• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
47
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 17 Ngày soạn : 10/12/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2021 Tiết 1: Toán

LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tính diện tích hình tròn khi biết: Bán kính ,chu vi của hình tròn; Rèn kĩ năng tính diện tích hình tròn.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ - Học sinh: Sách giáo khoa, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Yêu cầu HS nêu quy tắc và công thức tính chu vi, diện tích hình tròn?

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi vở 2. Hoạt động thực hành Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích của hình tròn.

- Yêu cầu HS vận dụng công thức tính diện tích hình tròn để làm bài.

- Giáo viên nhận xét, kết luận

Bài 2: HĐ nhóm - Gọi HS đọc đề bài.

- Cho Hs thảo luận nhóm theo câu hỏi:

- Để tính được diện tích của hình tròn em cần biết được yếu tố nào của hình tròn.

- Để tính được bán kính của hình tròn em cần biết được yếu tố nào của hình

- HS nêu - HS nghe - HS ghi vở

- Cả lớp theo dõi - 2 HS nêu

- Học sinh làm bài vào vở, chia sẻ kết quả

Giải

a) Diện tích của hình tròn là : 6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2) b) Diện tích của hình tròn là :

0,35 x 0,35 x 3,14 = 0,38465 (dm2) - 1HS đọc đề bài

- HS thảo luận

- Cần phải biết được bán kính của hình tròn.

- Cần phải biết được đường kính của

(2)

tròn.

- Biết chu vi của hình tròn, muốn tìm đường kính của hình tròn ta làm thế nào?

- Biết đường kính của hình tròn, muốn tìm bán kính của hình tròn ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài

- Giáo viên nhận xét, kết luận

- Củng cố kĩ năng tìm thừa số chưa biết dạng r x 2 x 3,14 = 6,28

Bài 3(Bài tập chờ): HĐ cá nhân - Cho HS làm bài cá nhân

- GV quan sát, uốn nắn nếu cần

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(3 phút)

- Muốn tính diện tích hình tròn khi biết chu vi hình tròn đó ta làm như thế nào?

- Về nhà vận dụng kiến thức vào thực tế.

hình tròn.

- Ta lấy chu vi chia cho 3,14

- Ta lấy đường kính chia cho 2

- Học sinh làm bài, chia sẻ Giải

Đường kính hình tròn là:

6,28 : 3,14 = 2 (cm) Bán kính hình tròn là:

2 : 2 = 1(cm) Diện tích hình tròn là:

1 x 1 x 3,14 = 3,14 (cm2) Đáp số: 3,14 cm2 - HS làm bài cá nhân

- HS báo cáo kết quả với giáo viên Bài giải

Diện tích của hình tròn nhỏ(miệng giếng) là:

0,7 x 0,7 x 3,14 = 1,5386(m2) Bán kính của hình tròn lớn là:

0,7 + 0,3 = 1(m)

Diện tích của hình tròn lớn là:

1 x 1 x 3,14 = 3,149(m2)

Diện tích thành giếng( phần tô đậm) là:

3,14 - 1,5386 = 1,6014(m2) Đáp số: 1,6014m2

- HS nêu:

+ Ta tính bán kính bằng cách lấy diện tích chia cho 2 rồi chia cho 3,14

+ Ta tính diện tích hình tròn khi đã biết bán kính của hình tròn đó.

- HS nghe và thực hiện.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

(3)

………

……….

--- Tiết 2: Tập đọc

THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước (Trả lời được các câu hỏi trong SGK);

Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Học đức tính nghiêm minh, công bằng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ , bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS thi đọc phân vai trích đoạn kịch (Phần 2) và trả lời câu hỏi

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

a. Luyện đọc

- Gọi hs đọc toàn bài - GV chia đoạn: 3 đoạn.

Đ1: Từ đầu .... ông mới tha cho.

Đ2: tiếp ... lụa thưởng cho.

Đ3: Còn lại

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó

? Chầu vua là gì?

? Thế nào là chuyên quyền?

? Tâu xằng là như thế nào?

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - gv nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài

- HS thi đọc - HS nghe - HS ghi vở

- 1 Hs đọc.

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm cho hs.

- 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó + Chầu vua: vào triều nghe lệnh vua.

+ Chuyên quyền: nắm được quyền hành và tự ý quyết định mọi việc.

+ Tâu xằng: tâu sai sự thật.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

(4)

- Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

? Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần thủ Độ đã làm gì?

? Theo em, Trần thủ Độ làm như vậy nhằm mục đích gì?

- Gv giảng: Trần thủ Độ không vì tình riêng mà làm sai phép nước. Cách xử sự này của ông có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan, bán tước.

? Nêu nội dung đoạn 1?

- Yêu cầu hs đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

? Trước việc làm của người quân hiệu Trần thủ Độ xử lí ra sao?

? Theo em, ông xử lí như vậy có ý gì?

? Nêu nội dung đoạn 2?

- Yêu cầu hs đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:

? Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?

? Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?

? Nêu nội dung đoạn 3?

? Hãy nêu nội dung chính của bài?

- GV chốt lại và ghi bảng: Ca ngợi thái sư Trần thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

3. Luyện tập, thực hành

- Gọi hs đọc tiếp nối theo đoạn.

- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm đoạn 2:

“ Một lần khác....vàng lụa thưởng cho” .

+ Gv đọc mẫu.

- 2 hs ngồi cạnh cùng đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần thủ Độ đã đồng ý, nhưng yêu cầu chặt 1 ngón chân của người đó để phân biệt với các câu đương khác.

+ Ông muốn răn đe những kẻ không làm theo phép nước.

- Hs lắng nghe.

Thái độ răn đe mua quan của Trần Thủ Độ

- 2 hs đọc thành tiếng.

+ Trước việc làm của người quân hiệu Trần thủ Độ không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng lụa.

+ Ông khuyến khích những người làm đúng theo phép nước.

Ông khuyến khích làm đúng phép nước.

- 1 hs đọc thành tiếng.

+ Trần Thủ Độ đã nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.

+ Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước.

Ông đề cao kỉ cương phép nước.

- Học sinh nêu, học sinh khác bổ sung.

- Học sinh nhắc lại.

- 3 học sinh tiếp nối nhau đọc.

