• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
32
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 23 Khối 1

Ngày soạn: 18/2/2022

Ngày giảng 1A: Tiết 2 ngày 21/2/2022 1B: Tiết 3 ngày 24/2/2022

Môn: Đạo đức

BÀI 22: NHẶT ĐƯỢC CỦA RƠI TRẢ LẠI NGƯỜI ĐÁNH MẤT (1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết được ý nghĩa của việc nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.

- Biết cách xử lí khi nhặt được của rơi.

- Chủ động thực hiện những cách xử lí khi nhặt được của rơi, nhắc nhở người khác trả lại của rơi mỗi khi nhặt được.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, âm nhạc (bài hát “Bà còng đi chợ trời mưa” - sáng tác: Phạm Tuyến.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập đạo đức 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động Khởi động (khoảng 3 phút) - GV Tổ chức hoạt động tập thể - chia sẻ trải nghiệm

- GV đặt câu hỏi: Hãy kể về một tấm gương nhặt được của rơi trả lại người đánh mất mà em biết?

- Kết luận: Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất là hành động nên làm, đáng được khen.

3. Hoạt động 3: Hình thành kiến thức mới - Khám phá (khoảng 10 phút)

* Khám phá vì sao nhặt được của rơi cân trỏ lại người đánh mất

- GV cho HS quan sát tranh “Bà Còng đi chợ trời mưa” (trên bảng hoặc trong SGK), mời HS kể tiếp sức từng bức tranh (ở từng tranh, nếu HS kể thiếu ý, GV cho các bạn trong lớp bổ sung).

+ Tranh 1: Bà Còng đi chợ trời mưa; Tôm, Tép dẫn đường cho bà.

+ Tranh 2: Tôm, Tép đưa bà đến đoạn đường cong thì bà đánh rơi tiền và Tôm nhặt được.

+ Tranh 3: Tôm, Tép đưa bà về tới nhà, trả tiền cho bà.

+ Tranh 4: Bà Còng cẩm tiền, cảm động ôm hai

- HS nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh.

(2)

cháu: “Các cháu ngoan quá!”

- GV mời một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- GV mời HS cả lớp chia sẻ:

+ Em nhận xét gì về hành động của Tôm và Tép?

+ Bà Còng cảm thấy thế nào khi nhận lại tiền?

+ Theo em, vì sao nhặt được của rơi cần trả lại người đánh mất?

- GV khen ngợi HS, sử dụng băng nhạc cho cả lớp hát theo bài “Bà Còng đi chợ trời mưa”.

- Kết luận: Người bị mất tiền hay đồ thường cảm thấy buồn và tiếc vì đó là những thứ họ phải mất công sức làm ra, hay đó là tiền của người thân, bạn bè tặng,... Vi thế, nhặt được của rơi trả lại người đánh mất là việc làm tốt, đem lại niềm vui cho họ.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (Khoảng 10 phút)

Hoạt động 1 Em chọn việc nên làm

- GV chia HS theo nhóm, hướng dẫn các nhóm quan sát tranh, trong tranh có ba cách làm khi bạn nhìn thấy chiếc điện thoại của ai đánh rơi, các nhóm đọc kĩ và lựa chọn:

Việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao?

- GV thể dùng mặt cười, mặt mếu hay thẻ màu để đại diện các nhóm lên gắn kết quả thảo luận: lựa chọn cách làm nào dưới các tranh.

+ Mặt cười: cách làm 2 (Cô giáo đã dạy... Mình phải nhờ mẹ tìm cách trả lại).

+ Mặt mếu: cách làm 1 (Mình sẽ không nhặt vì không phải của mình) và cách làm 3 (Mình nhặt được là của mình).

- GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao chọn cách làm 2, vì sao không chọn cách làm 1 và 3.

- GV khen ngợi, tổng kết ý kiến của HS qua lời kết luận sau:

- Kết luận: Nhìn thấy của rơi, bỏ đấy, không quan tâm; hoặc coi của rơi nhặt được là của mình là không nên. Nhặt được của rơi nhờ người đáng tin cậy trả lại người đánh mất là hành động nên làm.

Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn

- 2 HS kể.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh.

- HS thảo luận nhóm 4 theo gợi ý.

- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến Cho nhóm bạn vừa trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(3)

- GV đặt câu hỏi: Đã bao giờ em nhặt được đổ của người khác chưa? Lúc đó, em đã làm gì?

- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

- GV nhận xét và khen ngợi các bạn nhặt được của rơi biết tìm cách trả lại người đánh mất.

3. Hoạt động vận dụng (Khoảng 10 phút) Hoạt động 1 Xử lí tình huống

- GV cho HS quan sát ba tranh tình huống trong SGK, nêu yêu cầu: Em sẽ làm gì khi ở trong các tình huống sau?

- GV lần lượt treo từng tranh (hoặc chiếu hình hay sử dụng vật thật như: tiền, đồng hồ đeo tay, ba lô đẹp - để tạo tình huống). Ở mỗi tình huống, GV mời một sổ HS lên chia sẻ cách xử lí.

- GV khen ngợi, tổng kết các cách xử lí tình huống của HS qua lời kết luận sau:

- Kết luận: Các cách xử lí đáng khen:

+ Nếu em là bạn trong tranh 1, khi quét nhà thấy tờ tiền rơi, em sẽ báo cho người thân trong nhà.

+ Nếu em là bạn trong tranh 2, khi nhìn thấy chiếc đồng hồ rơi trên sân trường, em sẽ, tìm thấy, cô chủ nhiệm hay cô Tổng phụ trách, cô trực tuần hoặc bác bảo vệ nhờ trợ giúp người đánh mất.

+ Nếu em là bạn trong tranh 3, khi nhìn thấy ba lô của ai để quên trên ghế ở công viên em sẽ nhờ bố mẹ (nếu bố mẹ đi cùng) hoặc nhờ bảo vệ công viên, nhờ công an ở gần mình nhất trả giúp người bỏ quên.

Hoạt động 2: Em trả lại người đánh mất mỗi khi nhặt được của rơi

- GV hướng dẫn HS đóng vai theo cặp nhắc nhau cách trả lại người đánh mất mỗi khi nhặt được của rơi. HS có thể chọn các tình huống ở mục Luyện tập hoặc có thể tưởng tượng và chủ động đóng vai các tình huống khác nhau.

- GV nhận xét.

- Thông điệp: GV chiếu thông điệp lên bảng, yêu cầu HS đọc.

- Nhận xét chung - đánh giá .

- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

- HS quan sát.

- HS chia sẻ

- HS lắng nghe.

- HS xử lý tình huống.

- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến sung ý kiến cho nhóm bạn vừa

trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS đóng vai.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thông điệp.

- HS lắng nghe.

(4)

* Dặn HS: Chuẩn bị bài23 : Biết nhận lỗi - HS lắng nghe và chuẩn bị bài.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Khối 2 Ngày soạn: 18/2/2022

Ngày giảng: 2B tiết 3, ngày 21/2/2022 2A tiết 3, ngày 24/2/2022

Môn: Mĩ thuật

CHỦ ĐỀ 7: CUỘC SỐNG VUI NHỘN BÀI 14: CON VẬT THÂN QUEN

(2 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật như sau:

- Nhận biết được hình dáng đặc điểm của các con vật và các hình, khối trang trí lặp lại trên sản phẩm. Nêu được một số cách tạo sản phẩm con vật từ vật liệu sẵn có và trang trí hình khối, màu sắc lặp lại trên các con vât.

- Tạo được con vật từ vật liệu sẵn có và sử dụng trang trí hình khối, chấm,nét lặp lại để trang trí con vật theo ý thích. Biết sử dụng công cụ an toàn và tập trao đổi, chia sẻ với bạn trong thực hành, sáng tạo sản phẩm.

-Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm; Bước đầu thấy được vẻ đẹp của các con vât được trang trí bằng các hình, khôi lặp lại và ứng dụng của làm đẹp trong cuộc sống.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giáo tiếp và hợp tác, giải quyết vấnđề và sáng tạo, ngôn ngữ, tính toán… thông qua một số biểu hiện như:Vận dụng hiểu biết về đơn vị đo độ dài để ước lượng, xác định kích thước khổ giấy phù hợp với kích thước của vật liệu dạng khối tạo ra hình con vật yêu thích; hoặc kích thước chiều cao, bề rộng chi tiết của con vật làm từ giấy bìa; Sử dụng được đồ dùng, công cụ an toàn và phù hợp với các thao tác thực hành, sáng tạo sản phẩm; Chia sẻ, trao đổi cùng bạn trong học tập...

3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS lòng nhân ái, đức tính kiên trì, sự chăm chỉ, tinh thần trách nhiệm…thông qua một số biểu hiện như: giữ vệ sinh đồ dùng, trang phục, lớp học trong và sau khi thực hành; tôn trọng sự lựa chọn vật liệu và cách tạo hình sản phẩm của bạn, của người khác, có ý thức bảo vệ động vật trong đời sống hằng ngày

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Vở THMT; giấy màu, kéo, hồ dán bìa carton …; hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.

(5)

2. Học sinh: Vở THMT; giấy màu, kéo, hồ dán, bìa carton màu vẽ…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (khoảng 1' - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (Khoảng 3’) - GV tổ chức nhóm HS tham gia trò chơi “Giải

câu đố”, thời gian: khoảng 2 – 3 phút. GV sưu tầm một số câu đố về các con vật nuôi và lần lượt đưa ra từng câu đố về: con trâu, con gà, con chó, con lợn/heo,...

- GV mời cá nhân HS trả lời từng câu đố.

- GV nhận xét câu trả lời của HS và khéo léo liên hệ giới thiệu nội dung bài học:“Có nhiều cách để tạo hình một con vật nuôi. Ở bài học này, chúng mình sẽ tạo hình con vật nuôi theo cách yêu thích”

- HS quan sát và nhận nhiệm vụ

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi - Lắng nghe

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 8’) a. Sử dụng hình ảnh các con vật nuôi (t64)

+ Con hãy quan sát SGK trang 64 và kể tên các con vật, hình dáng, các bộ phận, màu sắc, môi trường sống, hoạt động của mỗi con vật?

- Giới thiệu thêm về con vật nuôi quen thuộc khác mà HS biết

- GV nhận xét và chốt lại nội dung kiến thức HS vừa tìm hiểu khám phá: tên mỗi con vật, đặc điểm nổi bật và đặc tính, lợi ích, môi trường sống của mỗi con vật.

b. Sử dụng hình ảnh sưu tầm và liên hệ thực tế - Sử dụng hình minh hoạ sản phẩm các con vật nuôi tr.65:

- HS quan sát - Trả lời câu hỏi - HS giới thiệu thêm - Lắng nghe

- Quan sát

(6)

- Trọng tâm ở các hình ảnh này là giúp HS nhận biết được có nhiều hình thức để tạo sản phẩm một con vật nuôi.

- GV trình chiếu hình ảnh các cấp sản phẩm con vật nuôi minh hoạ ở trong SGK và cho HS lên chỉ ra những chi tiết trên sản phẩm đã giúp HS nhận ra đặc điểm của con vật

+ Em quan sát mỗi cặp sản phẩm và nhận ra đó là con vật nuôi nào? Chi tiết nào trên sản phẩm giúp em nhận ra con vật nuôi đó...

- Để HS nhận ra điểm giống và khác nhau về hình dạng hình thức thể hiện con vật ở mỗi cặp sản phẩm,

- GV đưa ra các câu hỏi gợi mở về các bộ phận, các chi tiết được tạo bởi hình khối, màu sắc, chất liệu,... ở trên mỗi sản phẩm: hình, khối nào tạo sự khác nhau giữa hai sản phẩm.

- GV tổng kết: Mỗi con vật có hình dáng, đặc điểm khác nhau. Chúng ta tạo sản phẩm con vật nuôi quen thuộc bằng nhiều hình thức, vật liệu, màu sắc khác nhau.

- GV gợi nhắc HS, kích thích hứng thú của HS với việc thực hành, sáng tạo sản phẩm vật nuôi.

- Quan sát

- Trả lời - Trả lời

- Trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 21’) 3.1. Hướng dẫn HS cách tạo một vật nuôi bằng nhiều hình thức khác nhau

* Tạo hình con mèo từ giấy bìa carton kết hợp vẽ trang trí lặp lại:

- Hướng dẫn HS quan sát hình minh họa trong SGK, tr 66, và yêu cầu: Thảo luận, nêu cách tạo con vật yêu thích theo cảm nhận.

- HS thảo luận nhóm 4

- Nêu cách tạo con vật yêu thích theo cảm nhận.

(7)

- GV hướng dẫn HS quan sát hình minh hoạ và yêu cầu HS thảo luận, nêu cách thực hành theo cảm nhận.

- GV nhận xét câu trả lời của HS và phân tích, gợi mở kết hợp hướng dẫn hoặc thị phạm minh hoạ và tương tác với HS dựa trên các bước trong SGK.

* Chọn 1 hoặc 2 miếng bìa carton phẳng, sạch, có kích thước nhỏ vừa phải. Màu vẽ dùng màu sáp hoặc màu theo ý thích.

Bước 1: Tạo hình các bộ phận của con mèo.

Bước 2: Tạo hình sản phẩm con mèo.

Bước 3: Trang trí chấm, nét hoặc vẽ hình lập lại ở thân và các bộ phận của con mèo. trang trí hai bên của mỗi miếng bìa cho từng bộ phận.

- GV hướng dẫn HS quan sát hình minh hoạ và yêu cầu HS thảo luận, nêu cách thực hành theo cảm nhận.

3.2. Thực hành sáng tạo

- GV gọi 2-3 học sinh chia sẻ ý tưởng của mình.

- Bố trí HS ngồi theo nhóm, giao nhiệm vụ cá nhân tạo con vậ theo ý thích

- Quan sát, hướng dẫn học sinh thực hành: Nhắc HS trao đổi, thảo luận, chia sẻ trong thực hành.

Quan sát các bạn trong nhóm, trao đổi, thảo luận với bạn hoặc nêu câu hỏi, nhận xét, chia sẻ cảm nhận... Ví dụ: Bạn chọn cách thực hành nào? Bạn sẽ dùng giấy có màu gì, màu nào đậm, màu nào nhạt? bạn muốn làm con vật gì...

3.3. Cảm nhận, chia sẻ

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm

- GV gợi mở HS giới thiệu, nhận xét sản phẩm và chia sẻ cảm nhận:

+ Em tạo sản phẩm con vật nuôi dạng khối gì?

+ Con vật của em có những màu gì? Màu nào là

- Quan sát Gv thị phạm

- HS thực hiện từng bước theo

- Có thể chia sẻ ý tưởng chọn cách thực hành

- Hs chia sẻ ý tưởng của mình.

- Tạo sản phẩm cá nhân.

Chọn cách thực hành và màu giấy theo ý thích.

- Quan sát các bạn trong nhóm thực hành và trao đổi, chia sẻ.

- Trưng bày sản phẩm tại nhóm.

- Quan sát sản phẩm và trao đổi, giới thiệu sản phẩm thực hành.

- Lắng nghe

(8)

màu cơ bản?

+ Trong nhóm của em, các bạn đã tạo con vât theo những bước nào?...

