• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21

Ngày soạn: 23/1/2021 Ngày giảng:

Tiết 81 Văn bản:

KHI CON TU HÚ

- Tố Hữu -

A. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

- Nắm được những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu

- Hiểu được nghệ thuật khắc họa hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do)

- Thấy được niềm khao khát cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng 2. Kĩ năng :

- Biết đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù.

- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ;

thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.

3. Định hướng phát triển năng lực:

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các hình ảnh, chi tiết trong tác phẩm

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: tìm hiểu, thu thập tư liệu, tranh ảnh -Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, hình ảnh thơ.

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: tự nhận thức được tầm quan trọng về niềm khao khát cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng.

4. Thái độ:

- Giáo dục cho HS lòng yêu sự sống, yêu tự do, kính yêu những chiến sĩ cách mạng.

- GD tư tưởng Hồ Chí Minh: Liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày và tình yêu nước, ý chí sắt son vì đất nước của người chiến sĩ cách mạng.

- GD môi trường: qua bức tranh thiên nhiên mùa hè ở vùng quê thật là đẹp:rộn ràng âm thanh, đậm đà màu sắc đã cho thấy tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu quê hương của tác giả. Hãy bảo vệ để có được một môi trường tự do, đẹp đẽ ấy của quê hương, đất nước.

(2)

- GD KNS:

+ KN tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước, kiên cường – Tố Hữu;

+ KN giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về tâm tư uất ức, ngột ngạt của người tù cách mạng đang bị giam cầm, từ đó càng hiểu sâu sắc hơn lí tưởng, niềm khát khao độc lập, tự do;

+ KN tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về hình ảnh đối lập để thấy tâm tư, tình cảm đẹp của người thanh niên cách mạng. (Sử dụng các PP: động não, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút,...)

- GD đạo đức: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, sống có lý tưởng, khát khao cuộc sống tự do và đấu tranh vì tự do vì hòa bình.

B. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, tranh minh hoạ.

- HS: Soạn bài, học bài cũ C. Phương pháp:

- Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình…

- KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ...

D. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp(1p) 2. Kiểm tra bài cũ(5p)

Câu hỏi:? Đọc thuộc lòng bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Tế Hanh và nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài ?

Đáp án:

- Đọc thuộc lòng, diễn cảm

- Nêu nội dung: bài thơ là bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. qua đó cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ...

- Nêu nghệ thuật: Hình ảnh so sánh, nhân hoá, ĐT,TT, từ láy, câu cảm thán, giọng thơ mượt mà, sâu nặng,bút pháp lãng mạn, thể thơ 8 tiếng...

3. Giảng bài mới(33p)

* Giới thiệu bài: Tự do vốn là khao khát của con người. Nó tha thiết và thiêng liêng, nó đem lại niềm tin và nghị lực cho con người. Điều này được nhà thơ Tố Hữu thể hiện rõ qua bài thơ “Khi con tu hú”…...

Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm(6p) A. Giới thiệu chung:

(3)

? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Tố Hữu?

GV: Bổ sung thêm

- Tố Hữu ( 1920- 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Giác ngộ cách mạng khi đang còn là học sinh.

- Tháng 4/ 1939 bị thực dân Pháp bắt giamvào nhà lao Thừa Phủ(Huế), sau7 đó trải qua các nhà lao ở miền Trung và Tây Nguyên, cho đến tháng 3/ 1942 ông vượt ngục tiếp tục hoạt động - Ông có nhiều cống hiến cho cách mạng và cuộc đời thơ

- Là nhà thơ của lí tưởng cộng sản; thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.

- Con đường thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với các giai đoạn cách mạng Việt Nam, được đánh dấu bởi các tập thơ: Từ ấy ( 1937- 1946), Việt Bắc ( 1947- 1954), gió lộng ( 1955- 1961), Ra trận (1962- 1971), máu và hoa ( 1972- 1977), một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999)

? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?

GV: Lúc này nhà thơ đang ở trong nhà lao Thừa Phủ ( Huế), lúc đã hơn ba tháng trời bị giam cầm.

- Bài thơ nằm trong phần “xiềng xích” của tập thơ “từ ấy”

- Bài thơ là tiếng lòng của người thanh niên 19 tuổi say mê lý tưởng, tha thiết yêu đời và hăng hái hoạt động nhưng bị giam cầm, cách biệt hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài.

Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản (22 p) GV: Hướng dẫn HS đọc:6 câu đầu giọng tươi vui ,rộn ràng.4 câu cuối đọc nhấn mạnh

-GV đọc mẫu

- HS đọc – nhận xét

1. Tác giả:( 1920 - 2002) - Tố Hữu

- Có nhiều cống hiến cho cách mạng và cuộc đời thơ

- Là nhà thơ của lí tưởng cộng sản;

thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.

2. Tác phẩm

- Bài thơ được sáng tác tháng 7 năm 1939 khi tác giả đang bị giam cầm trong nhà lao Thừa Phủ

B. Đọc- Hiểu văn bản 1. Đọc - chú thích

(4)

-GV nhận xét –sửa lỗi

- GV: Hướng dẫn H giải thích một số từ khó

"Chim tu hú"

? Em thấy cấu tạo ngữ pháp của nhan đề bài thơ có gì đáng chú ý ?

HS: “ khi con tu hú...”một mệnh đề phụ, một câu nói nửa chừng

? Cách đặt nhan đề như vậy có tác dụng gì?

( chuẩn bị cho người đọc một tâm thế tìṃ, phấn khích muốn tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ.)

Vậy tiếng chim tu hú có vai trò gì trong bài thơ ? ( khơi nguồn cảm xúc cho toàn bài )

? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

HS: Lục bát

? Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Giới hạn và nội dung từng phần?

HS:

? Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Đâu là phương thức chính?

HS: Biểu cảm + miêu tả.

? Đọc 6 câu đầu

? Khung cảnh làng quê vào hè được diễn tả qua những chi tiết nào ( âm thanh, màu sắc, hương vị, khung cảnh)

HS: Tu hú gọi bầy, lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần, tiếng ve, cánh diều trao lượn, bắp rây vàng hạt...

? Trong những sự vật ấy, tác giả gợi đến điều gì trước tiên ?

HS: Tiếng tu hú

? Cùng với tiếng chim tu hú tác giả còn chú ý đến âm thanh nào nữa?

HS: Tiếng ve ngân.

? Em có nhận xét gì về âm thanh ở đây?

