• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 15

NS : 11/12/2020 NG: 14/12/2020

Thứ 2 ngày 14 tháng 12 năm 2020 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

TIẾT 29: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I. MỤC TIÊU

* Tập đọc

1. Kiến thức: Đọc - hiểu bài đọc. Chú ý các từ ngữ: siêng năng, lười biếng, thản nhiên, nghiêm giọng, làm lụng...

- Đọc phân biệt các câu kể với lời nhân vật.

2. Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng + Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài ( hũ, dúi, thản nhiên .... )

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải

3. Thái độ: Yêu lao động, chăm chỉ làm việc, không dựa dẫm vào người khác

* Kể chuyện

+ Rèn kĩ năng nói: Sau khi sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện, HS dựa vào tranh, kể lại toàn bộ chuyện, phân biệt lời người kể với giọng nhân vật ông lão

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Tự nhận thức bản thân - Xác định giá trị

- Lắng nghe tích cực

III. ĐỒ DÙNG: ƯDCNTT: Tranh minh hoạ, đồng bạc ngày xưa

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Đọc TL bài Nhớ Việt Bắc (10 dòng thơ đầu)

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - Giới thiệu và ghi tên bài 2. Luyện đọc (20’)

a. GV đọc diễn cảm toàn bài

b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu

- Kết hợp tìm từ khó đọc

* Đọc từng đoạn trước lớp

- 3 HS đọc bài - Nhận xét bạn đọc

- Lớp theo dõi giới thiệu bài - Học sinh lắng nghe

- HS nối nhau đọc từng câu trong bài

- HS luyện đọc từ khó

- HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài

(2)

- GV HD HS nghỉ hơi đúng sau các dấu câu

- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài

* Đọc từng đoạn trong nhóm

- Chia nhóm 2. Nêu nhiệm vụ, YC đọc nhóm

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm

3. HD tìm hiểu bài (10’)

- YC HS đọc thầm đoạn 1: Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì?

- Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?

- Các em hiểu tự mình kiếm nổi bát cơm là gì?

- YC HS đọc thầm đoạn 2: Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?

- YC HS đọc thầm đoạn 3: Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào?

- YC HS đọc thầm đoạn 4, 5: Khi ông lão vứt tiền vào đống lửa, người con làm gì?

- Vì sao người con phản ứng như vậy?

- Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như vậy?

- Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này?

4. Luyện đọc lại (20’) - HD đọc từng đoạn

- Gọi HS thi đọc từng đoạn - Đánh giá

* Kể chuyện (20’) 1. GV nêu nhiệm vụ

- HS đọc theo nhóm đôi

- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm - Đại diện nhóm thi đọc

- Nhận xét, bình chọn - 1 em đọc cả bài

- Ông rất buồn vì con trai lười biếng.

- Ông muốn con trở thành người siêng năng chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm

- Tự làm tự nuôi sống mình, không phải nhờ vào bố mẹ

- Vì ông lão muốn thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình kiếm ra không. Nếu thấy tiền của mình ...

- Anh đi xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát gạo, chỉ dám ăn 1 bát, ...

- Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, không hề sợ bỏng

- Vì anh vất vả suốt 3 tháng trời mới kiếm được từng ấy tiền nên anh tiếc và quý những đồng tiền mình làm ra.

- Ông cười chảy nước mắt vì vui mừng, cảm động trước sự thay đổi của con trai.

- Có làm lụng vất vả người ta mới thấy quý đồng tiền. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.

- Thi đọc đoạn văn - Nhận xét

- 1 HS đọc cả truyện

- HS nghe

(3)

- Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong chuyện, sau đó dựa vào các tranh minh hoạ đã sắp xếp đúng, kể lại toàn bộ câu chuyện.

2. HD HS kể chuyện

* Bài tập 1: Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong chuyện Hũ bạc của người cha

- Cho HS quan sát tranh và nêu ND tranh - Chia nhóm 2. YC thảo luận, xếp tranh - Tổ chức thảo luận cả lớp

* GV chốt lại ý kiến đúng : 3 - 5 - 4 - 1 - 2

* Bài tập 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện - HD

- Gọi HS kể từng đoạn câu chuyện - Gọi HS kể cả chuyện

- Đánh giá

3. Củng cố, dặn dò (2’)

- Em thích nhân vật nào trong truyện này?

Vì sao?

- GV nhận xét tiết học

- Nêu yêu cầu BT

- HS QS tranh, nêu ND tranh - Thảo luận, xếp tranh

- HS phát biểu ý kiến - Nhận xét bạn

- Nêu yêu cầu BT

- HS kể từng đoạn chuyện

5 HS tiếp nối nhau kể lại chuyện 1, 2 HS kể toàn bộ chuyện

- Lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay.

- 1 số em nêu

TOÁN

TIẾT 71: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. Củng cố về bài toán giảm đi một số lần.

2. Kĩ năng: Rèn KN tính và giải toán cho HS 3. Thái độ: GD HS chăm học.

II- ĐỒ DÙNG: Bảng phụ

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 HS lên bảng. Lớp làm nháp:

Đặt tính rồi tính:

87 : 3 92 : 5 - Nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- Làm bài - Nhận xét

- Lớp theo dõi giới thiệu bài

(4)

- Giới thiệu và ghi tên bài 2. Nội dung (12’):

a) HĐ 1: HD thực hiện phép chia 648 : 3 - GV ghi bảng phép chia 648 : 3= ? và yêu cầu HS đặt tính vào nháp.

- Gọi HS nêu cách tính, nếu HS còn lúng túng thì GV HD như phần bài học SGK.

b) HĐ 2: HD thực hiện phép chia 236 : 5 (Tương tự phần a)

c) HĐ 3: Thực hành

* Bài 1 (5’) - HD

- Gọi 4 HS lên bảng- Lớp làm VBT - Chữa bài

872 4 375 5 390 6 8 218 35 75 36 65 07 25 30 32 0 0 0

* Bài 2 (5’) - HD tóm tắt:

9 học sinh: 1 hàng 234 học sinh: ...hàng?

- HD cách làm

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm nháp Bài giải

Có tất cả số hàng là:

234 : 9 = 26( hàng) Đáp số: 26 hàng.

- Nhận xét.

* Bài 3 (5’)

- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu - GV treo bảng phụ.

- HD cách làm.

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm nháp - Đánh giá

3.Củng cố, dặn dò (3’)

- GV nhận xét chung tiết học.

1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện

- Lớp làm nháp.

