• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
61
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13 Ngày soạn: 30/12/2018

Ngày giảng:Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2018 Tiết 1: Chào cờ

--- Tiết 2: Thể dục

GV BỘ MÔN DẠY

--- Tiết 3: Toán

Tiết 61: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Củng cố các kiến thức về phép cộng, phép trừ, phép nhân số thập phân.

b. Kỹ năng : Biết Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân. Nhân một số thập phân với tổng hai số thập phân. Thực hiện tốt các bài tập

c. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh Hs

Mạnh A - Kiểm tra bài cũ

Áp dụng LHTM – Khảo sát

- GV nhận xét, đánh giá.

B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: Trực tiếp

2, Hướng dẫn hs luyện tập (SGK/ 61 62)

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân

- Gọi hs đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- 1 học sinh : Đặt tính rồi tính

- 2 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp thực hiện làm bài vào vở ô ly.

Đọc yêu cầu

(2)

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi hs đọc bài

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

- GV chữa bài, củng cố cho Hs cách cộng, trừ , nhân hai số TP và đánh giá cho học sinh.

Bài tập 2: Làm bài cá nhân

- Gọi hs đọc đề bài toán.

? Muốn nhân 1 stp với 10, 100, 1000, ... ta làm như thế nào?

? Muốn nhân 1 stp với 0,1; 0,01; 0,001; ... ta làm như thế nào?

- Gv yêu cầu học sinh làm bài.

- Gọi hs đọc kết quả tính của mình.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, đánh giá.

- Gv hỏi các hs lên bảng: ? Dựa vào đâu em tìm ngay được kết quả?

Bài tập 3: Làm bài cá nhân

- Gọi hs đọc đề bài toán.

- Gv yêu cầu hs khá tự làm bài, sau đó hướng dẫn hs còn lúng túng làm bài.

- 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn.

- 3 hs đọc bài

- học sinh nhận xét, chữa bài.

+ ..37529,,8605 - 8026,,827475 404,91 53,648

46,18  3,4 18472

13854 15,7012

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp: Tính nhẩm.

- Muốn nhân 1 stp với 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy sang bên phải một, hai ba chữ số.

- Muốn nhân 1 stp với 0,1; 0,01; 0,001; ...

ta chỉ việc dịch dấu phẩy sang bên trai một, hai , ba,... chữ số.

- 3 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, học sinh cả lớp làm bài vào vở ô ly.

- 3 hs đọc, hs nhận xét.

- 3 học sinh nhận xét, chữa bài.

a, 78,29 x 10 = 782,9 78,29 x 0,1 = 7,829 b, 265,307 x 100 = 26530,7 265,307 x 0,01 = 2,65307 c, 0,68 x 10 = 6,8

0,68 x 0,1 = 0,068

- 1 học sinh đọc trước lớp.

- 1 hs lên bảng làm bài, hs cả lớp làm bài vào vở ôli.

+ Mua 5 kg đường phải trả 385000 đồng.

+ Hỏi mua 3,5 kg đường cùng loại phải trả

Theo dõi Đọc lại quy tắc

Theo dõi

(3)

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

? Muốn biết mua 3,5 kg đường phải trả ít hơn mua 5 kg đường cùng loại bao nhiêu tiền em phải biết gì?

- Gọi hs đọc bài làm của mình

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

- GV chữa bài và đánh giá.

Bài tập 4: Làm bài theo cặp

- Gọi hs đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi làm bài phần a.

- Gọi đại diện các cặp báo cáo

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV hướng dẫn hs nhận xét, rút ra quy tắc nhân 1 tổng các stp với 1 stp.

- Gv yêu cầu hs vận dụng quy tắc vừa học để làm bài tập phần b.

ít hơn bao nhiêu tiền.

+ Biết giá tiền của một kg đường cùng loại.

Bài giải Giá của 1kg đường là:

38500 : 5 = 7700 (đồng)

Số tiền phải trả để mua 3,5 kg đường là:

7700 x 3,5 = 26950 (đồng)

Mua 3,5 kg đường phải trả ít hơn mua 5 kg đường số tiền là:

38500 – 26950 = 11550 (đồng) Đáp số: 11550 đồng - 2 hs đọc, hs nhận xét.

- 1 hs nhận xét, chữa bài.

- 1 hs đọc: Tính giá trị của biểu thức rồi so sánh kết quả

- 1 cặp làm bài vào bảng phụ, học sinh cả lớp làm bài vào vở ô ly

- 2 cặp báo cáo, các cặp khác nhận xét

- 1 học sinh nhận xét, chữa bài.

a b c (a+b)x c a x

b+

b x c 2,4 3,8 1,2 (2,4+3,8)x1,2=7,44 7,44 6,5 2,7 0,8 (6,5+2,7)x0,8=7,36 7,36 - Khi nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân , ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau .

( a + b ) x c = a x b + a x c

- 2 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

Theo dõi

(4)

- Gv theo dõi giúp đỡ hs còn lúng túng

- Gọi hs đọc bài. Yêu cầu hs giải thích cách làm

- Gọi hs nhận xét bài làm trên bảng.

- GV nhận xét chốt lại.

Củng cố cách tính thuận tiện cho hs

? Muốn nhân 1 tổng các STP với 1 stp ta làm như thế nào?

3, Củng cố dặn dò - GV hệ thống lại nội dung bài

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS:

- 2 học sinh nêu

- 1 hs nhận xét

9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3

= 9,3 x ( 6,7 + 3,3 )

= 9,3 x 10 = 93

7,8 x 0,35 + 0,35 x 2,2

= 0,35 x ( 7,8 + 2,2 )

= 0,35 x 10 = 3,5

+ Muốn nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân , ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau .

Nghe

Nghe

--- Tiết 4: Tập đọc

Tiết 25: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.

b. Kĩ năng: Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b).

c. Thái độ: Yêu thích môn học.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản

* Các kĩ năng sống cần giáo dục trong bài

- Ứng phó với căng thẳng( linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ) - Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng

* GDMT : Giúp hs thấy được hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng, từ đó Giáo dục hs nâng cao ý thức BVMT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ trong SGK .

(5)

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A - Kiểm tra bài cũ

- Gọi hs đọc thuộc lòng bài Hành trình của bầy ong và trả lời câu hỏi nội dung bài.

? Nêu nội dung chính của bài ? - Gv nhận xét và đánh giá

B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu : Trực tiếp 2, Luyện đọc và tìm hiểu bài.

a, Luyện đọc

- Gọi hs đọc toàn bài - GV chia đoạn: 3 đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu … bìa rừng chưa?

+ Đoạn 2: Qua khe lá, … thu lại gỗ.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- Gọi 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài + Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải SGK.

+ Lần 2: HS đọc – Gv cho HS giải nghĩa từ khó.

? Thắc mắc là gì?