HS: Tưng bừng, rộn rã..

2. Thể thơ, bố cục - Thể thơ: Lục bát

- Phương thức biểu đạt:Biểu cảm + miêu tả.

-Bố cục: 2 phần - P1: 6 câu đầu - P2: 4 câu cuối

3. Phân tích

a.Bức tranh mùa hè:

- Âm thanh:

+ Tu hú gọi bầy + Tiếng ve ngân + Tiếng sáo diều

-> Tưng bừng, rộn rã

- Màu sắc:

(5)

? Sự vật nào gợi cho ta màu sắc của mùa hè?

HS: Lúa chín vàng, Bắp vàng hạt, nằng đào, trời xanh..

.- vàngcủa bắp, lúa chín

- hồng của nắng(màu nắng mới,rực rỡ) -Xanh của bầu trời

? Em có nhận xét gì về màu sắc ở đây?

HS: Màu sắc tươi vui, lộng lẫy đầy sức sống.

? Qua 6 câu thơ đầu, em cảm nhận được hương vị gì của mùa hè?

HS: Mùi thơm của lúa chín, của trái ngọt.

? Cảm nhận của em về hương vị đó?

HS: ngọt ngào

? Khung cảnh mùa hè có gì nổi bật

HS: Trời cao, diều sáo lộn nhào từng không

? Khung cảnh ấy gợi sự cảm nhận như thế nào?

-Bầu trời cao trong xanh,tiếng sáo diều vi vút -Đường nét: không gian cao rộng, khoáng đạt, gợi một không gian phóng khoáng, tự do

? Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả của tác giả?

HS: Miêu tả theo trình tự không gian

? Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng từ ngữ để miêu tả?

HS: Từ ngữ chỉ thời gian hiện tại, chỉ vận động đang diễn ra: đang, chín, ngọt, dần, dậy, ngân, rây, vàng, càng, nhào lộn...

? Qua đó em cảm nhận cảnh tượng mùa hè hiện lên với những vẻ đẹp nào?

GV: Những từ ngữ này kiến cho người đọc hình dung bức tranh mùa hè sống động như đang hiện ra trước mắt...

Tác giả cảm nhận bức tranh mùa hè bên ngòai nhà tù = các giác quan nào?

+ Lúa chín (vàng) + Bắp rây vàng hạt + Nắng đào

+ Trời xanh

-> Tươi vui, lộng lẫy, đầy sức sống - Hương vị:

+ Trái cây ngọt...

-> Ngọt ngào - Khung cảnh:

+ Trời cao

+ Diều sáo lộn nhào từng không -> Khoáng đạt, tự do

=>Từ ngữ chỉ thời gian hiện tại đang diễn ra, trí tưởng tượng phong phú và sự cảm nhận mãnh liệt, tinh tế.

=> Cảnh mùa hè thật rực rỡ, tươi đẹp tràn đầy sức sống, rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị... Tất cả được thức dậy từ tiếng chim tu hú.

(6)

- Mắt, tai, lưỡi

? Từ đó em hiểu thêm được điều gì về tâm hồn người chiến sĩ?

HS: Tâm hồn tinh tế, trẻ trung, yêu đời

GV: Điều đáng nói ở đây là hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: tác giả đang ở trong tù. Như vậy toàn bộ bức tranh thiên nhiên được miêu tả là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú và sự cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời và đang khao khát tự do đến cháy ruột, cháy lòng.

? Đọc 4 câu thơ tiếp theo của bài.

? Các từ ngữ nào trực tiếp bộc lộ cảm xúc của tác giả?

? Tâm trạng của người tù được thể hiện như thế nào?

HS: Đau khổ, uất ức ngột ngạt.

? Ngoài những từ ngữ mạnh tác giả còn sử dụng những từ cảm thán, câu cảm thán, em hãy chỉ ra những từ và câu đó ?

HS: Ôi, thôi, làm sao.

? Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp của các câu thơ này?

HS: ngắt nhịp bất thường: 2/2/2; 6/2; 3/3; 6/2.

? Cách ngắt nhịp và từ ngữ đó có tác dụng gì?

HS: Cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khát khao chảy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục trở về với cuộc sống tự do bên ngoài.

? Qua phân tích, em cảm nhận được gì qua hai khung cảnh trên?

HS: Đối lập nhau

* GV: Bằng thủ pháp đối lập, tương phản giữa một bên là cảnh thiên nhiên tươi đẹp, dạt dào sức sống và một bên là tâm trạng dằn vặt, u uất, đau khổ của người tù tạo nên một kết cấu độc đáo cho bài thơ

? Tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ có gì giống

=> Tâm hồn tinh tế, trẻ trung yêu đời khao khát tự do.

b.Tâm trạng người tù cách mạng - đạp tan phòng

- ngột, chết uất..

-> Nhịp thơ bất thường, động từ mạnh, từ cảm thán

(7)

và khác với tiếng tu hú ở đầu bài thơ?

- Tiếng tu hú mở đầu là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng

- Tiếng tu hú cuối bài: gợi cảm giác u uất, nôn nóng, khắc khoải, tâm trạng người tù mất tự do, là tiếng gọi của khát vọng tự do tha thiết, cháy bỏng

Giống nhau: Đều là tiếng gọi tha thiết của tự do, Vì sao 2 tâm trạng đó khác nhau?

-Vì nó được khơi dậy từ 2 không gian hoàn toàn khác nhau: tự do và mất tự do

* GV: Tiếng chim tu hu hú tạo nên cảm xúc nhất quán của bài thơ: Tình yêu thiên nhiên, tâm trạng ngột ngạt khi phải sống trong cảnh tù đày và khát vọng trở về với cuộc sống tự do.

Tiếng chim tu hú vang lên như tiếng gọi của tự do

? Kết cấu đầu cuối tương ứng này em đã gặp ở bài thơ nào?

HS: Ông đồ.

Qua đó em cảm nhận gì về tâm trạng người tù CM?

-HS :

? Em hiểu được gì về người cách mạng qua bài thơ?

? Đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK/ T 20.

? Những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?

Hoạt động 3: Luyện tập(5p)

? Cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở điểm nào?

- Đoạn 1: Tả cảnh vào hè

- Đoạn 2: Tả tâm trạng của người tù cách mạng -> Hai đoạn tạo nên kết cấu đối lập trong sự thống nhất: cảnh sắc bên ngoài đối lập với cuộc sống gò bó ngột ngạt trong tù của tác giả, càng

-> Tâm trạng bực bội, uất ức ngột ngạt khao khát tự do đến cháy bỏng muốn đạp tan phòng giam để trở về với cuộc sống tự do.