- 1 số em nêu

- Nêu yêu cầu của bài tập - Học sinh lắng nghe - Làm bài

- Nhận xét

- Đọc đề - Tóm tắt

- Làm bài - Nhận xét

- Nêu yêu cầu của bài tập - Học sinh lắng nghe - HS làm bài

- Nhận xét bài bạn

- Học sinh lắng nghe

VĂN HÓA GIAO THÔNG

BÀI 4: VĂN MINH LỊCH SỰ KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

I. MỤC TIÊU:

(5)

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được như thế nào là văn minh lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.

2. Kĩ năng:

- Biết ứng xử văn minh lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.

Biết chấp hành đúng quy định để đảm bảo an toàn.

3. Thái độ:

- Có ý thức thực hiện tốt nếp sống văn minh, biết giữ lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện để đảm bảo an toàn.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Tranh ảnh, đọc clip lên xuống xe, đi tàu thuyền an toàn/không an toàn.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3 2. Học sinh:

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Trải nghiệm: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

- Em hãy kể tên một số loại phương tiện giao thông công cộng mà em biết?

- Em nào đã được đi trên các phương tiện giao thông công cộng

- Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, nếu có người già, người tàn tật, em nhỏ…

thì các em làm?

- Nếu muốn đi đò sang bên kia sông hoặc đi du lịch trên sông nước các em nên làm gì?

- Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới:

a/ Giới thiệu bài:Văn minh lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng

b/ Các hoạt động

Hoạt động 1: Truyện kể Vì sao con phải nhường chỗ?

- Giáo viên kể câu chuyện Vì sao con phải nhường chỗ?

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm - GV nhận xét, chốt ý đúng:

Lên xe nhường chỗ người già

Trẻ con, người ốm….là điều đương nhiên

- HS nêu ý kiến cá nhân

- Lắng nghe

- Học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi cuối truyện

- Đại diện vài nhóm trình bày ý kiến trước lớp, các

(6)

Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 nêu ý kiến của mình cho câu hỏi sau:

+ Nếu em là một hành khách trên chuyến xe trong câu chuyện “Tại sao con phải nhường chỗ”, em sẽ nói gì với Mai?

- GV mời 1 số HS nêu ý kiến của mình - GV theo dõi nhận xét

- GV cho HS quan sát hình ảnh (trang 17, 18) - Yêu cầu các em thảo luận nhóm đôi nêu những ý kiến của mình sau khi xem các hình ảnh đó.

- GV mời một số HS nêu ý kiến của mình - GV theo dõi, nhận xét, liên hệ giáo dục - Giáo viên chốt ý:

Lên xe, xuống đò Không chen, không lấn Trật tự xếp hàng

Lịch sự, đàng hoàng An toàn, vui vẻ.

- Gọi HS nhắc lại

Hoạt động 3: Xử lí tình huống

- GV gọi HS đọc tình huống 1 trong sách Văn hóa giao thông 3(trang 18)

- GV cho HS làm việc theo nhóm 4 viết lại lời thoại của hai bạn ấy với lời lẽ hòa nhã, lịch sự hơn.

(có thể đóng vai)

- GV mời đại diện vài nhóm lên xử lí tình huống (HS có thể đóng vai)

- GV nhận xét, chốt ý đúng và tuyên dương những nhóm có lời thoại tốt

- GV gọi 1 HS đọc tình huống 2 trong sách Văn hóa giao thông 3(trang 18)

-Yêu cầu HS tiếp tục làm việc theo nhóm lớn:

Theo em, các bạn nhỏ trong câu chuyện trên đúng hay sai? Vì sao? Nếu em đi cùng với nhóm bạn ấy em sẽ cư xử thế nào?

- Mời một vài nhóm trình bày, các nhóm - GV nhận xét, chốt những cách giải quyết tốt - GV chốt: Khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy, tuyệt đối không được đùa giỡn và chấp hành đúng quy định để đảm bảo an toàn.

5. Củng cố, dặn dò:

- GV cho HS hơi trò chơi Ô cửa bí mật

nhóm khác n.xét, bổ sung.

- HS thảo luận nhóm 4 nêu ý kiến của mình

- Nhận xét

- Quan sát hình ảnh - Thảo luận nhóm

- Nêu, nhận xét, liên hệ

- 2 HS nhắc lại

- 1 HS đọc tình huống 1 - HS làm việc theo nhóm 4

- Đại diện vài nhóm lên xử lí tình huống

- Các nhóm khác nhận xét

- 2 HS đọc tình huống 2 -HSlàm việc theo nhóm lớn

- 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét

- HS chơi trò chơi

(7)

- GV nêu cách chơi, luật chơi: Học sinh sẽ lựa chọn các ô cửa (6 ô cửa, mỗi ô cửa HS mở ra là1 hình vẽ hoặc 1 đoạn clip, hoặc 1 câu hỏi).

- Nhận xét, tổng kết trò chơi

- GV liên hệ giáo dục: Để thể hiện mình là người văn minh lịch sự, khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, các em phải làm gì?

- GV n.xét tiết học, dặn dò HS thực hiện tốt nd đã học và vận động mọi người cùng tham gia.

NS : 11/12/2020 NG: 15/12/2020

Thứ 3 ngày 15 tháng 12 năm 2020 TOÁN

TIẾT 72: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TIẾP)

A- MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. Củng cố về bài toán giảm đi một số lần.

2. Kĩ năng: Rèn KN tính và giải toán cho HS nhanh, chính xác 3. Thái độ: GD HS chăm học.

B- ĐỒ DÙNG: Bảng phụ

C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra (5’):

Đặt tính rồi tính 562 : 8 783 : 9 - Nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - Giới thiệu và ghi tên bài 2. Nội dung (12’):

a. HD thực hiện phép chia 560 : 8

- GV ghi bảng 560 : 8 = ? và yêu cầu HS làm nháp. Gọi 1 HS thực hiện trên bảng

- GV nhận xét. Nếu HS thực hiện sai thì GV HD như bài học SGK.

b. Phép chia 632 : 7( Tương tự ) 3. Luyện tập:

* Bài 1: Tính (6’) - HD

- Gọi 2 HS lên bảng. Lớp làm vào VBT

2 HS làm - HS nhận xét

- Học sinh lắng nghe

- 1 HS làm trên bảng - Lớp làm nháp

- Nêu yêu cầu BT - Làm bài

- Nhận xét

(8)

- Chữa bài, nhận xét

350 7 420 6 260 2

35 50 42 70 2 130

00 00 06

0 0 6

0 0 00

0

0

* Bài 2: (6’)

- Một năm có bao nhiêu ngày?

- Một tuần có bao nhiêu ngày?

- Muốn biết năm đó có bao nhiêu tuần và mấy ngày ta làm ntn?