? Bàn bạc nghĩa là thế nào?

- Tổ chức cho hs luyện đọc cặp - Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài

- Gọi Hs đọc thầm đoạn 1

? Theo lối ba vẫn đi tuần rừng bạn nhỏ phát hiện được điều gì?

- 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời.

- 1 Hs đọc.

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – Giải nghĩa từ khó

+ Thắc mắc : có chỗ chưa hiểu, lo ngại.

+ Bàn bạc: bày tỏ ý kiến với người khác

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- HS lắng nghe tìm cách đọc đúng

- HS đọc thầm đoạn 1

+ Những dấu chân người lớn hằn trên đất. bạn thắc mắc vì 2 ngày nay không có đoàn khách nào đến thăm quan. lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ

Theo dõi

Nghe

Đọc 1 đoạn trong bài

Nhắc lại câu trả lời

Nghe

(6)

? Nêu ý chính của đoạn 1?

- Gọi HS đọc đoạn 2?

? Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy:

+ Bạn là người rất thông minh.

+ Bạn là người dũng cảm.

? Nêu ý chính của đoạn 2?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3

? Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm cắp?

? Nêu ý chính của đoạn 3?

? Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?

- Gv nhận xét và giáo dục cho Hs ý thức BVMT.

? Hãy nêu nội dung chính của bài?

- GV chốt lại và ghi bảng.

Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

c, Đọc diễn cảm

bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào b

* Tinh thần cảnh giác của chú bé - 1 HS đọc đoạn 2, lớp theo dõi

+ Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất thông minh: thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. lần theo dấu chân. Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ thì lén chạy đường tắt, gọi điện thoại báo công an.

+ Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất dũng cảm: Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm gỗ.

* Sự thông minh dũng cảm của bạn nhỏ.

- HS đọc thầm đoạn 3

+ Vì bạn rất yêu rừng, bạn sợ rừng bị tàn phá, bạn có ý thức bảo vệ tài sản chung của mọi người.

* Ý thức bảo vệ rừng của bạn nhỏ.

- Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung/ Bình tĩnh, thông minh/ Phán đoán nhanh, phản ứng nhanh/ Dũng cảm, táo bạo … - Học sinh nêu, học sinh khác bổ sung: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

- Học sinh nhắc lại.

Nhắc lại nội dung chính của đoạn 1

(7)

- Gọi hs đọc tiếp nối theo đoạn.

- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm đoạn 3.

+ GV treo bảng phụ có đoạn 3 từ ” Đêm ấy... dũng cảm” . + Gv đọc mẫu.

? Nêu cách ngắt nghỉ các từ ngữ cần nhấn giọng?

- Gọi HS đọc thể hiện.

+ Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.

- Gv nhận xét đánh giá.

3, Củng cố dặn dò

- GV hệ thống lại nội dung bài.

? Em học tập được điều gì ở bạn nhỏ?

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.

- Dặn dò HS:

- 3 học sinh tiếp nối nhau đọc.

+ Theo dõi GV đọc mẫu tìm cách đọc hay.

+ Đêm ấy,/ lòng em như lửa đốt//... cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm.//

- 1 HS đọc lớp nhận xét

+ 2 hs ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.

- 3 đến 5 hs thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

- Lớp nhận xét, bình chọn - Học sinh lắng nghe.

- Sự dũng cảm, bình tĩnh xử lí tình huống, tình yêu thiên nhiên, biết bảo vệ rừng..,

Theo dõi

Nghe

--- BUỔI CHIỀU

Tiết 1: Thể dục Gv bộ môn dạy

--- Tiết 2: Lịch sử

Bài 13: “THÀ HI SINH TẤT CẢ,

CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp : Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta dành được độc lập nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta; Rạng sáng ngày 19- 12-1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến; Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc.

b. Kĩ năng : Biết tìm kiếm các tư liệu lịch sử. Biết đặt câu hỏi và tìm kiếm thông tin, chọn lọc thông tin để giải đáp.

(8)

c. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về lịch sử quê hương; yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước; tôn trọng và bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình ảnh minh hoạ trong SGK.

- HS sưu tầm tư liệu về những ngày toàn quốc kháng chiến ở quê hương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hs

Mạnh 1. Kiểm tra bài cũ( 4’)

- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.

+ Vì sao nói: ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế”nghìn cân treo sợi tóc”.

+ Nhân dân ta đã làm gì để chống lại”giặc đói” và “giặc dốt”?

+ Nêu cảm nghĩ của em về Bác Hồ trong những ngày toàn dân diệt “giặc đói” và “giặc dốt”.

- Nhận xét bài kiểm 2 Bài mới : ( 30’)

* Giới thiệu bài mới(1’)

- GV giới thiệu bài: Vừa giành độc lập, Việt Nam muốn có hoà bình để xây dựng đất nước, nhưng thực dân Pháp lại tấn công Sài Gòn…

Hoạt động 1 :Làm việc cá nhân.

Mục tiêu : Giúp HS biết hành

- 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi – NX.

+ … Nói nước ta ở trong tình thế

“nghìn cân treo sợi tóc” – tức tình hình vô cùng bấp bênh, nguy hiểm vì:

+ Cách mạng vừa thành công nhưng đất nước gặp muôn vàn khó khăn.

+ Nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu người chết, nông nghiệp đình đốn…

+ … nhân dân quyên góp gạo.

Học bình dân học vụ.

+ … Vì “giặc đói” và “giặc dốt”.

chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm...

- HS lắng nghe.

Theo dõi

Nghe

(9)

động quay lại xâm lược nước ta của thực dân Pháp .

Cách tiến hành :

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:

+ Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã có hành động gì?

+ Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì?

+ Trước hoàn cảnh đó, Đảng, chính phủ và nhân dân ta phải làm gì?

- GV kết luận: Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã quay lại nước ta với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- HS đọc SGK, tìm câu trả lời:

+ Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã quay lại nước ta:

 Đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng xâm lược Nam bo.

 Đánh chiếm Hà Nội, Hải Phòng.

 Ngày 18-12-1946 chúng gửi tối hậu thư, đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng, nếu không chúng sẽ tấn công Hà Nội. Bắt đầu ngày 20- 12-1946, quân đội Pháp sẽ đảm nhận thì việc trị an ở thnh phố H Nội.

+ Chúng muốn xâm lược nước ta một lần nữa.

+… Nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Theo dõi

Nhắc lại 1 câu trả lời

Hoạt động 2 :Làm việc cả lớp.

Mục tiêu : Giúp HS hiểu về lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cách tiến hành:

(10)

- GV yêu cầu HS đọc SGK.

- GV lần lượt nêu câu hỏi:

+ Trung ương Đảng và chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến khi nào?

+ Ngày 20-12-1946 có sự kiện gì xảy ra?

- GV yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng lời kêu gọi của Bác Hồ trước lớp

- GV hỏi: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì?