4. Tổng kết

a) Nội dung, ý nghĩa :

- Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh ngục tù.

b) Nghệ thuật:

- Thơ lục bát , giàu nhạc điệu, mượt mà uyển chuyển.

- Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để biểu lộ cảm xúc khi thiết tha khi lại sôi nổi mạnh m,ẽ.

- Sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê...

c) Ghi nhớ: SGK/ T20 III. Luyện tập

(8)

say sưa với cuộc sống làng quê vòa hè thì càng căm tức cuộc sống đày đọa của nhà tù.

- Thể thơ lục bát linh hoạt

- Giọng điệu tự nhiên thay đổi phù hợp - Ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, nhạc điệu

Hoạt động 4: Vận dụng, sáng tạo

- Bài thơ” khi con...” được viết trong hoàn cảnh nào - Cách đặt nhan đề bài thơ có gì đặc biệt

- Tiếng chim tu hú có vai trò gì trong bài thơ

-Nêu giá trị nội dung,nghệ thuật của bài thơ “Khi con tu hú”?

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng - Vẽ sơ đồ tư duy bài thơ.

*. Hướng dẫn học sinh ở nhà :(3p)

* Hướng dẫn học ở nhà:

- Học thuộc lòng bài thơ

- Phân tích được nội dung chính của bài..

- Phân tích được bức tranh mùa hè và tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ

* Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Câu nghi vấn ( tiếp) - Đọc kĩ bài

- Chuẩn bị theo nội dung SGK E. Rút kinh nghiệm :

Ngày soạn: 23/1/2021 Ngày giảng:

Tiết 82 THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP ( CÁCH LÀM)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong Vb thuyết minh

- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh.

(9)

- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát đối tượng thuyết minh : 1 phương pháp (cách làm). Tạo lập được Vb thuyết minh theo yêu cầu : Biết viết 1 bài văn thuyết minh về 1 cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài khoảng 300 chữ; diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp thể loại.

- rèn KNS : giao tiếp( trình bày ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách làm); suy nghĩ sáng tạo ( thu thập, xử lý thông tin...)

3. Thái độ: giáo dục ý thức quan sát, tìm hiểu cuộc sống

4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiên và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. Chuẩn bị

- GV: nghiên cứu chuẩn kiến thức,,soạn giáo án, TLTK, bảng phụ - HS: chuẩn bị soạn bài mục I

III. Phương pháp : Phân tích ngữ liệu, vấn đáp, thuyết trình, thực hành, thảo luận nhóm/động não.

IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1- Ổn định tổ chức (1’)

2- Kiểm tra bài cũ - 4

? Nêu các yêu cầu khi viết một đoạn văn thuyết minh? Đọc Bài tập 3 (15) 3- Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động (1’):

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP: thuyết trình.

Hoạt động 2: (16’) Hình thành kiến thức Mục đích: Tìm hiểu về giới thiệu một phương pháp(cách làm)

-Phương pháp: Vấn đáp,trình bày.

- Thời gian: 16p

GV treo bảng phụ -> HS đọc VD a

? Văn bản a thuyết minh cách làm đồ chơi gì?

? Bài thuyết minh đó có những phần nào?

3 phần: Nguyên liệu, cách làm, y. cầu thành phẩm

? Phần nào quan trọng nhất? Vì sao?

HS: Phần 2(cách làm) vì nó giới thiệu đầy đủ tỉ mỉ cách làm để người đọc có thể làm theo

I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm)

1) Khảo sát, phân tích ngữ liệu

a. Cách làm đồ chơi em bé đá bóng bằng quả khô.

b. Cách nấu canh rau ngót với thịt nạc

- Khi cần thuyết minh cách làm

(10)

? Phần nguyên vật liệu nêu ra để làm gì? Có cần thiết không?

HS: Không thể thiếu, vì không có nó sẽ không thể tiến hành chế tác sản phẩm.

? Phần cách làm được trình bày như thế nào? Theo trình tự nào?

HS: Giới thiệu đầy đủ, tỉ mỉ. Cách làm theo 5 bước: + Cách tạo thân, đầu, làm bàn tay, chân, cách làm quả bóng, gắn hình người trên sân cỏ

? Phần yêu cầu thành phẩm có cần thiết không?

HS: Cần thiết vì nó giúp người làm so sánh và tìm cách chỉnh sửa thành phẩm của mình.

H: Đọc to rõ văn bản b

? Văn bản b thuyết minh về điều gì?

? Phần nguyên liệu, cách làm và yêu cầu thành phẩm có gì khác so với văn bản a?

HS: Nguyên liệu: thêm phận định lượng

+ Cách làm: Đặc biệt chú ý đến trình tự trước sau đến thời gian của mỗi bước.

+ Yêu cầu thành phẩm: Chú ý 3 mặt: Trạng thái, màu sắc, mùi vị.

? Giữa 2 văn bản a, b có điểm gì chung

HS: Đều có 3 phần: Nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm.

? Vì sao văn bản b có điểm khác văn bản a?

HS: Cách làm món ăn phải khác cách làm đồ chơi.

? Em có n. xét gì về lời văn của văn bản a và b?

HS: Lời văn ngắn gọn, rõ ràng, chuẩn xác.

? Để làm được kiểu văn bản này yêu cầu phải làm gì?

HS: Phải tìm hiểu và nắm chắc cách làm đó.

? Đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK/ T26?

một đồ vật ( hay nấu một món ăn, may áo quần…) người ta thường nêu những nội dung sau:

+ Nguyên liệu + Cách làm

+ Yêu cầu thành phẩm.

- Yêu cầu

+ Nguyên liệu : Đầy đủ

+ Cách làm : Theo thứ tự hợp lí + Yêu cầu thành phẩm: nêu rõ, cụ thể yêu cầu của thành phẩm.

- Lời văn ngắn gọn, rõ ràng, chuẩn xác.

2. Ghi nhớ: SGK/ T 26 Hoạt động 3 (18’)

Mở rộng sáng tạo

Mục đích: HS vận dụng được những kiến thức trong bài học để giải quyết bài tập,từ đó củng cố, khắc sâu bài học.