- Gọi 1 HS lên bảng. Lớp làm vào VBT - Chữa bài

Bài giải

Ta có: 365 : 7 = 52( dư 1) Vậy năm đó có 52 tuần và 1 ngày

* Bài 3: (6’)

- Treo bảng phụ có ghi 2 phép tính + HD - HD HS kiểm tra bằng cách thực hiện lại từng bước của phép chia

* Phép tính a) đúng, phép tính b) sai 3. Củng cố - dặn dò: (3’)

- Đánh giá bài làm của HS

* Dặn dò : Ôn lại bài

- Đọc đề - Tóm tắt

- Ta thực hiện phép chia: 365 : 7 - Làm bài

- Nhận xét

- Nêu YC - Làm bài - Nhận xét

- Học sinh lắng nghe

CHÍNH TẢ (NGHE-VIẾT)

TIẾT 29: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nghe - viết đúng, trình bày đúng đoạn 4 của truyện Hũ bạc của người cha.

- Làm đúng BT điền vào chỗ trống tiếng có vần khó (ui/uôi), tìm và viết đúng chính tả các từ chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x hoặc ât/âc

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng viết nhanh, đúng bài chính tả - Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.

3. Thái độ: Rèn tính tiết kiệm, biết yêu lao động của học sinh

II. ĐỒ DÙNG: Bảng lớp viết các từ ngữ BT2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV đọc: màu sắc, hoa màu, nong tằm, no nê 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng

(9)

- Đánh giá B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD HS nghe - viết (20’) a. HD HS chuẩn bị

- GV đọc đoạn chính tả

- Lời nói của người cha được viết như thế nào?

- Những chữ nào trong bài chính tả dễ viết sai?

- GV viết một số từ lên bảng, nhắc HS ghi nhớ để viết chính tả cho đúng

b. GV đọc cho HS viết bài c. Chữa bài

- Nhận xét bài viết của HS 3. HD HS làm BT chính tả

* Bài tập 2 (5’): Điền vào chỗ trống ui hay uôi

- HD

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào VBT

- Đánh giá

* Lời giải: mũi dao, con muỗi, hạt muối, múi bưởi, núi lửa, nuôi nấng, tuổi trẻ, tuổi thân

* Bài tập 3/a (5’): Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa ...

- HD

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào VBT

- Đánh giá

* Lời giải: sót, sôi, sang 4. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà ôn lại bài

con

- Nhận xét

- Học sinh lắng nghe

- HS nghe - theo dõi SGK - Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, ghạch đầu dòng. Chữ đầu dòng đầu câu viết hoa

- HS phát biểu

- Học sinh lắng nghe - HS nghe, viết bài - Học sinh lắng nghe

- Nêu yêu cầu BT

2 em lên bảng, cả lớp làm vở - Nhận xét bạn

- Nêu yêu cầu BT phần a

- Làm bài

- Nhận xét bài làm của bạn

- Học sinh lắng nghe

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 15: TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC.

LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

(10)

- Mở rộng vốn từ về các dân tộc, biết thêm tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta, điền đúng từ ngữ thích hợp (gắn với đời sống của đồng bào dân tộc ) điền vào chỗ trống

- Tiếp tục học về phép so sánh.

2. Kĩ năng: HS dừng từ về các dân tộc phù hợp để đặt câu, viết đoạn văn . 3. Thái độ: Đoàn kết, giúp đỡ các dân tộc trên đất nước ta

II. ĐỒ DÙNG: Giấy khổ to viết tên 1 số dân tộc nước ta, bản đồ VN, tranh minh hoạ BT3, bảng phụ viết BT4, BT2

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Làm bài tập 2, 3 tiết LT&C tuần 14 B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD HS làm BT

* Bài tập 1 (7’): Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta

- HD. Chia nhóm 2. Nêu nhiệm vụ, YC thảo luận nhóm

- Tổ chức thảo luận lớp

- GV dán giấy viết tên 1 số dân tộc, chỉ vào bản đồ nơi cư chú của các dân tộc đó

* Lời giải:

- Các dân tộc thiểu số ở phía Bắc : Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Hoa, Giáy, Tà - ôi...

- Các dân tộc thiểu số ở miền Trung : Vân Kiều, Cơ - ho, Khơ - mú, Ê - đê, Ba - na,...

- Các dân tộc thiểu số ở miền Nam: Khơ- me, Hoa, Xtiêng.

* Bài tập 2 (8’): Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống

- GV treo bảng phụ + HD

- Gọi HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào VBT

* Lời giải: a. bậc thang, b. nhà rông c. nhà sàn, d. Chăm

* Bài tập 3 (7’): QS từng cặp sự vật được vẽ rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.

2 HS làm - Nhận xét bạn

- Học sinh lắng nghe - Nêu yêu cầu BT - HS làm theo nhóm

- Đại diện mỗi nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả

- Nhận xét nhóm bạn - HS QS

- Nêu yêu cầu BT

- Làm bài - Nhận xét bạn

- Nêu yêu cầu BT

(11)

- Cho HS quan sát tranh + HD - YC HS làm vào VBT

- Đánh giá

* Lời giải:

+ Trăng tròn như quả bóng.

+ Mặt bé tươi như hoa.

+ Đèn sáng như sao.

+ Đất nước ta cong cong hình chữ S.

* Bài tập 4 (8’): Tìm từ thích hợp với mỗi chỗ trống

- HD

- YC HS làm vào VBT

- Đánh giá

* Lời giải:

- Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn.

- Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ.

- Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi 3. Củng cố, dặn dò (3’)

- GV khen những em có ý thức học tốt - Nhận xét chung tiết học.

- HS QS tranh + 4 HS nối nhau nói tên từng cặp sự vật.

- HS làm bài vào vở - Đọc bài làm của mình - Nhận xét

- Nêu yêu cầu BT

- HS làm bài cá nhân

- Tiếp nối nhau đọc bài làm của mình

- Nhận xét bạn

- Học sinh lắng nghe ĐẠO ĐỨC

QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS hiểu:

+ Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng

+ Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng

2. Kĩ năng: HS biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày

3. Thái độ: HS có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(12)

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi HS đọc Ghi nhớ của bài - Đánh giá

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - Giới thiệu và ghi tên bài 2. Tìm hiểu bài:

a, Hoạt động 1: Giới thiệu tư liệu sưu tầm được về chủ đề bài học (10’)

- Yêu cầu HS trưng bày các tranh vẽ, các bài thơ, ca dao, tục ngữ mà các em đã sưu tầm được theo tổ

- Mời đại diện từng tổ lên trình bày trước lớp.

- Tổng kết, biếu dương những cá nhân, tổ đã sưu được nhiều tài liệu và trình bày tốt.