+ Theo dõi GV đọc mẫu tìm cách đọc

(5)

? Nêu các từ cần nhấn giọng, ngắt nghỉ?

+ Gọi HS đọc thể hiện.

+ Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm theo vai.

- Gv nhận xét đánh giá.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3phút)

- Qua câu chuyện trên, em thấy Thái sư Trần Thủ Độ là người như thế nào ?

- Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe

hay.

“ Một lần khác/, Linh Từ Quốc Mẫu đi qua chỗ thềm cấm, /....vàng lụa thưởng cho.//”

-1HS đọc thể hiện, thể hiện rõ giọng đọc từng nhân vật.

+ 2 hs ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.

- HS đọc vai: người dẫn chuyện, Linh Từ Quốc mẫu, Trần Thủ Độ.

- Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 3: Lịch sử

CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Kể lại sơ lược các sự kiện chính : Chiến dịch diễn ra trong 3 đợt tấn công; đợi 3 : ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch;

Ngày 7-5-1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi; Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: Là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Biết tinh thần đấu tranh anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.

- HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động; Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước; HS yêu thích môn học lịch sử

* Giảm tải : Không yêu cầu tường thuật, chỉ kể lại một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(6)

- GV: Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về chiến thắng lịch sử ĐBP - HS: SGK,vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát

- Gọi HS trả lời câu hỏi:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho CMVN?

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

Hoạt động 1: Tập đoàn Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc Pháp

- Yêu cầu HS đọc SGK

- GV treo bản đồ hành chính VN yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của ĐBP.

- Vì sao Pháp lại xây dựng ĐBP thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương?

Hoạt động 2: Chiến dịch ĐBP

- GV chia lớp thành 9 nhóm thảo luận theo các câu hỏi:

+ Vì sao ta quyết định mở chiến dịch ĐBP?

+ Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào?

+ Ta mở chiến dịch ĐBP gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công đó?

+ Vì sao ta giành được thắng lợi trong chiến dịch ĐBP ?thắng lợi đó có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta ?

- HS hát - HS trả lời

- HS nghe - HS ghi vở

- HS đọc SGK và đọc chú thích.

- HS quan sát theo dõi.

- HS nêu ý kiến trước lớp

- HS thảo luận 4 nhóm

- Mùa đông 1953 tại chiến khu VB, trung ương Đảng và Bác Hồ đã họp và nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch ĐBP để kết thúc cuộc kháng chiến.

- Ta đã chuẩn bị cho chiến dịch với tinh thần cao nhất: Nửa triệu chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về ĐBP.

Hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa.

- Trong chiến dịch ĐBP ta mở 3 đợt tấn công

+ Đợt 1: mở vào ngày 13-3- 1954…

+ Đợt 2: vào ngày 30- 3- 1954…

+ Đợt 3: Bắt đầu vào ngày 1- 5- 1954…

- Ta giành chiến thắng trong chiến dịch ĐBP vì:

+ Có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng

+ Quân và dân ta có tinh thần chiến

(7)

+ Kể về một số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch ĐBP?

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV nhận xét kết quả làm việc theo nhóm của HS.

- Kết luận kiến thức Hoạt động 3: Ý nghĩa

- Em hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ?

=> Rút bài học.

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(3 phút)

- Cho 2hs nhắc lại nội dung bài học.

- Em hãy nêu những tấm gương dũng cảm trong chiến dịch ĐBP mà em biết?

- Kể lại trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ cho người thân nghe.

đấu bất khuất kiên cường

+ Kể về các nhân vật tiêu biểu như Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo...

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS đọc ghi nhớ bài SGK/39

+ Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

- HS nêu lại nội dung bài học- HS nêu: Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót,...

- HS nghe và thực hiện.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 4: Khoa học

NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất:

chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện,… Biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng năng lượng mặt trời; Có ý thức quan sát và biết tận dụng nguồn năng lượng mặt trời

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, các hình minh hoạ trong SGK - HS : SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

(8)

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát

- Khi ăn chúng ta có cần tới năng lượng không ?

- GV nhận xét đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

Hoạt động1: Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên

- GV viết nội dung thảo luận trên bảng phụ:

+ Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái đất ở những dạng nào?

+ Nêu vai trò của Mặt trời đối với sự sống của con người?

+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu?

+ Năng lượng mặt trời có vai trò gì đối với thực vật, động vật?

Hoạt động2 : Sử dụng năng lượng trong cuộc sống

- GV Yêu cầu HS quan sát thảo luận - Sau 3 phút thảo luận các nhóm cử đại diện nhóm có ý kiến

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung - GV kết luận

- HS hát

- Cần năng lượng để thực hiện các động tác ăn như: cầm bát, đưa thức ăn lên miệng, nhai.

- HS nghe - HS ghi vở

- HS thảo luận

- HS thảo luận đi đến kết quả thống nhất

- Mặt Trời cung cấp cho Trái Đất năng lượng ở dạng ánh sáng và nguồn nhiệt

- Con người sử dụng năng lượng mặt trời để học tập vui chơi, lao động.

- Năng lượng mặt trời giúp con người ta luôn khoẻ mạnh. Nguồn nhiệt do mặt trời cung cấp cho không thể thiếu đối với cuộc sống con người...

- Nếu không có năng lượng mặt trời, thời tiết và khí hậu sẽ có những thay đổi lớn

+ không có gió + Không có mưa

+ Nước sẽ ngừng chảy và đóng băng + ..Giúp cây xanh quang hợp...

- Đại diện các nhóm lên trình bày chỉ hình và nêu tên của những hoạt động, những loại máy móc được minh hoạ ..

+ Tranh vẽ người đang tắm biển

+ Tranh vẽ con người đang phơi cà phê, năng lượng mặt trời dùng để sấy khô..

+ ảnh chụp các tấm pin mặt trời của tàu vũ trụ.

+ ảnh chụp cánh đồng muối nhờ có năng lượng mặt trời mà hơi nước bốc hơi tạo ra muối

(9)

Hoạt động 3: Vai trò của năng lượng mặt trời

- Cho HS nêu lại vai trò của năng lượng mặt trời qua trò chơi:

- GV vẽ hình mặt trời lên bảng.