- Phương pháp: Thực hành, luyện tập -Thời gian: 18 phút

Bài tập 1: Hoạt động cá nhân

? Tự chọn một đồ chơi quen thuộc và lập dàn ý thuyết minh cách làm đồ chơi đó ? - Yêu cầu: Trình bày rõ ràng, mạch lạc.

? Bố cục của một bài văn thuyết minh?

II. Luyện tập

Bài tập 1/ T26:

- MB: Giới thiệu khái quát trò chơi.

- TB: Số người chơi và dụng cụ chơi + Cách chơi (luật chơi)

(11)

? Nhiệm vụ của từng phần như thế nào?

Ví dụ: Trò chơi: Thi thổi cơm

a/ Số lượng tham gia: Từng cặp trai gái ( 3- 5 cặp)

b/ Vật dụng cần chuẩn bị cho từng cặp trai gái

- Nồi đất, đôi đũa cái, củi, lửa,gạo đã vo, khăn bịt mắt và khăn buộc tay

c/ Cách chơi:

- Bịt mắt người con gái, buộc tay người con trai

- Sau ba hồi trống, từng đội trai gái phải nhanh chóng và khéo léo bổ sung cho nhau để nhen lửa, nấu cơm chín sớm nhất, ngon nhất.

- Sau một t.gian được qui định cụ thể, ba hồi trống báo hiệu t. gian nấu cơm chín đã kết thúc. Từng đôi trai gái phải ngừng tay lại, ban giám khảo đến chấm điểm

d/ Yêu cầu:

- Về phía người chơi, mắt của người con trai, con gái phải bịt kín, tay của người con trai phải buộc chặt.

- Về phía sản phẩm: Cơm phải chín đều, ngon và chín trong thời gian ngắn nhất.

HS đọc –xác định yêu cầu BT 2 - HS làm miệng

? Hãy chỉ ra cách đặt vấn đề, cách đọc nhanh, hiệu quả của phương pháp đọc nhanh?

? Các số liệu nêu trong bài có ý nghĩa gì đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh?

? Xác định bố cục 3 phần của văn bản?

HS: Lập dàn bài ở nhà.

? Nhận xét về sức thuyêt phục của văn bản?

- Các số liệu trong bài văn có ý nghĩa nêu rõ hiệu quả của phương pháp đọc nhanh, làm cho bài viết tăng sức thuyết phục với người đọc, người nghe

+ Yêu cầu đối với trò chơi - KB:

+ Lợi ích của trò chơi

+ Cảm nghĩ sau khi tham gia trò chơi.

Bài tập 2/ T26:

- Cách đặt vấn đề:

+ Vai trò quan trọng không thể thay thể của con người ở thời đại khoa học, máy móc phát triển

+ Để gánh vác được vai trò đó con người cần phải đọc.

+ Số lượng rất lớn về đầu sách, trang in của ngành in thế giới.

+ Cách đọc như thế nào trước núi tư liệu đó.

- Các cách đọc:

+ Đọc thành tiếng

+ Đọc thầm: đọc theo dòng, đọc theo ý.

- Nội dung và hiệu quả:

+ Nội dung: Là cách đọc không theo từng câu mà thu nhận các ý chung trong bài viết theo nội dung chủ yếu.

+ Hiệu quả: Là cách đọc cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết trong một đoạn

(12)

văn, một trang sách, lọc bỏ những thông tin không cần thiết , thu nhận thông tin nhiều mà tốn ít thời gian, đặc biệt cơ mắt ít mỏi.

- Những số liệu trong bài có ý nghĩa chứng minh, tăng sức thuyết phục đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh.

Hoạt động 4: Vận dụng, sáng tạo

GV khái quát nội dung bài học về phương pháp làm bài văn thuyết minh Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Vẽ sơ đồ tư duy thuyết minh về phương pháp, cách làm

* Hướng dẫn về nhà(3’)

- Sưu tầm một bài văn thuyết minh về một phương pháp ,cách làm trong báo, tạp chí

- lập dàn bài thuyết minh về một phương pháp để tạo nên một sản phẩm cụ thể - Soạn : Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Nghiên cứu ngữ liệu SGK trả lời các câu hỏi và rút ra kết luận về phương pháp thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.

V. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 23/1/2021 Ngày giảng:

Tiết 83 –Tuần 21 Văn bản:

TỨC CẢNH PÁC BÓ

Hồ Chí Minh A. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

- Thấy được một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.

- Thấy được cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.

2. Kĩ năng:

- Đọc- Hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Định hướng phát triển năng lực:

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ...

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: tìm hiểu, thu thập tư liệu, tranh ảnh -Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, hình ảnh thơ.

(13)

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: tự nhận thức đượcđặc điểm của thơ Hồ Chí Minh:

sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.

4. Thái độ:

- Giáo dục cho HS lòng yêu sự sống, yêu tự do, kính yêu Bác,yêu những chiến sĩ cách mạng.

*Các nội dung tích hợp

- GD tư tưởng Hồ Chí Minh: Liên hệ với lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian ở chiến khu Việt Bắc.

- GD môi trường: qua bức tranh thiên nhiên của núi rừng Pác bó đã cho thấy tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu quê hương của Bác Hồ.

- GD KNS:

+ KN giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về hình ảnh giản dị mà rất đỗi thân thương của Bác Hồ với cuộc đời cách mạng khó khăn gian khổ nhưng tư tưởng, ý chí luôn kiên cường, phong thái ung dung tự tại vượt lên hoàn cảnh.

+ KN tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, hình ảnh giản dị từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước, kiên cường – Hồ Chí Minh;

+ KN tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về hình ảnh đối lập để thấy tâm tư, tình cảm đẹp của người cách mạng. (Sử dụng các PP: động não, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, hỏi - đáp...)

- GD đạo đức: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, sống có lý tưởng, vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn và đấu tranh vì tự do vì hòa bình cho dân tộc Việt Nam.

B. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, tranh minh hoạ.

- HS: Soạn bài, học bài cũ C. Phương pháp:

- Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình…

- KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ...

D. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp(1p) 2. Kiểm tra bài cũ(4p)

Câu hỏi:? Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu và nêu nội dung của bài thơ.

Đáp án:

+ Đọc thuộc lòng, diễn cảm

+ Nêu nội dung : Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh ngục tù.

3. Giảng bài mới(35p)

Đặt vấn đề bài mới:Sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, đầu năm 1941, chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về Pác Pó (Cao Bằng). Giây phút thiêng liêng và cảm động ấy đã được nhà thơ Tố Hữu ghi lại:

(14)

Ôi sáng xuân nay, xuân 41 Trắng rừng Biên giới nở hoa mơ Bác về...Im lặng. Con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...

