• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi minh họa THPT QG năm 2018 môn sinh của thầy Thịnh Nam | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi minh họa THPT QG năm 2018 môn sinh của thầy Thịnh Nam | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

LUYỆN THI THPT QG THẦY THỊNH NAM

(Đề thi gồm 6 trang)

MINH HỌA ĐỀ THI THPTQG NĂM 2018 Bài thi KHTN – Môn thi: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi: 001

Câu 1: Các nuclêotit trên mạch đơn của ADN được kí hiệu: A ,T ,G , X và 1 1 1 1 A ,T ,G , X .2 2 2 2

Biểu thức nào sau đây là đúng?

A. A1 T G1 1X2 N1 B. A1T2G1X2 N1

C. A1A2X1G2 N1 D. A1A2G1G2 N1

Câu 2: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn có thể tiếp tục đi lên được vì:

A. Di chuyển xuyên qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên.

B. Nước vào nhiều tạo một lực đẩy lớn giúp cho ống bị tắc sẽ dần được thông.

C. Dòng nhựa nguyên đi qua lỗ bên sang ống bên cạnh đảm bảo dòng vận chuyển đựợc liên tục.

D. Nước vào nhiều tạo áp suất lớn giúp thẩm thấu sang các ống bên.

Câu 3: Menđen tìm ra qui luật phân li độc lập trên cơ sở nghiên cứu phép lai A. một hoặc nhiều cặp tính trạng B. một cặp tính trạng C. hai cặp tính trạng D. nhiều cặp trạng

Câu 4: Tổ kiến rơi xuống ao, trứng kiến sẽ bị cá ăn. Cá thấy ngon miệng liền nhảy lên bờ và bị kiến "ăn lại" đây là một ví dụ về

A. sự tìm kiếm nguồn thức ăn, khi nguồn thức ăn cũ đã bị cạn.

B. sự trả thù của kiến trên cơ sở cạnh tranh bảo vệ lãnh thổ.

C. sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi D. đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên.

Câu 5: Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về công nghệ tế bào thưc vật I. Bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật tạo ra các giống cây trồng mới có kiểu gen đồng nhất.

II. Công nghệ tế bào thực vật giúp nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm.

III. Nuôi cấy các hạt phấn, noãn chưa thụ tinh và gây lưỡng bội hóa sẽ tạo ra một dòng đồng hợp về tất cả các gen.

(2)

IV. Khi dung hợp hai tế bào trần của hai loài thực vật sẽ tạo ra giống mới có kiểu gen đồng hợp của cả hai loài.

A. 4 B. 1 C. 2 D. 3

Câu 6: Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen P: AaBbDdEeHH × AabbDDeehh. Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Tỉ lệ đời con

 

F có kiểu gen đồng hợp về 3 cặp và dị hợp về 2 cặp là 1

A. 5

32 B. 27

64 C. 1

4 D. 9

16

Câu 7: Chiến lược nào sau đây có tác dụng tăng sự đa dạng di truyền nhanh nhất của một quần thể giao phối đang trong tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng do độ đa dạng di truyền thấp?

A. Du nhập các cá thể mới cùng loài từ quần thể khác tới.

B. Thiết lập một khu bảo tồn để bảo vệ môi trường sống của quần thể.

C. Kiểm soát quần thể ăn thịt và cạnh tranh với quần thể đang bị nguy hiểm.

D. Bắt tất cả các cá thể còn lại của quần thể cho sinh sản bắt buộc rồi thả ra môi trường tự nhiên.

Câu 8: Nếu một quần thể tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ biến đổi theo hướng tần số alen

A. thay đổi theo hướng làm tăng alen trội và giảm alen lặn, nhưng tần số kiểu gen không thay đổi.

B. không thay đổi nhưng tần số kiểu gen thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ đồng hợp và tăng tỉ lệ dị hợp.

C. thay đổi theo hướng làm tăng alen lặn và giảm alen trội, nhưng tần số kiểu gen không thay đổi.

D. không thay đổi nhưng tần số kiểu gen thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dị hợp và tăng tỉ lệ đồng hợp.

Câu 9: Quá trình tiến hoá hoá học hình thành các đại phân tử tự nhân đôi gồm có các bước trình tự là

A. sự hình thành các đại phân tử tự nhân đôi, sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ và sự hình thành các đại phân tử từ các hợp chất hữu cơ đơn giản

B. sự hình thành các đại phân tử từ các hợp chất hữu cơ đơn giản, sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ và sự hình thành các đại phân tử tự nhân đôi.

(3)

C. sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ, sự hình thành các đại phân tử từ các hợp chất hữu cơ đơn giản và sự, hình thành các đại phân tử tự nhân đôi.

D. sự hình thành các đại phân tử tự nhân đôi, sự hình thành các đại phân tử từ các hợp chất hữu cơ đơn giản và sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ.

Câu 10: Ý nào dưới đây không phải là ưu thế của chọn giống bằng công nghệ gen A. tạo giống nhanh, hiệu quả

B. giống mới có năng suất và chất lượng cao.

C. có thể sản xuất thuốc chữa bệnh cho con người D. có thể tạo dòng thuần một cách nhanh chóng Câu 11: Bào quan thực hiện chức năng quang hợp là

A. Diệp lục B. Lục lạp C. Grana D. Lạp thể Câu 12: Điểm nào sau đây khẳng định chắc chắn mã di truyền là mã bộ ba?

A. Do có 4 nucleotit khác nhau tham gia cấu tạo nên mã di truyền.

B. Do có 20 loại axit amin trong mỗi phân tử prôtêin.

C. Bằng thực nghiệm chứng minh mã di truyền là mã bộ ba.

D. Bằng suy luận từ gen quy định tính trạng của cơ thể sinh vật.

Câu 13: Ở một loài, khi lai giữa hai nòi thuần chủng lông đen, dài, mỡ trắng với lông nâu, ngắn, mỡ vàng, thu được F1 đồng loạt có kiểu hình lông đen,dài, mỡ trắng. Khi cho cá thể F1 dị hợp 3 cặp lai phân tích người ta thu được kết quả phân li theo tỉ lệ

15% lông đen,dài, mỡ trắng; 15% lông đen , ngắn, mỡ trắng;

15% lông nâu, dài, mỡ vàng; 15% lông nâu, ngắn, mỡ vàng;

10% lông đen, dài, mỡ vàng; 10% lông nâu, dài, mỡ trắng;

10% lông đen, ngắn, mỡ vàng; 10% lông nâu, ngắn, mỡ trắng.

