• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21 Ngày soạn: 21/ 01/ 2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2022 Toán

CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (từ 21 đến 40) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đếm, đọc, viết các số từ 21 đến 40.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học: NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, điện thoại thông minh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động: (3’)

- Cho HS thực hiện các hoạt động sau:

- Quan sát tranh khởi động, đếm số lượng đồ chơi có trong tranh và nói, chẳng hạn: “Có 23 búp bê”, ...

- Chia sẻ trong nhóm học tập.

- Đại diện HS nói kết quả trước lớp, nói cách đếm để các bạn nhận xét.

- GV đặt câu hỏi đế HS nói cách đếm: Có thể đếm từ 1 đến 23 và đếm như sau: mười, hai mươi, hai mươi mốt, hai mươi hai, hai mươi ba. Có hai mươi ba búp bê.

B. Hoạt động hình thành kiến thức: (10’)

* Hình thành các số từ 21 đến 40 a) GV hướng dẫn HS thao tác mẫu:

- GV lấy 23 khối lập phương rời, HS đếm và nói: “Có 23 khối lập phương”, GV thao tác cứ 10 khối lập phương xếp thành một “thanh mười”. Đem các thanh mười và khối lập phương rời: mười, hai mươi, hai mươi mốt, hai mươi hai, hai mươi ba. Có tất cả hai mươi ba khối lập phương; hai mươi ba viết là “23”.

- Theo dõi.

- Tương tự thực hiện với số 21, 32, 37.

b) - Cho HS thao tác, đếm đọc viết các số từ 21 đến 40.

- HS thao tác, đếm đọc viết các số.

- Cho HS thực hiện. Tương tự như trên, HS đếm số khối lập phương, đọc số. viết số. GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm sao cho mỗi nhóm thực hiện với 5 số. Cả lớp thực hiện đủ các số từ 21 đến 40. Chẳng hạn, đếm số khối lập phương sau, đọc và viết số thích hợp.

C. Thực hành: (13’)

- HS thực hiện.

(2)

Bài 1. HS thực hiện các thao tác:

- Đếm số lượng các khôi lập phương, đặt các thẻ sô tương ứng vào ô?

- Đọc cho bạn nghe các số vừa đặt.

Bài 2.

- Viết các số vào vở. Đọc các số vừa viết.

- Đổi vở để kiểm tra, tìm lỗi sai và cùng nhau sửa lại nếu có.

- HS thực hiện các thao tác:

Bài 3

- Cho HS đếm, tìm số còn thiếu trong tổ ong rồi nói cho bạn nghe kết quả.

- Cho HS đọc các số từ 1 đến 40. GV đánh dấu một số bất kì trong các số từ 1 đến 40, yêu cầu HS đếm từ 1 đến số đó hoặc từ một số bất kì đến số đó

- HS đọc các số từ 1 đến 40.

- GV che đi một vài số rồi yêu cầu HS chỉ đọc các số đã bị che, chẳng hạn: che các số 10, 20, 30, 40 hoặc 11,21, 31 hoặc 5, 10, 15, 20,25, 30, 35,40 hoặc 4,14,24, 34. Từ đó, nhắc HS chú ý cách đọc “mười” hay “mươi”; “một” hay

“mốt”, “năm” hay “lăm”; “bốn” hay “tư”.

D. Hoạt động vận dụng: (6’) Bài 4

- Cho HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe trên sân có bao nhiêu cầu thủ, mỗi đội bóng có bao nhiêu cầu thủ.

- HS quan sát tranh, đếm và chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe và nhận xét cách đếm của bạn.

- GV khuyến khích HS quan sát tranh, kể chuyện theo tình huống bức tranh.

E. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

- Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì?

- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số đã học được sử dụng trong các tình huống nào.

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU Bài 1: TÔI ĐI HỌC (Tiết 3+4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất: đọc đúng vần yểm và tiếng, từ ngữ có văn này hiểu và trả lời các câu hỏi có biển quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. Phát triển kĩ năng viết thông

(3)

qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.

- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình cảm đối với bạn bè, thầy cô, trường lớp: khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện cầu và viết câu vào vở (15’)

- GV hướng dẫn HS chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

- GV yêu cầu hs trình bày kết quả.

- GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. (Cô giáo âu yếm nhìn các bạn chơi ở sân trường).

- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

- HS chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

- HS thống nhất câu hoàn chỉnh.

6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh (17’) - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan

sát tranh. Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý

- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.

- HS quan sát tranh.

- HS và GV nhận xét . TIẾT 4

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7. Nghe viết (15’)

- GV đọc to cả hai câu (Mẹ dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi lại nhiều mà sao thấy lạ).

- GV lưu ý HS một số vần đề chính tả trong đoạn viết.

+ Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: đường, nhiều, ...

GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách, Đọc và viết chính tả:

+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi cầu cần đọc theo từng cụm từ (Mẹ dẫn tôi đi trên

- HS ngồi đúng tư thế cầm bút đúng cách.

- HS viết.