Tại đây, Bác đã sống và làm việc như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu...

Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm (6p)

? Nêu những nét chính về tác giả?

HS:

G: Bổ sung thêm

? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ " Tức cảnh Pác Bó"?

HS: Tháng 2/1941 Bác trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ... Tại căn cứ địa Cao Bằng Bác viết một số bài thơ. Trong đó có hai bài: Pác Bó hùng vĩ và Tức cảnh Pác Bó

GV: Người ở trong hang Pác Bó- một hang núi nhỏ sát biên giới Việt- Trung( Thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng); thường phải ăn cháo ngô, măng rừng thay cơm, bàn làm việc là một phiến đá bên bờ suối Lê- nin. “Tức cảnh Pác Bó” được Bác sáng tác trong thời gian này

- Trong bài viết “Từ Pác Bó đến Tân Trào” đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại:Những khi trời mưa to rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng Bác thức dậy thấy một con rắn lớn nằm khoanh tròn cạnh Người(…). Có thời gian cơ quan chuyển vào vùng núi đá trên khu đồng bào Mán Trắng gạo cũng không có, Bác cũng phải như các anh em khác phải ăn cháo bẹ hàng tháng.

Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản(22p)

? Nêu cách đọc bài thơ?

GV: Hướng dẫn H đọc

- Giọng điệu thoải mái thể hiện tâm trạng sảng khoái

- Đọc mẫu - Gọi HS đọc

- Nhận xét đọc của HS, GV

? Những từ ngữ nào trong bài cần chú ý ? HS giải thích 2 từ: cháo bẹ, lịch sử Đảng

-Pác Bó: Tiếng Tày gọi là đầu nguồn. nơi Bác sống và hoạt động trong một cái hang nhỏ, bí mật, kín đáo.

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả:( 1890 - 1969) - Hồ Chí Minh

2. Tác phẩm:

- Bài thơ sáng tác 2/1941khi Bác Hồ sống và hoạt động ở Pác Bó

II. Đọc- Hiểu văn bản 1. Đọc - chú thích

(15)

- chông chênh : không vững chãi , dễ nghiêng, đổ

? Em có cảm nhận như thế nào khi đọc bài thơ?

HS: Bình dị, tự nhiên, giọng điệu thoải mái pha chút vui đùa hóm hỉnh.

GV: Tất cả gợi cảm giác vui thích, sảng khoái ->

tinh thần lạc quan cách mạng của Bác thú "lâm tuyền" của nhân vật trữ tình.

GV: Giải thích cho HS hiểu thú "lâm tuyền" ( Niềm vui thú được sống với rừng, suối...)

? Bài thơ thuộc thể thơ nào?

HS: Thất ngôn tứ tuyệt.

? Nhắc lại bố cục của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt?

HS: Bốn phần ( Tương đương với bốn câu): Khai, thừa, chuyển, hợp.

? Em đã học những bài thơ nào thuộc thể thơ này?Đọc thuộc một bài thơ?

- Cảnh khuya, Nguyên tiêu (rằm tháng giêng)

? Chỉ ra phương thức biểu đạt của bài thơ?

- Biểu cảm, tự sự

? Theo em bài thơ có những ý lớn nào?

HS: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó (câu 1,2,3).

- Cảm nghĩ của Bác.

? hãy xác định bố cục bài thơ?

2 phần:

+ P1: 3 câu đầu :Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó

+ P2: 1 câu cuối: Cảm nghĩ của Bác

? Đọc 3 câu thơ đầu

? Em có nhận xét gì về giọng điệu, cách ngắt nhịp, cấu tạo của câu thơ đầu?

HS:

- Giọng điệu thoải mái, phơi phới - Ngắt nhịp 4/3 tạo thành 2 vế sóng đôi

? Em hãy chỉ ra phép đối trong câu ?

HS: Giới thiệu nề nếp sinh hoạt của Bác giữa núi rừng

- Câu thơ sử dụng tiểu đối:

+ Đối thời gian: sáng><tối + Đối không gian: Suối >< hang + Đối hoạt động: ra >< vào

? Tác dụng của cấu trúc đặc biệt này là gì?

HS: Diễn tả hoạt động đều đặn, nhịp nhàng của con người -> toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng nề nếp...

2. Thể thơ, bố cục

-Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt -Bố cục: 2 phần:

+ P1: 3 câu đầu + P2: 1 câu cuối

3. Phân tích:

a) Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó.

Câu 1:

- Ngắt nhịp 4/ 3 tạo thành hai vế đối sóng đôi.

- Giọng điệu thoải mái.

-> Khái quát một nhịp sống đã trở thành nếp, chủ động, sống ung dung, hoà điệu với nhịp sống của núi rừng

(16)

GV: Diễn tả quan hệ gắn bó hoà hợp giữa con người với thiên nhiên ở Pác Bó. Bác Hồ sống thật ung dung, hoà điệu với nhịp sống núi rừng.

? Em hiểu như thế nào về ý thơ "ra suối ... vào hang"?

- suối, hang: nơi làm việc, ẩn náu - sáng tối: chỉ thời khóa biểu

- vào, ra: chỉ hoạt động của nhà c/m thời bí mật chứ không phải lên, xuống, lại, qua của người du

ngoạn , thi nhân

? Qua câu thơ trên, em hiểu gì về cuộc sống của Bác?

HS: Cuộc sống hài hoà, thư thái, ung dung...

-Đọc câu thơ thứ 2 của bài thơ?

GV: Thông thường ở thơ tứ tuyệt ngắt nhịp phổ biến là 4/ 3, nhưng ở câu thơ này nhịp thơ đã

chuyển thành 2/ 2/ 3 tạo thành một sự đều đặn cùng với 2 thanh trắc liền nhau ở nhịp 3 càng khẳng định thêm điều đó.

? Cách ngắt nhịp, giọng điệu ở câu thơ này có gì khác câu 1?

Hãy giải thích câu " cháo bẹ,rau măng"

- Cháo bẹ : cháo ngô-> đơn sơ, giản dị, - Rau măng : rau và măng rừng-> kham khổ

GV :cháo ngô và măng rừng luôn là những thức ăn có sẵn trong bữa ăn của Bác.