Nếu cho các các thể F1 ngẫu phối thì tỷ lệ kiểu hình lông đen, dài, mỡ vàng ở F2 là bao nhiêu? Biết mỗi gen quy định một tính trạng, mọi diễn biến trong giảm phân ở hai giới là như nhau và không có đột biến mới phát sinh.

A. 44,25%. B. 24%. C. 6,25% D. 12%

Câu 14: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là

A. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng B. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.

(4)

C. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.

D. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

Câu 15: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay?

A. Là phản xạ có tính di truyền B. Là phản xạ bẩm sinh.

C. Là phản xạ không điều kiện. D. Là phản xạ có điều kiện.

Câu 16: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N phóng xạ. Nếu chuyển15 những vi khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N thì một tế bào vi khuẩn E. coli này14 sau 4 lần phân bào liên tiếp sẽ tạo ra bao mạch ADN mới được tổng hợp ở vùng nhân hoàn toàn chứa N ? 14

A. 30 B. 8 C. 16 D. 32

Câu 17: Ở gà, có một đột biến lặn trên nhiễm sắc thể thường làm cho mỏ dưới của gà dài hơn mỏ trên. Những con gà như vậy mổ được rất ít thức ăn nên rất yếu ớt. Những chủ chăn nuôi thường xuyên phải loại bỏ chúng ra khỏi đàn. Khi cho giao phối ngẫu nhiên 150 cặp gà bố mẹ có mỏ bình thường, một người chủ thu được1200 gà con, trong đó có 12 con gà biểu hiện đột biến trên. Giả xử không có đột biến mới xảy ra và khả năng nở của các trứng là như nhau.

Hãy cho biết có bao nhiêu gà bố mẹ là dị hợp tử về gen đột biến trên?

A. 12 B. 30 C. 60 D. 40

Câu 18: Cho phép lai P: ♂AaBbDdEe x ♀aaBbDDee, thu được F1. Tính theo lí thuyết, trong số các các thể tạo ra ở thế hệ F1 tỉ lệ cá thể mang biến dị tổ hợp là bao nhiêu? Biết rằng, các cặp gen qui định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng.

A. B. C. D.

Câu 19: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.

(5)

Biết rằng không xảy ra đột biến. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng III.15 và III.16 sinh con không mang gen gây bệnh là

A. 1

3 B. 7

15 C. 7

18 D. 31

36

Câu 20: Ví dụ nào sau đây không phải thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?

A. Ở những quần thể như rừng bạch đàn, rừng thông ở những nơi cây mọc quá dày người ta thấy có hiện tượng một số cây bị chết đó là hiện tượng “tự tỉa thưa” ở thực vật.

B. Khi thiếu thức ăn, nơi ở người ta thấy nhiều quần thể cá, chim, thú đánh lẫn nhau, doạ nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác nhằm bảo vệ cơ thể nhất là nơi sống.

C. Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn lẫn nhau . Như ở cá mập, khi cá mập con mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.

D. Ở thực vật, tre, lứa thường sống quần tụ với nhau giúp chúng tăng khả năng chống chịu với gió bão. Nhưng khi gặp phải gió bão quá mạnh các cây tre, lứa đổ vào nhau.

Câu 21: Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, enzim ADN pôlimeraza di chuyển theo chiều từ

A. 5’đến 3’ hoặc từ 3’đến 5’ tùy theo từng mạch.

B. 3’đến 5’ và cùng chiều với mạch khuôn.

C. 5’đến 3’ và cùng chiều với mạch khuôn.

D. 3’đến 5’ và ngược chiều với mạch khuôn.

Câu 22: Ở một loài xét 4 cặp gen dị hợp nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể. Khi đem lai giữa hai

cơ thể Ab Ab

P : DdEe x DdEe

aB aB , thu được F . Biết cấu trúc của NST không thay đổi trong1

quá trình giảm phân. Tính theo lý thuyết, trong số cá thể được tạo ra ở F số cá thể có kiểu1

hình mang hai tính trạng trội và hai tính trạng lặn chiếm tỷ lệ A. 1

32 B. 1

8 C. 7

32 D. 9

64

Câu 23: Trong sự hình thành hạt phấn, từ 1 tế bào mẹ (2n) trong bao phấn giảm phân hình thành:

A. hai tế bào con (n). B. ba tế bào con (n).

C. bốn tế bào con (n). D. năm tế bào con (n).

(6)

Câu 24: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây không phù hợp với trường hợp này?

A. Khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực và cái ít.

B. Giao phối gần diễn ra trong quần thể dẫn đến suy thoái nòi giống.

C. Sự tương trợ lẫn nhau giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.

D. Sự cạnh tranh giữa các cá thể tăng lên do phải tranh giành nguồn sống, quần thể dễ bị tiêu diệt.

Câu 25: Nội dung nào sau đây sai khi nói về sinh vật nhân sơ?

I. Chiều dài ARN bằng chiều dài gen tổng hợp nó nhưng số đơn phân chỉ bằng 1/2 số đơn phân của gen.

II. Chiều dài mARN bằng chiều dài ADN tổng hợp nó.

III. Khối lượng, số đơn phân cũng như số liên kết hoá trị của gen gấp đôi so với ARN do gen đó tổng hợp.

IV. Trong quá trình phiên mã có sự phá huỷ các liên kết hiđrô và liên kết hoá trị của gen.

V. Tuỳ nhu cầu tổng hợp prôtêin, từ 1 gen có thể tổng hợp nhiều phân tử ARN có cấu trúc giống nhau.

A. II và V. B. II và IV. C. I, III và V. D. II và III.

Câu 26: Một loài có bộ NST lưỡng bội kí hiệu là AaBb. Nếu tế bào của loài tham gia giảm phân mà cặp NST Aa không phân li ở giảm phân 1, bộ NST trong các giao tử có thể là