- Tổng hợp chia sẻ của HS, nhận xét sản phẩm Hoạt động 4: Tổng kết tiết học (khoảng 2’) - Tóm tắt nội dung chính của tiết học

- Nhận xét kết quả học tập; gợi mở Hs chia sẻ có ý thức bảo vệ động vật trong đời sống hằng ngày - Liên hệ giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ các con vât và yêu quý vật nuôi.

- Nhắc HS bảo quản sản phẩm, gợi mở nội dung tiết 2 và hướng dẫn chuẩn bị.

- Lắng nghe và ghi nhớ

- Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

Ngày giảng: 2B tiết 3, ngày 28/2/2022 2A tiết 3, ngày 3/32022

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (Khoảng 2’) - Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài

học

- Giới thiệu nội dung tiết học.

- Nhắc lại nội dung tiết 1

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 4’) - Tổ chức HS ngồi theo nhóm như tiết 1

- Yêu cầu HS đặt sản phẩm đã tạo được ở tiết 1 trên bàn và di chuyển đến các nhóm để quan sát sản phẩm.

- Gợi mở HS chia sẻ:

+ Trong lớp, có những con vật gì?

+ Sản phẩm của bạn nào đã hoàn thành, chưa hoàn thành?

+ Em có thể học hỏi được điều gì từ sản phẩm của các bạn?

+ Em sẽ tiếp tục làm gì để hoàn thành sản phẩm con vật của mình?...

- Tóm tắt các câu trả lời, chia sẻ của HS

- Gợi nhắc HS: Tham khảo sản phẩm của các bạn trong nhóm, trong lớp và hoàn thành sản phẩm của mình.

- Quan sát, trao đổi

- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi

- Lắng nghe

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 25’) 3.1 Tìm hiểu cách thực hành sáng tạo

- GV giao bài tập: Tạo hình một con vật bằng hai cách khác nhau.

- GV hướng dẫn, gợi mở nhóm HS thực hiện nhiệm vụ:

- Lắng nghe

(9)

+ Thảo luận, lựa chọn con vật nuôi làm hình mẫu để tạo hình. Ví dụ: mèo, gà,cá, thỏ,... Xác định các bộ phận chính của con vật.

+ Tham khảo các hình minh hoạ trong SGK (tr.65, 66, 67) và Vở thực hành, thống nhất hai cách thực hành và vật liệu, hoạ phẩm để tạo sản phẩm và trang trí chấm, nét, hình lặp lại theo ý thích trên sản phẩm con vật nuôi của nhóm.

3.2. Thực hành sáng tạo

- Tổ chức Hs thực hành tạo sản phẩm nhóm.

+ Phân công nhiệm vụ theo nhóm và các thành viên thực hành tạo sản phẩm theo cách thực hành nhóm đã chọn.

+ Các thành viên cùng quan sát nhau trong thực hành để góp ý, nhận xét sản phẩm thống nhất với ý tưởng chung của nhóm.

+ Tập hợp các sản phẩm đơn lẻ từ các thành viên phối hợp ghép, tạo sản phẩm nhóm.

+ Đặt tên cho sản phẩm, thảo luận, thống nhất một số nội dung trình bày giới thiệu sản phẩm.

3.3 Cảm nhận, chia sẻ

- Gợi mở các nhóm đặt tên SP: Vườn thú; Gia đình nhà mèo, thỏ…

- Gợi mở HS nhận xét, chia sẻ cảm nhận:

+ Sản phẩm trong lớp được tạo bằng những cách nào?

+ Những chấm, nét, màu sắc nào được lặp lại trên sản phẩm của em, của bạn?

+ Nhóm nào có nhiều sản phẩm được trang trí bằng cách lặp lại, xen kẽ của chấm/ lặp lại, xen kẽ của nét, màu sắc…

- Nhận xét các ý kiến chia sẻ, cảm nhận của HS và kết quả thực hành, thảo luận. Kết hợp bồi dưỡng HS ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vât.

- Tạo sản phẩm nhóm (số lượng tùy thích)

- Thảo luận: chọn nội dung, phân công thành viên.

- Trưng bày, trao đổi, giới thiệu sản phẩm.

- HS chú ý lắng nghe - HS trả lời câu hỏi

- HS chia sẻ cảm nhận

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 2’) - GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh giới thiệu

thuộc phần Vận dụng trongSGK và sản phẩm con

- Quan sát, lắng nghe. Có thể chia sẻ mong muốn thực

(10)

vật nuôi thật (nếu có).

- GV gợi mở HS nhận ra:

+ Tạo sản phẩm con vật nuôi dạng khối và kết hợp: cắt, dán về trang trí hinh lặp lại trên sản phẩm con vật.

+ Vẽ hình con vật nuôi và trang trí hình lặp lại bằng màu sẵn có.

+ Sử dụng sản phẩm con vật nuôi làm đồ chơi, làm quà tặng, trang trí trên tường

- GV tổng kết bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị bài tiếp theo

hành tạo sản phẩm khác.

Hoạt động 5: Tổng kết bài học (khoảng 2’) - Tóm tắt nội dung của bài học

- Nhận xét kết quả học tập.

- Liên hệ giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo quản sản phẩm, công cụ, đồ dùng, bảo vệ môi trường xung quanh.

- Hướng dẫn chuẩn bị: Đọc bài 15 và chuẩn bị theo hướng dẫn ở mục Chuẩn bị.

- Lắng nghe và ghi nhớ

- Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

Tiết 1...

...

Tiết 2:...

...

Khối 4

Ngày soạn: 11/2/2022

Ngày giảng: 4A: Tiết 4 ngày 21/2/2022 4B: Tiết 4 ngày 24/2/2022

(11)

CHỦ ĐỀ 7: VŨ ĐIỆU CỦA MÀU SẮC Bài 23: Tập nặn dáng người

Bài 24: Vẽ tranh đề tài (2 tiết)

(Soạn tuần 22)

Khối 3

Ngày soạn: 18/2/2022

Ngày giảng: 3B: Tiết 2 ngày 21/2/2022

Môn: Âm nhạc

HỌC HÁT: BÀI TIẾNG HẤT BẠN BÈ MÌNH Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh

(1 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Hs biết hát đúng giai điệu và lời ca bài hát - Hs hát và kết hợp gõ đệm theo bài hát 2. Năng lực:

- Học sinh biết cảm thụ bài hát - Hs biết kỹ năng tư thế khi hát

- Biết sử dụng nhạc cụ khi gõ (thanh phách) 3. Phẩm chất:

- Giáo dục lòng yêu hoà bình, yêu thương mọi người.

* Hs khuyết tật: Em Nguyễn Trọng Dũng lớp 3A, Chu Tiến Chức lớp 3B. Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh biết hát theo giai điệu và lời ca.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ đệm, bảng phụ lời ca bài hát, đài, băng nhạc.

2. Học sinh: Sgk, thanh phách.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS KT

(Dũng 3A, Chức 3B) 1. Hoạt động khởi động (3P)

- Gv cho hs nghe 1 đoạn giai điệu bài hát: Chị ong Nâu và em bé

+ Đó là giai điệu của bài hát nào đã học?

- Gv yêu cầu 5 hs lên bảng biểu diễn bài hát

- Gọi hs nhận xét; giáo viên nhận xét, dẫn vào bài học

2. Hoạt động khám phá: Dạy hát Bài

- Hs lắng nghe

- Hs: Bài Chị ong Nâu và em bé

- Hs: 5 hs thực hiện - Hs nhận xét

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Hs lắng nghe

(12)

hát Tiếng hát bạn bè mình (18P) - Gv treo tranh minh họa lên hỏi học sinh bức tranh có những hình ảnh gì?

- Gv thuyết trình:

- Bài hát do tác giả Lê Minh Hoàng sáng tác, giáo viên giới thiệu qua về nhạc sĩ.

* Hát mẫu:

- Gv mở băng mẫu

+ Qua nghe bài hát em có cảm nhận gì về giai điệu của bài hát?

* Đọc lời ca theo tiết tấu:

- Gv bài hát chia câu và đọc mẫu (4 câu).

- Gv yêu cầu 1 hs đọc lời ca

- Gv yêu cầu hs đọc lời ca theo tiết tấu.

- Gv sửa sai( nếu có)

* Khởi động giọng:

- Gv đàn thang âm đi lên, xuống

* Dạy hát từng câu:

- Gv đàn từng câu, lưu ý cho học sinh lấy hơi ở cuối câu hát và thể hiện sắc thái tình cảm…

Câu 1:Trong không gian … say + Gv đàn

+ Gv đàn cho hs hát

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) Câu 2 : Một đàn chim … lá cành + Gv đàn

+ Gv đàn cho hs hát

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) - Gv cho hs hát ghép câu 1 và câu 2 - Gv cho tổ, bàn hát ghép câu 1 và câu 2

Câu 3 : Bay lên cao … bè mình + Gv đàn

+ Gv đàn cho hs hát

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) Câu 4 : Yêu thương … tinh này.

+ Gv đàn

- Hs trả lời

- Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe

- Hs trả lời: Giai điệu vui tươi, trong sáng

- Hs: 1 hs đọc - Cả lớp thực hiện - Tổ, cá nhân đọc

- Hs khởi động giọng đi lên, đi xuống theo mẫu âm La

- Hs lắng nghe

- Hs nghe và lĩng hội.

- Hs hát câu 1

- Hs nghe

- Hs hát theo hướng dẫn của Gv

- Hs hát ghép

- Tổ, bàn hát ghép câu 1 và câu 2

- Hs nghe - Hs hát

- Hs nghe và lĩng hội - Hs hát theo hướng dẫn

- HS thực hiện theo HD của GV.

- HS lắng nghe.

- Hs nghe.

- Hs thực hiện.

- Hs lắng nghe.

- Hs hát - Hs lắng nghe.

(13)

+ Gv đàn cho hs hát

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) - Gv cho hs hát ghép câu 3 và câu 4 - Gv cho nhóm, cá nhân

- Gv nhận xét

- Yêu cầu hs hát cả bài

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có )

- KL: Học sinh biết hát theo giai điệu, đúng lời ca.

3. Hoạt động luyện tập: Kết hợp gõ đệm; vận động cơ thể (10P)

- Gv hướng dẫn hs hát và kết hợp gõ đệm theo phách.

+ Em nào có thể hát và gõ đệm theo phách?

- Gv yêu cầu hs thực hiện

- Gv cho hs hát và gõ đệm theo tiết tấu - Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vận động cơ thể (với 4 động tác).

+ Giậm chân + Vỗ vai + Vỗ đùi + Búng

- Gv nhận xét sửa sai (nếu có)

- Kết luận: Học sinh kết hợp tốt trong việc kết hợp gõ đệm và vận động cơ thể

4. Hoạt động vận dụng (4P) + Em học bài hát gì?

+ Ai là tác giả của bài hát Bài hát Tiếng hát bạn bè mình?

+ Qua bài hát giáo dục chúng ta điều gi?

- KL: Qua bài hát giáo dục tình bạn bè thân ái, tình cảm yêu quí lòng yêu hoà bình, yêu thương mọi người.

- Gv đàn cho hs hát lại bài hát

- Nhắc học sinh về tập biểu diễn cho bố mẹ, anh chị, bạn bè....

- Sáng tạo một số động tác phụ họa đơn giản phù hợp với bài hát

- Chuẩn bị cho giờ học sau

của Gv

- Hs hát ghép - Hs thực hiện

- Nhóm, cá nhân hát.

- Hs nghe, quan sát thực hiện theo hướng dẫn của gv

- Hs: 1 hs thực hiện

- Nhóm, cá nhân thực hiện

- Hs nghe, quan sát thực hiện theo hướng dẫn của gv.

- Thực hiện hát kết hợp theo hướng dẫn của gv - Nhóm, cá nhân thực hiện

- Bài hát Tiếng hát bạn bè mình

- Nhạc và lời: Lê Minh Hoàng

- Hs trả lời.

- Hs nghe và lĩnh hội.

- Hs nghe và chuẩn bị bài

- HS hát - Hs hát ghép

- Hs thực hiện

- Hs nghe, quan sát thực hiện theo hướng dẫn của gv

- Hs nghe, quan sát thực hiện theo hướng dẫn của gv

- HS trả lời.

- Hs nghe và lĩnh hội.

- Hs nghe và chuẩn bị

(14)

- Kết luận: Học sinh đã biết hát đúng lời ca, giai điệu biết kết hợp tốt trong việc kết hợp gõ đệm và vận động cơ thể.

sau bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Khối 3 Ngày soạn: 18/2/2022

Ngày giảng: 3B tiết 4 ngày 21/2/2022 3A tiết 2 ngày 24/2/2022

Môn: Mĩ thuật

BÀI 24: VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ DO (1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực mĩ thuật

- HS làm quen với việc vẽ tranh đề tài tự do.

- HS tập vẽ tranh đề tài tự do (điều chỉnh).

- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn 2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, khoa học, thể chất, tính toán… thông qua một số biểu hiện cụ thể như: Quan sát, nhận xét, sử dụng được các chất liệu phù hợp để thực hành; trao đổi, chia sẻ cùng bạn về sản phẩm…

3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như:

nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ, quan tâm, có thói quen tưởng tượng khi vẽ tranh...., được biểu hiện ở các mục như: Chuẩn bị đồ dùng học tập, thực hành tạo sản phẩm, cảm nhận, chia sẻ....

* HSKT: Em Dũng 3A, Chức 3B tập vẽ hình một bức tranh đề tài theo ý thích dưới sự hướng dẫn của GV.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, VTV

- Một vài chiếc bình đựng nước có hình dáng và màu sắc khác nhau.

- Bài của HS năm trước.

- Hình gợi ý cách vẽ.

2. Học sinh: Vở tập vẽ 3, màu vẽ, bút chì, tẩy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (1 phút) - Kiểm tra sĩ số

(15)

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

(Chức 3B, Dũng 3A) Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Khoảng 3’)

- GV cho HS xem một số tranh, ảnh về các đề tài và tranh dân gian:

+ Các bức tranh trên vẽ về đề tài gì ? + Các bức tranh dân gian việt Nam vẽ về đề tài gì? Màu sắc trong tranh ntn?

+ Em có thích các bức tranh đó không?

- GV: Trong cuộc sống có rất nhiều nội dung, đề tài vẽ tranh. Vẽ tự do là vẽ theo ý thích, mỗi người có thể chọn cho mình một nội dung, một đề tài vẽ. Vẽ tự do rất phong phú nên có thể vẽ được nhiều tranh đẹp.

- HS qua sát.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- Lắng nghe

- HS qua sát.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 7’)

* Tìm và chọn nội dung đề

- GV cho HS xem một số tranh, ảnh về các đề tài và tranh dân gian, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau:

+ Các bức tranh trên vẽ về đề tài gì ?

+ Trong tranh có những hoạt động nào ?

+ Hình ảnh chính trong tranh là gì?

+ Hình ảnh phụ trong tranh là gì ? + Màu sắc trong tranh như thế nào?

+ Có thể lựa chọn những tranh đề tài nào để vẽ?

- GVKL: có thể chọn các đề tài vẽ tranh: Cảnh đẹp đất nước, các trò chơi dân gian, lễ hội, học tập, sinh hoạt gia đình...

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Tranh vẽ phong cảnh nông thôn, đề tài trường học, học nhóm, lao động....

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- Tranh chọi gà, chọi trâu, trường học, chân dung, đề tài bộ đội...