? Có ý kiến cho rằng ý của câu thơ là: dù chỉ ăn có cháo bẹ rau măng rất khổ nhưng tinh thần vẫn sẵn sàng. Ý kiến của em như thế nào?

-HS thảo luận nhóm 3'/trình bày

-GV: Hiểu như vậy không sai về mặt ngữ pháp nhưng không phù hợp với tinh thần chung giọng điệu chung của bài thơ cũng như cảm xúc của tác giả ít nhiều giảm tầm tư tưởng của bài thơ . Hưởng thụ cháo bẹ, rau măng là niềm vui của người cách mạng luốn biết sống gắn bó với thiên nhiên, đất nước, nhân dan lao động nghèo khổ của mình

? Em có nhận xét gì về bữa ăn của Bác?

HS: Bữa ăn đơn sơ, giản dị nhưng chan chứa tình cảm bởi đó là những thứ của thiên nhiên ban tặng.

GV: Hưởng thụ nó là niềm vui của người cách mạng luôn gắn bó, hoà hợp với thiên nhiên...

? Qua đó em hiểu thêm gì về Bác?

GV: Câu thơ toát lên một sự yên tâm về đời sống vật chất. Thơ xưa thường biểu lộ cái vui vì cảnh

Câu 2:

- Nhịp 2/ 2/ 3

- Giọng vui đùa, hóm hỉnh

->cháo ngô và măng rừng luôn là những thức ăn có sẵn trong bữa ăn của Bác.

- Bữa ăn: đơn sơ, giản dị -> là niềm vui của người cách mạng luôn gắn bó, hoà hợp với thiên nhiên

=> Tinh thần lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh.

(17)

nghèo như Nguyễn Trãi từng viết: “Nước lã cơm rau hãy tri túc”. Điều khác biệt với các nhà thơ xưa của Bác là bằng lòng với cuộc sống hiện tại nơi đầu nguồn

? Hai câu thơ đầu giúp em cảm nhận gì về tinh thần của Bác?

GV: Sự giản dị trong cuộc sống, sự gắn bó với thiên nhiên-> Nổi bật cuộc sống thiếu thốn về vật chất, sang trọng về tinh thần.

? Có ý kiến cho rằng: Hai câu đầu vừa mang nét cổ điển vừa mang nét hiện đại. Vì sao?

- Nét cổ điển: Thể hiện niềm vui sống giữa núi rừng, người xưa gọi là “thú lâm tuyền”. Đó là thú của các hiền sĩ xưa gặp thời bế tắc nhiễu nhương thường từ bỏ cuộc sống công danh về sống ẩn dật, làm bạn với thiên nhiên để giữ được phẩm chất thanh cao.

VD: Nguyễn Trãi sống ở Côn Sơn có bài “Côn Sơn ca”

- Nét hiện đại: Hiền sĩ xưa nói ăn măng, uống nước suối là cách nói ước lệ để thể hiện cuộc sống thanh tao, lánh đục về trong. Còn cảnh sinh hoạt của Bác ở Pác Bó là sự thật không hề tô vẽ. Bác cũng gắn bó với thiên nhiên làm chủ được cuộc sống, vượt qua được hoàn cảnh, cốt cách ấy không phải của một ẩn sĩ mà của một người chiến sĩ.

- Đọc câu thơ thứ 3 của bài thơ?

? Trong câu 3 sự đối ý, đối thanh được thể hiện như thế nào?

HS:+ Đối ý: Điều kiện làm việc ( Bàn đá chông chênh) > <nội dung công việc quan trọng ( dich sử Đảng)

+ Đối thanh: B - T (chông chênh > < dịch sử Đảng)

? Tác dụng của phép đối đó như thế nào?

HS: Lời thơ vang lên nhạc điệu vừa mềm mại, vừa khoẻ khắn...

? Em hiểu từ "chông chênh" có nghĩa là gì?

HS:

-Nghĩa đen: không cân, không vững -Nghĩa bóng: Là thiếu thốn, gian khổ

Từ láy miêu tả rất tạo hình và gợi tả thế lực c.mạng nước ta còn đang trong thời kì khó khăn...

? Dịch sử Đảng là làm việc gì? Mục đích?

GV: - Bác giới thiệu việc làm của Bác : dịch sử

=> Vừa mang nét cổ điển, vừa mang nét hiện đại.

Câu 3:

- Chông chênh: Từ láy miêu tả gợi hình-> Điều kiện làm việc khó khăn

- Dịch sử Đảng:Việc làm lớn lao phục vụ cách mạng

-> Nghệ thuật đối

-> Hoàn cảnh khó khăn, vất vả không ngăn được tinh thần làm việc của Bác.

b) Cảm nghĩ của Bác

- Cuộc đời các mạng thật là sang

+ "sang": sang trọng, giàu có cảm giác hài lòng, vui thích...->

Nhãn tự ( chữ mắt)

(18)

Đảng(Bác dịch vắn tắt lịch sử Đảng Liên Xô làm tài liệu cho cán bộ

-> Công việc lớn lao, vĩ đại, chỉ đạo Cách mạng Việt Nam từ nơi cội nguồn đồng thời cũng chính là đang suy tư, tìm cách xoay chuyển lịch sử cách mạng VN nơi đầu nguồn đang đón đợi và chuẩn bị tích cực cho một cao trào đấu tranh mới giành độc lập , tự do cho đất nước.

- Đọc câu cuối của bài thơ?

? Nội dung của câu thơ là gì?

HS: Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng

? Từ nào có ý nghĩa quan trọng nhất của câu thơ, bài thơ? Vì sao

HS: Từ "sang"->làm nổi bật tinh thần của bài thơ

? Em hiểu từ "sang" ở đây có ý nghĩa ntn?

HS: Sang là sang trọng, giàu có, cao quý, đẹp đẽ, là cảm giác hài lòng, vui thích.

GV bình giảng: Đó là tâm trạng, là tình cảm của HCM khi tự nhìn nhận, đánh giá về c.sống của mình, cuộc đời c.m của chính mình trong những ngày làm việc ở Pác Bó, dù gian khổ, thiếu thốn nhưng người vẫn luôn cảm thấy vui thích, giàu có, sang trọng...

- Sang ở đây là sự sang trọng về tinh thần của người c.mạng không bị gian khổ thiếu thốn khuất phục.

- Là cái sang trọng của nhà thơ luôn tìm thấy sự hòa hợp, tự tin, thư thái, hòa hợp với thiên nhiên.