(4)

con đường làng đài và hẹp. Con đường tôi đã đi lại nhiều mà sao thấy lạ). Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một

lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi - HS rà soát lỗi.

8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Tôi đi học từ ngữ có tiếng chửa vần ương, ươn, ươi, ươu (12’)

- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài. HS tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần ương, ươn, ươi, ươu.

- Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ.

- HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng.

9. Hát một bài hát về ngày đầu đi học (5’) - GV đưa ra một vài câu hỏi giúp HS hiểu lời bài hát. HS nói một câu về ngày đầu đi học.

- HS nghe bài hát qua băng đĩa, youtube hoặc qua sự thể hiện của một HS trong lớp.

10. Củng cố: (3’)

- GV yều cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).

_________________________________________

Ngày soạn: 21/ 01/ 2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2022 TIẾNG VIỆT

Bài 2: ĐI HỌC (Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng bài thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình cảm đối với trường lớp và thầy cô giáo; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính.

- Clip nhạc bài hát Đi học Của Bùi Đình Thảo III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(5)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn và khởi động (7’)

- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

- Khởi động

+ GV yều cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Các bạn trông như thế nào khi đi học ? Nói vẽ cảm xúc của ca sau mỗi ngày đi học?

+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Đi học.

- HS nhắc lại.

+ Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi.

Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đủ hoặc có câu trả lời khác.

2. Đọc (20’)

- GV đọc mẫu cả bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- HS đọc từng dòng thơ.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (tương, lặng, râm, ...) .

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.

- HS đọc từng khổ thơ.

+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt.

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (nương: đất trồng trọt ở vùng đồi núi; thầm thì: ở đây tiếng suối chảy nhẹ nhàng, khe khẽ như tiếng người nói thầm với nhau).

+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.

+ Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ, Các bạn nhận xét, đánh giá

- HS đọc cả bài thơ

+1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ.

+ Lớp học đồng thanh cả bài thơ.

- HS đọc từng dòng thơ.

- HS đọc từng khổ thơ.

- HS đọc cả bài thơ

3. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau (8’) - GV hướng dẫn HS đọc lại bài thơ và tìm

những tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ.

- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả.

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- HS đọc lại bài thơ và tìm những tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ.

- HS viết những tiếng tìm được vào vở.

(6)

4. Trả lời câu hỏi (8’)

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi:

a. Vì sao hôm nay bạn nhỏ đi học một mình b. Trường của bạn nhỏ, đặc điểm gì?

c. Cảnh trên đường đến trường có gì?

GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời . Các bạn nhận xét, đánh giá - GV và HS thống nhất câu trả lời.

- HS tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi.

- HS trả lời từng câu hỏi.

5. Học thuộc lòng (17’)

- GV trình chiếu hai khổ thơ đầu.

- Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ đầu GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ đầu bằng cách xoá / che dần một số từ ngữ trong bài thơ cho đến khi xoả / che hết . HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị che dần . Chủ ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi - HS thuộc lòng hai khổ thơ .

- HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá che dần

6. Hát một bài hát về thầy cô (5’)

- GV Sử dụng clip bài hát để cả lớp cùng hát theo, HS tập hát.

+ HS hát theo từng đoạn của bài hát.

+ HS hát cả bài.

7. Củng cố (3’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học .

- GV tóm tắt lại những nội dung chỉnh.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét , khen ngợi , động viên

- HS nhắc lại những nội dung đã học . - HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào)

_______________________________________

Ngày soạn: 22/ 01/ 2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 26 tháng 1 năm 2022 TIẾNG VIỆT

Bài 3: HOA YÊU THƯƠNG (Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất; đọc đúng vần oay và những tiếng, từ ngữ có các vẩn này; hiểu và trả lời các câu hỏi có liên quan đến VB: quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đủng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng cậu đã hoàn thiện, nghe viết một đoạn ngắn.

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung

(7)

được thể hiện trong tranh. 4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình cảm đối với thầy cô và bạn bè, khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân, khả năng làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to, máy tính trình chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 , Ôn và khởi động (5’)

- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

- Khởi động:

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi

a. Nói về việc làm của cô giáo trong tranh;

b, Nói về thầy giáo khoác cô giáo của em.

+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời (Gợi ý: Cô giáo đang dạy HS tập viết), sau đó dẫn vào bài đọc Hoa yêu thương.

- HS nhắc lại.

- HS quan sát tranh để trả lời các câu hỏi.

+ Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi.

Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

2. Đọc (30’)

- GV đọc mẫu toàn VB. GV hướng dẫn HS luyện phát âm từ ngữ có vần mới

+ GV đưa từ hí hoáy lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu vần oay và từ hí hoáy + Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn, sau đó, cả lớp đọc đồng thanh một số lần. HS đọc câu

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.

GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ khó: yêu, hí hoáy, nhuy, thich, Huy (do có vần khó hoặc do đặc điểm phát âm thương ngữ của HS).

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.

GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD:

Chúng tôi / treo bức tranh ở góc sáng tạo của lớp).

- HS đọc đoạn

+ GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến cái ria cong cong, đoạn 2: phần còn lại).

+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.

GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (hí hoáy: chăm chú và luôn tay làm việc gì đó; tỉ mỉ: kĩ càng từng cái rất nhỏ; nắn

+ HS tìm từ ngữ có vần mới trong bài đọc (hí hoáy). HS đọc.

- HS đọc đoạn

(8)

nót: làm cẩn thận từng tí cho đẹp, cho chuẩn; sáng tạo, có cách làm mới; nhuỵ hoa:

bộ phận của một bông hoa, sau phát triển thành quả và hạt, thường nằm giữa hoa).

+ HS đọc đoạn theo nhóm. HS và GV đọc toàn VB.

+ GV đọc lại toàn VB và chuyển sang phần trả lời câu hỏi.

+ 1- 2 HS đọc thành tiếng toàn VB

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Trả lời câu hỏi (15’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi

a. Lớp của bạn nhỏ có mấy tổ?

b. Bức tranh bông hoa bốn cánh được đặt tên là gì?

c. Theo em, có thể đặt tên nào khác cho bức tranh?

- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời (a, Lớp của bạn nhỏ có bốn tổ; b . Bức tranh bông hoa bốn cảnh được đặt tên là “Hoa yêu thương”: c. Có thể đặt tên khác cho bức tranh là: Hoa tình thương, Họa đoàn kết, Lớp học tiến yêu, Lớp học tối yêu, Bông hoa yêu thương, Bức tranh đặc biệt, ...). Lưu ý : GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS (nếu cẩn).

- HS tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi

- HS (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.

4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi ở mục c (17’) - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi c

(có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. (Bức tranh có thể đặt tên khác là ...) GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu; đặt dấu chấm , dấu phẩy đúng vị trí. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

- HS quan sát và viết câu trả lời vào vở.

_______________________________________

Toán

CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (từ 41 đến 70) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đếm, đọc, viết các số từ 41 đến 70.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học : NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

(9)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương ghép lại) và khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và que tính rời để đếm.

- Các thẻ số và thẻ chữ từ 41 đến 70 và các thẻ chữ: bốn mươi mốt, bốn mươi hai,..., bảy mươi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động: (5’)

1. HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” như sau:

- Chia lớp thành nhiều nhóm 4-6 HS, chỉ rõ:

“Nhóm dùng các khối lập phương”, “Nhóm dùng các ngón tay”, “Nhóm viết số”.

- GV đọc một số từ 1 đến 40 các chữ số để viết số đã đọc.

- Hs dùng các khối lập phương giơ số khối lập phương tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm dùng các ngón tay phải giơ đủ số ngón tay tương ứng với số GV đã đọc.

Sau mỗi lần chơi các nhiệm vụ lại đổi luân phiên giữa các nhóm.

2. Cho HS quan sát tranh, đếm số lượng khối lập phương có trong tranh và nói: “Có 46 khối lập phương”,... Chia sẻ trước lớp kết quả và nói cách đếm.

- HS quan sát tranh, đếm số lượng Chia sẻ trước lớp kết quả và nói cách đếm.

B. Hoạt động hình thành kiến thức: (12’) 1.Hình thành các số từ 41 đến 70

a.GV hướng dẫn HS thao tác mẫu:

- GV lấy 4 thanh và 6 khối lập phương rời, HS đếm và nói: “Có 46 khối lập phương, bốn mươi sáu viết là 46.”

- Tương tự với các số 51, 54, 65.

b.HS thao tác đếm, đọc, viết các số từ 41 đến 70

HS thực hiện theo nhóm 4 hoặc theo nhóm bàn. Tương tự như trên, HS đếm số khối lập phương, đọc số, viết số. GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm sao cho mỗi nhóm thực hiện với 5 số. Cả lớp thực hiện đủ các số từ 41 đến 70. Chẳng hạn, đếm số khối lập phương sau, đọc và viết số thích hợp:

(10)

b) GV nhắc HS cách đọc số chú ý biến âm

“mốt”, “tư”, “lăm”. Chẳng hạn:

- HS báo cáo kết quả. Cả lớp đọc các số từ 41 đến 70.

+ GV gắn các thẻ số 11, 21, 31, 41, 51, 61. HS đọc.

+ GV gắn các thẻ số 14, 24, 34, 44, 54, 64. HS đọc.

+ GV gắn các thẻ số 15,25, 35, 45, 55, 65. HS đọc.

2. Trò chơi “Lấy đủ số lượng”

- Cho HS lấy ra đủ số khối lập phương, số que tính,... theo yêu cầu của GV hoặc của bạn.

Chẳng hạn: Lấy ra đủ 45 que tính, lấy thẻ số 45 đặt cạnh những que tính vừa lấy.

- HS thực hiện

C. Hoạt động thực hành, luyện tập: (12’) Bài 1.

- Viết các số vào vở. Đọc các số vừa viết.

- Đổi vở kiểm tra, tìm lỗi sai và cùng nhau sửa lại.

- HS thực hiện các thao tác.

Bài 2.

- Đếm, tìm số còn thiếu trong tổ ong rồi nói cho bạn nghe kết quả.

- HS thực hiện các thao tác.

- Đọc các số từ 41 đến 70. GV có thể đánh dấu một số bất kì trong các số từ 41 đến 70 yêu cầu HS đếm từ 1 đến số đó hoặc từ một số bất kì đến số đó.

- GV có thể che đi một vài số rồi yêu cầu HS chỉ đọc các số đã bị che, I chẳng hạn: che các số 50, 60, 70 hoặc 41,51,61 hoặc 45, 50, 55, 60, 65, 70 hoặc 44, 54, 64. Từ đó, nhắc HS chú ý cách đọc “mười” hay “mươi”; “một” hay

“mốt”, “năm” hay “lăm”; “bốn” hay “tư”. Che các số 39, 40; 49, 50; 59, 60; 69, 70 yêu cầu HS đọc.

D. Hoạt động vận dụng: (3’) Bài 3

a) Cho HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe: Có bao nhiêu quả dâu tây?

b) Cho HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe các công chúa có bao nhiêu viên ngọc

- HS thực hiện Chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe và nhận xét cách đếm của bạn.

(11)

trai.

E. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hàng ngày?

- Hs trả lời.

- Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì?

- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số đã học được sử dụng trong các tình huống nào.

________________________________________

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 13: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CÂY XANH VÀ CÁC CON VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Quan sát, đặt được câu hỏi và trả lời câu hỏi về những cây và con vật nơi tham quan.

- Bước đầu làm quen cách quan sát, ghi chép, trình bày kết quả khi đi tham quan - Có ý thức giữ an toàn khi tiếp xúc với một số cây và các con vật. Có ý thức bảo vệ môi trường sống của động vật và thực vật. Cân nhắc không sử dụng các đồ dùng bằng nhựa dùng một lần để bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tranh ảnh minh họa bài học, một số tranh ảnh về cây cối và con vật.

2. HS: Vở bài tập TNXH 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Khởi động: (7’)

+ Em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi?

+ Nhận xét.

- Trò chơi: Đố vui : “Cây gì? Con gì?”

+ GV cho HS lần lượt quan sát các tranh về cây cối và các con vật. Yêu cầu HS gọi đúng tên.

- Giới thiệu bài: Bài 13: Thực hành: Quan sát cây xanh và các con vật

+ HS trả lời + Lắng nghe - Chơi trò chơi

- Lắng nghe B. Các hoạt động: (32’)

HĐ 1: Chuẩn bị khi đi tham quan thiên nhiên

Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình - Cho HS quan sát tranh trang 86 (SGK) + Bức tranh vẽ gì?

+ Các bạn trong tranh đang làm gì?

- Cho HS quan sát tranh trang 87 (SGK) + Bức tranh vẽ gì?

+ Mọi người trong tranh đang làm gì?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Quan sát + HS trả lời + HS trả lời - Quan sát + HS trả lời + HS trả lời

(12)

- GV giao nhiệm vụ cho cho học sinh:

Quan sát tranh 1, tranh 2 và trả lời các câu hỏi:

+ Khi đi tham, các bạn trong tranh đã mang theo những gì?

+ Vai trò của những đồ dùng đó là gì?

- Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương - GV hỏi:

+ Khi đi tham quan, cần lưu ý điều gì?

+ Để bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa, chúng ta nên đựng nước và đồ ăn bằng vật dụng gì?

Kết luận: Để bảo vệ môi trường, khi đi tham quan, chúng mình nhớ không nên sử dụng đồ nhựa dùng một lần như túi ni lông, chai đựng nước, ... Không tự ý hái hoa, bẻ cành hay trêu chọc các con vật.

Bước 4: Củng cố

*GV hướng dẫn HS :

- Cách quan sát ngoài thiên nhiên: Quan sát từng cây, con vật, màu sắc, chiều cao, các bộ phận, ...

- Cách ghi chép trong phiếu quan sát: Ghi nhanh những điều quan sát được theo mẫu phiếu và những điều chú ý mà em thích vào phía dưới của phiếu để hoàn hiện sau

- Lắng nghe.

+ Hs trả lời.

+ Hs trả lời.

+ Hs trả lời.

+ Hs trả lời.

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe.

________________________________________

Ngày soạn: 22/ 01/ 2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 27 tháng 1 năm 2022 TIẾNG VIỆT

Bài 3: HOA YÊU THƯƠNG (Tiết 3+4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất; đọc đúng vần oay và những tiếng, từ ngữ có các vẩn này; hiểu và trả lời các câu hỏi có liên quan đến VB: quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đủng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng cậu đã hoàn thiện, nghe viết một đoạn ngắn.

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình cảm đối với thầy cô và bạn bè, khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân, khả năng làm việc nhóm.

(13)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to, máy tính trình chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (15’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

GV và thống nhất của hoàn thiện. (Phương ngắm nhìn dòng chữ nắn nót trên bảng) - GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

- HS chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu

6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh (17’) - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan

sát tranh.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.

- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. HS và GV nhận xét

- HS quan sát tranh.

- HS trình bày kết quả nói theo tranh

TIẾT 4

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7. Nghe viết (15’)

- GV đọc to cả hai câu (Các bạn đều thích bức tranh bông hoa bồn cát. Bức tranh được treo ở góc sáng tạo của lớp)

- GV lưu ý HS một số vần đề chính tả trong đoạn viết.

+ Viết lùi vào đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu cầu , kết thúc câu có dấu chăm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: thích, tranh, GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. Đọc và viết chính tả:

+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi cầu cần đọc theo từng cụm từ (Các bạn để thích/

bức tranh bông hoa bối cảnh . Bức tranh được treo ở góc sáng tạo của lớp). Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà Soát lỗi + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

- HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- HS viết.

+ HS rà soát lỗi.

(14)

8. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa (7’) - GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.

- GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đối để tìm những chữ phù hợp.

- Một số (2 - 3) HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng.

Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

9. Vẽ một bức tranh về lớp em ( lớp học , thầy cô , bạn bè , ... ) và đặt cho bức tranh em vẽ (10’)

- GV cho HS chuẩn bị dụng cụ vẽ (bút , giấy) và gợi ý nội dung về: vẽ cảnh lớp học, vẽ một góc lớp học, một đổ vặt thân thiết trong lớp học, về thầy cô, nhóm bạn bè, vẽ một bạn trong lớp...

- Hướng dẫn HS đặt tên tranh để thể hiện nội dung, ý nghĩa bức tranh, Tên tranh có thể đặt theo nghĩa thực (Lớp tôi, Cô giáo tôi, Bạn thân, Góc sáng tạo của lớp,...) hoặc theo nghĩa bóng (Nơi yêu thương ấy Ấm áp tình thản,...).

- GV và HS khác nhận xét .

- HS chuẩn bị dụng cụ vẽ ( bút, giấy,...) và gợi ý nội dung về: vẽ cảnh lớp học, vẽ một góc lớp học, một đổ vặt thân thiết trong lớp học, về thầy cô, nhóm bạn bè, vẽ một bạn trong lớp...

- HS đặt tên tranh

3 - 4 HS dán tranh lên bảng và nói về bức tranh vừa vẽ (nội dung, ý nghĩa, mục dich,...).

10. Củng cố (3’)

- GV yều cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chỉnh.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS nhắc lại những nội dung đã học - HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào)

_____________________________________________

ĐẠO ĐỨC

BÀI 18: TỰ GIÁC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được những việc cần tự giác tham gia ở trường.

- Biết được vì sao phải tự giác tham gia các hoạt động ở trường.

- Thực hiện được hành động tự giác tham gia các hoạt động ở trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, bài giảng powerpoint,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Khởi động: (5’)

- GV cho cả lớp nghe bài hát “Em làm kế hoạch nhỏ”.

-GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Trong bài hát, niềm vui của bạn nhỏ được thể hiện như thế nào?

- Hs nghe.

- Hs trả lời.

(15)

+ Em đã tham gia các hoạt động tập thể nào ở trường?

Kết luận: Nếu mỗi em HS đều tự giác tham gia: quét dọn trường lớp; chăm sóc “Công trình măng non” (như: cây, hoa, vườn trường); hoạt động từ thiện (giúp bạn nghèo, người khuyết tật,...); sinh hoạt Sao Nhi đổng;... thì các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về trách nhiệm với bản thân, chăm sóc người thân và việc chia sẻ trách nhiệm với cộng đổng.

2. Khám phá: Tìm hiểu những việc ở trường em cần tự giác tham gia (7’)

- GV gợi ý HS quan sát tranh ở mục Khám phá trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Em cần tự giác tham gia các hoạt động nào ở trường?

+ Vì sao em cần tự giác tham gia các hoạt động ở trường?

- GV mời một đến hai HS trả lời; HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

Kết luận: Ở trường, ngoài các giờ học trên lớp, em cần tự giác tham gia đẩy đủ các hoạt động khác như: quét dọn trường lớp; chăm sóc công trình măng non (cây, hoa,...); hoạt động từ thiện (quyên góp ủng hộ người nghèo, khuyết tật, khó khăn,...); sinh hoạt Sao Nhi đồng; hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn,...

3. Luyện tập (10’)

Hoạt động 1: Xác định bạn tự giác/ bạn chưa tự giác tham gia các hoạt động ở trường.

- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát tranh mục Luyện tập trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: Bạn nào tự giác, bạn nào chưa tự giác tham gia các hoạt động ở trường? Vì sao?

- GV có thể mở rộng, đặt câu hỏi cho HS liên quan tới nội dung bài học về ý thức tự giác tham gia các hoạt động ở trường nhằm giúp các em hiểu rõ ý nghĩa của việc tự giác tham gia các hoạt động ở trường.

- Lắng nghe.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe.

- HS quan sát, trả lời:

+ Các bạn trong tranh 1, 3 và 4 đã tự giác tham gia các hoạt động của trường vì ở tranh 1 - các bạn tích cực tham gia sinh hoạt Sao Nhi đồng;

tranh 3 - bạn đã nhanh chóng đưa thông báo của lớp về việc ủng hộ bạn nghèo cho mẹ;

tranh 4 -

bạn đã tự giác kiểm tiền tiết kiệm để xin được đóng góp ủng hộ bạn có hoàn cảnh khó khăn. Việc làm tích

(16)

Kết luận: HS cần tự giác tham gia đẩy đủ các công việc ở trường theo sự phân công của thầy, cô giáo để đạt kết quả học tập tốt và điều chỉnh được hành vi, thói quen của bản thân.

Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn

"

GV nêu yêu cầu: Em đã tự giác tham gia các hoạt động nào ở trường? Hãy chia sẻ cùng các bạn.

- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã tích cực, tự giác tham gia các hoạt động ở trường.

4. Vận dụng (12’)

Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn - GV nêu tình huống: Khi các bạn cùng nhau quét dọn, lau bàn ghế, làm vệ sinh lớp học nhưng bạn gái không tham gia mà ngổi đọc truyện. Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn.

-GV gợi ý để HS trả lời:

1/ Bạn ơi, làm xong rồi bọn mình cùng đọc truyện nhé!

2/ Bạn ơi, tham gia lao động vệ sinh cùng mọi người nhé!

Kết luận: Em nên tự giác tham gia dọn dẹp vệ sinh lớp học cùng các bạn, không nên ngồi đọc truyện hay chơi đùa trong khi các bạn lớp mình đang tích cực làm việc.

Hoạt động 2 Em rèn luyện thói quen tự giác tham gia các hoạt động ở trường

- GV thông báo cho các em Kế hoạch hoạt động tập thể của lớp, trường hằng tháng.

Phân tích các điều kiện , yêu cầu để HS thực hiện các công việc ở trường, lớp sao cho phù hợp với điều kiện của gia đình mỗi em;

sau đó hướng dẫn các em tự điều chỉnh kế hoạch tham gia các công việc của mình bằng cách hoàn thiện thời gian biểu hoạt động theo tháng và trả lời câu hỏi: Em tham gia

cực, tự giác của các bạn cẩn được phát huy, làm theo.

+ Trong tranh 2 còn có các bạn chưa tự giác tham gia các hoạt động ở trường.

Hai bạn đùa nhau, chưa tự giác chăm sóc cây, hoa,... cùng các bạn khác.

Việc làm của các bạn chưa tự giác cẩn được nhắc nhở, điều chỉnh, rèn luyện thêm để biết cách chia sẻ, hợp tác,...

- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

(17)

được công việc gì mỗi tháng theo kế hoạch hoạt động của lớp, trường mình? Vì sao?

Kết luận: HS cần trao đồi cách thực hiện công việc trường, lớp với bạn để nhắc nhau cùng rèn luyện và chia sẻ cách thực hiện linh hoạt nhằm đảm bảo đủ các buổi sinh hoạt dưới cờ; sinh hoạt lớp; tham gia nhiều nhất có thể vào các hoạt động đóng góp ủng hộ bạn nghèo, người khuyết tật,...; chăm sóc công trình măng non; sinh hoạt Sao Nhi đồng; vệ sinh trường, lớp,...

Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.

________________________________________

TIẾNG VIỆT

LUYỆN ĐỌC: TÔI ĐI HỌC. NGHE VIẾT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập củng cố kĩ năng đọc bài: Tôi đi học.

- Củng cố kĩ năng viết chính tả vào vở ô ly.

- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính kết nối mạng Internet.

- Vở Luyện viết chữ (Quyển 3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động HS

1. Hoạt động Mở đầu (4-5)

* Khởi động - GV cho lớp hát.

- Dẫn dắt vào bài ôn.

* Kết nối

- Gv giới thiệu mục đích, yêu cầu của giờ học -> Ghi đầu bài.

2. Luyện tập (23-26’) a. Luyện đọc:

- GV yêu cầu HS mở SGK Tiếng Việt trang 30.

- Gọi một số HS đọc bài.

- Gọi HS nhận xét bạn đọc.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Yêu cầu HS đọc đồng thanh.

b. Luyện viết:

- GV yêu cầu HS mở Vở ô ly.

- Cả lớp hát.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm.

- 7-10 HS đọc bài.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Đọc đồng thanh.

- HS mở vở.

- 2HS đọc nội dung viết: Mẹ dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con

(18)

- Em hãy nêu những chữ nào độ cao 1 ly?

- Em hãy nêu những chữ nào độ cao 2,5 ly?

- GV hướng dẫn viết từng dòng.

- GV nhận xét nhanh 1 số bài.

- Nhận xét, sửa sai.

* Tổng kết, nhận xét (3-4’) - Yêu cầu lớp đọc đồng thanh.

- GV nhận xét giờ học.

đường tôi đã đi lại nhiều mà sao thấy lạ.

+ Viết chữ M hoa theo cỡ chữ nhỡ 1 dòng

+ Viết chữ M hoa theo cỡ chữ nhỏ 1 dòng

- Viết 1 đoạn bài:

- Cả lớp viết bài theo yêu cầu.

- Lắng nghe.

- Lớp đọc ĐT.

___________________________________________

Ngày soạn: 23/ 01/ 2022

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 28 tháng 1 năm 2022 TIẾNG VIỆT

Bài 4: CÂY BÀNG VÀ LỚP HỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng củng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng hai khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với trường lớp, thầy cô và bạn bè; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to, máy tính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn và khởi động (5’)

- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đỏ.

- Khởi động:

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.

a.Tranh vẽ cây gì?

b. Em thường thấy cây này ở đâu?

+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Cây bàng và lớp học.

- HS nhắc lại

+ Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi.

Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa thấy đủ hoặc có câu trả lời khác...

(19)

2. Đọc (20’)

- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- HS đọc từng dòng thơ

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số tử ngữ có thể khó đối với HS (xoe, xanh mướt, quản, buổi, tưng bừng).

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ dùng dòng thơ, nhịp thơ.

- HS đọc từng khổ thơ

+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ . + Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (tán lá : là cây tạo thành hình như cái thân (GV nên trình chiếu hình ảnh minh hoạ): xanh mướt; rất xanh và trông thích mắt, tưng bừng: nhộn nhịp, vui vẻ).

+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.

+ Một số HS đọc khó thở, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá.

- HS đọc cả bài thơ

+1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ.

+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

- HS đọc từng dòng thơ

- HS đọc từng khổ thơ

- HS đọc cả bài thơ

3. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau (10’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng

đọc lại bài thơ về tìm những tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ. HS viết những tiếng tìm được vào vở.

- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả.

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời (giả - ra, bài – mai – lại, nắng - vắng, bừng - mừng)

- HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ về tim những tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ. HS viết những tiếng tìm được vào vở.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4. Trả lời câu hỏi (12’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi

a. Trong khổ thơ đầu, cây hàng như thế nào?

b. Cây hàng ghé cửa lớp để làm gì?

c. Thứ hai, lớp học như thế nào?

- GV và HS thống nhất câu trả lời. (a. Cây bàng trồng đã lâu năm (già), nhưng vẫn

- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá.

(20)

xanh tốt (Tán lá xoè ra /Như ô xanh mướt);

b. Cây bàng ghé cửa lớp để nghe cô giáo giảng bài ; c. Thứ hai, lớp học nhộn nhịp và vui vẻ (tưng bừng).

5. Học thuộc lòng (13’)

- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ đầu.

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ đầu bằng cách xoả che cần một số tử ngữ trong hai khổ thơ này cho đến khi xoi / che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá / che dần, Chỉ ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng cả hai khổ thơ.

- Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ đầu.

- HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá / che dần.

6. Trò chơi Ngôi trường mơ ước: Nhìn hình nói tên sự vật (7’) - Mục tiêu: mở rộng và tích cực hoả vốn tử

theo chủ đề trường học .

- Nội dung: GV sử dụng những hình ảnh không gian trường học trên slide hoặc tranh vẽ.

- HS nhìn hình ảnh để gọi tên không gian của trường học.

7. Củng cố (3’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào)

____________________________________________

Toán

CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (từ 71 đến 99) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đếm, đọc, viết các số từ 71 đến 99.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học: NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và que tính rời để đếm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động: (5’)

1. Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” như sau:

- Chia lớp thành nhiều nhóm 4-6 HS, chỉ rõ:

- HS chơi trò chơi.

(21)

“Nhóm dùng các khối lập phương”, “Nhóm dùng hìnhvẽ”, “Nhóm viết số”

- GV đọc một số từ 41 đến 70. Nhóm dùng các khối lập phương giơ số khối lập phương tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm dùng hình vẽ, vẽ đủ số hình tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm viết số dùng các chữ số để viết số GV đã đọc.

- Sau mỗi lần chơi các nhiệm vụ lại đổi luân phiên.

2. Cho HS quan sát tranh, đếm số lượng khối lập phương có trong tranh và nói: “Có 73 khối lập phương”,

- HS quan sát tranh... Chia sẻ trước lớp kết quả và nói cách đếm.

B. Hoạt động hình thành kiến thức: (12’) 1. Hình thành các số từ 71 đến 99

- Cho HS thực hiện theo nhóm 4 hoặc theo nhóm bàn. Tương tự như những bài trước, HS đếm số khối lập phương, đọc số, viết số. GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm sao cho mỗi nhóm thực hiện với 5 số

- Cả lớp thực hiện đủ các số từ 71 đến 99.

- HS báo cáo kết quả.

- Cả lớp đọc các số từ 71 đến 99.

- GV nhắc HS cách đọc số chú ý biến âm “mốt”,

“tư”, “lăm”

- HS báo cáo kết quả.

- Chẳng hạn:

+ GV gắn các thẻ số 11, 21, 31, 41, 51, 61, 71, 81,91.

- HS đọc.

+ GV gắn các thẻ số 14, 24, 34, 44, 54, 64, 74, 84, 94.

+ GV gắn các thẻ số 15, 25, 35, 45, 55, 65, 75, 85, 95.

- HS đọc.

- HS đọc.

2. Trò chơi: “Lấy đủ số lượng”

- Cho HS lấy ra đủ số khối lập phương, số que tính,... theo yêu cầu của GV hoặc của bạn. Chẳng hạn: Lấy ra đủ 75 que tính, lấy thẻ số 75 đặt cạnh những que tính vừa lấy.

- HS thực hiện.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập: (12’) Bài 1 HS thực hiện các thao tác:

-Viết các số vào vở.

Bài 2.

- Đếm, tìm số còn thiếu trong tổ ong rồi nói cho bạn nghe kết quả.

- HS thực hiện các thao tác.

- Đọc các số từ 71 đến 99. GV có thể đánh dấu một số bất kì trong các số từ 71 đến 99, yêu cầu HS đếm từ một số bất kì đến số đó, đếm tiếp, đếm lùi, đếm thêm từ số đó.

- GV có thể che đi một vài số rồi yêu cầu HS chỉ đọc các số đã bị che, chẳng hạn: che các số

(22)

71,81, 91 hoặc 74, 84, 94 hoặc 69, 70; 79, 80; 89, 90;

D. Hoạt động vận dụng: (4’) Bài3

- Cho HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe số quả chanh, số chiếc ấm.

- HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe HS lắng nghe và nhận xét cách đếm của bạn.

E. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số đã học được sử dụng trong các tình huống nào.

______________________________________________

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

BÀI 15: SẮP XẾP NHÀ CỬA GỌN GÀNG ĐỂ ĐÓN TẾT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được những việc nên làm và những việc không nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng.

- Xác định và thực hiện được những việc nên sắp xếp nhà cửa gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân. Rèn luyện tính tự giác, chăm chỉ lao động và thói quen gọn gàng, ngăn nắp.

- Hứng thú tham gia việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng, nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, điện thoại thông minh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. KHỞI ĐỘNG (5’)

-GV tổ chức cho HS hát tập thể để tạo không khí vui vẻ.

- HS tham gia.

II. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI (27’)

Hoạt động 1: Nhận xét việc sắp xếp đồ đạc để nhà cửa gọn gàng

- GV tổ chức HS thực hiện nhiệm vụ: Nêu nhận xét về cách sắp xếp nhà cửa trong 2 căn phòng ở 2 tranh trong HĐ 1. Em thích cách sắp xếp đồ đạc ở tranh nào? Vì sao?

- Mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Nhận xét, khái quát: Ai trong chúng ta cũng thích nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. Sắp xếp nhà

- HS trả lời.

- HS chia sẻ, lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(23)

cửa gọn gàng sẽ giúp cho ngôi nhà thoáng, mát, đẹp và đảm bảo an toàn cho việc đi lại. Không những thế, em và mọi người trong gia đình không bị mất thời gian để tìm đồ đạc, sách vở, quần áo,

… mỗi khi cần dùng.

- Liên hệ: Yêu cầu HS liên hệ theo 2 câu hỏi gợi ý:

+ Kể lại việc em đã làm được để giữ cho nhà cửa gọn gàng.

+ Em cảm thấy thế nào sau khi tham gia sắp xếp nhà cửa gọn gàng?

- Chỉ định một số HS chia sẻ trước lớp.

Kết luận: Nhiều em trong lớp tuy nhỏ nhưng đã làm được những việc để nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. Đây là những việc làm tốt, cô mong các em phát huy và thực hiện thường xuyên.

Hoạt động 2: Xác định những việc nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng

- GV HD HS quan sát tranh/SGK, nêu những việc nên làm và những việc không nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng.

- Mời hs nêu kết quả.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.

Những việc nên làm Những việc không nên làm

Để đúng chỗ, ngay ngắn các đồ dùng cá nhân như:

khăn mặt, bàn chải, giày, dép, mũ, cặp sách

Đồ dùng các nhân để bừa bãi, không đúng nơi quy định

Gấp quần, áo, chăn, màn gọn gàng

Quần áo, chăn màn để khắp nơi, không chịu gấp Sắp xếp ngay ngắn từng

loại: sách, vở, truyện, đồ dùng học tập đúng nơi quy định

Để sách, vở, đồ dùng học tập bừa bãi, lộn xộn

Tự giác cất, xếp đồ chơi gọn gàng vào đúng vị trí sau khi chơi xong

Không cất, dọn đồ chơi sau khi chơi xong

- Gọi HS nhắc lại.

- GV nhận xét, chốt lại những việc HS có thể tự làm được để sắp xếp nhà cửa gọn gàng.

- HD HS về nhà tham gia cùng gia đình sắp xếp

- HS liên hệ theo gợi ý.

- Các bạn khác lắng nghe, nhận xét về những chia sẻ của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS trình bày, HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại.

- HS lắng nghe.

(24)

nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng để đón mùa xuân mới.

III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (3’) - Nhận xét tiết học

- Dặn dò chuẩn bị bài sau

- HS lắng nghe __________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ ; nhận biết một số tiếng cùng

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng

*.. - Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một bài thơ ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ , nhận biết một số tiếng cùng

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một bài thơ ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ , nhận biết một số tiếng cùng