… Chiếu sáng … Sưởi ấm - GV nhận xét, tuyên dương

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(3 phút)

- Về nhà chia sẻ với mọi người cần sử dụng năng lượng mặt trời vào thực tế cuộc sống hằng ngày.

- Tham gia sử dụng hợp lí năng lượng mặt trời ở nhà em(ví dụ: sử dụng hệ thống cửa, kê bàn ghế, tủ.... hợp lí để nhà cửa sáng sủa...)

- Hai đội tham gia (mỗi đội khoảng 5 HS).

- Hai nhóm lên ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất đối với con người.

- HS nghe và thực hiện

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- BUỔI CHIỀU

Tiết 1: Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nghĩa của từ công dân( BT1); Xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2- Nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh( BT3, BT4)

- Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT3 .

-Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Có ý thức và trách nhiệm trong sử dụng từ ngữ chính xác. Giáo dục HS làm theo lời Bác, mỗi công dân phải có trách nhiệm bảo vệ đất nước.

* CV 3696: - Ghép thành chủ đề (dạy trong 1 tiết). Giảm bài tập 2 và 4 (tr.18), bài tập 1 (tr.28)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ - Học sinh: Vở viết, SGK, từ điển

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

(10)

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết ở tiết Luyện từ và câu trước, chỉ rõ câu ghép trong đoạn văn, cách nối các vế câu ghép.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài- Ghi bảng

2. Hoạt động thực hành:(28 phút) Bài 1: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1, đọc 3 câu a, b, c.

- GV giao việc:

+ Các em cần đọc 3 câu a, b, c.

+ Khoanh tròn trước chữ a, b hoặc c ở câu em cho là đúng.

- Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bài kết quả.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.

Bài 3: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- GV giao việc:

+ Đọc các từ BT đã cho.

+ Tìm nghĩa của các từ.

+ Tìm từ đồng nghĩa với công dân.

- Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bài kết quả.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng

Bài 2: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc yêu cầu của BT + Đọc nghĩa đã cho ở cột A, đọc các từ đã cho ở cột B.

- Cho HS làm bài. GV gắn bảng phụ đã kẻ sẵn cột A, cột B.

- Cho HS trình bài kết quả.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng

- HS đọc

- HS nghe - HS ghi vở

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.

- HS dùng bút chì đánh dấu trong SGK

- Một số HS phát biểu ý kiến.

Ý đúng: Câu b

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- HS làm bài cá nhân; tra từ điển để tìm nghĩa các từ; tìm từ đồng nghĩa với từ công dân.

+ Các từ đồng nghĩa với công dân:

nhân dân, dân chúng, dân.

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả

- Lớp nhận xét

A B

Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi.

Nghĩa vụ công dân

(11)

Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước.

Quyền công dân

Việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác.

Ý thức công dân

Yêu cầu HS đặt câu với mỗi cụm từ

Bài 3: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- Cho HS làm bài

- Cho HS trình bài kết quả.

- GV nhận xét chữa bài

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(3 phút)

- Từ nào dưới đây chứa tiếng "công" với nghĩa "không thiên vị" : công chúng, công cộng, công minh, công nghiệp.

- Từ nào dưới đây không phải chỉ người ?Công chức, công danh, công chúng, công an.

- Viết một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ của một công dân nhỏ tuổi đối với đất nước.

- Về nhà tìm hiểu nghĩa của các từ:

công cộng, công khai, công hữu

+ Các doanh nghiệp phải nộp thuế cho nhà nước vì đó là nghĩa vụ công dân.

+ Câu chuyện “Tiếng rao đêm” làm thức tỉnh ý thức công dân của mỗi người.

+ Mỗi người dân đều có quyền công dân của mình.

- 1HS đọc to, lớp lắng nghe.

- HS làm việc cá nhân.

- Một số HS đọc đoạn văn mình đã viết.

- Lớp nhận xét

* Ví dụ: Mỗi người dân việt Nam cần làm tròn bổn phận công dân để xây dựng đất nước. Chúng em là những công dân nhỏ tuổi cũng có bổn phận của tuổi nhỏ. Tức là phải luôn cố gắng học tập, lao động và rèn luyện đạo đức để trở thành người công dân tốt sau này

- HS nêu: công minh

- HS nêu: công danh

- HS nghe về thực hiện.

(12)

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 2: Âm nhạc

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Chào cờ

--- Ngày soạn : 11/11/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2021 Tiết 1: Toán

GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt- Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình vẽ một biểu đồ tranh (hoặc biểu đồ cột ở lớp 4)

- Phóng to biểu đồ hình quạt ở ví dụ 1 trong SGK (để treo lên bảng) hoặc vẽ sẵn biểu đồ đó vào bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS hát

- Hãy nêu tên các dạng biểu đồ đã biết?

- GV kết luận

- Giới thiệu bài - Ghi vở

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:15 phút)

Ví dụ 1.

- GV treo biểu đồ Ví dụ 1 lên bảng và yêu cầu hs quan sát và nói: Đây là biểu đồ hình quạt cho biết tỉ số phần trăm các loại sách trong thư viện của

- Hát tập thể

- Biểu đồ dạng tranh - Biểu đồ dạng cột - HS khác nhận xét - HS ghi vở

- Hs quan sát, trả lời:

(13)

1 trường Tiểu học. Em hãy nêu nhận xét của mình về biểu đồ trên bảng?

? Nhìn vào biểu đồ em thấy sách trong thư viện của trường học này được chia thành mấy loại?

? Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu?

- GV giảng: Biểu đồ hình quạt trên cho biết: Coi tổng số sách trong thư viện là 100% thì:

+ Có 50% số sách là truyện thiếu nhi.

+ Có 25% số sách là SGK.

+ Có 25% số sách là các loại sách khác.

* Ví dụ 2 .

- GV treo biểu đồ yêu cầu hs quan sát và đọc ví dụ 2.

? Biểu đồ nói về điều gì?

? Hs lớp 5C tham gia các môn thể thao nào

? Tỉ số phần trăm của từng môn là bao nhiêu?

+ Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần.

+ Số trên mỗi phần của biểu đồ ghi dưới dạng tỉ số phần trăm.

+ Sách trong thư viện của trường học này được chia thành 3 loại: truyện thiếu nhi, SGK, các laọi sách khác.