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.

- HS lắng nghe.

- HS lĩnh hội.

Hoạt động 3: Thực hành sáng tạo, cảm nhận, chia sẻ (khoảng 23’)

(16)

3.1. Cách vẽ tranh đề tài

- Cho HS quan sát hình gợi ý cách vẽ, yêu cầu thảo luận theo cặp đôi để nhắc cách vẽ tranh đề tài?

- GV yêu cầu 2 nhóm báo cáo kết quả.

- GVKL vẽ lên bảng một bức tranh đề tài.

+ Bước 1: Vẽ hình ảnh chính trước.

+ Bước 2: Vẽ hình ảnh phụ phù hợp với đề tài.

+ Bước 3: Vẽ màu theo ý thích, có màu đậm, màu nhạt (nên vẽ màu kín cả tranh).

- GV cho HS tham hảo bài vẽ của HS năm trước.

+ Nhắc lại các bước vẽ?

3.2. Thực hành sáng tạo

- GV yêu cầu HS tập vẽ tranh đề tài tự do.

- Khi HS vẽ bài GV đến từng bàn gợi ý cho từng HS các hình ảnh phù hợp với nội dung, sắp xếp hình ảnh cân đối, không nên vẽ giống nhau.

3.3. Cảm nhận, chia sẻ

- GV cùng HS chọn 1 số tranh đã hoàn thành và gần hoàn thành để

- HS quan sát.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.

- HS theo dõi GV vẽ mẫu.

- HS tham khảo bài.

- 2 HS nhắc lại các bước vẽ?

- HS thực hành cá nhân - HS tập vẽ tranh đề tài tự do (điều chỉnh).

- Trưng bày sản phẩm tại nhóm.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi GV vẽ mẫu.

- HS tham khảo bài.

- HS tập vẽ hình ảnh một tranh đề tài dưới sự HD của GV.

- Trưng bày sản phẩm tại

(17)

nhận xét:

+ Cách sắp xếp (có trọng tâm, rõ nội dung)?

+ Hình vẽ (sinh động hay lặp lại) ? + Màu sắc trong tranh (phong phú, có đậm, có nhạt) ?

+ Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét và tuyên dương: Đất nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp, nếu các em có dịp đi thăm quan hãy nhớ ngắm nhìn những cảnh đẹp nhé.

- Quan sát sản phẩm và trao đổi, giới thiệu, chia sẻ sản phẩm thực hành.

- Lắng nghe

nhóm.

- Lắng nghe

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 1’) - GV cho HS quan sát một số tranh

tĩnh vật.

- Yêu cầu HS chia sẻ mong muốn thực hành tạo sản phẩm khác.

- Em hãy vẽ một bức tranh đề tài theo ý thích, trưng bày ở góc học tập tại nhà.

- Quan sát, lắng nghe.

Có thể chia sẻ mong muốn thực hành tạo sản phẩm khác.

- HS làm bài ở nhà.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS làm bài ở nhà.

Hoạt động 5: Tổng kết tiết học (khoảng 2’) + Nhắc lại các bước vẽ?

- GV nhận xét chung tiết học.

- Khen ngợi các nhóm cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

Giáo dục học sinh quan tâm, yêu quý đồ vật xung quanh.

- Xem trước bài 26: Nặn, vẽ hoặc xé dán hình con vật

- Trả lời

- Lắng nghe và ghi nhớ.

- Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe và ghi nhớ.

- Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

V. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Khối 5

Ngày soạn: 19/2/2022

Ngày giảng: 5A: Tiết 1 ngày 22/2/2022 5B: Tiết 1 ngày 24/2/2022

Môn: Mĩ thuật Bài 22: Vẽ tranh

Tiết 23: ĐỀ TÀI TỰ CHỌN (1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực mĩ thuật

(18)

Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật như sau:

- HS nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn.

- HS tập vẽ tranh đề tài tự chọn (điều chỉnh). HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, rõ đề tài.

- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn 2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, khoa học, thể chất,… thông qua một số biểu hiện cụ thể như:

Quan sát, nhận xét, sử dụng được các chất liệu phù hợp để thực hành; trao đổi, chia sẻ cùng bạn về sản phẩm…

3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ, quan tâm đến cuộc sống xung quanh được biểu hiện ở các mục như: Chuẩn bị đồ dùng học tập, thực hành tạo sản phẩm, cảm nhận, chia sẻ....

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - SGK, SGV

- Hình gợi ý cách vẽ

- Bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.

2. Học sinh: SGK, vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (khoảng 1') - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (khoảng 3 phút) - GV cho HS xem một số tranh, ảnh về các

đề tài và tranh dân gian:

+ Các bức tranh trên vẽ về đề tài gì ?

+ Các bức tranh dân gian việt Nam vẽ về đề tài gì? Màu sắc trong tranh ntn?

+ Em có thích các bức tranh đó không?

- GV: Trong cuộc sống có rất nhiều nội dung, đề tài vẽ tranh. Vẽ tự do là vẽ theo ý thích, mỗi người có thể chọn cho mình một nội dung, một đề tài vẽ. Vẽ tự do rất phong phú nên có thể vẽ được nhiều tranh đẹp.

- HS qua sát.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- Lắng nghe

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (khoảng 7 phút)

* Tìm, chọn nội dung đề tài

- GV cho HS xem một số tranh ảnh về các đề tài khác nhau và đặt câu hỏi để các em tìm hiểu:

+ Các bức tranh đó vẽ về đề tài gì?

- HS quan sát

- Vui chơi trong ngày hè, trường

(19)

+ Trong tranh có những hình ảnh nào?

+ Màu sắc trong tranh như thế nào?

- GVKL: đề tài tự chọn rất phong phú, cần suy nghĩ, tìm những nội dung yêu thích và phù hợp để vẽ tranh.

học, phong cảnh...

- Các bạn vui chơi …

- Tươi sáng có đậm, có nhạt.

- HS lắng nghe.

Hoạt động 3: Thực hành sáng tạo, cảm nhận, chia sẻ (khoảng 23’) 3.1. Cách vẽ tranh

- Cho HS thảo luận nhóm 4 để nhớ lại các bước vẽ tranh đề tài:

- GV yêu cầu HS báo cáo.

- GV vẽ lên bảng cho HS quan sát.

+ Bước 1: Chọn nội dung tranh: sắp xếp và vẽ các hình ảnh vẽ rõ nội dung

+ Bước 2: Vẽ hình ảnh chính trước làm rõ nội dug bức tranh.

+ Bước 3: Vẽ các hình ảnh phụ sao cho sinh động, phù hợp với chủ đề đã chọn.

+ Bước 4: Vẽ màu theo ý thích (màu sắc cần có độ đậm nhạt thích hợp với tranh và đẹp mắt)

* Lưu ý: Các dáng hoạt động cần thay đổi khác nhau để tạo cho tranh sự phong phú hấp dẫn.

- GV cho HS tham khảo bài.

3.2. Thực hành sáng tạo

- GV yêu cầu HS tập vẽ tranh đề tài tự chọn ào VTV5, trang 64.

- Trong khi HS làm bài GV đến từng bàn quan sát lớp để góp ý, gợi mở cho những HS chưa chọn được nội dung đề tài.

- GV nhắc HS vẽ hình to, rõ ràng. Động viên khen ngợi những em vẽ nhanh, vẽ đẹp ,..để tạo không khí thi đua học tập trong lớp.

- HS quan sát.

- HS thảo luận nhóm bốn.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.

- HS theo dõi GV vẽ mẫu.

- Hs tham khảo bài.

- HS thực hành cá nhân

- HS tập vẽ tranh đề tài tự chọn ào VTV5, trang 64.