- GV: câu nào trong lời kêu gọi thể hiện rõ nhất?

- GV mở rộng thêm: Lời ku gọi tồn quốc khng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết tại làng Vạn Phúc Phúc

( Hà Đông- Hà Tây). Trong lời kêu gọi ngoài phần chỉ r quyết tm chiến đấu vì độc lập của dn tộc Việt Nam m chng ta cng tìm hiểu, Bc vận động nhân dân: “Bất kì đàn ông , đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam là phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng thì dng súng. Ai có gươm thì dng gươm, không có gươm thì dng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng ra sức chống thực dn Php cứu nước! Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lịng kin quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”.

- Cả lớp đọc thầm trong SGK.

- HS lần lượt trả lời.

+ Đêm 18, rạng sáng 19-12- 1946. Đảng và Chính phủ đ họp v pht dộng tồn quốc khng chiến chống thực dn Php

+ … ngày 20-12-1946 Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 HS nêu: Cho thấy tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của nhân dân ta.

- HS: Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.

Nhắc lại câu trả lời

Hoat động 3 :Làm việc nhóm.

Mục tiêu : giúp HS biết ý

(11)

nghĩa của câu”quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc SGK và quan sát hình minh hoạ để:

+ Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.

+ Ở các địa phương nhân dân đã chiến đấu với tinh thần như thế nào?

- GV tổ chức cho 3 HS thi thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân các tỉnh, lớp bổ sung ý kiến.

- GV tổ chức cho HS cả lớp đàm thoại để trao đổi:

+ Quan sát hình 1 và cho biết hình chụp cảnh gì?

+ Việc quân và dân Hà Nội chiến đấu giam chân địch gần 2 tháng trời có ý nghĩa như thế nào?

+ Hình 2 chụp cảnh gì? Cảnh này thể hiện điều gì?

+ Ở các địa phương, nhân dân ta đã chiến đấu với tinh thần như thế nào?

+ Em biết gì về cuộc chiến đấu của nhân dân quê hương em trong những ngày toàn quốc kháng chiến - GV kết luận: Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên kháng chiến với tinh thần “thà hi sinh tất cả, chứ

- HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em thuật trước nhóm, các bạn bổ sung ý kiến.

- 1 HS thuật lại cuộc chiến đấu ở Hà Nội, 1 HS thuật lại cuộc chiến đấu ở Huế, 1 HS thuật lại cuộc chiến đấu ở Đà Nẵng.

- HS suy nghĩ, nêu ý kiến.

+ …hình 1 chụp cảnh:

… Nhân dân dựng chiến luỹ để ngăn cản quân Pháp.

+ Bảo vệ cho hàng vạn đồng bào và chính phủ rời thành phố về căn cứ.

+ Chiến sĩ ta ôm bom ba càng, sẵn sàng lao vào quân địch.

+ Cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt.

Nhân dân ta chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

+ 2 HS trả lời

+ … Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Tham gia thảo luận nhóm

(12)

nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.

2. Củng cố –dặn dò:

- GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của mình.

- 3 HS trả lời. Nghe

- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài cũ

- Chuẩn bị bài sau: Thu- đông 1947, Việt Bắc “Mồ chôn giặc

Pháp”

--- Tiết 3: Tiếng anh

Gv bộ môn dạy

--- Ngày soạn: 1/12/2018

Ngày giảng:Thứ ba ngày 4 tháng 12 năm 2018 Tiết 1: Toán

Tiết 62: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Củng cố các kiến thức về phép cộng, phép trừ, phép nhân số thập phân.

b. Kỹ năng : Biết thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân. Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu, hai số thập phân trong thực hành tính. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 ; Bài 2 ; Bài 3 b ; Bài 4.

c. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A - Kiểm tra bài cũ

- Gọi hs đứng tại chỗ nêu quy tắc nhân 1 tổng 2 stp với 1 stp.

- Gv nhận xét, đánh giá.

B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: Trực tiếp

- 2 hs nêu - Lớp nhận xét

Theo dõi

(13)

2, Hướng dẫn hs luyện tập ( SGK/ 62)

Bài tập 1:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Gọi hs đọc bài

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài. (có thể hỏi hs về cách làm để củng cố cách tính giá trị của biểu thức chỉ có phép cộng, phép trừ và có phép cộng và phép nhân).

Bài tập 2:

- Gọi học sinh đọc đề bài toán.

- Em hãy nêu dạng của các biểu thức trong bài?

- Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp

- Gv theo dõi các cặp còn lúng túng

- Gọi đại diện các cặp báo cáo.

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, chốt lại cách làm bài

- Hãy nêu các cách tính giá trị của biểu thức dạng 1 tổng (1 hiệu) nhân với 1 số?

Bài tập 3:

- Gọi hs đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Gọi học sinh đọc bài làm của mình.

- 1 HS đọc: Tính.

- Cả lớp làm bài vào vở ô ly, 2 học sinh lên bảng làm bài.

- 1 hs đọc bài, lớp nhận xét - 2 học sinh nhận xét, chữa bài.

a, 375,84 – 95,69 + 36,78

= 280,15 + 36,78 = 316,93 b, 7,7 + 7,3 x 7,3

= 7,7 + 54,02 = 61,72

- 1 Hs đọc : Tính bằng 2 cách.

a, Biểu thức có dạng 1 tổng nhân với 1 số.

b, Biểu thức có dạng 1 hiệu nhân với 1 số.

- 2 cặp làm bảng phụ, lớp làm vở ô ly.

- 2 cặp đọc bài, các cặp khác nhận xét bổ sung

- 2 học sinh nhận xét, chữa bài.

* cách 1:

a, (6,75 + 3,25 ) x 4,2

= 10 x 4,2 = 42 b, ( 9,6 – 4,2 ) x 3,6

= 5,4 x 3,6 = 19,44

* Cách 2:

a, (6,75 + 3,25 ) x 4,2

= 6,75 x 4,2 + 3,25 x 4,2

= 28,35 + 13,65 = 42 b, ( 9,6 – 4,2 ) x 3,6

= 9,6 x 3,6 – 4,2 x 3,6

= 34,56 – 15,12 = 19,44 - 1 hs đọc:

a, Tính bằng cách thuận tiện nhất

b, Tính nhẩm kết quả tìm x

Đọc yêu cầu

Theo dõi

Đọc yêu cầu

(14)

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

- Gv hỏi hs lên làm phần a: Vì sao em cho rằng cách tính của em là cách tính thuận tiện nhất?

Bài tập 4 :

- GV yêu cầu hs đọc đề bài toán.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu hs làm bài.

- GV theo dõi giúp đỡ hs còn lúng túng

- Gọi hs đọc bài giải.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng - Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

3, Củng cố dặn dò

- Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức vừa luyện tập.