+ Tỉ số phần trăm của từng loại sách là:

truyện thiếu nhi chiếm 50%; SGK 25%; các loại sách khác là 25%.

- Hs nghe giảng.

- Hs trao đổi theo cặp để trả lời các câu hỏi.

+ Biểu đồ cho biết tỉ số phần trăm hs tham gia các môn thể thao của lớp 5C.

+ Hs lớp 5C tham gia 4 môn thể thao đó là: nhảy dây, cầu lông, bơi, cờ vua.

+ Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Có 50%

số hs chơi nhảy dây; 25 % số hs chơi cầu lông, 12,5% số hs tham gia môn bơi; 12,5% số hs tham gia môn cờ

truy n SGK thiếu 25%

nhi

50%

Cầu lông B i ơ 25% 12,5% cờ Vua 12,5%

(14)

? Hãy tính số hs tham gia môn bơi là bao nhiêu?

- Gv giảng: Quan sát biểu đồ ta biết được tỉ số phần trăm học sinh tham gia các môn thể thao của lớp 5C. Từ đó ta có thể tìm được số hs tham gia trong từng môn

2.3, Luyện tập.

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân

- Yêu cầu hs đọc nội dung bài tập và quan sát biểu đồ trong SGK

- GV vẽ hình .

- Hướng dẫn HS:

+ Nhìn vào biểu đồ chỉ số phần trăm HS thích màu xanh.

+ Tính số HS thích màu xanh theo tỉ số phần trăm khi biết tổng số HS của cả lớp.

- Hướng dẫn tương tự với các câu còn lại

- GV chữa bài và đánh giá.

* Bài tập 2: Làm bài theo cặp

- Yêu cầu hs đọc nội dung bài tập và quan sát biểu đồ trong SGK.

vua.

+ Số hs tham gia môn bơi là:

32 x 12,5 : 100 = 4 (học sinh) - Hs lắng nghe.

- Cả lớp đọc thầm, quan sát hình.

- HS làm bài vào vở ô ly.

- 2 hs lên bảng và trả lời, hs dưới lớp nhận xét, sửa sai cho bạn.

+ Biểu đồ chỉ số phần trăm HS thích màu xanh.

+ Tính vào vở

HS thích màu xanh : 120 : 100 x 40 = 48 (bạn)

HS thích màu đỏ : 120 : 100 x 25 = 30 (bạn)

HS thích màu tím : 120 : 100 x 15 = 18 (bạn)

HS thích màu trắng : 120 : 100 x 20 = 24 (bạn) - HS đọc các tỉ số phần trăm + HSG: 17,5%

+ HSK: 60%

+ HSTB: 22,5%

Xanh Đỏ 40% 25%

HS gi i HSTB 17,5% 22,5%

(15)

- Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp.

- Yêu cầu hs trả lời miệng.

- GV chữa bài và đánh giá

3. Hoạt động vậndụng, trải nghiệm:

(3 phút)

- Biểu đồ có tác dụng, ý nghĩa gì trong cuộc sống?

- Về nhà dùng biểu đồ hình quạt để biểu diễn số lượng học sinh của khối lớp 5:

5A: 32 HS 5B: 32 HS 5C: 35 HS 5D: 30 HS

- Biểu diễn trực quan giá trị của một số

đại lượng và sự so sánh giá trị của các đại lượng đó.

- HS nghe và thực hiện IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 2: Tiếng anh

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Tập đọc

NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng; Hiểu nội dung: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho cách mạng (trả lời được các câu hỏi 1, 2 trong Sách giáo khoa).

-Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục HS có lòng yêu nước, có trách nhiệm của một công dân.

* GDQP- AN: Công lao to lớn của những người yêu nước trong việc đóng góp công sức, tiền bạc cho cách mạng Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: + Ảnh chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện trong SGK.

+ Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc - Học sinh: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- Cho Học sinh thi đọc bài “Thái sư Trần Thủ Độ”

- GV nhận xét

- HS thi đọc - HS nghe

(16)

- Giới thiệu bài - Ghi bảng a, Luyện đọc

- Gọi hs toàn bài

- GV chia đoạn: 5 đoạn.

Đ1: Từ đầu ....Hoà Bình.

Đ2: tiếp ...24 đồng.

Đ3: tiếp ... phụ trách quỹ.

Đ4: tiếp ... cho Nhà nước.

Đ5: Còn lại

- Gọi 5 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – yêu cầu HS giải nghĩa từ khó

?Tài chính là gì?

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - GV nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu, nêu giọng đọc bài.

b, Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1

? Nêu những hiểu biết của em về Ông Đỗ Đình Thiện ?

? Nêu nội dung của đoạn 1?

- Yều cầu HS đọc thầm đoạn 2,3,4

? Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì:

Trước CM, khi CM thành công, trong kháng chiến, sau khi hoà bình lập lại?

? Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?

- HS ghi vở - 1 Hs đọc.

- 5 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm cho hs.

- 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó + Tài chính ở đây là tiền của

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- HS lắng nghe tìm cách đọc đúng - HS đọc thầm

+ Đỗ Đình Thiện là một nhà tư sản lớn ở Hà Nội, chủ của nhiều đồn điền nhà máy và tiệm buôn nổi tiếng trong đó có đồn điền Chi Nê.

*Giới thiệu về ông Đỗ Đình Thiện.

- HS đọc thầm

+ Trước CM: năm 1943 ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng.

+ Khi CM thành công: năm 1945 trong tuần lễ vàng, ông ủng hộ chính phủ 64 lạng vàng, góp vào quỹ Độc lập TW 10 vạn đồng Đông Dương.

+ Trong kháng chiến:: Gia đình ông ủng hộ cán bộ, bộ đội khu II hàng trăm tấn thóc.

+ Sau khi hoà bình lập lại: ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê màu mỡ cho Nhà nước.

+ Việc làm của ông Thiện cho thấy ông là 1 công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho CM vì mong muốn được góp sức mình vào

(17)

?Nêu nội dung đoạn 2,3,4?

- Yêu cầu HS đọc đoạn 5.

? Vì sao nhà tư sản Đỗ Đình Thiện được gọi là nhà tài trợ của Cách mạng?