(20)

3.3. Cảm nhận, chia sẻ

- GV cùng HS chọn một số bài và gợi ý các em nhận xét, đánh giá:

+ Cách chọn nội dung đề tài và các hình ảnh?

+ Cách thể hiện: sắp xếp hình ảnh, vẽ hình, vẽ màu?

+ Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em vẽ còn yếu cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp.

- Trưng bày sản phẩm tại nhóm.

- Quan sát sản phẩm và trao đổi, giới thiệu, chia sẻ sản phẩm thực hành.

- Lắng nghe

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 1phút) - GV cho HS quan sát một số tranh tĩnh vật.

- Yêu cầu HS chia sẻ mong muốn thực hành tạo sản phẩm khác.

- Em hãy vẽ một bức tranh đề tài theo ý thích, trưng bày ở góc học tập tại nhà.

- Quan sát, lắng nghe. Có thể chia sẻ mong muốn thực hành tạo sản phẩm khác.

- HS làm bài ở nhà.

Hoạt động 4: Tổng kết tiết học (khoảng 2 phút) - GV nhận xét chung tiết học. Khen ngợi các nhóm cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Dặn học sinh chuẩn bị bài 23: Vẽ tranh đề tài Tự chọn

- Lắng nghe và ghi nhớ.

- Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Khối 1:

Ngày soạn: 19/2/2022

Ngày giảng 1B: Tiết 2 ngày 22/2/2022 1B: Tiết 3 ngày 22/2/2022

Môn Mĩ thuật

CHỦ ĐỀ 7: TRƯỜNG HỌC THÂN YÊU BÀI 14: ĐỒ DÙNG HỌC TẬP THÂN QUEN

(2 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau:

(21)

- Nhận biết được hình dạng, đường nét của một số đồ dùng học tập quen thuộc. Nêu được cách mô phỏng và trang trí hình đồ dùng học tập.

- Tạo được hình đồ dùng học tập bằng nét và biết vận dụng chấm, nét, màu sắc để trang trí theo ý thích. Bước đầu thấy được có thể làm đẹp cho hình đồ dùng học tập bằng chấm, nét khác nhau.

- Trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng học tập sạch, đẹp.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tư chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, âm nhạc… thông qua một số biểu hiện như: Lựa chọn đồ dùng học tập theo ý thích để thực hành, sáng tạo; trao đổi, chia sẻ trong học tập; hát bài hát liên quan đến bài học…

3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, tinh thần trách nhiệm, sự tôn trọng… và được biểu hiện như: Chuẩn bị đồ dùng học tập, giữ vệ sinh cá nhân, lớp học trong và sau khi thực hành, có ý thức làm đẹp các đồ dùng trong sinh hoạt, học tập và tôn trọng sản phẩm do mình, bạn bè và người khác tạo ra…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Vở THMT1, bút chì, tẩy, giấy/bìa giấy, kéo, hồ dán, màu vẽ…

hình ảnh liên quan nội dung bài học, máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở THMT1, vật liệu dạng khối, kéo, hồ dán, giấy màu, màu vẽ…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (khoảng 2 phút) - Kiểm tra sĩ số lớp học và đồ dùng học tập

của HS.

- Tổ chức HS hát tập thể bài hát: sách bút thân yêu ơi (của Bùi Đình Thảo);

+ HS kể những đồ dùng học tập có trong lời bài hát và giới thiệu nội dung bài học.

- Lớp trưởng/tổ trưởng báo cáo.

- Hát tập thể.

- Kể tên đồ dùng học tập có trong lời bài hát

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (khoảng 7 phút) a. Tổ chức HS tìm hiểu đặc điểm của một

số hình đồ dùng học tập trong SGK, tr.61.

- Giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát và giới thiệu:

+ Tên đồ dùng?

+ Cách sử dụng?

+ Màu sắc?

+ Mô tả đường nét tạo nên hình dạng của đồ dùng (nét chu vi bao quanh hình đồ dùng)?

- Tóm tắt những chia sẻ của HS, gợi nhắc rõ hơn đặc điểm, công dụng và cách bảo quản

- Quan sát, trả lời câu hỏi

- Nhận xét hoặc bổ sung ý kiến của bạn.

- Lắng nghe

(22)

các đồ dùng học tập.

b, Tổ chức HS quan sát đồ dùng học tập của cá nhân

- Giao nhiệm vụ cho HS: Chọn một đồ dùng yêu thích và giới thiệu:

+ Tên đồ dùng?

+ Tác dụng của đồ dùng?

+ Hình dạng (giống hình vuông, tròn, chữ nhật…)?

+ Sử dụng nét thẳng hay nét cong để vẽ hình đồ dùng?

- Nhận xét chia sẻ, bổ sung của HS, gợi nhắc HS: Có nhiều đồ dùng học tập khác nhau. Các đồ dùng học tập có hình dạng, màu sắc, công dụng khác nhau và giúp việc học tập tốt hơn.

- Kích thích hS hứng thú với thực hành.

- Giới thiệu đồ dùng học tập yêu thích.

- Lắng nghe.

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành, cảm nhận chia sẻ (khoảng 15-20 phút) 3.1. Hướng dẫn cách thực hành

- Cho HS quan sát hình minh hoạ trang 62 SGK.

+ Nêu cách thực hành tạo hình và trang trí cái thước kẻ?

- GV tóm tắt lại các bước, kết hợp thị phạm minh hoạ một hoặc một sổ đồ dùng khác và giảng giải một sổ thao tác chính như: đặt thước trên giấy, in nét, vẽ nét, cắt,...

- GV lưu ý: HS có thể thực hiện theo thứ tự sau:

+ Bước 1: In hình đồ dùng học tập bằng nét.

+ Bước 2: Cắt hình thước kẻ khỏi tờ giấy.

+ Bước 3: Trang trí nét, chấm, màu sắc,...

theo ý thích và hoàn thành sản phẩm - GV nêu câu hỏi để HS thảo luận, chia sẻ với bạn về sựlựa chọn đồ dùng để thực hành

- Quan sát

- Thảo luận nhóm 6.

- Nêu cách thực hành theo cảm nhận.

- Quan sát Gv thị phạm, hướng dẫn

(23)

vẽ hình và trang trí. Ví dụ:

? Em sẽ chọn đồ dùng nào đế vẽ hình và trang tri? Vì sao em chọn đồ dùng đó?

3.2. Thực hành sáng tạo - Giao nhiệm vụ:

+ HS ngồi theo vị trí nhóm

+ Thực hành cá nhân: Tạo hình đồ dùng học tập yêu thích và trang trí bằng chấm, nét, màu sắc.

+ Trao đổi, chia sẻ với bạn trong nhóm. Ví dụ: Bạn tạo hình đồ dùng

nào? bạn sẽ vẽ những màu gì cho chấm, nét để trang trí hình đồ dùng

của bạn…

- Giới thiệu thời lượng của bài học và yêu cầu nhiệm vụ ở tiết 1: Tạo hình dạng của đồ dùng và trang trí chấm, nét, màu sắc theo ý thích.

- Gợi ý HS: Tham khảo hình sản phẩm một số đồ dùng giới thiệu trong SGK, tr.63. Yêu cầu HS giới thiệu tên những đồ dùng và cách trang trí.

=> Có thể tạo hình đồ dùng như: Thước kẻ, bút viết, bút nhớ, hộp màu, kéo, sách, hộp bút, tẩy… và sử dụng chấm hoặc nét, kết hợp chấm, nét, màu sắc để trang trí cho hình đồ dùng để tạo sản phẩm.

- Quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi, gợi mở, hướng dẫn hoặc hỗ trợ HS.

3.2. Trưng bày sản phẩm nhóm, cảm nhận, chia sẻ.

- Tổ chức HS trưng bày sản phẩm trên bàn, tại nhóm học tập.