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS:

- 2 hs lên bảng, lớp làm vở ô ly - 2 học sinh đọc bài của mình, học sinh nhận xét chữa bài.

- 2 học sinh nhận xét, chữa bài.

a, Tính bằng cách thuận tiện nhất

0,12 x 400 = 0,12 x 100 x 4 = 12 x 4 = 48 4,7 x 5,5 – 4,7 x 4,5

= 4,7 x ( 5,5 – 4,5 )

= 4,7 x 1 = 4,7

b, Tính nhẩm kết quả tìm x 5,4 x x = 5,4 ; x = 1

9,8 x x = 6,2 x 9,8 ; x = 6,2 - 1 hs đọc trước lớp

- Mua 4m vải phải trả 60.000 đồng.

+ Mua 6,8m phải trả bn tiền?

- 1 hs lên bảng làm bài, hs cả lớp làm bài vào vở.

- 2 hs đọc, hs nhận xét.

- 1 hs nhận xét, chữa bài.

Bài giải :

Giá tiền của 1 mét vải là:

6000 : 4 = 15000 ( đồng) Số tiền phải trả để mua 6,8 mét

vải là: 15000 x 6,8 = 102000 (đồng)

Mua 6,8 mét vải phải trả số tiền nhiều hơn mua 4 mét vải là:

102000 – 60000 = 42000 (đồng) Đ áp số : 42000

đồng

- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.

- Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính.

Đọc bài toán

Nghe

(15)

--- Tiết 2: Luyện từ và câu

Tiết 25: MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a.Kiến thức: Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở BT1.

b. Kỹ năng: Xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3.

c. Thái độ : Bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng. Có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản

* Giáo dục biển đảo:

- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.

* BVMT : Giáo dục lòng yêu quý ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh, từ đó hs nâng cao ý thức BVMT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A - Kiểm tra bài cũ

- Gọi hs lên bảng:

? Đặt câu với 1 cặp quan hệ từ mà em biết và cho biết quan hệ từ ấy có tác dụng gì?

- Gọi HS dưới lớp tiếp nối nhau đặt câu có QHT: mà, thì, bằng.

- GV nhận xét, đánh giá.

B - Dạy bài mới 1, Giới thiệu: trực tiếp

2, Hướng dẫn hs làm bài tập

* Bài tập 1: SGK (126)

- Gọi hs đọc yêu cầu và chú thích của bài tập.

- 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

- Hs đứng tại chỗ đặt câu.

VD:

Trời rét mà bạn Linh vẫn mặc áo ngắn tay.

Trời mưa thì phải mặc áo mưa.

Cái bàn này làm bằng gỗ.

- 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe: Qua đoạn văn sau em hiểu khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì? .

Theo dõi

Đọc yêu cầu

(16)

- GV Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận, làm bài theo cặp.

- Gv gợi ý hs:

+ Đọc kĩ đoạn văn.

+ Nhận xét về các loài động vật, thực vật qua số liệu thống kê.

+ Tìm nghĩa của cụm từ: khu bảo tồn đa dạng sinh học.

- Gọi hs phát biểu, GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của hs.

- Gv giới thiệu thêm về rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên.

- Gọi hs nhắc lại khái niệm khu bảo tồn đa dạng sinh học.

* Bài tập 2: SGK (127)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu hs trao đổi thảo luận trong nhóm.

- Tổ chức cho hs xếp từ theo hình thức trò chơi:

+ Viết bảng 2 cột: Hành động bảo vệ môi trường/ hành động phá hoại môi trường.

+ Chia lớp thành 2 đội.

+ Mỗi đội cử 3 đại diện tham gia xếp từ vào đúng cột trên bảng.

- Gv nhận xét cuộc thi: đội nào xếp xong trước và đúng là đội thắng cuộc.

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.

? Em đã làm được những hành động bảo vệ môi trường nào?

? Nếu được chướng kiến những hành động phá hoại môi trường

- 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, tìm nghĩa của các cụm từ đã cho.

- 3 Hs tiếp nối nhau phát biểu, cả lớp bổ sung ý kiến và thống nhất: Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều động vật và thực vật.

- Hs lắng nghe.

- hs nhắc lại.

- 1 học sinh đọc thành tiếng cho cả lớp nghe: Xếp các từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp.

- 2 bàn hs tạo thành 1 nhóm, cùng thảo luận để hoàn thành bài.

- Thi xếp từ vào đúng cột: Hành động bảo vệ môi trường/ hành động phá hoại môi trường.

+ Hành động bảo vệ môi trường : trồng cây, trồng rừng , phủ xanh đồi trọc.

+ Hành động phá hoại môi trường: phá rừng đánh cá bằng mìn , xả rác bừa bãi, đốt

nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.

- 2 hs đọc lại từ trong từng cột.

- HS liên hệ bản thân

Nhắc lại câu trả lời

Theo dõi

(17)

em có thể làm gì để ngăn chặn?

- GV giáo dục nâng cao ý thức BVMT cho hs.

* Bài tập 3: SGK (127)

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu hs tự làm bài. Gợi ý:

chọn một trong các cụm từ ở bài tập 2 để làm đề tài. Đoạn văn nói về đề tài đó dài khoảng 5 câu.

? Em viết về đề tài nào?

- Yêu cầu hs tự viết đoạn văn.

- GV theo dõi giúp đỡ hs lúng túng

- Gọi hs viết bài trên giấy khổ to dán bài lên bảng, yêu cầu hs khác nhận xét bổ sung.

- Gọi hs đọc đoạn văn của mình.

GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho hs.

- Gv nhận xét, đánh giá - GV đọc 1 số đoạn văn mẫu.

- 1 học sinh đọc thành tiếng cho cả lớp nghe: Chọn một trong các cụm từ ở BT2 làm chủ đề.

Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó.

- Học sinh tiếp nối nhau nêu:

phủ xanh đồi trọc, trồng rừng, xả rác bùa bãi, Đánh cá bàng điện....

- 2 hs viết bài vào bảng phụ , cả lớp viết bài vào VBT.

- HS đọc bài của mình, hs nhận xét bổ sung.

- 3 đến 5 hs đọc đoạn văn của mình.

VD : Vừa qua ở quê em , công an đã tạm giữ và xử phạt năm thanh niên bắt cá bằng mìn.

Năm thanh niên này đã ném mìn xuống hồ lớn của xã, làm cá, tôm...chết nổi lềnh bềnh.

Cách đánh bắt này là hành động vi phạm pháp luật, phá hoại môi trường rất tàn bạo. Không chỉ giết hại cá to lẫn cá nhỏ mà còn huỷ diệt mọi loài sinh vật sống dưới nước và gây nguy hiểm cho con người. Việc công an xử lí năm thanh niên phạm pháp được người dân quê em rất ủng hộ.

Đọc yêu cầu

(18)

3, Củng cố, dặn dò

? Thế nào là khu bảo tồn đa dạng sinh học ?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

+ Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều động vật và thực vật.

Nghe

--- Tiết 3: Khoa học

Tiết 25: NHÔM I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Nhận biết một số tính chất của nhôm

b. Kỹ năng : Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của nhôm. Quan sát nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm.

c. Thái độ : Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống. Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Yêu con người, thiên nhiên, đất nước.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình minh hoạ trong SGK/52, 53.

- Hs chuẩn bị 1 số đồ dùng: thìa, cặp lồng bằng nhôm thật.

- Phiếu học tập kẻ sẵn bảng so sánh về nguồn gốc, tính chất của nhôm.

- LHTM

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A - Kiểm tra bài cũ

LHTM – khảo sát - Gv nhận xét, đánh giá B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: Trực tiếp 2, Hướng dẫn học sinh hoạt động

Hoạt động1: Một số đồ dùng bằng nhôm.

a, Mục tiêu

Kể tên được 1 số đồ dùng, máy móc làm bằng nhôm trong đời sống.

(19)

b, Cách tiến hành

- Tổ chức cho hs làm việc cá nhân như sau:

+ Yêu cầu hs kể tên những đồ vật làm bằng nhôm mà em biết

? Em còn biết dụng cụ nào làm bằng nhôm?

- Gv kết luận: Nhôm được sử dụng rộng rãi, dùng để chế tạo các vật dụng làm bếp: Xoong, nồi, chảo, ...

Hoạt động 2: Nguồn gốc tính chất của nhôm và hợp kim của nhôm.

a, Mục tiêu

- Nêu được nguồn gốc của nhôm, hợp kim của nhôm và tính chất của chúng.

b, Cách tiến hành

- Tổ chức cho hs hoạt động theo nhóm như sau:

+ Các nhóm sử dụng đồ dùng bằng nhôm đã sưu tầm được.

+ Yêu cầu hs quan sát vật thật, đọc thông tin trong SGK và hoàn thành phiếu thảo luận so sánh về nguồn gốc, tính chất giữa nhôm và hợp kim của nhôm.

- Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng đọc phiếu, yêu cầu các nhóm khác bổ sung. Gv ghi nhanh lên bảng ý kiến bổ sung.

- Gv nhận xét kết quả thảo luận của hs sau dó yêu cầu hs trả lời các câu hỏi:

? Trong tự nhiên, nhôm có ở đâu?

- Hs nối tiếp nhau kể

- Hs nêu: Các đồ dùng làm bằng nhôm xoong, chảo, nồi, cặp lồng, muôi, mâm, ....

- Khung cửa sổ, chắn bùn xe đạp, 1 số bộ phận của xe máy, tàu hoả, ô tô, - Hs lắng nghe.

- Lớp chia 6 nhóm và hoạt động trong thời gian 5 phút .Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.

- 1 nhóm báo cáo kết quả, cả lớp bổ sung và đi đến thống nhất ý kiến.

Nhôm Nguồn

gốc

Ở các quặng Tính

chất

-Màu trắng bạc , có ánh kim có thể kéo thành sợi , dát mỏng , nhôm nhẹ , dẫn điện và dẫn nhiệt tốt . - Nhôm khộng bị gỉ , tuy nhiên một số a-xít có thể ăn mòn nhôm .

+ Nhôm được sản xuất từ quặng nhôm.

Kể theo hiểu biết của mình

Tham gia thảo luận nhóm

(20)

? Nhôm có tính chất gì?

? Nhôm có thể pha trộn với những kim loại nào để tạo thành hợp kim của nhôm?

* Kết luận: Nhôm là kim loại. Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm. Trong tự nhiên có trong quặng nhôm.

GD ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:

- Nếu con người cứ khai thác các quặng nhôm theo ý thích của riêng mình thì điều gì sẽ xảy ra ?

- Vậy chúng ta phải khai thác và sử dụng như thế nào ?

Hoạt động 3: Cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm a, Mục tiêu

- Biết cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm trong gia đình.

b, Cách tiến hành

? Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình em?

? Khi sử dụng đồ dùng, dụng cụ nhà bếp bằng nhôm cần lưu ý điều gì? vì sao?

+ Nhôm có màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng; có thể kéo thành sợi, dát mỏng. Nhôm không bị gỉ, tuy nhiên có 1 số loại a xít có thể ăn mòn nhôm. Nhôm có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

+ Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm tạo ra hợp kim của nhôm.

+ Tính chất: Bền vững, rắn chắc hơn nhôm.

- Nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt.

+Khai thác hợp lí, không được khai thác trái phép, sử dụng tiết kiệm.

+ Những đồ dùng bằng nhôm dùng xong phải rửa sạch, để nơi khô ráo, khi bưng bê các dồ dùng bằng nhôm phải nhẹ nhàng vì chúng mềm và dễ bị cong, vênh, méo.

+ Không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu trong nồi nhôm vì nhôm dễ bị các a xít ăn mòn. Không nên dùng tay không để bưng, bê, cầm khi dụng cụ đang nấu thức ăn vì nhôm dẫn nhiệt tốt, dễ bị bỏng.

Nghe

(21)

3, Củng cố dặn dò

? Nhôm có tính chất gì?

? Khi sử dụng đồ dùng, dụng cụ nhà bếp bằng nhôm cần lưu ý điều gì? vì sao?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

+ Nhôm có màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng; có thể kéo thành sợi, dát mỏng. Nhôm không bị gỉ, tuy nhiên có 1 số loại a xít có thể ăn mòn nhôm. Nhôm có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

+ Không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu trong nồi nhôm vì nhôm dễ bị các a xít ăn mòn. Không nên dùng tay không để bưng, bê, cầm khi dụng cụ đang nấu thức ăn vì nhôm dẫn nhiệt tốt, dễ bị bỏng.

Nghe

--- Tiết 4: Chính tả

Tiết 13: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Nhớ – viết đúng bài chính tả; không nắc quá 5 lỗi trong bài;

trình bày đúng các câu thơ lục bát.

b. Kỹ năng : Làm được Bài tập (2) a/b hoặc Bài tập (3) a/b, hoặc bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.

(22)

c. Thái độ : Mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A - Kiểm tra bài cũ

- GV gọi hs lên bảng tìm viết các từ có âm đầu s/x hoặc từ có âm cuối t/c.

- Gv nhận xét, đánh giá.

B - Bài mới

1, Giới thiệu: Trực tiếp 2, Hướng dẫn hs nhớ - viết a, Tìm hiểu nội dung bài viết - Yêu cầu hs đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.

- Qua 2 dòng thơ cuối tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong?

- Bài thơ ca ngợi phẩm chất đáng quý gì của bầy ong?

- GV nhận xét chốt lại b, Hướng dẫn viết từ khó

- GV yêu cầu hs viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm, đất trời, ...

- Gọi học sinh nhận xét bạn viết trên bảng.

- GV nhận xét, sửa sai cho hs.

c, Viết chính tả

- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận câu cho hs viết.

- GV đọc toàn bài cho học sinh soát lỗi.

d, Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu 1 số hs nộp bài

- 3 hs lên bảng tìm từ, hs dưới lớp làm vào vở.

- 2 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

+ Công việc của loài ong rất lớn lao. Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, mang lại cho đời những giọt mật tinh tuý.

+ Bầy ong cần cù làm việc tìm hoa gây mật.

- 1 hs lên bảng viết, cả lớp viết ra nháp.

- HS nhận xét bài trên bảng.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nghe và viết bài.

- Học sinh tự soát lỗi bài viết của mình.

- Những hs có tên đem bài lên nộp

Theo dõi

Theo dõi

Theo dõi

Lấy sách ra chép bài

(23)

- Yêu cầu hs đổi vở soát lỗi cho nhau

- Gọi hs nêu những lỗi sai trong bài của bạn, cách sửa.

- GV nhận xét chữa lỗi sai trong bài của hs.

3, Hướng dẫn làm bài tập chính tả.

* Bài 2a:SGK (125)

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Tổ chức cho hs làm bài tập dưới dạng trò chơi.

+ Gv hướng dẫn: Mỗi nhóm cử 3 hs tham gia thi. 1 hs đại diện lên bắt thăm. Nếu bắt thăm vào cặp từ nào, hs trong nhóm phải tìm từ có cặp từ đó.

- Tổ chức cho 8 nhóm hs thi. Mỗi cặp từ 2 nhóm thi.

- Tổng kết cuộc thi: tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng.

- Gọi hs đọc các cặp từ trên bảng.

* Bài 3a: SGK (126)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

- Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân

- GV theo dõi giúp đỡ HS lúng túng.

- Yêu cầu HS báo cáo kết quả.

- Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng.

4, Củng cố dặn dò

- GV hệ thống lại nội dung bài - GV nhận xét tiết học

- Dặn dò HS:

- 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở soát lỗi cho nhau.

- Vài hs nêu lỗi sai, cách sửa.

- Hs sửa lỗi sai ra lề vở.

- 1 hs đọc trước lớp: Tìm các từ ngữ chứa tiếng sau: .

- Hs thi tìm từ theo nhóm.

+ Sâm: củ sâm, sâm banh...

+ Xâm: xâm nhập, xâm lược...

+ Sương: sương gió, sương muối..

+ Xương: xương tay, xương máu..

+Sưa : say sưa ...

+ Xưa: ngày xưa, xưa kia...

+ Siêu: siêu thị, siêu nước...

+ Xiêu: xiêu vẹo , liêu xiêu...

- 4 hs tiếp nối nhau đọc thành tiếng.

- 1 hs đọc thành tiếng: Điền vào chỗ trống s hay x.

- HS làm bài vào VBT - HS đọc bài

- Hs theo dõi GV chữa bài và tự chữa bài của mình (nếu sai).

Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh

Gặm cả hoàng hôn gặm buổi chiều sót lại.

Đọc yêu cầu

Nghe

Nghe

---

(24)

BUỔI CHIỀU

Tiết 1: Kể chuyện

Tiết 13: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức: Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh.

b. Kĩ năng: Qua câu chuyện, HS có ý thức bảo vệ môi trường, có tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm bảo vệ môi trường.

c. Thái độ: Yêu thích môn học.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản

* GDMT: GD nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng lớp ghi sẵn đề bài.

III. CÁC HOẠT DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A.Kiểm tra bài cũ

- Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về bảo vệ môi trường.

- GV nhận xét, đánh giá.

B, Dạy bài mới.

1, Giới thiệu: Trực tiếp 2, Hướng dẫn kể chuyện a, Tìm hiểu đề bài

- Gọi hs đọc đề bài.

- GV gợi ý: Hãy kể những câu chuyện về nhân vật hoặc việc làm có thật mà em đã từng chứng kiến hoặc tham gia, hoặc xem trên truyền hình, nghe qua đài báo ....

về các tấm gương dũng cảm để bảo vệ môi trường.

- Yêu cầu hs giới thiệu về câu chuyện mình định kể trước lớp.

- 2 Hs kể.

- Lớp nhận xét.

- Chọn một trong hai đề bài sau đây:

1, Kể về một việc làm tốt của em hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường.

2, Kể một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường.

- 3 đến 5 Hs lần lượt giới thiệu

Theo dõi

Đọc đề bài

(25)

- GV treo bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá lên bảng. Yêu cầu hs đọc.

+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề.

+ Cách kể hay phối hợp với cử chỉ điệu bộ.

+ Nêu ý nghĩa của truyện.

+ Trả lời được câu hỏi của các bạn dặt ra hoặc đặt được câu hỏi cho bạn.

- GV chia hs thành nhóm, tổ chức cho hs kể chuyện trong nhóm.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm, yêu cầu hs chú ý lắng nghe bạn kể và tự đánh giá cho từng bạn trong nhóm.

- Gợi ý cho hs các câu hỏi trao đổi về nội dung truyện.

c, Kể trước lớp

- Tổ chức cho hs kể chuyện trước lớp

- Gọi hs nhận xét truyện kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.

- Gv tổ chức cho hs bình chọn.

+ Bạn có câu chuyện hay nhất + Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.

- Sau mỗi câu chuyên hs kể gv liên hệ giáo dục nâng cao ý thức bảo

VD:

- Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện hằng năm chúng tôi tham gia ngày làm sạch, đẹp đường làng, ngõ xóm…

- 1 hs đọc

- Mỗi bàn hs tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện nhận xét, bổ sung cho nhau, trao đổi về ý nghĩa của việc làm trong truyện.

Nghe bạn kể và hỏi bạn:

- Bạn cảm thấy như thế nào khi tham gia việc này?

- Theo bạn, việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

- Bạn có cảm nghĩ gì khi chứng kiến việc làm đó?

- Nhận xét lời kể của bạn.

- 5 đến 7 HS thi kể: Diễn biến chính của câu chuyện. (tả cảnh nơi diễn ra theo câu chuyện) - Kể từng hành động của nhân vật trong cảnh – em có những hành động như thế nào trong việc bảo vệ môi trường.

- HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn. HS thi kể cũng có thể hỏi lại bạn về ý nghĩa câu chuyện tạo không khí sôi nổi hào hứng.

- HS nhận xét - Hs bình chọn

Theo dõi

(26)

vệ môi trường cho hs.

3, Củng cố dặn dò

- GV nhắc học sinh luôn có ý thức bảo vệ môi trường.

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

- Học sinh lắng nghe Nghe

--- Tiết 2: Đạo đức

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Khoa học

Tiết 26: ĐÁ VÔI I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi b. Kỹ năng : Quan sát nhận biết đá vôi

c. Thái độ : Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống. Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Yêu con người, thiên nhiên, đất nước.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản

* Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi.

* MT : Từ việc nêu tính chất và công dụng của đá vôi. GV liên hệ về ý thức bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên hợp lí tránh sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường do sản xuất nguyên liệu gây ra (bộ phận).

* BĐ: Hầu hết đảo và quần đảo của Việt Nam đều là những đảo đá vôi. Giới thiệu cảnh quan vịnh Hạ Long. Giáo dục tình yêu đối với biển đảo (liên hệ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình minh hoạ trong SGK/54.

- Một số hòn đá, đá vôi nhỏ, giấm đựng trong các lọ nhỏ, bơm tiêm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A - Kiểm tra bài cũ

- Hãy nêu tính chất của nhôm và hợp kim của nhôm?

- Nhôm và hợp kim của nhôm dùng để làm gì?

- GV nhận xét, đánh giá.

- 2 hs lên bảng trả lời.

- Hs nhận xét

Theo dõi

(27)

B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: Trực tiếp

2, Hướng dẫn học sinh hoạt động

* Hoạt động 1: Một số vùng núi đá vôi của nước ta.

a, Mục tiêu

- Kể được tên 1 số vùng núi đá vôi, hang động ở nước ta

b, Cách tiến hành

- Yêu cầu hs quan sát hình minh hoạ trong SGK/54, đọc tên các vùng núi đá vôi đó.

- Em còn biết ở vùng nào nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi?

- Kết luận: ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động, di tích lịch sử. Gv giới thiệu HS về cảnh quan Vịnh Hạ Long.

* Hoạt động 2: Tính chất của đá vôi

a, Mục tiêu

- Nêu được ích lợi của đá vôi.

b, Cách tiến hành

- Tổ chức cho hs hoạt động theo nhóm, cùng làm thí nghiệm như sau:

+ Giao cho mỗi nhóm 1 hòn đá cuội và hòn đá vôi.

* Thí nghiệm 1:

+ Yêu cầu: Cọ xát 2 hòn đá vào nhau. Quan sát chỗ cọ xát và nhận xét.

+ Gọi 1 nhóm mô tả hiện tượng

- Hs tiếp nối nhau kể tên những địa danh mà mình biết.

+ Động Hương Tích ở Hà Tây.

+ Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.

+ Hang động Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình.

+ Núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng.

+ Tỉnh Ninh Bình có nhiều núi đá vôi.

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm cùng làm thí nghiệm theo hướng dẫn.

* Thí nghiệm 1:

+ Khi cọ xát 1 hòn đá cuội với 1 hòn đá vôi thì có hiện tượng:

Chỗ cọ xát ở hòn đá vôi bị mài mòn, chỗ cọ xát ở hòn đá cuội

Quan sát sách giáo khoa vầ kể tên

Tham gia làm thí nghiệm

(28)

và kết quả thí nghiệm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* Thí nghiệm 2:

+ Dùng bơm kim tiêm hút giấm trong lọ.

+ Nhỏ giấm vào hòn đá vôi và hòn đá cuội.

+ Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.

- Qua 2 thí nghiệm trên, em thấy đá vôi có tính chất gì?

- Gv kết luận: Qua 2 thí nghiệm trên chứng tỏ: Đá vôi không cứng lắm có thể làm vỡ vụn. Trong giấm có a xít, đá vôi tác dụng với a xít tạo thành 1 chất khác và khí các bô níc bay lên tạo thành bọt.

* Hoạt động 3 : Ích lợi của đá vôi.

- Tổ chức cho hs thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Đá vôi được dùng để làm gì?

- Gọi hs trả lời, GV ghi nhanh lên bảng.

- GV kết luận: Có nhiều loại đá vôi, đá vôi có nhiều ích lợi trong cuộc sống. Đá vôi dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng ....

3, Củng cố dặn dò

- Yêu cầu học sinh trả lời nhanh câu hỏi:

? Muốn biết 1 hòn đá có phải là đá vôi hay không ta làm như thế nào?

- GV tích họp giáo dục môi trường, giáo dục biển đảo

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

có màu trắng, đó là vụn của đá vôi.

+ Kết luân: đá vôi mềm hơn đá cuội.

* Thí nghiệm 2:

- HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn.

+ Hiện tượng: Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khói bay lên, trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm bị chảy đi.

- Hs nêu: Đá vôi không cứng lắm, dễ bị mòn, khi nhỏ giấm vào thì sủi bọt.

- 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Hs tiếp nối nhau trả lời: Đá vôi dùng để nung vôi, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, tạc đồ lưu niệm.

- 2 học sinh trả lời.

+ Ta cọ xát hòn đá đó vào 1 hòn đá khác hoặc nhỏ giấm vào.

Nhắc lại kết luận

Theo dõi

Nghe

(29)

--- Ngày soạn: 2/12/2018

Ngày giảng:Thứ tư ngày 5 tháng 12 năm 2018 Tiết 1: Mĩ thuật

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 2: Kĩ thuật

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Tập đọc

Tiết 26: TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học.

b. Kĩ năng: Hiểu nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá;

thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. (Trả lời được các câu hỏi trong Sách giáo khoa).

c. Thái độ: Yêu thích môn học.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản

* Giáo dục biển đảo:

- Giúp HS biết được nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn; ý nghĩa của việc trồng rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ môi trường biển.

* GDMT: Giáo dục cho Hs ý thức bảo vệ môi trường rừng ngập mặn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A - Kiểm tra bài cũ

- Gọi 3 hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài Người gác rừng tí hon và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

? Nêu nội dung chính của bài?

- GV nhận xét đánh giá.

B - Dạy bài mới

- 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

- Hs nhận xét

Theo dõi

(30)

1, Giới thiệu: Trực tiếp 2, Luyện đọc và tìm hiểu bài a, Luyện đọc

- Gọi hs đọc toàn bài - GV chia đoạn: 3 đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu … sóng lớn?

+ Đoạn 2: Mấy năm qua, … Nam Định.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- Gọi 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài + Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải SGK.

+ Lần 2: HS đọc – Gv cho HS giải nghĩa từ khó.

? Tuyên truyền là gì?

? Xói lở nghĩa là thế nào?

- Tổ chức cho hs luyện đọc cặp - GV nhận xét các cặp làm việc - Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc 1

? Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?

? Nội dung chính của đoạn 1 ? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 ?Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?

- 1 Hs đọc.

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài + Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – Giải nghĩa từ khó

+ Tuyên truyền: phổ biến một chủ trương làm thay đổi thái độ của quần chúng nhân dân nhằm mục đích nhất định.