- Ông Đỗ Đình Thiện được mệnh danh là nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng vì ông đã có nhiều đóng góp tiền bạc, tài sản cho cách mạng trong nhiều giai đoạn cách mạng gặp khó khăn về tài chính ở nhiều giai đoạn khác nhau.

? Em hãy nêu ý nghĩa của bài?

- GV chốt lại và ghi lên bảng: Biểu dương một nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền cho Cách mạng.

3. Luyện tập, thực hành

- Gọi hs đọc bài theo đoạn và nêu giọng đọc từng đoạn

- GV treo bảng phụ có nội dung luyện đoc đoạn 2 Từ " Với lòng nhiệt... 24 đồng" .

+ GV đọc mẫu đoạn văn.

+ Yêu cầu HS nêu cách đọc, các từ cần nhấn giọng.

+ Gọi HS đọc thể hiện

+ Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3phút)

- Từ câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của một công dân đối với đất nước ?

- Kể lại câu chuyện cho mọi người

sự nghiệp chung.

* Những đóng góp của ông Đỗ Đình Thiện ở các thời kì.

- 1 HS đọc

- Vì ông Đỗ Đình Thiện đã trợ giúp nhiều tiền bạc cho cách mạng.

- Hs nêu, hs khác bổ sung đến khi có ý đúng.

- Hs nối tiếp nhau nhắc lại.

- 5 hs nối tiếp nhau đọc nêu giọng đọc từng đoạn , cả lớp theo dõi.

+ Hs theo dõi GV đọc mẫu để rút ra cách đọc hay.

+ Vài hs nêu

" Với lòng nhiệt thành yêu nước,/

ngay từ trước cách mạng, /ông Thiện đã có nhiều trợ giúp to lớn về tài chính.... 24 đồng.//

+ 1 HS đọc thể hiện

+ 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc.

- 3 hs tham gia thi đọc diễn cảm.

- Người công dân phải có trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước.

- HS nghe và thực hiện

(18)

trong gia đình cùng nghe.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 4: Luyện từ và cấu

NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ ( Nội dung ghi nhớ);

Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép (BT1); biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép (BT3);- HS HTT giải thích rõ được lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn ở BT2 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Có ý thức và trách nhiệm khi đặt câu và viết. Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ - Học sinh: Vở viết, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Cho HS chia thành 2 nhóm xếp các từ: công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm vào 3 nhóm cho phù hợp

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1

- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.

- GV giao việc:

+ Đọc lại đoạn văn.

+ Tìm các câu ghép trong đoạn văn.

- Cho HS làm bài.

- Cho HS chia sẻ kết quả - GV nhận xét, chữa bài.

- HS chơi

- HS nghe - HS ghi vở

- 1HS đọc yêu cầu + đọc đoạn trích.

- HS làm bài cá nhân (có thể dùng bút chì gạch dưới các câu ghép trong đoạn văn ở SGK).

- Một số HS chia sẻ - Các câu ghép:

Câu 1: Anh công nhân ...người nữa tiến vào.

Câu 2: Tuy đồng chí ... cho đồng chí.

Câu 3: Lê - nin không tiện ...vào ghế

(19)

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2

- Cho HS đọc yêu cầu BT.

- GV giao việc:

+ Các em đọc lại 3 câu ghép vừa tìm được ở BT1

+ Xác định các vế câu ghép trong mỗi câu trên.

- Cho HS làm bài, chia sẻ kết quả - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT3

- Cho HS đọc yêu cầu BT3.

- GV giao việc: Các em chỉ rõ cách nối các vế câu trong 3 câu trên có gì khác nhau.

- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.

- Cách nối các vế câu trong những câu ghép trên có gì khác nhau?

- Hỏi: Các vế câu ghép 1 và 2 được nối với nhau bằng từ nào?

- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng

* Ghi nhớ

- Cho HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.

3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc yêu cầu + đọc đoạn văn.

- GV giao việc: có 3 việc:

+ Đọc lại đoạn văn.

cắt tóc.

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS dùng bút chì gạch chéo đánh dấu các vế câu trong SGK.

Câu 1: Anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình/ thì cửa phòng lại mở/ một người nữa tiến vào.

Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự/ nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.

Câu 3: Lê- nin không tiện từ chối, / đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- HS làm bài.

+ Câu 1: vế 1 và vế 2 được nối với nhau bằng quan hệ từ “ thì”, vế 2 và vế 3 được nối với nhau trực tiếp.

+ Câu 2: vế 1 và vế 2 được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ tuy

….nhưng.

+ Câu 3: vế 1 và vế 2 được nối với nhau trực tiếp.

- Các vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.

- 3HS đọc

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

(20)

+ Tìm câu ghép trong đoạn văn

+ Xác định các vế câu và các cặp quan hệ từ trong câu.

- Cho HS làm bài

- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.

Bài 2: HĐ cá nhân

- 1HS đọc yêu cầu của BT + đọc đoạn trích.

- GV hướng dẫn:

+ Đọc lại đoạn trích

+ Khôi phục lại những từ đã bị lược bớt đi.

- Cho HS làm bài tập

- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.

- Vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó?(M3,4)

Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.

- Gọi HS đưa ra phương án khác bạn trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Tìm các quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

+ Tôi khuyên nó...nó vẫn không nghe.

+ Mưa rất to....gió rất lớn.

- Vận dụng kiến thức viết một đoạn

- HS làm bài cá nhân.

Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu/ thì nhất định

các cô, các chú thành công.

- Cả lớp theo dõi - HS làm bài tập

Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước thì thần xin cử Trần Trung Tá.

- Vì để câu văn ngắn gọn, không bị lặp lại từ mà người đọc vẫn hiểu đúng.

- HS đọc yêu cầu.

- HS tự làm bài

a) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.

b) Ông đã nhiều lần can gián mà vua không nghe.

Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe.

c) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình?

+ Câu a; b: quan hệ tương phản.

+ Câu c: Quan hệ lựa chọn.

- HS nghe và thực hiện

+ Tôi khuyên nó nhưng nó vẫn không nghe.

+ Mưa rất to và gió rất lớn - HS nghe và thực hiện

(21)

văn ngắn 3-4 câu có sử dụng câu ghép để giới thiệu về gia đình em.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Ngày soạn : 12/12/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2021 Tiết 1: Toán

LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tính diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học; Củng cố lại kĩ năng tính diện tích một số hình đã học.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.

- Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là nêu công thức tính diện tích một số hình đã học:

Diện tích hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình chữ nhật.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

2. Tìm hiểu ví dụ.

- Gv vẽ hình của mảnh đất trong bài toán lên bảng và yêu cầu hs quan sát.

- GV mời hs trình bày cách tính của mình

- Gv nhận xét, hướng giải của hs, tuyên dương các cặp hs đưa ra hướng

- HS chơi trò chơi

Shcn = a x b Stam giác = a x h : 2 S vuông = a x a S thang = (a + b ) x h : 2

(Các số đo phải cùng đơn vị ) - HS nhận xét

- HS nghe - HS ghi vở

- Hs quan sát hình.

- Hs thảo luận theo cặp.

- 1 số hs nêu trước lớp.

- Hs lắng nghe.

- 2 hs lên bảng giải theo 2 cách, cả lớp làm bài vào vở ôli.

(22)

giải đúng, sau đó yêu cầu hs chọn 1 trong 2 cách tính để tính diện tích mảnh đất. Nhắc hs đặt tên cho hình để tiện cho việc trình bày bài giải.

- Gọi hs nhận xét bài làm trên bảng.

- GV nhận xét, chữa bài.

* Cách 1: 20m A B

P G 40,1m N H C D

Chia mảnh đất thành HCN ABCD và 2 HCN bằng nhauMNPQ và EGHK rồi tính diện tích mảnh đất bằng tổng diện tích của 3 HCN.

? Để tính diện tích của 1 hình phức tạp, chúng ta nên làm như thế nào?

- GV nhắc hs: Khi chia nhỏ hình để tính diện tích, chúng ta nên suy nghĩ để tìm được cách chia đơn giản nhất, phải thực hiện tính diện tích của ít bộ phận nhất để bài ngắn gọn.

3, Hướng dẫn học sinh luyện tập.

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân

- Gv vẽ hình của bài tập lên bảng, yêu cầu hs suy nghĩ để tìm cách tính diện tích.

- Gv gọi hs nhận xét và chọn cách tính đơn giản nhất trong các cách mà các bạn đưa ra.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở bài tập.

- Yêu cầu học sinh đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng lớp

A B 3,5m C D M N

- 2 hs nhận xét, chữa bài.

* Cách 2:

20m A B

P G 40,1m N H C D

Chia mảnh đất thành HCN NBGH và 2 hình vuông bằng nhau ABEQ và CDKM rồi tính diện tích mảnh đất bằng tổng diện tích của 1 HCN và 2 hình vuông.

+ Hs: Chúng ta tìm cách chia hình đó thành các hình đơn giản như HCN, hình vuông, ... để tính diện tích từng phần, sau đó tính tổng diện tích.

- Hs lắng nghe.

- Hs nhận xét và đi đến thống nhất cách tính đơn giản, dễ làm nhất.

- 1 hs lên bảng làm bài, hs cả lớp làm bài vào vở ôli.

- 1 học sinh nhận xét, chữa bài.

* Chia mảnh đất thành 2 HCN ABCD và MNPQ sau đó tính tổng diện tích của 2 hình chữ nhật (như hình vẽ).

Bài giải Độ dài của cạnh AB là:

3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m) Diện tích HCN ABCD là:

(23)

6,5m P Q 4,2m

* Bài tập 2: Làm bài cá nhân

- Gọi hs đọc đề bài và quan sát hình.

- Gv vẽ hình của bài tập lên bảng, yêu cầu hs suy nghĩ để tìm cách tính diện tích.

- Gv gọi hs nhận xét và chọn cách tính đơn giản nhất trong các cách mà các bạn đưa ra.

- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng lớp.

- Gv nhận xét, chốt lại cách tính diện tích.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Chia sẻ kiến thức về tính diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học với mọi người.

- Vận dụng vào thực tế để tính diện tích các hình được cấu tạo từ các hình đã học.

11,2 ¿ 3,5 = 39,2 (m2) Diện tích của HCN MNPQ là:

6,5 ¿ 4,2 = 27,3 (m2) Diện tích của mảnh đất là:

39,2 + 27,3 = 66,5 (m2) Đáp số: 66,5 m2

- Hs đọc đề bài và quan sát hình trong SGK.

- Hs suy nghĩ, sau đó 2 đến 3 em trình bày cách tính.

Có 2 cách chia mảnh đất để tính diện tích như sau:

Cách 1 Cách 2

- Hs nhận xét và đi đến thống nhất cách tính đơn giản, dễ làm nhất (cách 2).

Bài giải:

Diện tích hình chữ nhật (3) là:

30 x 100,5 = 3015 (m 2 ) Diện tích hình chữ nhật (2) là:

(100,5 – 40,5) x (50- 30) = 1200 (m

2 )

Diện tích hình chữ nhật (1) là:

100,5 x 30 = 3015 (m 2 ) Diện tích khu đất là:

3015 + 1200 + 3015 = 7230 (m 2 ) Đáp số: 7230 (m 2 )

- HS nghe và thực hiện

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

---

1 2

3

1 2 3

(24)

Tiết 2: Tiếng anh Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Tập đọc

TRÍ DŨNG SONG TOÀN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK); Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật .

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục học sinh có ý thức tự hào dân tộc.

* KNS: Kĩ năng tự nhận thức ; Kĩ năng tư duy sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ , bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi"Hộp quà bí mật" bằng cách đọc và trả lời câu hỏi trong bài "Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng."

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài- ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

a.Luyện đọc: (12phút) - Gọi hs đọc toàn bài - GV chia đoạn: 4 đoạn Đ1: Từ đầu ... cho ra lẽ.

Đ2: Tiếp ... để đền mạng Liễu Thăng.

Đ3: Tiếp ... chết như sống.

Đ4: Còn lại .

- 4 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó + tiếp kiến: gặp mặt

+ hạ chỉ: ra chiếu chỉ, ra lệnh + cống nạp: nộp.

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - GV nhận xét hs làm việc.

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở

- 1 Hs đọc.

- 4 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - HS sửa lỗi phát âm.

- HS đọc phần chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

(25)

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài

- Gọi HS đọc đoạn 1,2

? Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?

