• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa Lí 6 Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới - Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa Lí 6 Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới - Chân trời sáng tạo"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 20. Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới

Câu hỏi trang 182 sgk Địa Lí 6: Trong giới tự nhiên, sinh vật sống trong những điều kiện khác nhau như trên cạn, dưới nước. Từ đó tạo nên các môi trường sống đa dạng, phong phú của sinh vật trên Trái Đất. Sự đa dạng của thế giới sinh vật được thể hiện như thế nào? Các đời thiên nhiên phân bố ra sao?

Trả lời:

- Sự đa dạng của thế giới sinh vật thể hiện qua sự phân bố của thực vật, động vật và sinh vật.

- Các đới thiên nhiên gồm có đới nóng, đới lạnh và đới ôn hòa.

A/ Câu hỏi giữa bài

I. Sự đa dạng của thế giới sinh vật

Câu hỏi trang 182 sgk Địa Lí 6: Dựa vào hình 20.1, 20.2 và nội dung đã học, em hãy cho ví dụ về sự đa dạng của thế giới sinh vật ở lục địa và đại dương mà em biết?

Trả lời:

1. Trên lục địa

(2)

- Thực vật: giáng hương thông, lim, sưa, muồng đen, cẩm lai, xoan đào, rêu, địa y,…

- Động vật: gấu nâu, voi, nai, hươu cao cổ, cá sấu, đà điểu, hà mã, khỉ,…

2. Dưới đại dương

- Thực vật: rêu, tảo, thực vật phù du,…

- Động vật: tôm, cá voi, rùa biển, bạch tuộc, sao biển, mực, cá rắn,…

II. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất

Câu hỏi trang 183 sgk Địa Lí 6: Dựa vào hình 20.3, em hãy xác định trên bản đồ các đới thiên nhiên trên thế giới.

Trả lời:

- Các đới thiên nhiên trên thế giới: Đới nóng, hai đới ôn hòa và hai đới lạnh.

(3)

III. Rừng nhiệt đới

Câu hỏi trang 184 sgk Địa Lí 6: Dựa vào hình 20.4 em hãy nhận xét về các tầng cây của rừng mưa nhiệt đới.

Trả lời:

- Rừng mưa nhiệt đới được chia làm các tầng khác nhau, hay còn gọi là lớp.

- Thảm thực vật được cấu tạo thành một mô hình chiều dọc thẳng đứng từ mặt đất đến tán rừng, đó là:

(4)

+ Tầng cỏ quyết.

+ Tầng cây bụi.

+ Tầng cây gỗ cao trung bình.

+ Tầng cây gỗ cao.

+ Tầng cây vượt tán.

- Mỗi tầng gồm có các loài động, thực vật khác nhau thích nghi với điều kiện sống ở riêng tầng đó.

B/ Câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 185 sgk Địa Lí 6:

1. Em hãy kể tên một số loài sinh vật trên cạn và dưới nước mà em biết.

2. Cho biết một số rừng nhiệt đới mà em biết.

Trả lời:

1. Kể tên một số loài sinh vật

- Trên cạn: gấu nâu, voi, nai, hươu cao cổ, cá sấu, đà điểu, hà mã, khỉ,…

- Dưới nước: tôm, cá voi, rùa biển, bạch tuộc, sao biển, mực, cá rắn,…

2. Một số rừng nhiệt đới - Rừng A-ma-dôn.

- Rừng nhiệt đới ở Madagascar.

- Rừng mưa nhiệt đới ở lưu vực sông Công-gô.

- Rừng nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam Á,…

Câu 2 trang 185 sgk Địa Lí 6: Em hãy sưu tầm các thông tin về một vườn quốc gia mà em biết để chứng minh sự đa dạng cảu động vật và thực vật.

Trả lời:

Học sinh tìm kiếm thông tin từ sách, báo, internet,…

(5)

MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Những loài thực vật ở vườn quốc gia Cúc phương bao gồm:

- Ngành quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 loài.

- Ngành hạt trần có 3 họ, 3 chi và 3 loài.

- Ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1588 loài.

Sự phong phú về sinh vật, động vật gồm có

- 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á).

- 313 loài chim.

- 76 loài bò sát.

- 46 loài lưỡng cư.

- 11 loài cá.

- Hàng ngàn loài côn trùng.

Đây cũng là nơi sinh sống của một số loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng cao như Voọc đùi trắng, Cầy vằn, Báo hoa mai,…

(6)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kết luận: Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt, ánh sáng dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp?. Ở nơi có vĩ

-> Ở mỗi khu vực địa lí sẽ có những điều kiện khác nhau -> Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều.. - Cho viết châu lục nào có nhiều thành phố đông dân nhất

- Thiên nhiên là một nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người: Con người hít thở không khí từ tự nhiên,

+ Giới Nguyên sinh: gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, phần lớn cơ thể đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng, sống trong môi trường nước hoặc trên cơ

Bài 8.13 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 6: Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Đường saccharose là.. chất rắn,

…(2)… là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện một chức năng nhất định. Nó chỉ đạo hoạt động và quy trình của cơ thể sống. Trang 71 SBT KHOA HỌC TỰ

Trang 78 SBT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6: Quan sát sơ đồ phân loại dưới đây, hãy xác định các bậc phân loại (Họ, Bộ, Lớp, Ngành, Giới) của loài Gấu trúc trong hàng thứ

Rừng mưa nhiệt đới là nơi có điều kiện khí hậu và môi trường thuần lợi cho sự phát triển của đa số các loài sinh vật nên sẽ có độ đa dạng sinh học lớn nhất.. Đài