+ Xói lở là hiện tượng đát lở với cường dộ mạnh.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- HS lắng nghe tìm cách đọc đúng

- 1 HS đọc, lớp theo dõi

+ Nguyên nhân: do chiến tranh, do quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm .... làm 1 phần rừng ngập mặn bị mất đi.

+ Hậu quả: Lá chắn bảo vệ đê điều không còn, đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.

- Nguyên nhân và hậu quả của việc rừng ngập mặn bị tàn phá - HS đọc thầm.

+ Vì các tỉnh này làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ

Nghe

Đọc 1 đoạn trong bài

Nhắc lại nội dung đoạn 1

(31)

? Các tỉnh nào có phong trào trồng rừng ngập mặn tốt?

- GV giới thiệu các tỉnh này trên bản đồ Việt Nam.

? Nội dung chính của đoạn 2?

- Gọi HS đọc đoạn 3.

? Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?

? Nêu nội dung chính đoạn 3?

? Nội dung chính của bài?

- GV chốt lại và ghi nội dung chính lên bảng: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

c, Đọc diễn cảm

- Gọi hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn và nêu giọng đọc của đoạn đó.

- Gọi hs đọc tiếp nối theo đoạn.

- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm đoạn 3.

+ GV treo bảng phụ có đoạn 3 từ ” Nhờ phục hồi... bảo vệ vững chắc đê điều” .

+ Gv đọc mẫu.

? Nêu cách ngắt nghỉ các từ ngữ cần nhấn giọng?

+ Gọi HS đọc thể hiện

đê điều.

+ Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, hà tĩnh, Nghệ An, Thái Bình ....

- Phong trào trồng rừng ngập mặn ở các tỉnh ven biển.

- 1 HS đọc, lớp theo dõi

+ Rừng ngập mặn được phục hồi đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê bỉên, tăng thu nhập cho người dân nhờ sản lượng hải sản nhiều, các loài chim nước trở nên phong phú.

- Tác dụng của việc rừng ngập mặn được phục hồi.

- Học sinh phát biểu, học sinh khác bổ sung cho đến khi có câu trả lời đúng.

- Vài hs nhắc lại.

- 3 hs đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn của GV.

+ Theo dõi GV đọc mẫu tìm cách đọc hay.

+ Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương,/ môi trường đã có thay đổi rất nhanh chóng.//... bảo vệ vững chắc đê điều.

- 1 HS đọc, lớp nhận xét

Đọc lại nội dung chính của bài

Theo dõi

(32)

+ Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.

- Gv nhận xét đánh giá.

3, Củng cố dặn dò

? Bài văn cung cấp cho em những thông tin gì?

- Gv giáo dục Hs ý thức bảo vệ môi trường rừng ngặp mặn.

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.

- Dăn dò hs.

+ 2 hs ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.

- 3 đến 5 hs thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

- Hiểu được tác dụng của việc trồng rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê và tăng thêm thu nhập cho địa phương.

Nghe

--- Tiết 4: Toán

Tiết 63: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : HS biết trình tự thực hiện phép chia một số thập phân cho 1 số tự nhiên.

b. Kỹ năng : Biết chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng thực hành tính. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 ; Bài 2.

c. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

2. Mục tiêu riêng ( Hs Mạnh)

- Đọc và nhắc lại một số câu trả lời đơn giản II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hs Mạnh A - Kiểm tra bài cũ

Tính bằng cách thuận tiện nhất.

a, 8,32 x 4 x 25 b, 9,2 x 6,8 – 9,2 x5,8

- Gv nhận xét, đánh giá.

B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu bài: Trực tiếp 2, Hướng dẫn thực hiện chia 1 số thập phân cho 1 số thập

- 2 Hs lên bảng, Hs làm ra nháp.

a, 8,32 x 4 x 25 = 8,32 x 100 = 832

b, 9,2 x 6,8 – 9,2 x 5,8

= (6,8 – 5,8)x 9,2

= 1 x9,2

= 9,2

Theo dõi

(33)

phân.

a, Ví dụ 1:

* Hình thành phép tính.

- Gv nêu bài toán ví dụ: Một sợi dây dài 8,4m được chia làm 4 đoạn bằng nhau. Hỏi mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét?

? Để biết được mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét ta phải làm như thế nào?

- GV giới thiệu: 8,4 : 4 là phép chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân.

* Hướng dẫn HS tìm kết quả:

- GV yêu cầu cả lớp trao đổi, suy nghĩ để tìm kết quả 8,4 : 4 (Gợi ý : chuyển đơn vị để có số đo viết dưới dạng số thập phân rồi thực hiện phép chia).

- Gv yêu cầu hs nêu cách tính của mình.

? Vậy 8,4m chia cho 4 được bao nhiêu mét?

* Giới thiệu kĩ thuật tính.

- Gv trình bày cách đặt tính và thực hiện tính như SGK.

- Gv yêu cầu hs đặt tính và thực hiện lại phép tính 8,4 : 4.

- Yêu cầu hs so sánh 2 phép chia 84 : 4 và 8,4 : 4

? Trong phép chia 8,4 : 4 = 2,1 chúng ta đã viết dấu phẩy ở thương 2,1 như thế nào?

b, Ví dụ 2

- GV nêu yêu cầu ví dụ 2: Đặt tính và tính 72,58 : 19

- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện tính.

- GV nhận xét chốt lại

- Hs nghe và nêu lại bài toán ví dụ.

- Hs: thực hiện phép tính chia 8,4 : 4

- HS đọc phép tính

- Hs thảo luận theo cặp để tìm cách chia:

8,4m = 84dm 84 4

04 21 (dm) 0

21dm = 2,1m

Vậy 8,4 : 4 = 2,1 (m)

- HS lắng nghe.

- HS đặt tính và tính.

+ Giống nhau về cách đặt tính, thực hiện chia.

+ Khác nhau ở chỗ 1 phép tính có dấu phẩy, 1 phép tính không có dấu phẩy.

- Sau khi thực hiện chia phần nguyên(8), trước khi lấy phần thập phân (4) để chia thì viết dấu phẩy vào bên phải thương (2).

- Hs thực hành như SGK /64.

72,58 19 15 5 3,82 0 38

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Rèn kĩ năng nói và nghe: Biết kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường.. Qua câu chuyện thể hiện

Kiến thức: Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh .Qua câu chuyện, thể hiện được ý thức

Biết kể lại được một câu chuyện rõ ràng về một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi

Kiến thức: Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh.. Kĩ năng: Qua câu chuyện, HS có ý thức bảo

I. Kiến thức:- Kể lại được một việc tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường hoặc một hành động dũng cảm để bảo vệ môi trường .. - Biết cách

Kiến thức: - Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh.. Kĩ năng: Rèn kĩ

Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường..1.

3.Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện (giúp em nhận thức được điều gì về nhiệm vụ bảo vệ môi trường). 