- Trong thơ Bác hay nói tới cái “sang” của người làm cách mạng kể cả khi bị tù đày.

-Hôm nay xiềng xích thay dây trói Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung Tuy bị tình nghi làm gián điệp Mà như khanh tướng vẻ ung dung

* GV : Rõ ràng việc ăn, ở không phải là sang chỉ có việc làm dịch sử Đảng là sang nhất vì nó đem ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin về để đấu tranh giải phóng dân tộc, đem lại sự giàu sang hạnh phúc cho cả dân tộc

? Bài thơ cho em thấy, em hiều gì về những ngày Bác sống và làm việc ở Pác Bó?

HS:

?Nét cao quý nào của Bác được bộc lộ qua b. thơ HS: Tâm hồn hoà hợp với TN, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung...

? Thú lâm tuyền của Bác có gì độc đáo?

-> Tâm trạng, tình cảm của Bác khi nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống của mình:

Bác lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

4. Tổng kết:

a) Nội dung, ý nghĩa:

- Ý nghĩa: bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần Hồ Chí minh luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.

b) Nghệ thuật:

- Giọng thơ tự nhiên, vui đùa, - Lời thơ thuần Việt, giản dị, dễ hiểu.

- Vừa mang màu sắc cổ điển vừa mang màu sắc hiện đại

c) Ghi nhớ: SGK/ T30 III. Luyện tập:

Có gì khác và mới trong hình thức bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của Bác so với các bài thơ

(19)

HS: Bác Hồ sống ở chốn lâm tuyền, bằng lòng với cuộc sống đạm bạc nơi đầu nguồn để đem ánh sáng cách mạng cứu dân cứu nước.

? Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?

- Giọng thơ tự nhiên, vui đùa

- Lời thơ thuần Việt, giản dị, dễ hiểu.

- Vừa mang màu sắc cổ điển vừa mang màu sắc hiện đại

Tích hợp :

? Qua bài thơ giúp em hiểu gì về Bác?Em học tập dược điều gì từ Người?

-HS tự bộc lộ,liên hệ

Đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK/ T30.

Hoạt động 3: Luyện tập(3p)

? Có gì khác và mới trong h.thức bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của Bác so với các bài thơ Đường đã học?

(

Thảo luận nhóm)

- Lời thơ thuần Việt, giản dị dễ hiểu - Tình cảm vui tươi

- Giọng tự nhiên nhẹ nhàng.

Đường đã học

Hoạt động 4: Vận dụng, sáng tạo

? Đọc diễn cảm lại bài thơ

? Chữ "sang" kết thúc bài thơ có ý nghĩa như thế nào?

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng - Vẽ sơ đồ tư duy bài thơ

5. Hướng dẫn học sinh ở nhà(2p)

* Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc lòng bài thơ

- Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài.

- Sưu tầm thêm các bài thơ của Bác viết về Việt Bắc.

* Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Câu cầu khiến - Đọc kĩ bài

- Chuẩn bị theo nội dung SGK E. Rút kinh nghiệm :

Ngày soạn: 23/1/2021 Ngày giảng:

: Tiết 84-Tuần 21

CÂU CẦU KHIẾN

A. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

(20)

- Nắm được đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.

- Nắm được chức năng của câu cầu khiến.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.

- Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức sử dụng câu cầu khiến trong giao tiếp.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, phản hồi những kinh nghiệm của bản thân về việc sử dụng câu cầu khiến trong giao tiếp .

- Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực sáng tạo,năng lực hợp tác

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ:tự nhận thức giá trị câu cầu khiến trong giao tiếp của bản thân.

*Các nội dung tích hợp - GD KNS:

+ KN tư duy sáng tạo: phân tích, đối chiếu đặc điểm các loại câu: Câu ghép, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật;

+ Kĩ năng giao tiếp: trình bày, trao đổi ý kiến về đặc điểm của các loại câu - hiểu và đặt câu theo đúng kiểu câu dùng với mục đích nói. (Sử dụng các PP: động não, thực hành).

+ Kĩ năng ra quyết định về việc lựa chọn các dấu câu phù hợp với ngữ cảnh; (Sử dụng các phương pháp: động não, thảo luận, thực hành, hỏi - trả lời...)

- GD đạo đức: giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc thông qua các từ loại; có trách nhiệm với việc giữ gìn và phát huy tiếng nói của dân tộc; giản dị trong việc sử dụng từ ngữ, biết sử dụng các loại câu, dấu câu trong tình huống phù hợp.

B. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập, máy chiếu.

- HS: Soạn bài, học bài cũ C. Phương pháp:

- Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình…

- KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ...

D.Tiến trình bài dạy:

1.Ổn định lớp(1p) 2. Kiểm tra bài cũ

?Hăy cho biết chức chính của câu nghi vấn là ǵ? Cho 1 ví dụ minh họa?

Những chức năng khác của câu nghi vấn là gì? Cho 1 ví dụ minh họa?

*chức năng chính là dùng đề hỏi - Đặt câu đúng

Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc..và không yêu cầu người đối thoại trả lời.

- Đặt câu đúng

3. Giảng bài mới (24 p)

(21)

Đặt vấn đề bài mới:

Hoạt động trải nghiệm

Lấy ví dụ về câu cầu khiến mà các em đã học ở chương trình tiểu học?

VD: Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương!

Câu cầu khiến có đặc điểm hình thức và chức năng gì?Chúng ta cùng tìm hiểu...

Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung bài học Hoạt động 1:

-Mục đích: Tìm hiểu Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.

-Phương pháp: Vấn đáp,trình bày.

- Thời gian: 10

- Cách thức tiến hành

GV: Treo bảng phụ ghi ví dụ SGK / T 30 - Đọc to rõ VD1 SGK/ 30

? Trong các đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến?

HS: a) Thôi đừng lo lắng, cứ về đi.

b) Đi thôi con.

? Dựa vào đâu mà em biết đó là câu cầu khiến?

HS: Ví nó chứa những từ cầu khiến như:

đừng, đi, thôi.

? Những câu cầu khiến đó được dùng để làm gì?

HS: + Thôi đừng lo lắng  khuyên bảo + Cứ về đi  yêu cầu

+ Đi thôi con  yêu cầu -Đọc to, rõ VD 2/ T 30, 31

? Cách đọc "mở cửa" trong câu a và b có giống nhau không? Vì sao?