* KNS: Các em cần lắng nghe tích cực ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm

b. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi (10’) - Nêu yêu cầu BT4 - VBT.

- Chia nhóm, yêu thảo luận nhóm.

- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- KL: Các việc a, d, e, g là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm; Các việc b, c, đ là những việc không nên làm.

- Cho HS liên hệ theo các việc làm trên.

* KNS: Các em cần có nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức

c. Hoạt động 3: Xử lý tình huống và đóng vai (10’)

- Chia lớp thành 4 nhóm.

- Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận, xử lý 1 tình huống rồi đóng vai (BT5 - VBT).

- Mời các nhóm lên đóng vai.

- Nhận xét, KL.

- Gọi HS nhắc lại phần kết luận.

3. Củng cố - dặn dò (3’)

- Về nhà thực hiện đúng những điều đã được học.

- 4 HS đọc - Nhận xét

- Lớp theo dõi giới thiệu bài

- Các tổ trưng bày các tranh vẽ, bài thơ, ...

- Đại diện từng tổ lên trình bày trước lớp.

- Cả lớp nhận xét bình chọn tổ sưu tầm được nhiều và trình bày tốt nhất.

- Các nhóm thảo luận.

- Lần lượt từng đại diện lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS tự liên hệ.

- Các nhóm thảo luận, xử lý tình huống và chuẩn bị đóng vai.

- Các nhóm lên đóng vai.

- Cả lớp nhận xét về cách ứng xử của từng nhóm

- HS đọc phần luận trên bảng.

- Học sinh lắng nghe

(13)

NS : 11/12/2020 NG: 16/12/2020

Thứ 4 ngày 16 tháng 12 năm 2020 TẬP ĐỌC

TIẾT 30: NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc - hiểu nội dung bài 2. Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ : múa rông chiêng, ngọn giáo, vướng mái, truyền lại, ....

- Biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng các từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông ở Tây Nguyên

+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Nắm được nghĩa của các từ mới ( rông chiêng, nông cụ ...)

- Hiểu đặc điểm nhà rông Tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên gắn với nhà rông.

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn và bảo tồn nét văn hóa của dân tộc: Nhà rông, …

II. ĐỒ DÙNG: ƯDCNTT: Ảnh minh hoạ nhà rông

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Đọc bài: Hũ bạc của người cha - Đánh giá

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - Giới thiệu và ghi tên bài 2. Luyện đọc (15’)

a. GV đọc diễn cảm toàn bài

b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu

- GV kết hợp tìm từ khó đọc

* Đọc từng đoạn trước lớp - GV chia bài làm 4 đoạn

- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài

* Đọc từng đoạn trong nhóm

- Chia nhóm 2. Nêu nhiệm vụ, YC đọc nhóm

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm

* Đọc đồng thanh

5 HS nối tiếp nhau đọc bài - Nhận xét bạn đọc

- Học sinh lắng nghe - HS nghe, theo dõi SGK

- HS nối nhau đọc từng câu trong bài - Luyện phát âm

- HS nối nhau đọc 4 đoạn trước lớp

- HS đọc theo nhóm đôi

- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm - Thi đọc

Nhận xét, bình chọn

- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài

(14)

3. HD HS tìm hiểu bài (5’)

- Vì sao nhà rông phải chắc và cao?

- Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào?

- Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?

- Từ gian thứ 3 dùng để làm gì?

- Em nghĩ gì về nhà rông Tây Nguyên sau khi đã xem tranh, đọc bài giới thiệu nhà rông?

4. Luyện đọc lại (10’) - HD đọc từng đoạn - Gọi HS đọc

- Đánh giá

5. Củng cố, dặn dò (3’)

- Nói hiểu biết của em sau khi học bài Nhà rông ở Tây Nguyên (Nhà rông Tây Nguyên rất độc đáo. Đó là nơi sinh hoạt công cộng của buôn làng, nơi thể hiện nét đẹp văn hoá của đồng bào Tây Nguyên)

- GV nhận xét tiết học.

- Nhà rông phải chắc để dùng lâu dài, chịu được gió bão, chứa được nhiều người khi hội họp, tụ tập nhảy múa, ....

- Gian đầu là nơi thờ thần làng nên bài trí rất trang nghiêm

- Vì gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi có già làng thường tụ họp để bàn việc lớn, nơi tiếp khách của làng

- Là nơi ngủ tập trung của trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình để bảo vệ buôn làng

- HS phát biểu

- 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn - 1 vài HS thi đọc cả bài

- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất

- 1 số em nêu

- Học sinh lắng nghe CHÍNH TẢ (NGHE-VIẾT)

TIẾT 30: NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Nhà rông ở Tây Nguyên

- Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống cặp vần dễ lẫn ưi/ươi. Tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : s/x ( hoặc ât/âc )

2. Kĩ năng: HS viết chính tả đúng, đẹp, nhanh 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận. Tích cực học tập

II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- HS viết bảng con, 2 em lên bảng

(15)

- GV đọc: mũi dao, con muỗi, tủi thân, bỏ sót, đồ xôi

- Đánh giá B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD nghe - viết (20’)

a. HD HS chuẩn bị

- GV đọc lại đoạn chính tả - Đoạn văn gồm mấy câu ?

- Những chữ nào trong đoạn văn dễ viết sai chính tả?

b. GV đọc cho HS viết - GV đọc bài

c. Chữa bài - Nhận xét

3. HD HS làm BT chính tả

* Bài tập 2 (5’): Điền vào chỗ trống ưi / ươi

- HD

- GV dán băng giấy lên bảng - GV nhận xét

* Lời giải: khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư, sưởi ấm, tưới cây

* Bài tập 3 (5’): Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng: xâu, sâu, sa, xa - HD

- Gọi 2HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào VBT

- GV nhận xét

* Lời giải:

- sâu: sâu bọ, chim sâu, sâu xa, sâu sắc, nông sâu, sâu rộng, ...

- xâu: xâu kim, xâu chuỗi, xâu cá, xâu bánh, xâu xé, ...

- xẻ: xẻ gỗ, mổ xẻ, xẻ rãnh, ....

- sẻ: chim sẻ, chia sẻ, san sẻ, nhường cơm sẻ áo, ...

3. Củng cố, dặn dò (3’)

- GV khen những em có ý thức học tốt.

- GV nhận xét tiết học.

- Nhận xét

- Học sinh lắng nghe

- 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK - 3 câu

- HS phát biểu ý kiến

- HS luyện viết những chữ dễ viết sai chính tả ra nháp.

- HS theo dõi nghe, viết bài

- Nêu yêu cầu BT

3 nhóm lên bảng làm - Đọc kết quả

- Nhận xét

- Nêu yêu cầu BT

2 em lên bảng làm. HS làm bài vào vở

- Đọc bài làm của mình - Nhận xét

- Học sinh lắng nghe

TOÁN

(16)

TIẾT 73: GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết cách sử dụng bảng nhân. Củng cố về bài toán gấp một số lên nhiều lần.

2. Kĩ năng: Rèn KN tính và giải toán nhanh, chính xác 3. Thái độ: GD HS chăm học

II- ĐỒ DÙNG: Bảng phụ (Bảng nhân như SGK)

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Đặt tính rồi tính: 432 : 8 ; 489 : 5 - Gọi 2 HS lên bảng làm bài

- Đánh giá B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - Giới thiệu và ghi tên bài 2. Tìm hiểu bài:

* HĐ 1: Giới thiệu bảng nhân (7’) - GV treo bảng nhân như SGK - Đếm số hàng, số cột?

- Đọc các số trong hàng, cột đầu tiên của bảng?

- GV giới thiệu: Đây là các thừa số trong các bảng nhân đã học. Các ô còn lại là KQ của các phép nhân .

- GV yêu cầu HS đọc các số hàng thứ ba.

Các số đó là tích của bảng nhân nào?

- Tương tự GV GT một số hàng khác.

2. HD sử dụng bảng nhân (8’)

- HD tìm KQ của phép nhân 3 x 4. Ta tìm số 3 ở hàng (cột đầu tiên), tìm số 4 ở cột

(hàng đầu tiên); Đặt thước dọc theo hai mũi trên gặp nhau ở ô thứ 12. Số 12 là tích của 3 x 4.

3. HĐ 3: Luyện tập

* Bài 1 (5’): Dùng bảng nhân để điền số thích hợp vào ô trống

- HD

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài. Lớp làm VBT - Đánh giá

7 4 9

- Làm bài - Nhận xét

- Học sinh lắng nghe

- HS đếm - HS đọc

- HS đọc - Bảng nhân2

1HS thực hành tìm KQ phép nhân dựa vào bảng nhân

- Nêu yêu cầu BT

- Làm bài - Nhận xét

42 28 72

(17)

6 7 8

* Bài 2 (5’):

- HD: YC HS sử dụng bảng nhân để tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm VBT - Đánh giá

* Bài 3 (5’):

- GV HD HS dựa vào bảng nhân để tìm thừa số và tích rồi điền vào bảng

- HD: Bài toán thuộc dạng gì?

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm VBT - Đánh giá

Bài giải

Số huy chương bạc là:

8 x 3 = 24( huy chương) Tổng số huy chương là:

24 + 8 = 32( huy chương) Đáp số: 32 huy chương 4. Củng cố, dặn dò (3’):

- Hệ thống kiến thức của bài - Nhận xét giờ học

- Điền số vào ô trống - Học sinh lắng nghe - HS làm bài vào vở - Nêu yêu cầu bài tập.

- Bài toán giải bằng hai phép tính và gấp một số lên nhiều lần

- 1 HS làm trên bảng, lớp làm vở - Nhận xét

- Học sinh lắng nghe

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 29: CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:

1. Kiến thức:

- Kể được tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh

- Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống

2. Kĩ năng: Thực hiện tốt nội quy hoạt động của bưu điện tỉnh

3. Thái độ: Quý trọng những người làm thông tin liên lạc vì họ giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hóa, giáo dục, kinh tế, ...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Một số bì thư , điện thoại đồ chơi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Hãy nêu nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế.

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- 2 HS trả lời câu hỏi.

- Học sinh lắng nghe

(18)

- Giới thiệu và ghi tên bài 2. Tìm hiểu bài:

* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (10’) Bước 1:

- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi ý sau:

+ Bạn đã đến nhà bưu điện chưa? Hãy kể về nhữnh hoạt động diễn ra của bưu điện ? + Nêu ích lợi của hoạt đông bưu điện. Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không?

* Bước 2 :

- Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp.

- GV kết luận: Bưu điện giúp chúng ta chuyển tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nướcng giữa trong nước và nước ngồi .

* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (10’) Bước 1 :

- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, yêu cầu thảo luận theo gợi ý :

+ Nêu nhiệm vụ và ích lợi của của hoạt động phát thanh, truyền hình ?

Bước 2:

- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Nhận xét, kết luận: Đài truyền hình, đài phát thanh là những cơ sở phát tin tức trong và ngồi nước, giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hóa, giáo dục, kinh tế, ... .

* Hoạt động 3: Chơi trò chơi "Chuyển thư" (10’)

- Nêu cách chơi và luật chơi.

- Cho HS chơi thử 1 - 2 lần rồi chơi chính thức

- Đánh giá

3. Củng cố - Dặn dò (3’):

- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ - Nhận xét giờ học.

- Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận theo gợi ý.

- Lần lượt từng cặp lên trình bày trước lớp.

- Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung.

- Tiến hành thảo luận, trao đổi theo nhóm.

- Các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận.

- Lớp nhận xét và bình chọn nhóm trả lời đầy đủ nhất.

- Tham gia chơi TC.

- Đọc lại phần ghi nhớ

(19)

NS: 11/12/2020 NG: 17/12/2020

Thứ 5 ngày 17 tháng 12 năm 2020 TẬP LÀM VĂN

TIẾT 15: NGHE-KỂ: GIẤU CÀY. GIỚI THIỆU TỔ EM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ Rèn kĩ năng viết: Dựa vào bài tập làm văn tuần 14, viết được 1 đoạn văn giới thiệu về tổ em. Đoạn viết chân thực. Câu văn rõ ràng, sáng sủa.

2. Kĩ năng: Giới thiệu các bạn của tổ mình trôi chảy, rõ ràng.

3. Thái độ: Đoàn kết, giúp đỡ các bạn trong tổ, lớp mình

II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ viết BT2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Kể lại chuyện vui : Tôi cũng như bác.

- Đánh giá B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD làm BT (30’)

* Bài tập 1 (Giảm tải)

* Bài tập 2: Dựa vào bài tập làm văn tuần trước, hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em

- HD

- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu, phát hiện những bài tốt

3. Củng cố, dặn dò (3’)

- GV khen những HS làm bài tốt.

- GV nhận xét tiết học.

1 HS kể lại chuyện - Nhận xét bạn

- Học sinh lắng nghe

- Nêu yêu cầu BT - 1 HS làm mẫu - Cả lớp viết bài

-5, 7 HS đọc bài làm của mình - Cả lớp và GV nhận xét

- Học sinh lắng nghe

TẬP VIẾT

TIẾT 15: ÔN CHỮ HOA L

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ Củng cố cách viết chữ hoa L thông qua BT ứng dụng:

- Viết tên riêng (Lê Lợi) bằng chữ cỡ nhỏ.

- Viết câu ứng dụng: Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau bằng chữ cỡ nhỏ.

2. Kĩ năng: Viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, đẹp

(20)

3. Thái độ: Nghĩ kĩ trước khi nói điều gì đó với người khác

II. ĐỒ DÙNG: Mẫu chữ L viết hoa, tên riêng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Nhắc lại từ, câu ứng dụng học giờ trước.

- Đánh giá B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD HS viết trên bảng con (12’) a. Luyện viết chữ hoa

- Tìm chữ hoa có trong bài ?

- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết - YC HS viết vào bảng con

b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng) - Đọc từ ứng dụng

- GV giới thiệu: Lê Lợi là vị anh hùng dân tộc có công lớn đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho dân tộc, lập ra triều đình nhà Lê...

- HD viết

- YC HS viết trên bảng con c. HS viết câu ứng dụng - Đọc câu ứng dụng

- GV giúp HS hiểu nghĩa lời khuyên câu tục ngữ : Nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình cảm thấy dễ chịu hài lòng

- HD viết

- YC HS viết trên bảng con 3. HD HS viết vở tập viết (15’) - GV nêu yêu cầu của giờ viết - GV theo dõi động viên 4. Chữa bài (3’)

- Nhận xét bài viết của HS 5. Củng cố, dặn dò (3’)

- GV khen những em viết đẹp, cẩn thận - GV nhận xét chung giờ học.

- Yết Kiêu, Khi đói cùng chung một dạ / Khi rét cùng chung một lòng.

- Nhận xét

- Học sinh lắng nghe

- L - HS QS

- Luyện viết chữ L trên bảng con - Lê Lợi

- Tập viết bảng con: Lê Lợi - Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

- Tập viết bảng con: Lời nói, Lựa lời

- HS viết bài

(21)

TOÁN

TIẾT 74: GIỚI THIỆU BẢNG CHIA

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết cách sử dụng bảng chia. Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép chia.

2. Kĩ năng: Sử dụng bảng chia thành thạo. Tìm thành phần chưa biết của phép chia nhanh, chính xác.

3. Thái độ: GD HS chăm học toán.

II- ĐỒ DÙNG: Bảng phụ

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi 2 HS lên làm BT 1, 2 tiết trước - Đánh giá

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. Nội dung

HĐ 1: Giới thiệu bảng chia (5’):

- Treo bảng chia

- Đếm số hàng, số cột?

- Đọc các số trong hàng đầu tiên của bảng?

GV GT: Đây là các thương của hai số - Đọc các số trong cột đầu tiên của bảng?

GV GT: Đây là các số chia

Các ô còn lại là số bị chia.

- Đọc hàng thứ ba trong bảng?

- Các số vừa đọc xuất hiện trong bảng chia nào?

Vậy mỗi hàng trong bảng là một bảng chia.

HĐ 2: HD sử dụng bảng chia (7’) - HD tìm thương của 12 : 4

- Từ số 4 ở cột 1, theo chiều mũi tên sang phải đến số 12.

- Từ số 12 theo chiều mũi tên lên hàng trên cùng để gặp số 3.

- Ta có 12 : 4 = 3

- Tương tự HD HS tìm thương của các phép chia khác.

HĐ 3: Luyện tập

* Bài 1 (5’):

- Làm bài - Nhận xét

- Học sinh lắng nghe

- HS đếm - HS đọc - HS đọc

- HS đọc - Bảng chia 2

- HS thực hành tìm thương của phép chia dựa vào bảng chia.

- Nêu YC

- HS thực hành tìm và điền vào ô

(22)

- Yêu cầu HS dựa vào bảng chia để tìm thương. Gọi 2 HS lên bảng làm

6 42 7 28 8 72

* Bài 2 (5’):

- Yêu cầu HS sử dụng bảng chia để tìm thương, số chia và SBC

- Nhận xét

Số bị chia 16 45 24 72

Số chia 4 5 4 9

Thương 4 9 6 8

* Bài 3 (5’):

Quyển truyện: 132 trang

Đọc : 14 quyển truyện Còn đọc : … trang?

- HD

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào VBT

- Nhận xét.

Bài giải

Số trang truyện mà Minh đã đọc là:

132 : 4 = 33( trang)

Số trang truyện Minh phải đọc nữa là:

132 - 33 = 99( trang) Đáp số: 99 trang.

3. Củng cố, dặn dò (2’):

- Hệ thống kiến thức - Nhận xét giờ học

trống

- Nêu YC

- HS làm vào VBT. 1 HS chữa bài - Nhận xét

- Đọc đề. Tóm tắt

- Làm bài - Nhận xét

- Học sinh lắng nghe

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 30: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP

I. MỤC TIÊU: Học sinh biết:

1. Kiến thức:

- Kể được tên một số hoạt động nông nghiệp diễn ra ở tỉnh nơi các em đang sống - Nêu ích lợi của các hoạt động nông nghiệp trong đời sống

2. Kĩ năng: Dùng từ về hoạt động nông nhiệp để đặt câu, viết đoạn văn đúng.

3. Thái độ: Yêu lao động

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

9

7 4

(23)

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống.

* GD BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Biết các hoạt động nông nghiệp, lợi ích và một số tác hại (nếu thực hiện sai) của các họat động đó.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: ƯDCNTT: Các hình trang 58, 59; tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Hãy kể tên các cơ sở thông tin liên lạc mà em biết.

- Nêu nhiệm vụ của các cơ sở thông tin liên lạc.

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. Tìm hiểu bài

* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm (10’) Bước 1:

- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh.

- Yêu cầu các nhóm quan sát trả lời các câu hỏi gợi ý:

+ Kể tên các hoạt động được giói thiệu trong các tranh ?

+ Các hoạt động đó mamg lại lợi ích gì ? Bước 2:

- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- KL: Các hoạt động: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ... được gọi là hoạt động nông nghiệp.

* Hoạt động 2 : (10’)

Bước 1: Làm việc theo cặp .

- Yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi theo gợi ý :

- Hãy kể cho nhau nghe về các hoạt động nông nghiệp nơi bạn đang ở ?

Bước 2:

- Mời đại diện một số cặp lên trình bày trước lớp .

2 em trả lời câu hỏi.

- lớp theo dõi, nhận xét ý kiến của bạn.

- Học sinh lắng nghe

- Ngồi theo nhóm.

- Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận và hồn thành bài tập trong phiếu.

- Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung

- Tiến hành thảo luận theo từng cặp trao đổi và nói cho nhau nghe về các hoạt động nông nghiệp nơi mình đang ở .