A. AaB, AAB, aab, B, b. B. Aab và b hoặc AAB và B.

C. AAB, B hoặc AaB, b. D. AaB và b hoặc Aab và B.

Câu 27: Cho gen A quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt trắng. Thế hệ ban đầu (P) có 4 cá thể mang kiểu gen Aa và 1 cá thể mang kiểu gen aa. Cho chúng tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ, sau đó cho ngẫu phối 3 thế hệ. Theo lí thuyết ở thế hệ thứ 6

 

F6

quần thể có tỷ lệ kiểu hình

A. 75% hạt đỏ : 25% hạt trắng. B. 40% hạt đỏ : 60% hạt trắng.

C. 80% hạt đỏ : 20% hạt trắng. D. 64% hạt đỏ : 36% hạt trắng.

Câu 28: Ở một loài, A quy định thân đen, a quy định thân vàng; B quy định cánh dày, b quy định cánh mỏng; D quy định đuôi dài; d quy định đuôi ngắn. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.

(7)

Đem cơ thể F1 dị hợp về 3 cặp gen lai phân tích, thu được kết quả Fa theo các trường hợp sau:

a. Trường hợp 1: Fa có 8 kiểu hình với tỷ lệ bằng nhau.

b. Trường hợp 2: Fa chỉ xuất hiện 2 loại kiểu hình với tỷ lệ phân li 50% thân đen, cánh dày, đuôi dài; 50% thân vàng, cánh mỏng, đuôi ngắn.

c. Trường hợp 3: Fa xuất hiện 4 loại kiểu hình với tỷ lệ 25% thân đen, cánh dày, đuôi ngắn : 25% thân đen, cánh mỏng, đuôi dài : 25% thân vàng, cánh dày, đuôi ngắn : 25% thân vàng, cánh mỏng, đuôi dài.

Cho các phát biểu sau:

I. Ở trường hợp 1, 3 cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau.

II. Ở trường hợp 2, cả 3 cặp gen quy định 3 cặp tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST.

III. F1 ở trường hợp 2 có thể có 6 trường hợp về kiểu gen.

IV. Ở trường hợp 3, tính trạng màu sắc và tính trạng độ dày cánh cùng nằm trên 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn với nhau.

V. F1 ở trường hợp 3 có kiểu gen Bd AabD Số phát biểu có nội dung đúng là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 29: Cho các ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

I. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80 C.

II. Số lượng thỏ và mèo rừng Canađa biến động theo chu kì 9 – 10 năm.

III. Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.

IV. Ở đồng rêu phương Bắc, số lượng cáo và chuột lemmut biến động theo chu kì 3 – 4 năm.

V. Số lượng ếch nhái ở Miền Bắc giảm mạnh khi có đợt rét đầu mùa đông đến.

VI. Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.

Có bao nhiêu ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật mà nguyên nhân gây biến động là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể?

A. 4 B. 2 C. 5 D. 3

Câu 30: Ở một loài thực vật cặp gen AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa hồng; aa quy định hoa trắng. Khi trong kiểu gen có cả hai alen B và D thì cho quả dẹt; khi trong kiểu gen

(8)

chỉ có B hoặc D thì cho quả dài; khi kiểu gen không có cả alen B và D thì cho quả tròn. Phép

lai: AB AB

Dd x dd

ab ab cho tỉ lệ cây hồng, tròn ở thế hệ lai là bao nhiêu? Biết rằng hoán vị xảy ra ở hai bên với tần số 40%.

A. 9%. B. 12,5%. C. 6,25% D. 6%

Câu 31: Tế bào lông hút thực hiện được chức năng hút nước nhờ các đặc điểm sai đây:

I. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin.

II. Có không bào phát triển lớn III. Độ nhớt của chất nguyên sinh cao IV. Áp suất thẩm thấu rất lớn.

Số phương án đúng là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 32: Cho biết gen A quy định cây cao, trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thấp.

Gen B quy định hạt đen trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nâu, các gen phân li độc lập nhau. Trong một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, người ta đem giao phối ngẫu nhiên một số cá thể thì thu được F1 gồm 504 cây cao, hạt đen : 21 cây cao, hạt nâu : 168 cây thấp, hạt đen : 7 cây thấp, hạt nâu. Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau:

I. Tần số alen A và alen a lần lượt là 0,5 và 0,5.

II. Tần số alen B và alen b lần lượt là 0,7 và 0,3.

III. Lẫy ngẫu nhiên 2 cây cao, hạt đen ở F1. Xác suất để 2 cây này đều có kiểu gen AABb là 1

81.

IV. Nếu chỉ tính trong số cây thấp, hạt đen ở F1 thì cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 1

3 .

V. Đem tất cả cây cao, hạt đen ở F1 cho giao phối ngẫu nhiên thì đời F2 xuất hiện 1 cây có kiểu hình cây thấp, hạt nâu với xác suất 1

324

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 33: Ở một loài thực vật, hình dạng hoa do hai gen A và B quy định. Nếu trong kiểu gen có cả A và B sẽ tạo ra kiểu hình hoa kép, nếu chỉ có A hoặc chỉ có B hoặc không có cả hai alen trội A và B sẽ tạo ra hoa đơn. Cho cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ được F1 sau đó cho F1

(9)

giao phấn tự do với nhau cho ra đời F2. Có bao nhiêu phép lai cho F2 với sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 kép : 1 đơn ?

A. 4 B. 6 C. 8 D. 10

Câu 34: Khi nói về hệ sinh thái, một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là

A. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người

B. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

C. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật.

D. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở.

Câu 35: Cho các bước tạo động vật chuyển gen:

(1) Lấy trứng ra khỏi con vật.

(2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.

(3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.

(4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi.

Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là

A.

       

1 3 4 2 B.

       

3 4 2 1

C.

       

2 3 4 2 D.

       

1 4 3 2

Câu 36: Cho các phát biểu sau:

I. Nuôi chó để trông nhà là ứng dụng của tập tính bẩm sinh.

II. Huấn luyện thú còn non, thành lập các phản xạ có điều kiện là quá trình biến đổi tập tính bẩm sinh thành tập tính hỗn hợp.

III. Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là tập tính thứ sinh.

IV. Tập tính phân chia đẳng cấp, đầu đàn ở thú rừng thuộc loại tập tính hỗn hợp.

Số phát biểu có nội dung đúng là

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3

Câu 37: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng

(10)

không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Có bao nhiêu kết luận đúng trong các phát biểu dưới đây:

I. Nếu cho cây tứ bội có kiểu gen AaaaBBbb tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau là: 105:35:9:1.

II. Lai các cây tứ bội có kiểu gen: AAaaBbbb x AaaaBBbb thì Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau là 121 : 11 : 11 : 1.

III. Khi cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau giống với tỉ lệ phân li kiểu hình khi cho cây kiểu gen AaaaBBbb tự thụ phấn.

IV. Khi lai các cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBBb x AAaaBBbb thì thế hệ lai phân li theo tỉ lệ kiểu hình 35:1.

Số phát biểu đúng là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 38: Ở một loài, khi đem lai giữa bố mẹ thuần chủng, thu được F1 đồng loạt quả đỏ, quả ngọt. Đem F1 tự thụ thu được đời F2 xuất hiện 4 loại kiểu hình bao gồm: 1431 cây quả đỏ, ngọt : 1112 cây quả trắng, ngọt : 477 cây quả đỏ, chua : 372 cây quả trắng, chua. Biết rằng vị của quả do một cặp gen quy định.

Cho các phát biểu sau:

I. Tính trạng màu sắc quả di truyền theo quy luật tương tác gen bổ sung.

II. Tính trạng màu sắc quả và tính trạng vị quả di truyền theo quy luật phân li độc lập.

III. P có thể có 2 trường hợp về kiểu gen.

IV. F1 dị hợp về cả 3 cặp gen.

V. Đem F1 lai với một cơ thể khác chưa biết kiểu gen, thu được thế hệ lai có các kiểu hình theo tỷ lệ: 63 cây quả

trắng, ngọt : 21 cây quả trắng, chua : 20 cây quả đỏ, ngọt : 7 cây quả đỏ, chua thì cơ thể khác đem lai có kiểu gen AabbDd.

Số phát biểu có nội dung đúng là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 39: Cho các phát biểu sau về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể:

I. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.

II. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

(11)

III. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

IV. Cạnh tranh cùng loài không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.

V. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu, còn non có thể bị đào thải khỏi quần thể.

Những phát biểu nào trên đây là đúng?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 40: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, có các phát biểu sau đây:

I. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.

II. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích có thể có nhiều loài sinh vật

III. Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.

IV. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thông thường kéo dài quá 8 mắt xích

V. Tất cả các chuỗi thức ăn của quần xã sinh vật trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng

VI. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp

Số phát biểu có nội dung đúng là:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

(12)

Đáp án

1-D 2-A 3-C 4-C 5-B 6-C 7-A 8-D 9-C 10-D

11-B 12-C 13-D 14-B 15-D 16-A 17-C 18-C 19-B 20-D

21-B 22-C 23-C 24-D 25-B 26-D 27-D 28-B 29-D 30-D

31-C 32-C 33-B 34-B 35-A 36-A 37-B 38-C 39-C 40-A

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án D

Phân tử ADN có hai mạch đơn, các nucleotit bổ sung với nhau theo nguyên tắc

1 2 1 2 1 2 1 2

A T ; T A ; G X ; X G

Do đó A1 T G1 1X1T1A1A2G1G2 N1

Câu 2: Đáp án A

Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn có thể tiếp tục đi lên được vì mạch gỗ là những tế bào chết, Mạch gỗ gồm các tế bào chết (quản bào và mạch ống) nối kế tiếp nhau tạo thành con đường vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá.

Khi một ống gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ sẽ di chuyển xuyên qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên

Câu 3: Đáp án C

(13)

Menđen tìm ra quy luật phân li độc lập khi nghiên cứu phép lai hai cặp tính trạng vàng/xanh và trơn/nhăn trên đậu Hà Lan

Câu 4: Đáp án C

Kiến sống môi trường cạn, cá sống môi trường nước. Ví dụ đang nói tới giá trị thích nghi của sinh vật sẽ bị thay đổi khi môi trường sống thay đổi => sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi.

Câu 5: Đáp án B

Nội dung 1 sai. Phương pháp nuôi cấy mô thực vật dựa trên cơ chế nguyên phân, tạo ra các cây mới có kiểu gen giống hệt nhau và giống hệt cây mẹ ban đầu nên không tạo ra các giống cây mới.

Nội dung 2 đúng. Người ta chỉ cần lấy một mô của cây cần nhân giống, sau đó nuôi cấy mô này và sử dụng các loại hoocmôn kích thích các tế bào của mô tạo thành cây mới. Phương pháp này có thể tạo được một lúc rất nhiều cây giống trong khoảng thời gian ngắn.

Nội dung 3 sai. Người ta chỉ sử dụng phương pháp nuôi cấy hạt phấn chứ không nuôi cấy noãn.

Nội dung 4 sai. Khi dung hợp hai tế bào trần của hai loài thực vật sẽ tạo ra giống mới chứa bộ NST của 2 loài nhưng không đồng hợp.

Câu 6: Đáp án C

Ta thấy phép lai P: AaBbDdEeHH × AabbDDeehh có kết quả phân li là tích của 5 phép lai nhỏ.

Trong đó 4 phép lai đều phân li theo tỷ lệ 1

2 đồng hợp và 1

2 dị hợp. Riêng phép lai giữa HH x hh luôn cho ra dị hợp.

Vậy để tìm tỉ lệ đời con có kiểu gen đồng hợp về 3 cặp và dị hợp về 2 cặp ta đi tìm tỉ lệ đời

con có kiểu gen đồng hợp về 3 cặp và dị hợp về 1 cặp

3

3 4

1 1 1

2 2 C 4

      

Câu 7: Đáp án A

Để tăng sự đa dạng di truyền, cách tốt nhất là bổ sung thêm vào quần thể các cá thể cùng loài của quần thể khác. Khi đó sẽ làm tăng đa dạng vốn gen, tránh giao phối gần => Tăng sức sống các thế thế sau.

Câu 8: Đáp án D

(14)

Quần thể tự thụ hay ngẫu phối thì tần số alen đều không thay đổi. Tuy nhiên, quần thể tự thụ thì sau mỗi thế hệ tự thụ tỷ lệ đồng hợp tăng, tỷ lệ dị hợp giảm.

Câu 9: Đáp án C

Đầu tiên, từ các chất vô cơ trong khí quyển nguyên thủy hình thành nên hợp chất hữu cơ đơn giản có 2 nguyên tố là C và H, sau đó có 3 nguyên tố C, H và O rồi đến 4 nguyên tố C, H, O, N...

Sau khi có các chất hữu cơ đơn giản như axit amin, nucleotit... thì các chất hữu cơ đơn giản liên kết lại với nhau tạo thành các đại phân tử.

Trong rất nhiều đại phân tử được tạo thành thì đã hình thành nên đại phân tử co khả năng tự nhân đôi, tự sao chép

Câu 10: Đáp án D

Ý nghĩa của công nghệ gen giúp việc tạo giống hiệu quả, nhanh, có năng suất chất lượng cao.

Tuy nhiên phương pháp tạo dòng thuần một cách nhanh chóng không phải là ưu thế của công nghệ gen. Đó là ưu thế của công nghệ tế bào

Câu 11: Đáp án B

Lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật và các loài quang tự dưỡng.

Đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng của lục lạp:

- Lục lạp có cấu trúc màng kép, bên trong là chất nền stroma trong suốt → ánh sáng dễ dàng đi qua → thuận lợi cho quá trình quang hợp.

- Đơn vị của các hạt grana là tilacoit. Trên màng tilacoit có hệ sắc tố → hấp thụ ánh sáng.

- Có nhiều loại enzim quang hợp → xúc tác cho các phản ứng trong quá trình quang hợp, đặc biệt là pha tối

Câu 12: Đáp án C

Bằng lý thuyết và thực nghiệm các nhà khoa học đã chứng minh được mã di tryền là mã bộ ba.

Tuy nhiên căn cứ chính xác nhất là bằng thực nghiệm giải mã trên phân tử mARN người ta đã chứng minh được mã di truyền là mã bộ ba.

Câu 13: Đáp án

Khi gặp dạng bài liên quan phép lai nhiều cặp tính trạng. Cách làm rất đơn giản là đầu tiên ta xét sự di truyền riêng rẽ, sau đó xét sự di truyền đồng thời.

A- Lông đen; a-Lông nâu, B-Lông dài; b-Lông ngắn, D-Mỡ trắng; d-mỡ vàng.

Khi F1 lai phân tích:

* Xét sự di truyền riêng rẽ: từng cặp tính trạng đều phân li theo tỷ lệ 1:1.

(15)

* Xét sự di truyền đồng thời ta thấy:

- Sự phân li đông thời 3 cặp tính trạng không tuân theo quy luật nhân xác suất:

     

1:1 x 1:1 x 1:1

 Kết quả phép lai phân tích phân làm nhóm kiểu hình chiếm tỷ lệ nhỏ và nhóm kiểu hình chiếm tỷ lệ lớn Có hiện tượng hoán vị gen.

- Sự di truyền đồng thời cặp tính trạng màu sắc lông và độ dài lông:

Fa: Lông đen, dài: lông đen, ngắn: lông nâu, dài: lông nâu, ngắn 1:1:1:1

   

1:1 x 1:1

 Hai tính trạng di truyền phân li độc lập.

- Sự di truyền đồng thời cặp tính trạng màu sắc lông và màu sắc mỡ:

Fa: Lông đen, mỡ trắng: lông nâu, mỡ vàng: lông đen, mỡ vàng: lông nâu, mỡ trắng

   

30% : 30% : 20% : 20% 1:1 x 1:1

   Hai tính trạng di truyền hoán vị gen, tần số hoán

vị f 40%

Ta thấy Fa: 35% lông nâu, mỡ vàng ad

35% 35% ad x ad

 ad  . Vậy cá thể F1 có kiểu gen

ADBb ad

 Khi F1 ngẫu phối thì ở F2 tỷ lệ kiểu hình:

Lông đen, dài, mỡ vàng = lông đen, mỡ vàng x dài

 

ad 3 3

25% % x 25% 30% x 30% x 12%

ad 4 4

 

     

Câu 14: Đáp án B

Cả hai phương pháp trên đều có điểm giống nhau là chỉ có quá trình nguyên phân. Do đó, các cơ thể con tạo ra có kiểu gen đồng nhất

Câu 15: Đáp án D

- Khi kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại vì đây là phản xạ tự vệ của cả động vật và người. Khi kim châm vào tay, thụ quan đau sẽ đưa tin về tủy sống và từ đây lệnh đưa đến cơ ngón tay làm co ngón tay lại.

- Phản xạ trên là phản xạ không điều kiện vì dây là phản xạ di truyền, sinh ra đã có đặc trưng cho loài và rất bền vững.

Vậy trong các ý trên, chỉ có ý D không đúng.

Câu 16: Đáp án A

(16)

Phân tử ADN ban đầu có 2 mạch mang N . Khi chuyển sang môi trường có 15 N thì những14 mạch mới được tổng hợp sẽ mang N . 4

Mỗi vi khuẩn ở vùng nhân có một phân tử ADN dạng vòng. Khi 1 vi khuẩn phân bào 4 lần thì có nghĩa là 1 ADN nhân đôi 4 lần.

Do đó, số phân tử ADN tạo ra là: 24 16.

 Số mạch đơn mới được tổng hợp mang N14 16 x 2 2 30  Câu 17: Đáp án C

Quy ước: A – Mỏ bình thường, a – Mỏ ngắn.

150 cặp gà bố mẹ có mỏ bình thường phải có kiểu gen AA hoặc Aa Gọi x và y lần lượt là số gà bố mẹ có kiểu gen AA và Aa.

Ta có: a

x y y

xAA yAA 150 2 AA Aa 1 q

300 300 300 2

       

Sau khi 150 cặp gà giao phối ngẫu nhiên thì quần thể gà con vừa mới hình thành đạt trạng thái cân bằng di truyền nên có cấu trúc di truyền dạng: p AA 2pqAa q aa 12   2

2

a

12 y

q q 0,1 0,1 y 60

1200 300 2

       

 cá thể

Câu 18: Đáp án C

Phép lai P: ♂AaBbDdEe x ♀aaBbDDee là sự tổ hợp của 3 phép lai nhỏ:

1 2 3 4

P : Aa x aa; P : Bb x Bb; P : Dd x DD; P : Ee x ee

Ta thấy tỷ lệ đời con sinh ra có kiểu hình giống ♂ là: 1 3 1 3

A x B x 1D x E

2  4   2  16

Ta thấy tỷ lệ đời con sinh ra có kiểu hình giống ♀ là: 1 3 1 3 aa x B x 1D x ee

2 4   2 16

Vậy tỷ lệ số kiểu hình sinh ra giống bố mẹ là: 6 16

Tính theo lí thuyết, trong số các các thể tạo ra ở thế hệ F1 tỉ lệ cá thể mang biến dị tổ hợp là:

6 10 5

116 16 8 Câu 19: Đáp án B

Ta thấy I.5 và I.6 bình thường trong khi II.13 bị bệnh nên ta rút ra kết luận: Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định

Quy ước: A – Bình thường, a – Bị bệnh.

(17)

Vì III.14 bị bệnh nên III.15 có thể có kiểu gen 1 2 AA : Aa

3 3

Vậy khi người số III.15 tạo giao tử thì tỷ lệ giao tử có thể tạo ra là 2 1 A : a

3 3

Người số II.11 có kiểu gen Aa; người số II.12 có thể có kiểu gen 1 2 AA : Aa

3 3

 Người số III.16 có thể có kiểu gen 2 3 AA : Aa

5 5

Vậy khi người số III.16 tạo giao tử tì tỷ lệ giao tử có thể tạo ra là 7 3 A : a

10 10

Vậy khả năng sinh ra cơ thể không mang gen gây bệnh (AA) là: 2 7 7 3 10 15  Câu 20: Đáp án D

Ở thực vật, hiện tượng các cây tre lứa sống quần tụ giúp cho chúng chống lại gió bão. Đó là mối quan hệ hỗ trợ chứ không phải quan hệ canh tranh

Câu 21: Đáp án B

Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza luôn di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp mạch mới theo chiều từ 5’ đến 3’.

Câu 22: Đáp án C

Ta thấy tỷ lệ phân li của phép lai Ab Ab

P : DdEe DdEe

aB  aB là tích của hai phép lai nhỏ:

Phép lai 1: Ab Ab 1

P1: F1 1:

aB  aB   4 (trội - lặn) : 2

4 (trội - trội) : 1

4 (lặn - trội)

Phép lai 2: 9

P2 :DdEe DdEe F1 2 :

   16 (trội - trội) : 6

16 (trội, lặn + trội, lặn) : 1 16 (lặn, lặn)

trong số cá thể được tạo ra ở F1 số cá thể có kiểu hình mang hai tính trạng trội và hai tính trạng lặn là: 1 6 2 1 7

4 16   2 4 1632 Câu 23: Đáp án C

Tế bào trong bao phấn (2n) giảm phân tạo ra 4 bào tử đực đơn bội (n), mỗi tế bào (n) lại nguyên phân tạo 1 hạt phấn (n).

Câu 24: Đáp án D

(18)

Khi quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ rơi vào trạng thái diệt vong. Tuy nhiên không phải do sự cạnh tranh giữa các cá thể tăng lên.

Vì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể chỉ xảy ra khi mật độ quá cao, nguồn sống không đảm bảo.

Câu 25: Đáp án B

Sinh vật nhân sơ gen không phân mảnh. Vì vậy, c hiều dài ARN bằng chiều dài gen tổng hợp nó nhưng số đơn phân chỉ bằng 1/2 số đơn phân của gen 1 và 3 đúng loại C và D.

- Trong các cơ chế di truyền diễn ra đều quá quá trình hình thành và phá vỡ liên kết hidro, nhưng chỉ có quá trình hình thành liên kết hóa trị chứ không có quá trình phá vỡ liên kết hóa trị  IV sai.

Câu 26: Đáp án D

Giải câu này cần lưu ý một điểm là nếu rối loạn phân li của cặp NST Aa trong giảm phân 1 thì không thể tạo ra giao tử mang AA hoặc aa mà phải là giao tử mang Aa và 0.

Vì vậy, ta loại ngay các đáp án A, B, C.

Câu 27: Đáp án D

Thế hệ ban đầu 4 1 A 2 a 3

P : Aa aa 1 p 0, 4; q 0,6

5  5    5  5

Sau khi quần thể tự thụ 3 thế hệ và ngẫu phối 3 thế hệ thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ trở về trạng thái cân bằng.

Vậy ở thế hệ thứ 6 có cấu trúc di truyền F :0,16AA 0, 48Aa : 0,36aa 16    64% đỏ : 36%

trắng

Câu 28: Đáp án B

Đặc trưng trong phép lai phân tích là tỉ lệ kiểu hình phản ánh tỉ lệ giao tử ở cơ thể có kiểu hình trội.

Trường hợp 1 tạo ra 8 kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau F1 dị hợp 3 cặp gen giảm phân cho ra 8 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau Các gen quy định các cặp tính trạng nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau.

Trường hợp 2 tạo ra 2 kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau F1 dị hợp 3 cặp gen giảm phân cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau  Các gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn với nhau.

Trường hợp 3 xuất hiện 4 kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau  F1 dị hợp 3 cặp gen giảm phân cho ra 4 loại giao tử bằng nhau.  Có 2 cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng liên kết hoàn toàn với nhau và cặp gen còn lại nằm trên cặp NST tương đồng khác.

(19)

Vậy nội dung 1 sai, nội dung 2 đúng.

Ở trường hợp 3, theo tỉ lệ kiểu hình ta có tỉ lệ giao tử:

ABd

 

AbD

 

aBd

 

abD

Do có 2 gen liên kết hoàn toàn với nhau nên 2 gen đó phải là gen B và D. Không thể là gen A và B vì không có hoán vị gen sẽ không thể tạo 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab được, tương tự với gen A và D cũng thế. Nội dung 4 sai.

Vậy để tạo ra tỉ lệ giao tử như trên thì F1 có kiểu gen là: Aa Bd // bD.  Nội dung 5 đúng.

Ở trường hợp 2 từ tỉ lệ kiểu hình Tỉ lệ giao tử tạo ra ở F là: ABD = abd 1 F có kiểu1

gen là ABD // abd. Nội dung 3 sai.

Vậy có 2 nội dung đúng.

Câu 29: Đáp án D

Nhân tố phụ thuộc vào mật độ là nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố không phụ thuộc vào mật độ là nhân tố sinh thái vô sinh.

Nội dung 1, 3, 5 là nhân tố sinh thái vô sinh, không phụ thuộc vào mật độ.

Nội dung 2, 4, 6 là nhân tố hữu sinh nên phụ thuộc vào mật độ.

Có 3 nhân tố không phụ thuộc vào mật độ.

Câu 30: Đáp án D

Đây là dạng bài mới mà đề thi Đại học chưa ra vào (đã xuất hiện nhiều trong hóa LTĐH và LT 9, 10 ở moon.vn)

Để làm dạng bài này các em cần lưu ý đến hai yêu tố.

- Thứ nhất là ta phải biết cách tìm tỷ lệ giao tử và tỷ lệ kiểu gen nhanh nhất.

- Thứ hai là xác định được kiểu gen đề bài hỏi để tìm tỷ lệ kiểu hình cho nhanh.

Cách giải 1: Ta thấy cây hồng, tròn cần tìm có kiểu gen Abdd Ab d ab d 10% 30% 15% 20% 6%

ab       

Câu 31: Đáp án C

Để hấp thụ nước, các tế bào lông hút có đặc điểm cấu tạo và sinh lí phù hợp với chức năng nhận nước từ đất:

+ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin.

+ Chỉ có một không bào trung tâm lớn chứa nhiều chất hòa tan nên áp suất thẩm thấu rất cao.

+ Có nhiều ti thể, hoạt động hô hấp mạnh cung cấp ATP cho hoạt động hút khoáng.

+ Đầu lông hút nhỏ, thuôn nhọn để len vào mao quản đất.

(20)

Vì vậy các dạng nước tự do và dạng nước liên kết không chặt từ đất được lông hút hấp thụ một cách dễ dàng nhờ sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu (từ thế nước cao đến thế nước thấp).

Xét các đặc điểm của đề bài:

I – Đúng.

II – Đúng.

III – Sai. Vì độ nhớt chất nguyên sinh cao thì nước sẽ khó vào tế bào.

IV – Đúng.

Câu 32: Đáp án C

Tỉ lệ cây thân thấp aa là:

168 7 : 168 7 504 21

 

  

0, 25

Quần thể cân bằng di truyền  tần số alen a = 0,5  tần số alen A 1– 0,5 0,5   Nội dung 1 đúng.

Tỉ lệ hạt nâu bb là:

21 7 : 168 7 504 21

 

  

0,04.

Quần thể cân bằng di truyền tần số alen b = 0,2 tần số alen A 1– 0, 2 0,8   Nội dung 2 sai.

Cấu trúc di truyền của quần thể về gen A là: 0, 25AA : 0,5Aa : 0, 25aa . Cấu trúc di truyền của quần thể về gen B là: 0,64BB : 0,32Bb : 0,04bb . Tỉ lệ cây cao hạt đen là: 504 : 168 7 504 21

  

0,72

Tỉ lệ kiểu gen AABb là: 0, 25 x 0,32 0,08 .

Tỉ lệ cây có kiểu gen AABb trên tổng số các cây thân cao, hạt đen là: 1 0,08 : 0,72

9 . Lấy ngẫu nhiên 2 cây cao, hạt đen ở F1. Xác suất để 2 cây này đều có kiểu gen AABb là:

1 1 1

x

9 9  81 Nội dung 3 đúng.

Tỉ lệ cây thân thấp, hạt đen là: 0, 25 x 1– 0,04

 

0, 24.

Cây thân thấp, hạt đen đồng hợp aaBB chiếm tỉ lệ là: 0, 25 x 0,64 0,16 .

Nếu chỉ tính trong số cây thấp, hạt đen ở F1 thì cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ:

0,16 : 0, 24 2

 3 Nội dung 4 sai.

(21)

Đem những cây thân cao hạt đen đi giao phối ngẫu nhiên thì chỉ có cây có KG AaBb giao phối với nhau tạo ra cây có kiểu hình thân thấp, hạt nâu.

Trong số những cây thân cao hạt đen thì cây có KG AaBb chiểm tỉ lệ: 2 0,5 x 0,32 : 0,72

 9 Đem tất cả cây cao, hạt đen ở F1 cho giao phối ngẫu nhiên thì đời F2 xuất hiện 1 cây có kiểu hình cây thấp, hạt nâu với xác suất: 2 2 1 1

x x

9 9 16324 Nội dung 5 đúng.

Có 3 nội dung đúng.

Câu 33: Đáp án B

Khi cho cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ được F1 có 9 kiểu gen gồm có các kiểu gen: AABB, AABb, AaBB, AaBb, AAbb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb.

Khi cho 9 kiểu gen F giao phấn ngẫu nhiên với nhau, để F2 phân li theo tỷ lệ 3 kép : 1 đơn,1

thì tỉ lệ kiểu gen F2 phải là:

3(A-B-) : 1 (A-bb hoặc aaB- hoặc aabb) hoặc 6(A-B-) : 2 (A-bb hoặc aaB- hoặc aabb) Nếu phân li theo tỷ lệ 3:1 ta có các phép lai: P1: AABb x AABb; P3: AABb x aaBb;

P2: AaBB x AaBB; P4: AaBB x Aabb

Nếu phân li theo tỷ lệ 6:2 ta có các phép lai: P5: AaBb x AABb; P5: AaBb x AaBB;

Như vậy có 6 phép lai tạo ra kiểu hình 3 kép: 1 đơn.

Câu 34: Đáp án B

Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng thấp. Vì vậy, chuỗi thức ăn thường ngắn và lưới thức ăn thì đơn giản hơn hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 35: Đáp án A

Bước đầu tiên trong tạo động vật chuyển gen là: Lấy trứng ra khỏi con vật.

Sau đó: Cho thụ tinh trong ống nghiệm

Tiếp đó người ta tiêm gien vào giai đoạn nhân non.

Câu 36: Đáp án A

I - Sai. Vì nuôi chó để trông nhà là ứng dụng của tập tính học được

II - Sai. Vì Huấn luyện thú còn non, thành lập các phản xạ có điều kiện là quá trình biến đổi tập tính bẩm sinh thành tập tính học được.

III - Sai. Vì Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là tập tính bẩm sinh.

IV - Sai. Vì Tập tính phân chia đẳng cấp, đầu đàn ở thú rừng thuộc loại tập tính bẩm sinh.

Câu 37: Đáp án B

(22)

Ta có:

Aaaa (hoặc Bbbb) tự thụ phấn sẽ tạo ra tỉ lệ KH là: 3A_ : 1aaaa.

AAaa (hoặc BBbb) tự thụ phấn sẽ tạo ra tỉ lệ KH là: 35A_ : 1aaaa.

Nội dung 1 sai. Cho AaaaBBbb tự thụ phấn sẽ cho ra tỉ lệ phân li kiểu hình là:

3 : 1 x 35 : 1 105 : 35 : 3 : 1

  

 .

Nội dung 2 đúng. AAaa x Aaaa cho ra tỉ lệ kiểu hình 11A_ : 1aaaa. Bbbb x BBbb cũng tương tự. Vậy tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai trên là:

11 : 1 x 11 : 1 121 : 11 : 11 : 1

  

 . Nội dung 3 sai. AAaaBbbb tự thụ sẽ thu được tỉ lệ kiểu hình:

(11 quả đỏ : 1 qua vàng) x (3 quả ngọt : 1 quả chua).

Còn AaaaBBbb tự thụ sẽ cho ra tỉ lệ kiểu hình là:

(3 quả đó : 1 quả vàng) x (11 quả ngọt : 1 quả chua).

Nội dung 4 đúng. Do BBBb luôn tạo ra giao tử có ít nhất 1 B nên phép lai BBBb x BBbb luôn chỉ cho ra 1 kiểu hình là kiểu hình trội.Tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai trên phụ thuộc vào tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai AAaa x AAaa.

AAaa x AAaa tạo ra tỉ lệ KH: 35A_ : 1aaaa.

Có 2 nội dung đúng.

Câu 38: Đáp án C

Xét riêng từng cặp tính trạng, ta có:

Quả đỏ : quả trắng 

1431 477 : 1112 372

 

9 : 7 Tính trạng màu quả di truyền theo quy luật tương tác bổ sung  Nội dung 1 đúng.

Quả ngọt : quả chua 

1431 1112 : 477 372

 

3 : 1 Tính trạng vị quả di truyền theo quy luật phân li.

Quy ước: A_B_ quả đỏ; aaB_, A_bb, aabb quả trắng.

D_ quả ngọt; dd quả chua.

Tỉ lệ phân li kiểu hình là:

   

1431 : 1112 : 477 : 372 27 : 21 : 9 : 7 9 : 7 x 3 : 1   Tính trạng vị quả và màu sắc quả di truyền phân li độc lập  Nội dung 2 đúng.

Để cho ra tỉ lệ phân li kiểu hình như trên thì F1 dị hợp 3 cặp gen có kiểu gen là: AaBbDd  Nội dung 4 đúng.

P thuần chủng sẽ có thể có các trường hợp:

(23)

AAbbdd x aaBBDD; AABBdd x aabbDD; AABBDD x aabbdd; AAbbDD x aaBBdd. Nội dung 3 sai.

Nội dung 5:

Xét riêng từng cặp tính trạng:

Quả trắng : quả đỏ = 3 : 1. F1 có kiểu gen là AaBb Cơ thể khác có kiểu gen là aabb. Nội dung 5 sai.

Có 3 nội dung đúng.

Câu 39: Đáp án C

Nội dung 1 sai. Cạnh tranh làm giảm kích thước của quần thể.

Nội dung 2 đúng. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì các cá thể trong quần thể sẽ cạnh tranh với nhau để dành nguồn sống.

Nội dung 3 đúng.

Nội dung 4 sai. Cạnh tranh cùng loài thường xuyên xảy ra, nó giúp cho số lượng và phân bố các cá thể trong quần thể giữ ở mức hợp lí, phù hợp với khả năng cung cấp của môi trường.

Nội dung 5 đúng. Trong quan hệ cạnh tranh, cá thể yếu sẽ bị đào thải.

Có 3 nội dung đúng.

Câu 40: Đáp án A

Nội dung 1 sai. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ cao đến vĩ độ thấp.

Nội dung 2 sai. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích chỉ có thể có một loài sinh vật.

Nội dung 3 đúng.

Nội dung 4 sai. Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không thể kéo dài đến 8 mắt xích.

Nội dung 5 sai. Ngoài chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng còn có chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ.

Nội dung 6 đúng.

Có 2 nội dung đúng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phương pháp 3: Dùng biến đổi đại số v| tính chất của dãy tỷ số bằng nhau để từ tỷ lệ thức đã cho biến đổi dần th|nh tỷ lệ thức phải

Cho hai cây (P) đều có kiểu hình trội về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F 1 có tổng tỉ lệ các loại kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen quy định kiểu hình

- Thay khối nón bởi khối trụ được tạo thành khi cắt khối cầu đã cho bởi hai mặt phẳng song song với nhau, cách đều tâm khối cầu và cùng vuông góc với đoạn

Câu 94: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể.. Giao phối không

Xét một cách hình thức một dãy gồm 7 ô hàng ngang, mỗi cách điền các số thỏa mãn yêu cầu bài toán cho ta một số tự nhiên cần tìm... BÀI

các sinh vật thủy sinh ít dần, đặc biệt là các loài động vật có kích thước lớn (4) Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng, xuất hiện cỏ và cây bụi Trật

Một đoạn phân tử ADN chứa 1 gen liên quan đến tổng hợp nhiều loại protein và có chung 1 promoter Câu 7: Loại ARN nào sau đây mang bộ ba đối mãC.

Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình