• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
54
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

+

Ngày soạn: 25/10/2021

Ngày dạy: 01/11/2021 Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2021

TOÁN

Tiết 49: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tính và đặt tính trừ hai số thập phân.Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thập phân.

- Vận dụng cách cộng, trừ số thập phân vào giải bài toán có lời văn. Biết cách trừ một số cho một tổng rồi so sánh giá trị.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Có năng lực tự học và giải các bài tập cá nhân. Có khả năng giao tiếp, hợp tác nhóm để hoàn thành yêu cầu bài.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bảng phụ, bút dạ.

- HS: vở, sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu. (5 phút)

- GV tổ chức phần thi “Ai nhanh, ai đúng”.

- GV đưa ra các phép tính với số thập phân. Gọi đại diện HS lên tham gia thi điền nhanh Đ- S.

- Yêu cầu HS giải thích vì sao điền Đ- S.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- GV giới thiệu: Với trò chơi ‘Ai nhanh, ai đúng?” chúng ta đã được nhớ lại cách thực hiện trừ số thập phân. Để chúng ta thực hiện thành thạo các phép tính về cộng trừ số thập phân và vận dụng giải toán có lời văn tốt hơn. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay.

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành (25 phút)

Bài 1 (trang 54): Đặt tính rồi tính.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tính

- GV HS nhận xét và đánh giá từng HS

- HS lắng nghe.

- Đại diện HS tham gia.

15,9 45,8 5,256 8,75 19,26 3,8 24,65 265,4 1,456

- 2 HS lên b ng l m b i, HS c l p l mả à à ả ớ à b i v o v .à à ở

a. 68,72 29,91 38

81

b. 25,37 8,64 16,73 c. 75,5

30,26 45,24

d. 60 12,45 47,5 -

-

- -

-

S Đ

-

Đ

-

(2)

- Gọi HS nêu cách trừ hai số thập phân Bài 2: Tìm x

- Yêu cầu HS đọc đề bài

+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

a. x + 4,32 = 8,67

x = 8,67 - 4,32 x = 4,35

c. x - 3,64 = 5,86

x = 5,86 +3,64 x = 9,5

- GV gọi HS nhận xét bài là trên bảng.

- GV HS nêu cách tìm số trừ và số bị trừ?.

Bài 3 (trang 54)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV HS nhận xét và đánh giá từng HS.

3. Hoạt động Vận dụng(10 p)

*Bài 4 (trang 54).

- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn nội dung phần a và yêu cầu HS làm bài.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm tự thực hiện tính toán và rút ra kết luận.

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày

- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- HS nêu.

- HS đọc đề bài - HS nêu

- HS làm vở. 4 HS làm bảng b. 6,85 + x = 10,29

x = 10,29 - 6,85 x = 3,44

d. 7,9 - x = 2,5 x = 7,9 - 2,5 x = 5,4

- 4 HS nhận xét bài làm của 4 bạn trên bảng.

- HS nêu

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.

- Ba quả dưa: 14,5kg.

- Quả dưa thứ nhất: 4,8kg

- Quả thứ hai: nhẹ hơn dưa thứ nhất 1,2kg - Quả thứ ba: ... kg?

- 1 HS lên bảng làm bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Quả dưa thứ hai cân nặng là:

4,8 - 1,2 = 3,6 (kg)

Quả dưa thứ nhất và thứ hai cân nặng là:

4,8 + 3,6 = 8,4 (kg) Quả dưa thứ ba cân nặng là:

14,5 - 8,4 = 6,1 (kg) Đáp số : 6,1kg

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS nhận xét theo sự hướng dẫn của GV

- Tính rồi so sánh giá trị của biểu thức a - b - c và a - (b - c).

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện 3 nhóm lên bảng làm. lớp làm vở bài tập nhận xét

a b c a - b - c a - (b+c)

8,9 2,3 3,5 8,9 – 2,3 – 3,5 = 3,1 8,9 – (2,3 + 3,5) = 3,1 12,38 4,3 2,08 12,38 – 4,3 – 2,08 = 6 12,38 – (4,3 + 2,08) = 6 16,72 8,4 3,6 16,72 – 8,4 – 3,6 = 4,72 16,72 – (8,4 + 3,6) = 4,72

(3)

- GV hướng dẫn HS nhận xét rút ra quy tắc về trừ một số thập phân cho một tổng ta có thể lấy số đó trừ đi các số hạng của tổng.

- Gọi HS đọc phần b.

- Yêu cầu HS làm bài

Cách 1: 8,3 - 1,4 - 3,6 = 6,9 - 3,6 = 3,3 Cách 2:

8,3 - 1,4 - 3,6 = 8,3 - (1,4 + 3,6) = 8,3 - 5

= 3,3

+ Em có nhận xét gì về kết quả của các phép tính trên ở cách 1 và cách 2?

+ Em vừa áp dụng qui tắc nào để làm bài?

*Củng cố- dặn dò:

- GV củng cố các kiến thức, kĩ năng của bài

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc: Tính bằng hai cách.

- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm bài vào vở Cách 1:

18,64 - ( 6,24 + 10,5) = 18,64 - 16,74 = 1,9

Cách 2:

18,64- (6,24 + 10,5) = 18,64 - 6,24 - 10,5 = 12,4 - 10,5

= 1,9

- Cách 1 và cách 2 đều có kết quả bằng nhau.

- HS nêu: áp dụng quy tắc về trừ một số thập phân cho một tổng

- HS chuẩn bị bài sau.

KỂ CHUYỆN

Tiết 11+12+13: NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.

- Dựa vào lời kể của thầy cô, kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ và lời gợi ý dưới tranh, phỏng đoán được kết thúc của câu chuyện; cuối cùng kể lại được câu chuyện. Nghe thầy cô kể chuyện, ghi nhớ chuyện. Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.

CV 3969: Chủ điểm «Giữ lấy màu xanh» (tuần 11, 12, 13), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm . Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân ,có tinh thần tự giác, hợp tác hoàn thành bài học.

+ Yêu, bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.

* BVMT: GD HS biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ thú rừng, môi trường rừng, góp phần giữ gìn vẻ đẹp của MTTN.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: tranh minh hoạ trong SGK - HS: SGK

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(4)

1. Hoạt động Mở đầu 5p

- HS kể lại một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc ở một nơi khác.

- GV nhận xét

- GV giới thiệu và ghi bảng đầu bài.

Người đi săn và con nai 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 10p

- GV kể chuyện lần 1, kể chậm rãi, từ tốn.

- GV kể lần 2, kết hợp chỉ tranh minh hoạ.

- GV giúp HS hiểu một số từ ngữ khó.

3 . Hoạt động Luyện tập: 20p - GV gọi HS đọc yêu cầu

- GV cho HS kể từng đoạn câu chuyện theo cặp

- Thi kể chuyện trước lớp.

- Cho HS phán đoán kết thúc câu chuyện.

- GV kể tiếp đoạn 5 của câu chuyện.

- Gọi 1 - 2 HS kể toàn bộ câu chuyện.

- Treo bảng tiêu chí đánh giá

- H/dẫn HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét, đánh giá.

- Gọi HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện.

4. Hoạt động Vận dụng :5p

- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện.

* GV liên hệ tình trạng săn bắn thú rừng, khai thác rừg bừa bãi....

? Để BVMT rừng chúng ta cần làm gì?

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe

- 1, 2 HS kể chuyện.

- Theo dõi.

- 1 HS nhắc lại đề.

- HS lắng nghe.

- 3 HS đọc yêu cầu.

- HS kể theo cặp đôi.

- HS thi kể trước lớp

- HS phỏng đoán câu chuyện - HS kể nối tiếp các đoạn.

- 2 HS kể toàn bộ câu chuyện

- HS theo dõi, đánh giá theo tiêu chí - HS lắng nghe.

- HS thi kể chuyện theo lời 1 nhân vật mình chọn.

- 2 HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe để thực hiện cho tốt.

TẬP LÀM VĂN

Tiết 21. TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết rút kinh nghiệm bài văn (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ);

nhận biết và sửa được lỗi trong bài.

- Viết lại được 1 đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn

(5)

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác , năng lực ngôn ngữ.

+ Biết khắc phục sửa chữa lỗi của bài văn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: Vở ô li

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5p)

- GV cho HS hát bài: Em yêu Trường em - GV: Bài hát các con vừa thể hiện đã cho chúng ta thấy hình ảnh bạn bè, thầy cô và mọi sự vật ở ngôi trường thật gần gũi và đáng yêu. Dưới mái trường cùng thầy cô, bạn bè đã cho các con khôn lớn và trưởng thành với bao kỉ niệm yêu dấu các con đã gắn bó nơi đây. Vậy Khi viết văn tả cảnh, các con cũng cần chú ý lựa chọn những hình ảnh riêng biệt, nổi bật, ấn tượng của cảnh, thể hiện được tình cảm của mình trong đó. Vậy tiết học hôm nay sẽ cùng các con sửa những lỗi sai để hoàn thiện hay hơn bài văn tả cảnh nhé.

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành (30p)

a. Nhận xét chung về bài làm của HS - GV treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài của tiết kiểm tra.

- Gọi HS đọc lại đề tập làm văn.

- GV nhận xét bài viết của HS:

* Ưu điểm

+ HS hiểu đề, viết đa số đúng yêu cầu của đề.

+ Xác định đúng yêu cầu của đề, hiểu bài, đa số HS trình bày bài có bố cục chặt chẽ, rõ ràng.

+ Một số bài diễn đạt tốt, có sự sáng tạo trong miêu tả.

+ Đa số HS trình bày bài sạch sẽ, ít sai chính tả.

* Nhược điểm

- HS thể hiện bài hát.

- HS lắng, theo dõi

- HS lắng nghe nhận xét của GV.

- HS đọc lại đề 1 lần.

- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.

(6)

- Một số bài diễn đạt ý chưa rõ ràng, cách dùng từ chưa phù hợp, câu viết chư- a đúng ngữ pháp, còn mắc lỗi chính tả.

- GV nêu những lỗi HS mắc phải.

- Trả bài cho HS

b. Hướng dẫn chữa bài

- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn.

- GV giúp đỡ HS chưa viết được.

c. Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt

- Gọi một số HS đọc đoạn văn hay trong bài văn viết hay cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi để tìm ra cách dùng từ, diễn đạt hoặc ý hay.

3. Hoạt động Vận dụng(5p)

Hướng dẫn viết lại một đoạn văn - GV gợi ý HS viết lại đoạn văn khi:

+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.

+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý.

+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.

+ Đoạn văn viết đơn giản, câu cụt.

+ Đoạn văn mở bài, kết bài chưa hay.

- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.

- Nhận xét.

- Hệ thống lại nội dung bài

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập làm đơn

- HS xem lại bài của mình.

- HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn.

- 3 HS đọc, HS khác lắng nghe, phát biểu.

- 3, 5 HS đọc. Lớp lắng nghe, phát biểu.

- HS tự viết lại đoạn văn vào VBT.

- 3 HS đọc đoạn văn của mình.

- HS lắng nghe

Ngày soạn: 25/10/2021

Ngày dạy: 02/11/2021 Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2021

TOÁN

Tiết 50: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tự phát hiện được cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên.Tính và đặt tính nhân một số thập phân với một số tự nhiên.

- Vận dụng phép nhân một số thập phân với một số vào giải bài toán có lời văn - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

(7)

+ Có năng lực tự học và giải các bài tập cá nhân. Có khả năng giao tiếp, hợp tác nhóm để hoàn thành yêu cầu bài.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: Vở, sgk

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- GV đưa phép tính, yêu cầu HS lên bảng làm.

156 × 27 34567×16

- Nhận xét, đánh giá.

- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện nhân.

- GV: Nếu cô thêm dấu phẩy vào thừa số thứ nhất cô được phép tính: 15,6× 243 em dự đoán kết quả của phép tính là bao nhiêu?

- Gọi HS nêu kết quả.

- Vậy để biết cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên như thế nào cô và các em sẽ cùng bước sang bài học ngày hôm nay. “Nhân một số thập phân với một số tự nhiên”

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (15 phút)

2.1. Giới thiệu qui tắc nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên.

a. Ví dụ:

* Hình thành phép nhân

- GV vẽ hình lên bảng và nêu bài toán:

Hình tam giác ABC có 3 cạnh dài bằng nhau, mỗi cạnh dài 1,2m. Tính chu vi hình tam giác đó.

- GV yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác ABC.

- 3 cạnh của hình tam giác có gì đặc biệt?

- Vậy tính tổng của 3 cạnh, ngoài cách thực hiện phép cộng ta còn cách nào khác?

- 2 HS lên làm bài.

156 243

468 624 322 38908

825 243

2475 3300 1650 200475 - HS nhận xét

- HS lắng nghe.

- HS nêu

- HS nghe và nêu lại bài toán ví dụ.

- Chu vi hình tam giác ABC bằng tổng độ dài ba cạnh : 1,2m + 1,2m + 1,2m - 3 cạnh của tam giác ABC đều bằng 1,2m.

- Ta còn cách thực hiện phép nhân.

1,2m 3

× ×

(8)

- Hình tam giác ABC có 3 cạnh dài bằng nhau và bằng 1,2m. Để tính chu vi hình tam giác này ta thực hiện phép nhân 1,2m

3. Đây là phép nhân 1 STP với một số tự nhiên.

* Đi tìm kết quả

- GV yêu cầu HS cả lớp trao đổi, suy nghĩ để tìm kết quả của 1,2m × 3

- Yêu cầu HS nêu cách tính của mình

- GV nghe HS trình bày và viết cách làm trên lên bảng như phần bài học trong SGK.

- Vậy 1,2m nhân 3 bằng bao nhiêu mét ?

* Giới thiệu kĩ thuật tính

- Trong bài toán trên để tính được 1,2m 3 các em phải đổi …đã nghĩ ra cách đặt tính và thực hiện phép tính như sau:

- GV trình bày cách đặt tính và thực hiện tính như SGK lưu ý cách viết 2 phép nhân 12 3 = 36 và 1,2 3 = 3,6 ngang nhau để HS so sánh.

- Em hãy so sánh tích 1,2 3 ở hai cách tính?

- GV yêu cầu HS thực hiện lại phép tính 1,2 3 theo hai cách tính.

- Em có nhận xét gì về các chữ số ở phần thập phân của thừa số và tích?

- Dựa vào cách thực hiện 1,2 3 em hãy nêu cách tính thực hiện nhân 1 STP với 1 STN?

b. Ví dụ 2

- GV yêu cầu HS nêu VD2: Đặt tính và tính 0,46 12

- GV yêu cầu HS tính đúng nêu cách tính của mình.

- GV nhận xét cách tính của HS.

2.2. Ghi nhớ

- Qua 2 ví dụ bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép nhân 1 STP với 1 STN ? - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và

- HS thảo luận theo cặp.

- 1 HS nêu trước lớp. Lớp theo dõi nhận xét.

1,2m = 12dm 12 3 36 36dm = 3,6m Vậy 1,2 3 = 3,6 (m) - 1,2m 3 = 3,6m

- Cách đặt tính cũng cho kết quả 1,2 3 = 3,6 (m).

- HS cả lớp cùng thực hiện.

- Thừa số có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân thì thì tích có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân.

- HS nêu

- 2 HS lên bảng thực hiện phép nhân, cả lớp thực hiện phép nhân vào giấy nháp.

- HS nhận xét đúng /sai. Nếu sai thì sửa lại.

- 1 HS nêu trước lớp, lớp theo dõi và nhận xét.

- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo

(9)

yêu cầu HS đọc thuộc luôn tại lớp 3. Hoạt động Luyện tập(12 phút) Bài 1 (trang 56): Đặt tính rồi tính.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

- GV yêu cầu HS làm

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu cách thực hiện phép tính của mình.

- Gọi HS nêu cách đặt dấu phẩy ở phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.

- GV nhận xét đánh giá HS.

- Yêu cầu HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra nhau.

Bài 2 (trang 56). Viết số thích hợp vào ô trống

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV gọi HS đọc kết quả tính của mình.

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

- GV nhận xét đánh giá HS.

4. Hoạt động Vận dụng (8p) Bài 3

- GV gọi HS đọc đề bài toán

dõi và nhận xét.

- Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.

- 4 HS lên b ng l m b i, m i HS l mả à à ỗ à m t phép tính, c l p l m b i v o v .ộ ả ớ à à à ở

2,5 7

17,5

4,18 5

20,90 0,256

8 2,048

6,8 15

340 68 1020 - HS nhận xét

- HS nêu cách thực hiện - HS nêu.

- HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra nhau theo bàn.

- HS đọc YC.Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tích.

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

- 1 HS đọc đề toán trước lớp - 1 giờ: 42,6km

- 4 giờ: ...km?

×

× ×

×

Thừa số 8,07 8,07 2,389

Thừa số 3 5 10

Tích 9,54

40,35 23,89

(10)

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS tự làm.

- GV nhận xét đánh giá

*Củng cố- dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.

Bài giải

Trong 4 giờ ô tô đi được số ki-lô-mét là:

42,6 × 4 = 170,4 (km) Đáp số: 170,4 km - HS lắng nghe.

Ngày soạn: 25/10/2021

Ngày dạy: 03/11/2021 Thứ tư ngày 3 tháng 11 năm 2021

TOÁN

Tiết 51: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000, ....

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS tự phát hiện được cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, ...

Thuộc quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,... Thực hiện nhân nhẩm thành thạo một số thập phân với 10, 100, 1000, ...

- Vận dụng chuyển đổi được đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân bằng cách nhân nhẩm với 10, 100, 1000.

Vận dụng phép nhân nhẩm vào giải bài toán có lời văn.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Có năng lực tự học và giải các bài tập cá nhân. Có khả năng giao tiếp, hợp tác nhóm để hoàn thành yêu cầu bài.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng nhóm.

- HS: SGK, vở ô li.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- GV tổ chức phần thi : Ai nhanh - Ai đúng.

- GV đưa ra một số phép tính nhân. Gọi đại diện HS lên tham gia thi điền nhanh Đ, S.

- Yêu cầu HS giải thích vì sao điền Đ/S - Nhận xét, tuyên dương HS.

- GV giới thiệu phép nhân: 2,38 x 10 = 23,8

+ Hãy nhận xét về Thừa số thứ nhất và tích có gì giống, khác nhau ?

- Đại diện 2 HS tham gia thi.

2090 5

4,18

20,90 5

4,18

23,80 10

2,38

238,0 10

2,38

S Đ Đ S - HS giải thích.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

+ Các chữ số giống nhau, khác vị trí của dấu phẩy. Dấu phẩy ở tích chuyển sang

(11)

- GV kết nối vào bài: Phép nhân STP với 10 là một trong những phép nhân đặc biệt, ta có thể nhẩm ngay kết quả mà không cần đặt tính. Cách thực hiện như thế nào, mời các em cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay: Nhân một STP với 10, 100, 1000, ...

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)

- GV đưa 3 phép tính: 27, 867 x 10 53, 286 x 100 5,32 x 1000 - Tổ chức cho HS thi đua giữa các nhóm: Tìm nhanh kết quả của 3 phép tính trên. Từ đó tìm ra quy tắc nhân một STP với 10, 100, 1000,...

- GV định hướng cho các nhóm (khi cần)

+ Nêu rõ thừa số, tích của phép nhân 27,867 x 10 = 278,67

+ Nêu cách viết 27,867 thành 278,67 + Vậy khi nhân một STP với 10 ta có thể tìm ngay kết quả bằng cách nào ? - Gọi đại diện nhóm báo cáo.

- Chốt kết quả đúng và rút ra quy tắc nhân nhẩm một STP với 10, 100, 1000,...

- Nhận xét, tuyên dương nhóm thảo luận có kết quả tốt.

- Yêu cầu HS nhẩm thuộc quy tắc. Lấy ví dụ

3. Hoạt động luyện tập(5 phút) Bài 1: HĐ cá nhân

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS làm bài vào vở. 3 HS làm bảng phụ

- Gọi HS nhận xét, chữa bài.

- Chốt kết quả đúng.

bên phải một chữ số so với thừa số thứ nhất.

- HS lắng nghe, ghi bài.

- HS đọc phép tính.

- Lớp chia nhóm, thảo luận.

- Đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung.

278,670 10 27,867

5328,600 100

53,286

Quy tắc: Muốn nhân một STP với 10, 100, 1000, ...ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba,... chữ số.

- Lắng nghe.

- HS nhẩm thuộc. Lấy ví dụ. 1 HS nêu ví dụ. 1 HS nêu đáp án.

- HS nêu: Nhân nhẩm - HS làm bài cá nhân

- HS đọc bài làm. Lớp nhận xét.

a) 1,4 x 10 = 14 2,1 x 100 = 210

(12)

- Gọi HS nêu cách nhân nhẩm một STP với 10, 100, 1000,...

4. Hoạt động vận dụng(15 phút) Bài 2: HĐ cặp

- GV gọi HS đọc đề toán.

- Tổ chức cho HS làm bài theo cặp. GV quan sát, hỗ trợ HS khó khăn.

+ Hỏi 1m bằng bao nhiêu xăng-ti-mét ? + Muốn đổi 12,6m thành xăng-ti-mét ta làm như thế nào ?

+ 12,6m = ....cm ?

- Gọi đại diện các cặp báo cáo.

- GV chốt cách đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng STP, dạng số có đơn vị đo lớn sang số có đơn vị đo bé hơn.

Bài 3: HĐ cá nhân

- GV gọi HS đọc đề toán trước lớp.

- Hỏi:

+ Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán hỏi gì ?

+ Cân nặng của can dầu hỏa là tổng cân nặng của những phần nào ?

- Yêu cầu HS làm bài và chữa - Nhận xét, chốt bài giải đúng.

- GV chốt:

7,2 x 1000 = 7200 b) 9,63 x 10 = 96,3 25,08 x 100 = 2508 5,32 x1000 = 5320 c) 5,328 x 10 = 53,28 4,061 x 100 = 406,1 0,894 x 1000 = 894 - HS nêu

- HS đọc đề toán: Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là xăng- ti- mét - HS làm bài theo cặp: trao đổi, tìm ra cách đổi và hoàn thành bài tập.

+ 1m = 100cm + Nhân 12,6 x 100 + 12,6 x 100 = 1260

- Báo cáo kết quả và nêu cách đổi số đo độ dài dưới dạng STP.

12,6m = 1260cm 10,4dm = 104cm 0,856m = 85,6cm 5,75dm = 57,5cm - HS lắng nghe.

- 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề trong SGK.

+ Một can nhựa chứa 10l dầu hỏa. Biết 1l dầu hỏa cân nặng 0,8kg, can rỗng cân nặng 1,3kg.

+ Can dầu hỏa nặng bao nhiêu ki-lô- gam ?

+ Là tổng cân nặng của 10l dầu hỏa và cân nặng của can rỗng.

- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

10l dầu hoả cân nặng là : 10

0,8 = 8 (kg)

Can dầu hoả cân nặng là : 8 + 1,3 = 9,3 (kg)

(13)

+ Ta áp dụng phép nhân nhẩm nào để tìm được nhanh cân nặng của can dầu hỏa ?

+ Nêu lại cách nhân nhẩm một STP với 10, 100, 1000,...

- GV nhận xét, tuyên dương - Hôm nay chúng ta học bài gì ?

*Củng cố- dặn dò:

- GV nhận xét giờ học

- Yêu cầu HS áp dụng nhân nhẩm một STP với 10, 100, 1000, ...trong các bài học và thực tiễn.

Đáp số : 9,3 kg

+ Áp dụng nhân nhẩm một STP với 10.

+ HS nêu

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 22: QUAN HỆ TỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ; nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn (BT1, mục III).

- Xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2); biết đặt câu với quan hệ từ (BT3).

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác , năng lực ngôn ngữ.

+ chăm chỉ, tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.

* GDBVMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: bảng nhóm - HS: SGK, VBTTV.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5 p)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV cho HS tìm các đại từ xưng hô trong 1 đoạn thơ bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu:

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!

Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người.

- GV nêu tên và luật chơi: 3 đội xếp thành 1 hàng dọc 5 người, mỗi bạn sẽ lần lượt

- 3 đội (mỗi đội 5 HS), 1 HS làm trọng tài.

- HS lắng nghe.

(14)

lên gạch 1 đại từ xưng hô có trong đoạn thơ trên. Bạn nào gạch xong sẽ chuyển lại bút cho bạn tiếp theo, cứ như vậy cho đến khi gạch hết được các đại từ xưng hô có trong đoạn thơ. Đội nào gạch đúng và nhanh nhất sẽ là đội thắng cuộc. Đội thắng cuộc sẽ nhận được 1 phần quà.

- GV tổ chức cho HS chơi.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Qua trò chơi, các em đã được ôn lại kiến thức gì?

- GV giới thiệu bài: Qua phần khởi động các em đã nắm được kiến thức về đại từ xưng hô. Vậy, khi nói và viết chúng ta vẫn thường sử dụng các từ để nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau gọi là quan hệ từ. Vậy quan hệ từ là gì? Chúng có tác dụng gì? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài học hôm nay.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (13p)

Bài 1: Trong mỗi ví dụ dưới đây, từ in đậm được dùng để làm gì?

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, Gợi ý cho HS:

- Từ in đậm nối những từ ngữ nào trong câu?

- Quan hệ mà từ in đậm biểu diễn quan hệ gì?

- Gọi HS phát biểu, bổ sung (nếu cần) - GV chốt lại lời giải đúng.

a. Rừng say ngất và ấm nóng b. Tiếng hót dìu dắt của Hoạ mi ...

c. Không đơm đặc như hoa đào nhưng cành mai ...

- HS chơi trò chơi.

- Đại từ xưng hô.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.

- Tiếp nối nhau phát biểu, bổ sung. Mỗi HS chỉ nói về 1 câu.

a) và nối xay ngây với ấm nóng (quan hệ liên hợp)

b) của nối tiếng hót dìu dặt với Hoạ Mi (quan hệ sở hữu)

c) Như nối không đơm đặc với hoa đào:

(quan hệ so sánh).

nhưng nối với câu văn sau với câu văn trước (quan hệ tương phản)

(15)

=> Những từ in đậm … hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý nghĩa các câu. Các từ ấy được gọi là quan hệ từ.

- Qua bài tập trên, em hãy cho biết quan hệ từ là gì?

Bài 2: Quan hệ giữa các ý ở mỗi câu dưới đây (rừng cây bị chặt phá – mặt đất thưa vắng bóng chim; mảnh vườn nhỏ bé – bầy chim vẫn về tụ hội) được biểu hiện bằng những cặp từ nào?

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4.

- Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời đúng:

a. Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim

- Nếu... thì... biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết.

- Kết quả

b. Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim thường rủ nhau về tụ hội.

- Tuy...nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.

=> GVKL: Nhiều khi, các từ ngữ trong câu … những quan hệ nhất định về nghĩa các bộ phận câu.

- Thế nào là quan hệ từ? Quan hệ từ có tác dụng gì?

* Ghi nhớ

- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.

- Yêu cầu HS lấy VD minh hoạ cho ND ghi nhớ.

- GV chốt và chuyển ý: Qua phần nhận xét, các em đã hiểu thế nào là quan hệ từ, tác dụng của quan hệ từ. Để củng cố hơn về kiến thức các con vừa học, chúng ta

- Lắng nghe

- Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- HS chia nhóm 4cùng trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.

- Tiếp nối nhau phát biểu.

- HS lắng nghe.

- HS nêu.

- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.

- HS lấy ví dụ minh họa cho ND ghi nhớ.

(16)

cùng chuyển sang hoạt động thực hành.

3. Hoạt động Luyện tập (17 p)

Bài 1: Tìm quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng.

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập

- Yêu cầu HS tự làm bài tập. Hướng dẫn cách làm bài:

+ Đọc kỹ từng câu văn.

+ Dùng bút chì gạch chân dưới quan hệ từ và viết tác dụng của quan hệ từ ở phía dưới câu.

- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- GV chốt và chuyển ý: Ở bài tập 1, các em đã tìm được các quan hệ từ là từ nối các từ ngữ; để mở rộng hơn về các cặp quan hệ từ là từ nối trong các câu văn ta cùng chuyển sang bài tập 2.

Bài 2: Tìm cặp quan hệ từ ở mỗi câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu.

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập

- Yêu cầu HS làm bài cặp đôi.

- Cách dùng các cặp quan hệ từ trong các câu văn trên có tác dụng như thế nào?

*BVMT: Chúng ta thấy những hình ảnh cây xanh thật đẹp. Vậy chúng ta cần làm

- HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 HS làm bảng phụ. HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân vào các câu văn.

a. và: nối nước và hoa

của: nối tiếng hót kì diệu với Họa mi b. và: nối to với nặng

như: nối rơi xuống với ai ném đá c. với: nối ngồi với ông nội về: nối giảng với từng loài cây - Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 cặp HS làm bảng phụ. HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân vào các câu văn.

a. Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.

Vì...nên... biểu thị quan hệ nhân - quả b. Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẵn luôn học giỏi.

Tuy ... nhưng ... biểu thị quan hệ tương phản.

- Nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những vế câu ấy với nhau.

- Nhiều HS trả lời.

(17)

gì để bảo vệ chúng?

- Yêu cầu HS đặt câu có sử dụng quan hệ từ về ý thức BVMT.

- Chúng ta cần có tình yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta để cây cối phát triển được tươi tốt.

- Chốt và chuyển ý: Việc sử dụng các cặp quan hệ từ nối các câu, thể hiện mối quan hệ liên quan chặt chẽ của các câu ấy với nhau. Để rèn thêm khả năng sử dụng quan hệ từ cho trước khi nói chúng ta cùng chuyển sang bài 3.

Bài 3: Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm bàn, trao đổi và nhận xét các câu mình đặt với bạn.

- Gọi HS đọc câu mình đặt.

- GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS.

- GV chốt và chuyển ý: Qua các bài tập chúng ta đã nhận biết được quan hệ từ, tác dụng của quan hệ từ trong các câu văn, biết tìm các quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong câu; đặt câu với các quan hệ từ cho trước. Để giúp các củng cố thêm về khả năng sử dụng các quan hệ từ khi nói, viết, chúng ta cùng chuyển sang Hoạt động vận dụng.

4. Hoạt động Vận dụng (5p)

- GV cho HS đặt câu có chứa cặp quan hệ từ và chỉ ra được cặp quan hệ từ ấy biểu thị mối quan hệ nào.

- Việc dùng quan hệ từ nối các câu với nhau có tác dụng như thế nào?

- 1 số HS đặt.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu

- 2 HS đặt câu trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở.

- 1HS đọc thành tiếng trước lớp.

- HS làm việc theo nhóm bàn.

- Nhiều HS đọc.

VD:

+ Em và An là đôi bạn thân.

+Em học giỏi văn nhưng em trai em lại học giỏi toán.

+ Cái áo của tôi còn mới nguyên.

- HS nhận xét câu bạn đặt.

- HS lắng nghe

- Nhiều HS đặt câu và nêu mối quan hệ của cặp quan hệ từ mình đã đặt.

- Nhằm thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu với nhau.

(18)

- GV: Qua phần đặt câu các em đã được bổ sung thêm vốn từ, có kĩ năng để vận dụng vào viết những bài văn hay, nói các câu đúng với hoàn cảnh trong cuộc sống hàng ngày.

* Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe.

TẬP LÀM VĂN

Tiết 22. LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị, thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết.

- Thực hành viết đơn kiến nghị về nội dung cho trước. Yêu cầu: Viết đúng hình thức, nội dung, câu văn ngắn gọn, rõ ràng, có sức thuyết phục.

GT: Chọn ND phù hợp với địa phương (CV 3969) - Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm . Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân ,có tinh thần tự giác, hợp tác hoàn thành bài học.

+ Yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, môi trường sồng.

*BVMT: Biết lồng ghép việc bảo vệ môi trường sống khi viết đơn.

* Các KNS cơ bản cần giáo dục - Ra quyết định

- Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh SGK - HS: SGK, VBT

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5 p)

- Kiểm tra, chấm bài của những HS viết bài tả cảnh chưa đạt phải về nhà viết lại.

- Nhận xét, đánh giá

- Hãy nêu những thiệt hại của bão tại khu dân cư nơi em ở?

- Nguyên nhân gì dẫn đến đường dây điện, cột điện bị đổ?

- Tiết học ngày hôm nay sẽ giúp các em viết đơn kiến nghị về 1 việc nào đó đã xảy ra ở địa phương.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới

(15p)

* Tìm hiểu đề bài (Kết nối)

- Làm việc theo yêu cầu của GV.

- Nhiều cây to đổ vào đường dây điện, làm cột điện đổ, dẫn đến chập điện, mất điện,…

- Lắng nghe

(19)

- Gọi HS đọc đề bài.

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ đề bài 1 và mô tả lại những gì vẽ trong tranh.

- Trước hiện trạng trên em hãy giúp bác trưởng thôn (tổ trưởng dân phố) làm đơn kiến nghị để các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.

- Hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn?

- GV ghi bảng nhanh những ý HS phát biểu.

+ Theo em, tên của đơn là gì ? + Nơi nhận đơn em viết những gì ? + Người viết đơn ở đây là ai?

+ Em là người viết đơn, tại sao không viết tên em?

+ Phần lí do viết đơn em nên viết những gì?

+ Hãy nêu lý do viết đơn cho 1 trong 2 đề trên?

3. Hoạt đông Luyện tập (15p) - GV hướng dẫn HS viết mẫu đơn

- Gợi ý : Các em có thể chọn một … nguy hiểm của tình hình và có hướng giải quyết ngay.

- Gọi HS đọc bài làm

- Nhận xét sửa chữa lỗi cho HS.

4. Hoạt động Vận dụng (5p)

* BVMT: Hãy nêu thực trạng môi trường hiện nay ở địa phương em?

- Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó?

- Theo em, chính quyền địa phương cần

- 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đề bài. Cả lớp đọc thầm.

- 2 HS phát biểu:

+ Tranh 1: Tranh vẽ cảnh gió báo ở một khu phố. Có rât nhiều cành cây to gãy, gần sát vào đường dây điện, rất nguy hiểm.

- Lắng nghe

+ Khi viết đơn phải trình bày đúng quy định: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên của đơn, nơi nhận đơn, tên của người viết, chúc vụ, lý do viết đơn, chữ ký của người viết đơn.

+ Đơn kiến nghị / Đơn đề nghị.

+ HS tiếp nối nhau nêu.

+ Người viết đơn phải là bác tổ trưởng dân phố hoặc bác trưởng thôn

+ Em chỉ là người viết hộ cho bác tổ trưởng hoặc bác trưởng thôn.

+ Phần lý do viết đơn phải viết đầy đủ, rõ ràng về tình hình thực tế, những … hướng giải quyết.

- 2 HS tiếp nối nhau trình bày

- HS theo dõi, đọc thầm - HS lựa chọn, làm bài

- 3 đến 5 HS đọc đơn của mình.

- HS lắng nghe, sửa lỗi

- HS nối tiếp nêu

(20)

phải làm gì để khắc phục tình trạng đó?...

* Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà đọc đơn cho bố mẹ nghe.

- HS liên hệ trả lời - HS lắng nghe

LỊCH SỬ

Tiết 7: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng.

+ Lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản. Hội nghị 3 - 2- 1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.

- Trình bày được:

+ Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Hội nghị thành lập Đảng: Thời gian, địa điểm.

+ Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

+ Ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng.

Kể được một sự kiện trọng đại của dân tộc Việt Nam, từ đó có thái độ tự hào và trân trọng giá trị lịch sử của dân tộc và tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Tìm được ý chính trong sách giáo khoa, làm việc với tài liệu lịch sử. Biết cách quan sát tranh ảnh, lược đồ, làm việc nhóm.

+ Bồi dưỡng lòng kính yêu lãnh tụ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: tranh ảnh skg, PHTM (Hoạt động 2) - HS: skg, bvt

III.CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- GV cho HS quan sát ảnh chụp bến Nhà Rồng và hỏi:

- Đây là ảnh chụp ở đâu?

- Tại sao bến Nhà Rồng trở thành di tích lịch sử?

- Các con ạ. Đây là toàn cảnh bến Nhà Rồng bên sông Sài Gòn nơi đây cách đây 109 năm, ngày 5/6/1911 người thanh niên yêu nước Văn Ba trên con tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin đã ra đi tìm đường cứu nước. Hành trình của người thanh niên yêu nước đó từ Âu sang Á, đến châu Phi, Mĩ La tinh. Với 30 năm chân không nghỉ, đi qua 28 nước. Người đã tìm ra con

- Lớp theo dõi.

- HS nêu: Đây là ảnh chụp Bến Nhà Rồng

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to nội dung SGK.

(21)

đường giải phóng dân tộc là đi theo con đường của chủ nghĩa Mác- Lê nin. Trong hành trình đó có một sự kiên mà cả nhân loại biết đến, sự kiện quyết định sự thành công của phong trào Cách mạng Việt Nam. Đó là sự kiện gì cô trò chúng ta cùng vào bài học hôm nay: Bài: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 25 phút)

a. Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Gọi HS đọc từ đầu đến “biểu tình”

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trả lời 3 câu hỏi:

1. Trong năm 1929, tại nước ta có bao nhiêu tổ chức công sản được thành lập?

Nêu tên 3 tổ chức cộng sản này.

2. Mục tiêu chung của các tổ chức cộng sản này là gì?

3. Tại sao cần phải hợp nhất 3 tổ chức cộng sản này lại? Ai là người đề ra sự cần thiết của sự hợp nhất này?

+ Trước tình hình nói trên đặt ra yêu cầu gì. Vì sao chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới làm được điều đó?

- GV chốt: Như các con đã biết, việc ra đời của các tổ chức Cộng sản nhằm mục đích chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc. Nhưng ba tổ chức này luôn công kích, ảnh hưởng với nhau, thiếu sự thống nhất về ý chí hành động, mặt khác thực dân Pháp ra sức lùng sục, bắt bớ các chiến sĩ Cộng sản nên các tổ chức này phải hợp nhất nhau lại, thống nhất ý chí và hành động. Đó là một việc làm cấp thiết.

- Vậy Ai là người làm được điều đó?

- GV nhận xét: Điều đó rất đúng với thực tế lúc bấy giờ, chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới có thể làm được điều đó.

+ GV đưa ảnh Bác Hồ: từ khi hoạt động ở nước ngoài, người đã được bạn bè thế giới khâm phục, người lại có hiểu biết sâu rộng về lí luận và thực tiễn cách mạng, có uy tín trong phong trào Quốc tế.... Vì vậy,

- Các nhóm thảo luận, trả lời:

1. Trong năm 1929, nước ta ra đời 3 tổ chức cộng sản:

+ Đông Dương Cộng sản Đảng + An Nam Cộng sản Đảng

+ Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn - Nhưng ba tổ chức này luôn công kích, ảnh hưởng với nhau, thiếu sự thống nhất về ý chí hành động.

2. Mục tiêu chung của 3 tổ chức này là cùng nhau đấu tranh chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc

3. Cần phải sớm hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất để cùng đoàn kết chống kẻ thù chung. Người đề ra sự cần thiết của việc hợp nhất 3 tổ chức đó là đồng chí Nguyễn Ái Quốc.

- 1HS nêu ý kiến. HS khác nhận xét

- HS lắng nghe.

- 1HS nêu ý kiến. HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe và quan sát.

(22)

chỉ có người mới được sự tin tưởng của quốc tế cộng sản với các đảng trong nước.

- Vậy hội nghị thành lập Đảng đã diễn ra như thế nào? Cô cùng các con chuyển sang hoạt động 2.

b. Hoạt động 2: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam(PHTM)

- GV gửii phiếu có nội dung câu hỏi:

+ Hội nghị diễn ra vào ngày tháng năm nào, diễn ra ở đâu? Ai là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng?

-Yêu cầu HS đọc thần SGK, thảo luận cặp đôi trả lời vào phiếu bài tập.

- GV nhận và chiếu bài

- Gọi đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét chốt câu trả lời

- GV đưa ảnh và bản đồ cho HS quan sát và giới thiệu địa điểm, số đại biểu tham dự, gọi HS đọc và nêu số đại biểu tham dự (5 đại biểu)

- GV giới thiệu: để cho hội nghị thành lập đảng diễn ra được an toàn, thành công và suôn sẻ:

+ Chuẩn bị về mặt tổ chức.

Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số chiến sĩ cách mạng ở các nước thuộc địa khác sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari, trong đó Hội người Việt Nam yêu nước ở Pháp làm nòng cốt, nhằm tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa thực dân.

Tháng 6 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, trong đó có tổ chức trung kiên là Cộng sản đoàn làm hạt nhân chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản Việt Nam.

+ Chuẩn bị về mặt chính trị tư tưởng Nguyễn Ái Quốc thông qua các hội nghị quốc tế, tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa.

Người viết nhiều bài đăng trên các báo:

Người cùng khổ, Đời sống công nhân, Nhân đạo… Đặc biệt là năm 1925 người viết tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” đã gây tiếng vang và ảnh hưởng

- HS nhận phiếu GV gửi

- HS đọc thần SGK, thảo luận cặp đôi hoàn thành vào phiếu bài tập.

- HS gửi phiếu cho GV - Đại diện 2 nhóm trình bày.

+ Hội nghị diễn ra vào 3-2- 1930, trong ngôi nhà cũ ở 1 cở sở ở Cửu Long.

- 2 HS trình bày

- HS khác nhận xét bổ sung

- 2 HS đọc. Lớp theo dõi.

- HS theo dõi.

(23)

lớn đến các phong trào yêu nước ở trong nước và các thuộc địa… Và thông qua tác phẩm “Đường Kách Mệnh”, người đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa như thế nào? Cô cùng các con chuyển vào hoạt động 3.

c. Hoạt động 3: Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- GV nêu 1 số câu hỏi:

+ Đảng Cộng sản ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với Cách mạng Việt Nam?

+ Từ khi có Đảng, Cách mạng Việt Nam phát triển như thế nào?

+ Ngày 03/02 hằng năm là ngày gì?

- GV kết luận: Như vậy, sự ra đời của Đảng Cộng sảnViệt Nam năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, là kết quả của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của các chiến sĩ cách mạng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta.

3. Hoạt động Luyện tập:(4 phút) - GV nêu câu hỏi:

+ Sự thống nhất các tổ chức cộng sản đã đáp ứng về yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam?

+ Việc thành lập Đảng có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ cuối bài.

4. Hoạt động Vận dụng(6 phút)

- Tổ chức trò chơi: Đoán ảnh: Đây là ai?

GV cho HS quan sát 2 bức ảnh của cố tổng bí thư đầu tiên Trần Phú và ảnh của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và hỏi: Đây là ai? Con biết gì về 2 nhân vật trong ảnh?

- HS trả lời

+ Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện vĩ đại, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử Cách mạng Việt Nam.

+ Cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo, có đường lối đúng đắn, liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn.

+ Ngày 03/02 hằng năm trở thành ngày kỉ niệm thành lập Đảng.

- HS lắng nghe

- 2 HS trả lời.

- 2 HS đọc.

- HS thi tìm nhanh đáp án và nêu

(24)

- GV chốt

- GV giới thiệu lá cờ Đảng: Hình lá cờ đỏ búa liềm trên nền đỏ tươi là biểu tượng cho liên minh công nông vững chắc, là niềm tin của mọi thế hệ người Việt Nam, từ lúc tiền sơ khai có rất ít đảng viên đến nay Đảng đã có một lực lượng hùng hậu với 4,5 triệu Đảng viên có mặt trên mọi mặt trận của đời sống xã hội, đưa đất nước ta ngày càng lớn mạnh như mong ước sinh thời của Bác Hồ.

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học, dặn dò.

hiểu biết của mình về 2 bức ảnh.

- HS lắng nghe

Ngày soạn: 25/10/2021

Ngày dạy: 03/11/2021 Thứ tư ngày 3 tháng 11 năm 2021

TẬP ĐỌC

Tiết 23. MÙA THẢO QUẢ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- CV 3799: HS nghe ghi nội dung chính của bài: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả.

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: lướt thướt, quyến, ngọt lựng, thơm nồng, chín nục..., ngắt câu đúng: Gió thơm. / Cây cỏ thơm./Đất trời thơm.

Hiểu được nghĩa các từ khó trong bài.

Đọc được diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

- Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, đưa ra các ý trả lời hay. Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia TLN cùng các bạn tìm hiểu những nội dung kiến thức trong bài đọc.

+Giáo dục học sinh biết yêu quý chăm sóc cây cối.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: + Tranh minh hoạ sgk - Học sinh: Sách giáo khoa

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Cho HS thi đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ và trả lời câu hỏi:

+ Đọc đoạn 1,2 : Bé Thu ra ban công để làm gì?

+ Đọc đoạn 3: Vì sao khi thấy chim bay về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

- Nhận xét, kết luận

- HS đọc và TLCH

- HS nghe

(25)

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức (20 phút)

a) Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn

- Cho nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài

+ Đoạn 1: Từ đầu....nếp áo, nếp khăn + Đoạn 2: Tiếp theo....không gian + Đoạn 3: Còn lại

- GV hướng dẫn đọc câu dài

- HS luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc toàn bài

- GV đọc mẫu: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rùng thảo quả.

b) Tìm hiểu bài

- Cho HS đọc bài, trả lời câu hỏi theo nhóm, chia sẻ trước lớp.

- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ?

- Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý ?

- Nội dung ý 1 ?

- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển nhanh?

- Nội dung ý 2 ?

- Hoa thảo quả nảy ở đâu ?

- Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp ?

- HS ghi vở

- 1 HS đọc to cả bài, chia đoạn - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc + 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.

+ Từ khó: lướt thướt, quyến, ngọt lựng, thơm nồng, chín nục...

+ Câu: Gió thơm./ Cây cỏ thơm./Đất trời thơm.

+ 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc cho nhau nghe theo cặp.

- 1 HS đọc bài.

- HS nghe.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, TLCH, chia sẻ trước lớp.

+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm.

+ Các từ thơm, hương được lặp đi lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt.

- Ý 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa.

+ Qua một năm đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn xoè lá, lấn chiếm không gian.

- Ý 2: Sự phát triển rất nhanh của thảo quả.

+ Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây.

+ Khi thảo quả chín rừng rực lên những chùm quả đỏ chon chót, như chứa nắng, chứa lửa. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say

(26)

- Đọc bài văn ta cảm nhận được điều gì?

- GV chốt nội dung chính của bài

- GV yêu cầu hs nghe và ghi ND chính của bài

- Gọi HS nhắc lại ND bài - GV đọc mẫu

3. Hoạt động luyện tập(10 phút) - 3 HS đọc nối tiếp toàn bài

- GV HD đoạn cần luyện đọc: Thảo quả trên rừng Đản Khao...nếp áo, nếp khăn.

- GV hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu

- HS đọc trong nhóm - HS thi đọc

- GV nhận xét.

Lưu ý:

- Đọc đúng: M1, M2 - Đọc hay: M3, M4

4. Hoạt động vận dụng(5 phút)

- Ngoài cây thảo quả, em hãy nêu tên một vài loại cây thuốc Nam mà em biết?

- Hãy yêu quý, chăm sóc các loại cây mà các em vừa kể vì nó là những cây thuốc Nam rất có ích cho con người. Ngoài ra các em cần phải biết chăm sóc và bảo vệ các loại cây xanh xung quanh mình để môi trường ngày càng trong sạch.

* Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài học sau

ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy.

+ Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn.

- Lắng nghe.

- HS ghi bài - 1 HS đọc to - HS theo dõi - 3 HS đọc to

- HS nghe - HS nghe

- HS đọc cho nhau nghe

- 3 HS đại diện 3 nhóm thi đọc

- Lá tía tô, cây nhọ nồi, củ sả, hương nhu,...

- HS nghe

CHÍNH TẢ

Tiết 12. LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG + MÙA THẢO QUẢ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hướng dẫn HS tự viết bài ở nhà: Viết đúng chính tả, trình bày đẹp đoạn bài Luật Bảo vệ môi trường và bài Mùa thảo quả

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm l/n hoặc n/ ng ( BT 2,3 SGK-104)

Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu s/x, at/ac ( BT 2,3 SGK – 114, 115)

(27)

CV 3969: Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 11, 12: Nghe - viết: Luật bảo vệ môi trường; Nghe - viết: Mùa thảo quả) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Năng lực viết đúng chính tả , năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm,năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Yêu quê hương đất nước ,có trách nhiệm trong học tập.

* GDBVMT: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS về BVMT.

*GDTNMTBĐ: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS về BVMT nói chung, MT biển đảo nói riêng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: bảng phụ - HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Hoạt động mở đầu: 5'

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức”: gv mời 2 đội mỗi đội cử 3 hs lên chơi Thi tìm nhanh các từ láy có âm đầu l

VD: long lanh, lóng lánh…

Trong vòng 3 phút đội nào tìm được nhiều từ đúng thì đội đó giành phần thắng

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV nêu mục tiêu tiết học, giới thiệu bài.

B. Bài mới: 30'

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10p)

2.1 Hướng dẫn viết bài “ Luật Bảo vệ môi trường”

a) Trao đổi về nội dung bài viết - Gọi HS đọc đoạn luật trong SGK

+ Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường có nội dung là gì?

+ Tại sao chúng ta cần tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường?

+ Để phục hồi và cải thiện môi trường con người cần làm gì?

b) Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.

 Qua bài em thấy mình cần phải làm gì để bảo vệ môi trường?

c. GV hướng dẫn HS viết bài tại nhà.

2.1 Hướng dẫn viết bài “ Mùa thảo quả”

- Hs chơi theo hướng dẫn của gv

- HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- 2 HS đọc thành tiếng cho lớp nghe + Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường nói về hoạt động bảo vệ ...

- HS nêu ý kiến.

- HS nêu các từ khó. Ví dụ: môi trường, phòng ngừa, ứng phó, suy thoái, tiết kiệm, thiên nhiên....

- HS phát biểu theo ý hiểu.

- Hs ghi nhớ tự viết bài ở nhà

(28)

a. Trao đổi nội dung đoạn cần viết.

- GV đọc đoạn cần viết.

+ Nội dung đoạn văn này nói gì?

b.- Hướng dẫn viết từ khó.

+ Sự sống, nảy, lặng lẽ, ma rây bụi, rực lên, chứa lửa, chứa nắng.

c. GV hướng dẫn HS viết bài tại nhà.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (20p)

Bài 2a (SGK – 104) a) Gọi HS đọc yêu cầu

- Tổ chức cho HS làm BT dưới dạng trò chơi: Gv mời 4 nhóm mỗi nhóm cử 3 HS tham gia thi. 1 HS đại diện lên bắt thăm. Nếu bắt thăm vào cặp từ nào. HS trong nhóm phải tìm từ ngữ có cặp từ đó.

- Tổng kết cuộc thi: Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng. Gọi HS bổ sung.

- Gọi HS đọc các cặp từ trên bảng.

- Yêu cầu HS viết vào vở.

- Lớp theo dõi trong sgk.

- HS nêu.

- HS nêu cách viết của từng từ và luyện viết từ khó

- Hs ghi nhớ tự viết bài ở nhà

a)1 HS đọc cho lớp nghe.

- Theo dõi GV hướng dẫn.

- Thi tìm từ theo nhóm.

- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng - Viết vào vở.

Lắm - nắm lấm - nấm lương - nương lửa - nửa

thích lắ - cơm nắm;

quá lắm - nắm tay;

lắm điều - nắm cơm

lấm tấm-cái nấm;

lấm lem-nấm rơm lấm bùn-nấm đất;

lương thiện-nương rẫy;

lương tâm-vạt nương;

lương thiện-cô nương;

đốt lửa-một nửa ;ngọn lửa- nửa vời

Bài 2b yêu cầu hs tự hoàn thành khi tự học Bài 3 ( SGK-104)

a) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện thi tìm nhanh các từ láy có âm đầu n.

- Gv phổ biến cách chơi, luật chơi - Tổng kết cuộc chơi

b) GV tổ chức cho HS thi tìm nhanh các từ gợi tả âm thanh có âm cuối cuối ng

- Gv nhận xét, tuyên dương Bài 2a ( SGK-114)

GV tổ chức cho HS làm bài tìm từ theo nhóm 4

- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả - G nhận xét, tuyên dương

Bài 2b Hs hoàn thiện khi tự học

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp - 1 hs lên điều khiển, hs tiếp nối nhau tìm từ.

- Một số từ láy âm đầu n: na ná, nai nịt, nài nỉ, năn nỉ, nao nao, nao nức, náo nức, não ruột....

Các từ cần tìm VD: oang oang, loảng xoảng…

- Viết vào vở một số từ láy.

- Hs nêu yêu cầu bài tập - Hs thảo lận nhóm tìm từ

- Đại diện nhóm trình bày kết quả VD: Sổ sách/ xổ lồng; sơ lược/ xơ xác; bát sứ/ xứ sở…

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số. - Bỏ dấu phẩy ở

Biết vận dụng để giải các bài toán có lời văn liên quan đến chia một số tự nhiên cho một số thập phân...

sè ®Çu tiªn ë phÇn thËp ph©n cña sè bÞ chia ®Ó tiÕp tôc thùc hiÖn phÐp chia. - TiÕp tôc chia víi tõng ch÷ sè ë phÇn thËp ph©n cña sè

+ Vận dụng định nghĩa và tính chất giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ vào bài toán tìm x, tìm giá trị nhỏ nhất (lớn nhất) của biểu thức... Lưu ý chỉ bỏ dấu âm (-) có ở

Ví dụ 1: Một sợi dây dài 8,4 mét được chia thành 4 đoạn bằng nhau.. Hỏi mỗi đoạn dây dài bao nhiêu

TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH AM..

[r]

Ví dụ 1: Một sợi dây dài 8,4 mét được chia thành 4 đoạn bằng nhau.. Hỏi mỗi đoạn dây dài bao nhiêu