- Lần lượt một số cặp lên trình bày trước lớp.

(24)

- KL

* Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp (10’)

Bước 1:

- Chia lớp thành 4 nhóm phát cho mỗi nhóm một tờ giấy.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày tranh ảnh sưu tầm được trên tờ giấy.

Bước 2:

- Mời từng nhóm treo tranh ở bảng lớp, bình luận tranh của từng nhóm.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố - Dặn dò (3’):

- Cho liên hệ với cuộc sống hàng ngày.

- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.

- Lớp chia ra các nhóm để thảo luận , trao đổi và trình bày các bức tranh lên tờ giấy lớn.

- Các nhóm cử đại diện lên trình bày và giới thiệu về các hoạt động nông nghiệp trước lớp.

- Lớp quan sát nhận xét và bình chọn.

.

- HS phát biểu

THỦ CÔNG

TIẾT 15: CẮT DÁN CHỮ V

I. MỤC TIÊU: Học sinh biết:

1. Kiến thức:

- Kẻ, cắt, dán chữ V. Kẻ cắt, dán được chữ V đúng quy trình kĩ thuật. Học sinh thích cắt, dán các chữ

2. Kĩ năng: Cắt dán chữ V nhanh, đẹp 3. Thái độ: Yêu lao động

- Khéo léo, cẩn thận

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu của chữ V đã dán và mẫu chữ V cắt từ giấy để rời.

Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ V, giấy thủ công , bút màu , kéo thủ công.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.

- Giáo viên nhận xét đánh giá . B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - Giới thiệu và ghi tên bài 2. Các hoạt động

* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát. (5’)

- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.

- Học sinh lắng nghe

- Cả lớp quan sát mẫu chữ V

(25)

- Cho học sinh quan sát mẫu chữ V và nêu nhận xét:

+ Nét chữ rộng mấy ô?

+ Hãy so sánh nửa bên phải và nửa bên trái của chữ V?

+ Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nửa bên phải và nửa bên trái của chữ V sẽ như thế nào?

- GV dùng mẫu chữ V chưa dán thao tác cho HS quan sát

* Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu (5’) Bước 1: Kẻ chữ V

- Hướng dẫn các quy trình kẻ, cắt và dán chữ V như trong sách giáo viên .

- Sau khi hướng dẫn xong giáo viên cho học sinh tập kẻ , cắt và dán chữ V vào giấy nháp

* Hoạt động 3: HS thực hành. (20’) - Gọi HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ V.

- GV nhận xét và nhắc lại các bước thực hiện theo quy trình.

- Theo dõi giúp đỡ các em.

- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.

- Đánh giá sản phẩm thực hành của HS, biểu dương những em làm sản phẩm đẹp.

3. Củng cố - Dặn dò (3’):

- Chuẩn bị giấy TC, kéo ... giờ sau học cắt chữ E..

+ Nét chữ rộng 1ô.

+ Giống nhau.

+ Trùng khít nhau.

- Lớp quan sát GV thao tác mẫu.

- Theo dõi GV hướng dẫn.

- Tiến hành tập kẻ, cắt và dán chữ V theo hướng dẫn của giáo viên vào nháp.

- Nhắc lại

- Thực hành cắt trên giấy thủ công theo nhóm.

- Các nhóm trưng bày sản phẩm.

- Cả lớp nhận xét, bình nhóm, CN làm sản phẩm đẹp.

- Học sinh lắng nghe

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHĂM SÓC CÔNG TRÌNH MĂNG NON

………

NS: 11/12/2020 NG: 18/12/2020

Thứ 6 ngày 18 tháng 12 năm 2020 TOÁN

TIẾT 75: LUYỆN TẬP

A- MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố về tính nhân, chia số có ba chữ số với số có một chữ số. Giải toán, tính độ dài đường gấp khúc

2. Kĩ năng: Tính nhân, chia số có ba chữ số với số có một chữ số và giải toán, tính độ dài đường gấp khúc nhanh, chính xác

3. Thái độ: GD HS tự giác học tập

(26)

B- ĐỒ DÙNG: Bảng phụ

C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi 2HS lên bảng làm BT 2, 4 tiết trước - Giáo viên nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD làm bài tập:

* Bài 1 (6’): Đặt tính và tính

- Nêu cách đặt tính và thực hiện tính?

- Gọi 2 HS làm trên bảng. Lớp làm vào VBT

- Chữa bài

213 x 3 = 639; 374 x 2 = 748;

208 x 4 =832

* Bài 2 (6’):

- HD HS đặt tính, sau đó nêu YC: Chia nhẩm, mỗi lần chia chỉ viết số dư không viết tích của thương và số chia

- Gọi 2 HS làm trên bảng. Lớp làm vào VBT

- Chữa bài

* Bài 3 (6’): Tóm tắt:

172m …m?

A B C

…m?

- HD

- Gọi 1 HS lên bảng. Lớp làm vào VBT Bài giải

Quãng đường BC dài là:

172 x 4 = 688( m) Quãng dường AC dài là:

172 + 688 = 860( m)

Đáp số: 860 ( m) - Nhận xét

* Bài 4 (6’)

450 chiếc áo len

- Làm bài - Nhận xét

- Học sinh lắng nghe - Nêu YC

- HS nêu - Làm bài - Nhận xét

- Nêu YC

- Làm bài - Nhận xét

- Đọc đề. Tóm tắt

- Làm bài - Nhận xét

- Đọc đề. Tóm tắt

(27)

…chiếc?

- Thuộc dạng toán gì?

- HD

- Gọi 1 HS lên bảng. Lớp làm vào VBT - Nhận xét

Bài giải

Số áo len đã dệt được là:

450 : 5 = 90( chiếc) Số áo len còn phải dệt là:

450 - 90 = 360( chiếc)

Đáp số : 360 chiếc.

* Bài 5 (6’)

- Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc?

- Gọi 1 HS lên bảng. Lớp làm vào VBT - Nhận xét

Bài giải

Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:

3 + 4 + 3 + 4 = 14( cm)

Độ dài đường gấp khúc KMNPQ là:

3 x 4 = 12( cm)

Đáp số: 14cm; 12cm.

3. Củng cố, dặn dò (3’):

- Nêu các dạng toán đã học?

- Tìm một phần mấy của một số - Làm bài

- Nhận xét

- Nêu YC

- Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.

- Làm bài - Nhận xét

- Học sinh lắng nghe

SINH HOẠT LỚP + KĨ NĂNG SỐNG

CHỦ ĐỀ 4: KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

* Kĩ năng sống 1. Kiến thức:

- Giúp Hs tự nhận thức được những việc làm có thể hạn chế gây ra tai nạn thương tích cho bản thân và mọi người xung quanh.

2. Kĩ năng: Qua bài rèn cho Hs kĩ năng phòng tránh và sơ cứu khi gặp các tai nạn thương tích trong cuộc sống hằng ngày.

3. Thái độ: Làm những việc an toàn. Tránh gây ra tai nạn thương tích cho bản thân và mọi người xung quanh.

*Sinh hoạt lớp:

- Nắm được ưu, nhược điểm trong tuần học qua.

- Rút kinh nghiệm cho tuần học tới - Có ý thức học tập tích cực, chăm chỉ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(28)

- Phiếu BT cho hoạt động 1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

KĨ NĂNG SỐNG (20’)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A.Kiểm tra bài cũ: (3’)

+ Hãy nêu những hành động, việc làm có thể gây ra tai nạn thương tích cho bản thân và mọi người xung quanh?

+ Những việc làm đó có thể gây ra hậu quả gì?

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’)

2. Hướng dẫn Hs hoạt động

*Hoạt động 1: Làm phiếu bài tập (5’) - Cho Hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 3

+ Em hiểu thế nào là nguy cơ?

- Gv hướng dẫn các em làm bài - Yêu cầu Hs làm trên phiếu bài tập.

- Hs trả lời

- Nhận xét

- 2 Hs đọc yêu cầu

- Nguy cơ là những hậu quả có thể xảy ra.

- Lắng nghe

- Hs làm trên phiếu bài tập.

Phiếu bài tập

1.Theo em, đeo cặp nặng quá có thể dẫn đến nguy cơ gì? (Đánh dấu + vào ô trống phù hợp)

Có thể bị gù lưng. Có thể gây đau bụng.

Có thể bị vẹo cột sống. Có thể gây mệt mỏi.

Có thể gây đau lưng. Có thể hạn chế phát triển chiều cao.

- Theo em những việc làm nào dưới dây là cần thiết để hạn chế các nguy cơ trên?

(Đánh dấu + vào ô trống bên cạnh những việc làm em cho là cần thiết)

Chú ý chọn những loại cặp nhẹ phù hợp với hình thể, nên có băng phản quang nếu phảI đI học buổi tối.

Chỉ mang đến trường những thứ cần thiết.

Chỉ nên đeo cặp khi cần thiết( ví dụ: có thể tháo cặp ra khi đi xe buýt.

Hoặc khi đợi lớp học mở cửa,..

Chọn những chiếc cặp thời trang dù chúng có thể nặng hơn những chiếc cặp khác.

- Gọi Hs trình bày ý kiến của mình.

- Gv cùng Hs nhận xét, bổ sung

* Liên hệ thực tế:

+ Cặp sách của em là loaị cặp gì?

+ Hằng ngày em thường mang những gì đến lớp?

* Kết luận: Chúng ta nên chọn những loại cặp nhẹ phù hợp với hình thể. Chỉ

- Hs trình bày

- Hs nhận xét, bổ sung - Hs liên hệ bản thân

- Hs nhắc lại kết luận

(29)

mang đến trường những thứ cần thiết và đeo cặp khi cần thiết.

*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (5’) + Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập 4- trang 18.

- Hãy nêu yêu cầu của bài tập.

- Cho Hs đọc các cách xử lí ở bên phải.

- Gv hướng dẫn Hs làm

- Chia lớp thành 4 nhóm để Hs thảo luận theo nhóm.

- Mời đại diện các nhóm trình bày.

- Nhận xét, đánh giá.

- Gv chốt cách xử lí phù hợp.

*Hoạt động 3: Đóng vai (5’) + Cho Hs đọc yêu cầu bài 5.

- Yêu cầu các nhóm đóng vai - Nhận xét, đánh giá.

* Liện hệ

*Kết luận: Khi bị thương tích cần sơ cứu kịp thời, sau đó đưa đến bác sĩ nếu cần thiết.

3. Củng cố, dặn dò (1’) - Nhận xét tiết học

- 2Hs đọc

- Hãy nối mỗi tranh tình huống ở bên tráI với một cách xử lí phù hợp ở bên phải.

- Hs đọc

- 4 nhóm thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận. Nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Hs đọc yêu cầu bài 5: Hãy cùng cácbạn thực hành đóng vai các tình huống trên

- Các nhóm thực hành đóng vai - Các nhóm thực hành trước lớp - Hs tự liên hệ bản thân

- Hs nhắc lại

B. SINH HOẠT TUẦN: (20’) 1. Các tổ trưởng, lớp trưởng nhận xét: (6’)

- Các tổ trưởng nhận xét về các hoạt động của tổ mình.

- Lớp trưởng lên nhận xét chung về các hoạt động của lớp về mọi mặt.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, cho ý kiến bổ sung.

2. GV nhận xét, đánh giá. (4’)

- GV nhận xét tình hình về mọi mặt của lớp.

- Nhận xét hiệu quả của các đôi bạn cùng tiến

- Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè.

- Nền nếp xếp hang ra vào lớp………..

- Có ý thức học tập tốt như:…... ………

- Tồn tại: …...

3. Phương hướng tuần (4’)

* Học tập

- Tiếp tực các hoạt động mừng Đảng mừng Xuân

(30)

- Duy trì tốt học và làm bài trước khi đến lớp - Thực hiện các giờ học tốt, nề nếp ôn bài đầu giờ.

- Thực hiện tốt phong trào thi đua -Thực hiện tốt luật an toàn giao thông

* Nề nếp

- Duy trì nền nếp đi học đúng giờ

- Thực hiện tốt nề nếp xếp hàng ra vào lớp và thể dục giữa giờ

* Các hoạt động khác

-...

4. Tổng kết sinh hoạt. (6’)

*Vui văn nghệ chào mừng Đảng mừng Xuân

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Teacher’s aids: English book, soft book, computer, lesson plan.. Students’ aids: Student book, notebooks,

Teacher’s aids: student book and teacher’s book, class CDs, flashcards, IWB software, projector/interactive whiteboard/TV.. Students’ aids: Student book,

- Tell pupils that they are going to listen to the recording, circle the correct options and write the answer to complete the sentences6. - Give them a few seconds to read each of

Teacher’s preparation: sach mem.vn, book, flashcards, laptop, CD, speakers, youtube.com.. Student’s preparation: books,

Tell pupils that they are going to listen to the recording and circle the correct answers.. - Give them a few seconds to read the sentences in silence and guess the words to fill

- Output: Ss pronounce the sounds 'crocodile, 'elephant, 'wonderful and 'beautiful in the words and the sentences correctly..

- Tell pupils that they are going to read the text and circle the correct words to complete

- Tell pupils that they are going to read the text about Mai and her friends Nam and Phong and write their names under the