTĐK cuối học kì I môn Tiếng Việt - Khối 5"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ A

Họ và tên: ………

Lớp: 5 ….

Thứ……… ngày …… tháng…… năm 2018.

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2018 - 2019

Môn: Tiếng Việt – Lớp 5 (Kiểm tra đọc) (Thời gian làm bài: 30 phút)

Đọc tiếng: Điểm Nhận xét của giáo viên

………

.………

………...

GV chấm

Đọc hiểu:

I. Đọc thành tiếng (3 điểm).

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm).

*Đọc thầm bài văn sau:

CUỘC CHẠY TIẾP SỨC CỦA SẮC ĐỎ

Nhìn hoa gạo đỏ rực xua tan cái rét nàng Bân, Ly thốt lên: “Ước gì mùa nào cũng được thấy màu hoa đỏ ấm áp này nhỉ?”. Nghe thấy thế, các loài cây bèn rủ nhau cùng tiếp đuốc.

Cuối xuân, khi quyên gọi hè, hoa gạo thôi bập bùng đỏ rực trên vòm xanh thì đầu tường, lửa lựu lấp ló, dọc theo đường làng, hoa vông rực đỏ. Và khi tu hú gọi mùa vải chín, ve râm ran dàn đồng ca mùa hạ thì hoa phượng như đón lấy đủ đầy sắc thắm của hoa gạo, hoa vông, bồng bềnh cháy rực suốt hè. Những chùm lộc vừng đỏ thắm như kết đèn cho hội hoa đăng vắt từ cuối hạ cho tới gần cuối thu.

Rồi thu sang cùng gió heo may, không còn cái nắng rực rỡ, nồng nàn của mùa hè nhưng những vạt dong riềng với màu hoa thắm tươi vẫn giữ vẹn nguyên sắc đỏ của hoa gạo, hoa phượng, hoa vông truyền lại làm Ly rưng rưng cảm động.

Và đông tới, gió bấc hun hút, chú mèo mướp cuộn tròn bên bếp lửa, gà mẹ

“cục… cục…” ủ ấm đàn con cạnh cái cối xay. Ngồi bên bàn học, nhìn qua cửa sổ, Ly thấy bầu trời xám xịt như bừng sáng. Ly đứng hẳn lên, tay vẫn cầm cuốn sách. Kìa, hoa đỏ, Ly rối rít gọi ông bà, bố mẹ ra xem. Mọi người ồ lên: “Lá bàng đỏ đẹp quá!”.

Một chiếc lá bàng đỏ thắm xoay tròn bay qua cửa sổ, rơi xuống cạnh lọ mực và cây thước. Ngoài kia, cây bàng xòe những cành mang đầy lá đỏ như muốn nói: “Tặng bạn đấy, Ly à!”.

Theo Phạm Hải Lê Châu

Rét nàng Bân: Rét trở lại vào khoảng tháng ba âm lịch ở miền Bắc nước ta, sau khi trời đã chuyển ấm một thời gian.

Quyên: Con chim đỗ quyên, còn gọi là “chim cuốc”, thường kêu vào đầu hè.

Tu hú: Tên một loài chim, lớn hơn chim sáo, thường kêu vào đầu hè.

*Dựa vào nội dung bài văn, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài tập.

1. Trong bài văn trên, các loài hoa nào mang sắc đỏ chạy tiếp đuốc?

a. Đào, gạo, phượng, dong riềng, lộc vừng, bàng.

b. Đào, gạo, phượng, dong riềng, cúc, lộc vừng.

c. Hoa gạo, phượng, vông, lựu, lộc vừng, dong riềng.

(2)

2. Màu sắc của hoa gạo, hoa lựu được tác giả so sánh với gì?

a. Màu đỏ ấm áp, sáng tươi của ngọn lửa.

b. Màu đỏ thắm tươi của hoa dong riềng.

c. Màu đỏ rực rỡ của hoa vông, hoa phượng.

3. Loài hoa nào nở từ cuối hạ cho tới gần cuối thu?

a. Hoa phượng. b. Hoa lộc vừng c. Hoa dong riềng 4. Dòng nào nêu đúng vẻ đẹp của hoa dong riềng lúc thu sang?

a. Đỏ như những đốm lửa lập lòe.

b. Màu hoa thắm tươi giữ vẹn nguyên sắc đỏ của hoa gạo, hoa phượng, hoa vông truyền lại.

c. Thắm tươi như những chiếc khăn quàng đỏ.

5. Khi viết bài văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa để làm gì?

a. Miêu tả màu sắc của các loài hoa chính xác hơn.

b. Giúp bài văn mạch lạc, hấp dẫn hơn.

c. Miêu tả cảnh vật sống động, gần gũi, thân thiết hơn.

6. Tại sao các loài cây lại rủ nhau chạy tiếp đuốc?

...

...

...

7. Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài là “Cuộc chạy tiếp sức của sắc đỏ”?

...

...

...

8. Từ nào trong đoạn thứ nhất của bài đồng nghĩa với từ “lạnh lẽo”?

a. rét b. tan c. rét nàng Bân

9. Từ “lửa” ở cụm từ “đỏ rực như lửa” và từ “lửa” ở cụm từ “lửa lựu” có quan hệ với nhau như thế nào?

a. Đó là 1 từ nhiều nghĩa b. Đó là 2 từ đồng nghĩa c. Đó là 2 từ đồng âm

10. Xác định và ghi lại danh từ, động từ, đại từ, quan hệ từ trong các từ in đậm dưới đây:

- Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự yêu thương của bà và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ.

a. Danh từ : ………. b. Động từ :……….…………

c. Đại từ : ……… d. Quan hệ từ :.……….………..…

11. Hãy viết một câu văn có nội dung thuộc chủ điểm “Vì hạnh phúc con người”.

Trong câu có sử dụng cặp quan hệ từ.

...

...

(3)

TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ A

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2018 - 2019

Môn: Tiếng Việt – Lớp 5 (Kiểm tra viết) Thời gian làm bài: 55 phút

I. Chính tả: (2 điểm)

Giáo viên đọc cho HS viết bài trong thời gian khoảng 15 phút.

Mẹ và cánh đồng

Con trở về lúa đã gặt xong Và cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ

Bóng mẹ gầy để lòng con thương quá Cả một đời vất vả gian nan.

Trên cánh đồng, tháng ngày mẹ lo toan Để làm nên những mùa vàng no ấm

Bát cơm dẻo, tuổi thơ con đã sống Trong êm đềm, cay đắng mẹ mang đi.

Con lớn lên với những dòng nghĩ suy

Thương bóng mẹ chẳng quản chi mưa nắng Luôn có mặt và chẳng bao giờ vắng

Trên cánh đồng ươm những hạt mầm xanh.

(Lương Đình Khoa) II. Tập làm văn (8 điểm ) - 40 phút :

Đề bài: Hãy tả một người mà em yêu quý.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Số hoa mỗi ngày một tăng lên, rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi màu hoa phượng cũng rực lên.... Ph

a) Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. b) Uống nước đã đun sôi, ăn thức ăn đã nấu chín. c) Diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt.. a) Đi lại một

Hãy tính chu vi của mỗi hình

Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nẩy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi

Hoa phượng có một vẻ đẹp đặc biệt: đỏ rực, đẹp không phải một đóa mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời.. Màu sắc như hàng ngàn con

- Trong bài Cây gạo, tác giả quan sát mùa cây gạo trổ hoa, rồi các cánh hoa rụng dần và cuối cùng những quả gạo xuất hiện cho tới lúc quả tách vỏ để các múi bông trắng nỗ

Mỗi khi hè đến, cả cây phượng chìm trong tiếng ve kêu, rất ồn ào nhưng lại vui tai, những chùm hoa phượng bắt đầu nở, rồi cả cây phượng nở hoa, che lấp những cành lá

Những tia nắng ấm áp ấy cũng thổi bùng muôn nụ nhỏ trên cành cây hoa gạo thành những đốm lửa đỏ rực.. Nhờ thế, cây hoa gạo cổ thụ đầu làng tôi đã khoác một chiếc áo