? Giang Văn Minh đã khôn khéo như thế nào khi đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lệ bắt góp giỗ Liễu Thăng?

- Gv giảng thêm về mưu trí của Giang văn Minh trong việc đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lệ bắt góp giỗ Liễu Thăng.

? Nội dung chính đoạn 1, 2?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3,4

? Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh?

? Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?

? Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?

? Nội dung chính đoạn 3, 4?

? Nội dung chính của bài là gì?

- GV chốt lại và ghi bảng: Ca ngợi sứ

- 1 hs đọc thành tiếng - Lắng nghe tìm cách đọc - 1HS đọc , lớp theo dõi

+ Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán: Không ... chết 5 đời.

Giang Văn Minh tâu luôn: vậy tướng Liễu Thăng ....sang cúng giỗ? vua Minh biết mắc mưu đành phải tuyên bố bỏ lệnh góp giỗ Liễu Thăng.

+ Ông khôn khéo đẩy nhà vua vào tình thế thừa nhận sự vô lí bắt góp giỗ Liễu Thăng của mình nên phải bỏ lệ này.

- Bằng trí thông minh Giang Văn Minh đã buộc vua Minh phảI bãI bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.

- Lớp đọc thầm

+ Đại thần nhà Minh ra vế đối: Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc. Ông đối lại ngay: Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.

+ Vua Minh mắc mưu ông nên đành bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn dám lấy việc quân đội cả 3 triều đại nam Hán, Tống, Nguyên đều thảm hại trên sông BĐ để đối lại nên giận quá, sai người ám hại ông.

+ Vì vừa mưu trí, vừa bất khuất, ông dũng cảm không sợ chết, dám đối lại 1 vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.

- Giang Văn Minh dũng cảm đối đáp lại sứ thần nhà Minh để bảo toàn danh dự cho đất nước.

- Học sinh nêu, học sinh khác bổ sung.

- Học sinh nhắc lại.

(26)

thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

3. Luyện tập, thực hành

- Yêu cầu 5 hs đọc bài theo hình thức phân vai. Hs cả lớp theo dõi để tìm cách đọc phù hợp với từng nhân vật.

- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm đoạn từ “ Chờ rất lâu...cử người mang lễ vật sang cúng giỗ” .

+ Gv đọc mẫu.

? Nêu các từ cần nhấn giọng, ngắt nghỉ?

+ Gọi HS đọc thể hiện.

+ Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm theo vai.

- Gv nhận xét đánh giá từng hs.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)

- Trao đổi với người thân về ý nghĩa câu chuyện “Trí dũng song toàn”.

- Kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe.

- 5 hs đọc theo vai

+ Theo dõi GV đọc mẫu tìm cách đọc hay.

+ Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến,/ ông vờ khóc lóc...cử người mang lễ vật sang cúng giỗ.//

- 2 HS đọc thể hiện

+ 2 hs ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc theo vai.

- 3 đến 5 tốp hs thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất, nhóm đọc hay nhất.

- Câu chuyện "Trí dũng song toàn" ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh với trí và dũng của mình đã bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

- HS nghe và thực hiện IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 4: Luyện từ và câu

NỐI CÁC VỀ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết thêm vế câu tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả (chọn 2 trong số 3 câu ở BT4). Nhận biết được một số từ hoặc cặp quan hệ từ thông dụng;

chọn được quan hệ từ thích hợp (BT3). HS HTT giải thích được vì sao chọn quan hệ từ ở BT3; Rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Yêu thích môn học, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Viêt.

(27)

* Giảm tải: Không dạy phần nhân xét, ghi nhớ- Không làm BT1, BT2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ - Học sinh: Vở viết, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho 2 HS lần lượt đọc lại đoạn văn đã viết ở tiết Luyện từ và câu trước.

- Gv nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Giảm tải

3. Luyện tập, thực hành * Bài tập 1: SGK(33): Giảm tải

* Bài tập 2: SGK(33): Giảm tải

* Bài tập 3: SGK(33)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Yêu cầu hs tự làm bài theo cặp.

- Gọi hs làm trên bảng lớp giải thích vì sao mình chọn từ đó.

? ở câu a em còn có thể thêm QHT nào nữa mà câu văn vẫn hợp nghĩa?

- GV nhận xét chốt lại.

- Yêu cầu học sinh đặt câu với Hai cặp quan hệ từ trên.

* Bài tập 4: SGK(33) - 15’

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu học sinh làm bài

? Để thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa 2 vế câu ghép ta làm như thế nào?

- HS đọc - HS nghe - HS ghi vở

- 1 hs đọc thành tiếng: Chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ chấm. Giải thích vì sao em chọn quan hệ từ đó.

- 2 hs ngồi cạnh nhau trao đổi, làm bài, 2 hs làm bài trên bảng lớp.

- Hs lắng nghe, chữa bài (nếu sai).

- Hs nối tiếp nhau đặt câu có QHT khác.

a, Nhờ thời tiết thuận lợi nên lúa tốt.

b, Tại thời tiết không thuận lợi nên lúa xấu ..

+ Do thời tiết thuận lợi nên lúa tốt.

+ Bởi thời tiết thuận lợi nên lúa tốt - HS nối tiếp đặt câu.

VD:

+Nhờ chăm chỉ học tập nên Hà đạt thành tích cao trong học tập.

+ Tại trời mưa nên buổi cắm trại phải hoãn lại.

- 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.Thêm vào chỗ trống một vế thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ quạn hệ nguyên nhân – kết quả.

- Để thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa 2 vế câu ghép ta có thể nối chúng bằng 1 quan hệ từ : vì, bởi

(28)

- Gọi hs dưới lớp đọc câu mình đặt.

- GV nhận xét chốt lại.

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(3 phút)

- Chia sẻ với mọi người về các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thông dụng trong tiếng Việt.

- Tìm hiểu nghĩa của các từ: do, tại, nhờ và cho biết nó biểu thị quan hệ gì trong câu ?

vì, nên, cho nên...hoặc một cặp quan hệ từ : vì ..nên, bởi vì...cho nên...

a,Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bạn Dũng được điểm kém.

b, Do nó chủ quan mà nó bị ngã.

c, Do kiên trì nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập .

- HS nghe và thực hiện

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Ngày soạn : 13/13/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2021 Tiết 1: Toán

HÌNH HỘP CHỮ NHẬT - HÌNH LẬP PHƯƠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật, hình lập phương; Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hình lập phương; Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Một số hình hộp chữ nhật và hình lập phương có kích thước khác nhau, có thể khai triển được (bộ đồ dùng dạy-học nếu có)

- HS: Vật thật có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương (bao diêm, hộp phấn)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS thi đua:

+ Phát biểu quy tắc tính chu vi và diện tích hình tròn.

- HS thi đua

(29)

+ Viết công thức tính chu vi và diện tích hình tròn.

- GV nhận xét kết luận - Giới thiệu bài - Ghi bảng

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

a, Giới thiệu hình hộp chữ nhật. - 15’

- GV cho hs quan sát bao diêm, viên gạch, hộp bánh (có dạng HHCN) và giới thiệu: bao diêm, viên gạch, hộp bánh có dạng HHCN.

? Đếm số mặt của bao diêm (viên gạch, hộp bánh)?

? Vậy HHCN có mấy mặt?

- Gv nêu: HHCN có 6 mặt, 2 đáy và 4 mặt xung quanh.

- GV đưa ra hình hộp đã triển khai được và yêu cầu hs chỉ các mặt của hình hộp này.

- Các mặt của hình hộp chữ nhật có đặc điểm gì chung?

- GV vẽ HHCN

- GV cho hs đếm số đỉnh của bao diêm, viên gạch, hộp bánh.

? Vậy HHCN có mấy đỉnh?

- GV đặt tên các đỉnh của HHCN là A, B, C, D, M, N, P, Q.

- Hs tiếp tục đếm số cạnh của bao diêm, viên gạch, hộp bánh.

? Vậy HHCN có bao nhiêu cạnh?

- GV giới thiệu 3 kích thước của HHCN (như SGK).

- Hãy kể tên các vật có dạng HHCN mà em biết.

b, Giới thiệu hình lập phương.

- GV dùng con xúc xắc và hộp lập phương có thể triển khai được để giới thiệu cho hs về hình lập phương tương tự như HHCN.

- HS nghe - HS ghi vở

- HS quan sát vật thật.

+ HS đếm và nêu: Bao diêm (viên gạch, hộp bánh) có 6 mặt.

+ HHCN có 6 mặt.

- Nhiều hs lên bảng chỉ rõ đâu là 2 mặt đáy và các mặt bên của HHCN triển khai (như SGK).

4

- HS nêu: Các mặt của HHCN đều là HCN.

- Hs quan sát, lắng nghe.

+ HHCN có 8 đỉnh

A B D C N Q Chiều dài P - HS: HHCN có 12 cạnh.

- Hs lần lượt nêu trước lớp: Hộp phấn, hộp bút, họp đựng lọ mục....

- HS quan sát con xúc xắc và HLP theo hướng dẫn của GV và rút ra các đặc điểm: HLP có 6 mặt đều là hình

1

4 5 6

3 2

(30)

- Có thể đo các cạnh của HLP để nêu được đặc điểm các mặt của HLP.

3, Hướng dẫn hs luyện tập- 17’

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- Gv nhận xét, chữa bài.

- Gọi hs nêu lại đặc điểm của HHCN và HLP.

* Bài tập 2: Làm bài theo cặp - Gọi hs đọc đề bài.

- Yêu cầu hs tự làm bài theo cặp.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- Gv nhận xét, chữa bài.

* Bài tập 3: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc đề bài.

vuông.

- 3 hs tiếp nối nhau đọc: Viết số thích hợp vào ô trống.

- 1 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở ô ly.

- 2 hs đổi vở kiểm tra và nhận xét bài của bạn.

- 1 hs nhận xét, chữa bài.

- 1 hs nêu lại.

- 1 hs đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi đọc thầm.

- 1 hs nhận xét, chữa bài.

- Các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật là:

AB = MN = QP = DC AD = MQ = BC = NP AM = DQ = CP = BN

b) Diện tích của mặt đáy MNPQ là:

6 x 3 = 18 (cm2)

Diện tích của mặt bên ABNM là:

6 x 4 = 24 (cm2)

Diện tích của mặt bên BCPN là:

4 x 3 = 12 (cm2)

- Trong các hình dưới đây hình nào là hình lập phương, hình nào là hình hộp chữ nhật

8cm 11cm 8cm

3 4 1

2

5 6

(31)

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Yêu cầu hs đọc bài làm của mình.

- GV nhận xét chốt lại.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Nhận xét điểm giống và khác nhau của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Chia sẻ với mọi người về đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

4

8cm cm

10cm 8cm

A B C

- Nêu đặc điểm của hình lập phương và HHCN.

+ Hình A là HHCN + Hình C là HLP

- HS nghe và thực hiện

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 2: Thể dục

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Tập làm văn

TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được 1 bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài); đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng; Rèn kĩ năng viết văn tả người.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Cẩn thận, tỉ mỉ, trình bày sạch sẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Một số tranh ảnh minh hoạ nội dung đề văn - HS : SGK, vở viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Không thay được, vì trong câu này vế Động khô và Động nước không thể coi là thuộc phần chú thích... QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM

Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào… Một lat sau, I-va- nốp đứng dậy nói: “ Đồng chí

- Làm đúng các bài tập: Phân tích đúng cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến, tạo các câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến bằng cách thêm quan hệ từ

Còn câu b có nghĩa chỉ kết quả xấu nên từ tại sẽ hợp nghĩa với câu

b. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy... 1/ Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu:.. Câu a: Buổi

Ñeå bieåu thò moái quan heä ñieàu kieän , giaû thieát - keát quaû giöõa hai veá caâu gheùp , ta coù theå noái chuùng baèng.. quan heä töø , hoaëc caëp quan heä

vàng cũng rất quý... Giải thích vì sao em chọn hợp với mỗi chỗ trống.. nên BÍch Vân đã có nhiều tiến bộ trong học c) …. nên BÍch Vân đã có nhiều tiến

Ngoài cặp QHT chẳng những…mà… nối các vế trong câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến, còn có thể sử dụng các cặp QHT khác như : không.. những… mà; không chỉ …mà …; không phải