- Hướng dẫn HS quan sát các sản phẩm trong lớp

- Gợi mở HS giới thiệu sản phẩm, ví dụ:

+ Sản phẩm của em có dạng khối gì?

+ Em đã tạo nên sản phẩm bằng cách nào?

+Em thích sản phẩm của bạn nào trong nhóm, trong lớp?

- Tổng kết nội dung giới thiệu của HS, gợi nhắc HS suy nghĩ để trang trí, hoàn thiện sản phẩm cá nhân vào tiết 2 và cùng sắp xếp tạo sản phẩm nhóm.

- HS ngồi theo nhóm 6.

- Thực hành tạo sản phẩm cá nhân.

- Quan sát các bạn thựa hành.

- Trao đổi, chia sẻ cùng bạn trong nhóm.

- HS trưng bày sản phẩm nhóm.

- HS giới thiệu sản phẩm của mình.

- Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình/ của nhóm bạn.

- HS tiếp thu lắng nghe cô nhận xét.

(24)

Hoạt động 4: Tổng kết bài học (khoảng 2 phút) - Tóm tắt nội dung chính của bài học

- Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, mức độ tham gia các hoạt động học tập chuẩn bị bài của HS.

- Liên hệ giáo dục HS:

+ Ý thức giữ gìn vs lớp học, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường xung quanh.

- Giữ sản phẩm của tiết 1 để tiết 2 sẽ tiếp tục trang trí hoàn thiện và sắp xếp các sản phẩm cá nhân tạo thành sản phẩm nhóm.chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS thực hiện.

- HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

Ngày giảng 1B: Tiết 2 ngày 28/2/2022 1B: Tiết 3 ngày 28/2/2022

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (khoảng 2 phút) - Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị học tập của

HS

- Gợi mở HS nhắc lại nội dung tiết 1

- Nhắc lại nội dung tiết 1 đã học

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (khoảng 7 phút)

* Quan sát, nhận biết

- Yêu cầu HS đặt sản phẩm đã tạo được ở tiết 1 và giao nhiệm vụ:

+ Quan sát, suy nghĩ: tiếp tiếp trang trí và hoàn thành sản phẩm cá nhân; có thể tạo thêm hình đồ dùng khác và trang trí.

+ Quan sát sản phẩm của bạn trong nhóm, phát hiện điều gì có thể học tập từ bạn? Có thể gợi ý cho bạn trang trí chấm, nét, màu cho sản phẩm của bạn.

- Gợi mở HS chia sẻ: ý tưởng hoàn thiện sản phẩm cá nhân hoặc mong muốn tạo thêm sản phẩm.

- Tóm tắt những chia sẻ của HS, khích lệ Hs hoàn thiện sản phẩm cá nhân và tạo thêm sản phẩm khác.

- Quan sát

- Thảo luận: cặp đôi - Trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành, cảm nhận chia sẻ (khoảng 15-20 phút) 3.1. Thực hành sáng tạo

- Giao nhiệm vụ:

+ Hoàn thành sản phẩm cá nhân theo ý

thích? - Hoàn thành sản phẩm cá nhân

- Kết hợp sản phẩm cá nhân tạo

(25)

+ Có thể tạo thêm sản phẩm khác?

+ Các thành viên cùng sắp xếp sản phẩm cá nhân để tạo sản phẩm nhóm?

trên giấy/bìa giấy/bảng cá nhân/bảng nhóm.

+ Đặt tên cho sản phẩm nhóm (hang trưng bày, hang lưu niệm, cửa hang đồ dùng học tập…)?

- Quan sát HS thực hành, thảo luận; nêu vấn đề, trao đổi, gợi mở và có thể hỗ trợ cá nhân, nhóm HS.

3.2. Trưng bày sản phẩm nhóm, cảm nhận, chia sẻ.

- Nhắc Hs thu dọn đồ dùng, công cụ…

- Hướng dẫn các nhóm HS trưng bày, gợi mở giới thiệu:

+ Tên sản phẩm?

+ Sản phẩm của nhóm gồm có những đồ dùng nào?

+ Các sản phẩm sử dụng những nét gì để tạo hình và trang trí?

+ Sản phẩm nào trang trí bằng chấm, nét hoặc kết hợp chấm, nét, màu sắc?

+ Thích sản phẩm của nhóm nào nhất, vì sao?

- Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận của HS.

- Gợi mở HS chia sẻ cách bảo quản đồ dùng học tập.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu mục Vận dụng:

Có thể tạo thêm sản phẩm về chủ đề đồ dùng học tập bằng cách vẽ, nặn.

thành sản phẩm nhóm.

- Đặt tên cho sản phẩm nhóm.

- Thu dọn đồ dùng, công cụ…

- Quan sát, giới thiệu, chia sẻ cảm nhận

- Chia sẻ cách bảo quản đồ dùng học tập.

- Quan sát mục Vận dụng, có thể chia sẻ thêm ý tưởng tạo sản phẩm

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 2-5p) + Về nhà thực hiện tiết 2: Trang trí sản

phẩm cá nhân.

- Trang trí tiếp sản phẩm tiếp sản phẩm ở đã học tiết 1.

- Tạo sản phẩm vận dụng ở nhà.

Hoạt động 5: Tổng kết bài học (khoảng 2 phút) - Tóm tắt nội dung chính của bài học

- Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, mức độ tham gia các hoạt động học tập chuẩn bị bài của HS.

- Liên hệ giáo dục HS:

+ Ý thức giữ gìn vs lớp học, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường xung quanh.

- Xem trước bài 15, chuẩn bị đồ dùng học

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS thực hiện.

- HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

(26)

tập cho tiết sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

Tiết 1: ...

...

Tiết 2: ...

...

Khối 3:

Ngày soạn: 21/2/2022

Ngày giảng 3B: Tiết 3 ngày 24/2/2022

Môn: Thủ công

BÀI 16: LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Làm được lọ hoa gắn tường . Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối. HS khéo tay: Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối.

- Rèn cho học sinh khả năng khéo léo, cẩn thận, kỹ năng gấp giấy, cắt, dán.

- Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, ti vi, SGV, SGK, Sản phẩm lọ hoa mẫu.

2. Học sinh: Vở thực hành thủ công, giấy thủ công, kéo, keo dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 3

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Khởi động (khoảng 5 phút) - GV tổ chức cho Hs chơi trò “Bắn tên”:

+ Nội dung: Nêu quy trình làm lọ hoa gắn tường.

- Nhận xét – Kết nối kiến thức.

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của HS và nhận xét.

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.

- HS tham gia chơi:

+ Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.

+ Bước 2 : Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.

+ Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.

- Lắng nghe

- HS kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo GV

- Lấy dụng cụ để thực hành - HS quan sát mẫu lọ hoa gắn tường.

(27)

2. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành (khoảng 25 phút)

+ Yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm lọ hoa gắn tường và trang trí.

- GV sử dụng tranh quy trình làm lọ hoa để hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường.

- Cho HS nhắc lại các thao tác.

- Yêu cầu HS thực hành trên giấy thủ công.

- GV uốn nắn, quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.

3. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm - Yêu cầu HS đặt các sản phẩm lên bàn.

- Cho học sinh đánh giá, nhận xét sản phẩm của từng cá nhân.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét bài (trước lớp) của một số học sinh làm xong trước.

- GV kết luận chung, nhắc nhở HS thu dọn sạch sẽ giấy thừa để đảm bảo môi trường lớp học.

4. Hoạt động 4: vận dụng (khoảng 5 phút) - Sáng tạo làm các lọ hoa bằng các phế liệu khác như chai, lọ nhựa,...

* Dặn dò:

- Chuẩn bị bài: Làm đồng hồ để bàn

- 3 HS nhắc lại quy trình.

- HS theo dõi.

- HS tương tác, chia sẻ, nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy.