HS: Đọc ngữ điệu không giống nhau vì câu - - Câu a: câu trần thuật (trả lời câu hỏi)

- Câu b: cầu khiến, phát âm với giọng được nhấn mạnh hơn (ra lệnh, đề nghị)

? Từ 2 ví dụ trên em hãy rút ra đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến?

HS:+ Hình thức: Có các từ cầu khiến: Đi, thôi, hãy, đừng, chớ, ngữ điệu cầu khiến...

+ Chức năng: Dùng để ra lệnh, yêu cầu, sai khiến, khuyên bảo..

? Quan sát các VD mục 1, 2 và cho biết khi viết câu cầu khiến có thể kết thúc

I. Đặc điểm hình thức và chức năng.

1. Phân tích ngữ liệu: SGK/T30

* VD1: Câu cầu khiến

a) Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi.

b) Đi thôi con.

- Đặc điểm hình thức:

+ Có chứa các từ cầu khiến: đừng, đi, thôi

- Chức năng:

a) Thôi đừng lo lắng.-> Khuyên bảo Cứ về đi. -> Yêu cầu

b) Đi thôi con. -> Yêu cầu

* VD 2:

a. Mở cửa -> Dùng để trả lời câu hỏi->

Câu trần thuật

b. Mở cửa.-> Dùng để đề nghị, ra lệnh->

Câu cầu khiến

=> Câu cầu khiến

+ Hình thức: Có các từ cầu khiến: Đi, thôi, hãy, đừng, chớ, ngữ điệu cầu khiến...

+ Chức năng: Dùng để ra lệnh, yêu cầu, sai khiến, khuyên bảo..

(22)

bằng dấu câu nào?

HS:- Dấu chấm than (!)

- Khi ý cầu khiến không cần nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.)

? Cho ví dụ về câu cầu khiến?

- HS lấy VD / HS nhận xét - GV nhận xét

? Hãy nêu kết luận chung về câu nghi vấn?

? Đọc to, rõ ghi nhớ SGK/ T 31.

Hoạt động 2: Luyện tập

Mục đích: HS vận dụng được những kiến thức trong bài học để giải quyết bài tập,từ đó củng cố, khắc sâu bài học.

-Phương pháp: Thực hành, luyện tập -Thời gian: 14 phút

Cách thức tiến hành

GV: Hướng dẫn H làm bài tập Bài tập 1: Hoạt động cá nhân

? Đọc yêu cầu BT1/ SGK 30

? Xét các câu sau và trả lời câu hỏi ?

? Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến?

? Nhận xét chủ ngữ trong những câu trên.

Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào?

- 1 HS lên bảng làm

- HS ở dưới cùng làm và nhận xét đối chiếu - HS nhận xét

- GV nhận xét, chốt đúng sai, sửa chữa (nếu có)

HS đọc –xác định yêu cầu BT 2 - HS làm miệng

+ Khi viết: - Thường kết thúc bằng dấu chấm than (!)

- Khi ý cầu khiến không cần nhấn mạnh thì có thể dùng dấu chấm (.)

2. Ghi nhớ: SGK/ T 31 II. Luyện tập

Bài tập 1/ 31:

- Hình thức: Chứa từ cầu khiến a) Hãy

b) đi c) đừng

- Nhận xét CN a) vắng CN b) CN: ông giáo c) CN: chúng ta

- Thay đổi hình thức chủ ngữ:

a) Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.

Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương

-> Không thay đổi ý nghĩa mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn, lơìyêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn.

b) Hút trước đi.

-> ý nghĩa cầu khiến mạnh hơn, câu nói thiếu lịch sự hơn.

c) Nay các anh đừng...

->Thay đổi ý nghiã c.bản của câu (trong số những người tiếp nhận lời đề nghị không có người nói)

Bài tập 2/ T32:Xác định câu cầu khiến a) Thôi, im...đi -> vắng chủ ngữ, từ ngữ cầu khiến “đi”

b) Các em đừng khóc -> Chủ ngữ ngôi 2 số nhiều, từ ngữ cầu khiến “đừng”

(23)

- HS làm ra phiếu học tập -> GV thu chấm

Bài tập 3: Hoạt động cá nhân

? So sánh hình thức và ý nghĩa hai câu

Bài tập 4: Hoạt động nhóm

? Đọc đoạn trích

? Dế Choắt nói với Dế Mèn như trên nhằm mục đích gì?

? Tại sao trong lời nói với Dế Mèn, Dế Choắt không dùng nhứng câu như:

- Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh.

- Đào ngay giúp em một cái ngách.

Bài tập 5: Hoạt động nhóm

? Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: Câu

“Đi đi con!” trong đoạn trích trên và câu

“đi thôi con.” trong đoạn trích ở mục I.1.b có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?

c) Đưa tay...mau. Cầm lấy...này -> vắng chủ ngữ, không có từ ngữ cầu khiến chỉ có ngữ điệu cầu khiến

Bài tập 3/ 32:

a) vắng CN

b) có CN ngôi thứ hai số ít-> ý cầu khiến nhẹ hơn. thể hiện rõ tình cảm của người nói với người nghe

Bài tập 4/ 32:

- Mục đích cầu khiến

- Dế Choắt là vai dưới so với Dế Mèn ( Xưng là “em ” và gọi Dế Mèn là “anh”

lại là người yếu đuối lên ngôn từ của Dế Choắt thường khiêm nhường, có sự rào đón trước sau

- Trong lời Dế Choắt yêu cầu Dế Mèn Tô Hoài dùng câu nghi vấn làm cho ý cầu khiến nhẹ hơn, ít rõ ràng hơn, như thế phù hợp với tính cách của Dế Choắt và vị thế của Dế Choắt với Dế Mèn.

Bài tập 5/ 33:

- Không thay thế cho nhau được - Vì: đặt trong ngữ cảnh cụ thể

+ Câu “Đi thôi con.” có chức năng yêu cầu.

+ Câu “Đi đi con!” có chức năng khuyên bảo động viên.

Hoạt động 4: Vận dụng, sáng tạo

? Câu cầu khiến dùng để làm gì? Hình thức của nó Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

Tìm 1 đoạn trích nghị luận xã hội, trong đó có sử dụng cauua cầu khiến.

* Hướng dẫn học sinh ở nhà(3p)

* Hướng dẫn học ở nhà:

- Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại.

* Hướng dẫn chuẩn bị cho baì sau: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh - Đọc kĩ bài

- Chuẩn bị theo nội dung SGK E. Rút kinh nghiệm :

(24)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến