• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án Đạo đức lớp 1 - Tuần 18 sách cùng học để phát triển năng lực - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án Đạo đức lớp 1 - Tuần 18 sách cùng học để phát triển năng lực - Giáo dục tiếu học"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18 GV soạn: Lê Thanh Hằng CHỦ ĐỀ 5: SINH HOẠT NỀ NẾP

BÀI 7: EM SINH HOẠT NỀ NẾP I. MỤC TIÊU:

- Em nhận biết được vì sao cần nền nếp trong sinh hoạt.

- Em biết được ý nghĩa của sự nền nếp trong cuộc sống.

- Em thực hành một số hành động rèn luyện sự nền nếp trong sinh hoạt hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các hình trong SGK.

- VBT Đạo đức 1.

- Video/nhạc bài hảt về gỉa đình.

- Tranh vẽ, ảnh về gia đình HS

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 3

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.

KIỂM TRA BÀI CŨ

- GV hỏi: Em đã thực hiện việc sinh hoạt có nền nếp như thế nào?

- Nhận xét, tuyên dương

B.

DẠY BÀI MỚI 4. Vận dụng.

Hoạt động 5. Em hãy sắp xếp đồ dung, đồ chơi ở nhà sao cho ngăn nắp.

Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện kiến thức đã học vào tình huống thường gặp trong cuộc sống.

Cách tổ chức: Hoạt động nhóm.

- Cho HS quan sát bức tranh 5 trong SGK

- Cho thời gian thảo luận nhóm về cách sắp xếp đồ đạc trong phòng sao cho gọn gang, ngăn nắp.

- Mời một vài học sinh đại diện nhóm xung phong phát biểu.

- GV nhận xét: đồ chơi cất vào tủ, để sách vở ngay ngắn trên bàn, giày để ở góc tường, chăn màn xếp ngay ngắn trên giường…

- GV nhấn mạnh lại kỹ năng sắp xếp đồ dùng:

+ Sắp xếp đồ đạc đúng vị trí.

+ Sắp xếp gọn gàng.

+ Sử dụng đồ dùng xong để lại đúng nơi quy định.

- GV yêu cầu học sinh thực hành sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở nhà.

- Sau 1 tuần, GV tổng kết HĐ trước lớp.

Câu hỏi mở rộng: Việc gọn gàng, ngăn nắp có giúp ích gì em trong cuộc sống hằng ngày không?

Hoạt động 6. Em hãy thực hành một ngày sinh hoạt nền nếp từ gợi ý trong các tranh sau.

Mục tiêu: Giúp HS vận dụng sáng tạo kiến thức về sinh hoạt nền nếp đã học vào cuộc sống hằng ngày.

- HS trả lời.

- HS quan sát tranh,

- HS quan sát, làm việc theo nhóm:

-HS trả lời, nêu ý kiến.

-HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS trả lời

(2)

Cách tổ chức:

- Tổ chức hoạt động cá nhân tại nhà.

- Học sinh chia sẻ với lớp (có thể phối hợp với phụ huynh học sinh để chụp ảnh làm minh chứng) - Giáo viên có thể sử dụng một hình thức động viên, khen thưởng nào đó (như tặng bong hoa, hoặc ngôi sao giấy…) cho mỗi ngày học sinh giữ được phòng sạch sẽ, ngăn nắp.

- Giáo viên tổng kết số hoa, ngôi sao… của học sinh và tuyên dương những học sinh có nhiều hoa, ngôi sao… trước lớp.

Câu hỏi mở rộng: Việc sinh hoạt nền nếp đem lại lợi ích gì cho em?

- GV hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT 3. Củng cố, dặn dò

- Hôm nay các em học bài gì?

- Về nhà các em hãy thực hiện sinh hoạt có nền nếp để sinh giúp em có sức khỏe tốt, học tập hiệu quả.

- Nhận xét tiết học

-HS lần lượt chia sẻ việc sinh hoạt có nền nếp của mình ở nhà.

- HS trả lời

- HS làm bài tập theo HD của GV - HS trả lời

- HS lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Để thể hiện được tình yêu thương đó chúng ta cần làm những gì, thì cô trò chúng mình cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài8:. thực hiện tốt nội quy

- GV nhận xét, chốt ý: Lợn con đã bị muộn học vì không sinh hoạt nền nếp, ngủ dậy muộn vào buổi sang?. Cách 2: Tổ chức hoạt động nhóm đóng

- GV giới thiệu thêm: để dẫn dắt cho câu chuyện, ngoài lời nói của nhận vật Lợn con, lợn mẹ, thỏ con, cô giáo thì những lời kể khác là lời của người dẫn chuyện.. - Yêu

- Năng lực phát triển bản thân: Biết hát các bài hát theo đúng giai điệu, đúng lời, biết thể hiện tình yêu thương gia đình qua việc quan tâm,giúp đỡ người thân.. - Năng

- Năng lực phát triển bản thân: Biết hát các bài hát theo đúng giai điệu, đúng lời, biết thể hiện tình yêu thương gia đình qua việc quan tâm,giúp đỡ người thân.. - Năng

- GV: Bài hát nói về một chiếc bụng đói, có ước mơ được ăn thỏa thích, dù béo cũng không lo, vì cái bụng được ăn tất cả các món ăn cùng một lúc.. Nên khi được ăn

- Về nhà các em hãy tiếp tục thể hiện những hành động yêu thương gia đình với ông, bà, bố, mẹ, anh, chị em mình nhé. - Nhận xét

- GV nhận xét các câu trả lời của HS - GV mời 4 cặp đôi trình bày 2 tình huống - GV tuyên dương, chốt: Tình yêu thương được thể hiện qua hành động phụ giúp người