- HS thực hành cá nhân.

- HS cắt, dán các bông hoa có cành, lá để cắm trang trí vào lọ hoa.

- Học sinh khéo tay: Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng.

Lọ hoa cân đối. Có thể trang trí lọ hoa đẹp

- HS trưng bày sản phẩm.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- Bình chọn HS có sản phẩm đẹp, sáng tạo,...

- HS làm sản phẩm tại nhà.

- HS nghe và chuẩn bị bài

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Khối 4

Ngày soạn: 22/2/2022

Ngày giảng 4B: Tiết 1ngày 25/2/2022

Môn: Kĩ thuật

BÀI: LẮP CÁI ĐU (TIẾT 1)

(28)

(2 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu. Nắm được quy trình lắp cái đu

- Bước đầu lắp được cái đu theo mẫu.

- Tích cực, tự giác , yêu thích môn học.

1. Giáo viên: Tranh quy trình, mẫu cái đu 2. Học sinh: Bộ dụng cụ lắp ghép.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động: Khởi động (Khoảng 5 phút) - TBHT điều hành lớp chơi trò chơi Bắn tên:

+ Gọi tên, nhận dạng của các chi tiết và dụng cụ?

+ Bộ lắp ghép có bao nhiêu chi tiết và chia làm mấy nhóm?

+ Em hãy nhận dạng, gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết?

- GV giới thiệu và hướng dẫn HS cách sắp xếp các chi tiết trong hộp: có nhiều ngăn, mỗi ngăn để một số chi tiết cùng loại hoặc 2- 3 loại khác nhau.

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới

- Lớp phó văn nghệ điều hành.

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 25 phút) - Quan sát và nhận xét mẫu:

- GV cho HS quan sát mẫu cái đu đã lắp sẵn.

- GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận của cái đu và đặt câu hỏi.

+ Cái đu có những bộ phận nào?

+ Nêu tác dụng của cái ghế đu trọng thực tế?

- HS quan sát vật mẫu.

- Có 3 bộ phận: giá đỡ đu, ghế đu, trục đu.

- Ở các trường mẫu giáo hoặc trong công viên, các gia đình, ta tường thấy các em nhỏ ngồi chơi trên ghế đu.

3. Hoạt động 3: Hoạt động thực hành (Khoảng 1 - GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật:

- GV lắp cái đu theo qui trình trong SGK để học sinh quan sát.

a. Chọn chi tiết

- GV cùng HS chọn các chi tiết theo SGK và để vào nắp hộp theo từng loại.

- Khi GV hướng dẫn có thể gọi HS lên chọn các chi tiết

- HS quan sát thao tác của GV.

- HS làm cùng GV chọn các chi tiết để vào nắp hộp.

- 1 số HS lên bảng chọn chi tiết theo yêu cầu của GV.

(29)

b. Lắp từng bộ phận

* Lắp giá đỡ đu (H2 – SGK)

- Trong quá trình lăp GV có thể dưa ra một số câu hỏi.

+ Để lắp được giá đỡ đu cần phải chọn những chi tiết nào?

+ Để lắp được giá đỡ đu cần cấn chú ý đến điều gì?

* Lắp ghế đu: (H3 – SGK)

- Trước khi lắp GV gọi HS trả lời câu hỏi.

+ Để lắp ghế đu cần chọn những chi tiết nào. Số lượng bao nhiêu?

* Lắp trục đu vào ghế (H4 – SGK)

- GV cho HS quan sát hình 4, - SGK, sau đó gọi 1 em lên lắp. GV nhận xét, uốn nắn.

- Trước khi lắp GV hỏi:

+ Để cố định trực đu cần bao nhiêu vòng hãm?

c. Lắp ráp cái đu:

- GV tiến hành lắp ráp các bộ phận (lắp H4 vào H2) để hoàn thành cái đu hình 1, sau đó KT sự dao động của cái đu.

d. Hướng dẫn HS tháo các chi tiết:

- Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.

- Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp.

- Cần 4 cọc đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục đu.

- Vị trí ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.

- Cần chọn tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ,...

- HS lên bảng thực hành.

- Cần 4 vòng hãm.

- HS lên thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5p) - Tự thực lắp cái đu tại nhà.

- Tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.

- Lắp ghép các chi tiết khác với SGK.

* Dặn dò:

- Chuẩn bị vải giờ sau học bài: Lắp cái đu (tiết 2)

- HS thực tại nhà.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Lớp 3B

gày soạn: 22/2/2022

Ngày giảng 3B: Tiết 2 ngày 25/2/2022

SINH HOẠT A. SINH HOẠT TUẦN 23

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 23.

(30)

- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt.

- Biết được phương hướng tuần 24.

- GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động của lớp.

- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.

II. ĐỒ DÙNG

- Ghi chép trong tuần.

II. NỘI DUNG SINH HOẠT

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động:

- Cho HS hoạt động văn nghệ theo sự chuẩn bị của lớp.

2. Nội dung sinh hoạt

a. Tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua.

b. Lớp trưởng tổng kết chung.

- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.

c. Giáo viên nhận xét chung.

3. GV nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét tình hình lớp về mọi mặt.

* Ưu điểm:

- Học sinh thực hiện tốt công tác phòng dịch covid 19 (không có HS bị F0) - Thực hiện nghiêm túc tests 100% HS vào 2 ngày trong tuần (thứ 2 và thứ 5).

- Ôn bài 15 phút đầu giờ hiệu quả.

- Học sinh đi học tương đối đầy đủ, đúng giờ.

- Đầy đủ sách vở, đồ dùng khi đến lớp.

- Trong lớp một số bạn hang hái phát biểu, xây dựng bài.

- Vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ.

- Tiếp tục ôn viết chữ đẹp cấp trường để thứ 6 tuần 24 thi đạt kết quả cao.

* Nhược điểm:

- 15 phút đầu giờ một số buổi chưa nghiêm túc:...

...

- Một số bạn chưa học thuộc bảng nhân, chia...

- Trong lớp còn nói chuyện riêng, chưa tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài:...

...

- Lớp phó văn thể cho hát.

- 3 tổ trưởng nhận xét các mặt hoạt động trong tuần 23.

- Lớp trưởng lên nhận xét chung về các hoạt động của lớp về mọi mặt.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

(31)

...

- Đi học một số bạn còn quyên sách, vở, đồ dùng học tập:...

...

4. Tuyên dương, phê bình:

- Tuyên dương: ...

...

- Nhắc nhở: ...

...

5. Phương hướng tuần 23:

6. Tổng kết sinh hoạt.

- Lớp sinh hoạt văn nghệ.

- GV nhận xét giờ học.

- HS bình xét thi đua cá nhân, tổ trong tuần.

* Lớp trưởng lên đọc bản phương hướng của lớp trong tuần 24.

- Phát huy ưu điểm và khắc phục tồn tại của tuần trước.

+ Nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong nhà trường.

+ Tổ chức test 100% Covid-19 cho học sinh vào ngày thứ 2 (100% HS) và thứ 5 test tầm soát (hàng tuần).

- Duy trì tốt mọi nề nếp hoạt động của lớp.

- Ôn bài 15 phút đầu giờ nghiêm túc, hoạt động giữa giờ nhanh nhẹn.

- Thực hiện vệ sinh, lao động sạch sẽ.

- Soạn đầy đủ sách vở và đồ dùng theo TKB.

- Tham gia tốt mọi hoạt động do trường, Đội tổ chức.

- Ôn luyện tốt để thi chữ đẹp cấp trường đạt kết quả cao.

* Các tổ trưởng cho ý kiến bổ sung.

* Các cá nhân cho ý kiến bổ sung - HS vui văn nghệ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp

- Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giáo tiếp và hợp tác, giải quyết vấnđề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng