• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
32
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 25:

NS: 4/3/2022

NG: Thứ 2 ngày 7 tháng 3 năm 2022

TOÁN

TIẾT 121. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Kiểm tra việc tính tỉ số phần trăm và giải toán có liên quan. Đọc và phân tích các thông tin về biểu đồ hình quạt.

- Nhận dạng, tính diện tích và thể tích một số hình đã học.

- GD HS ý thức khi làm bài. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học

II.CHUẨN BỊ ĐỀ KIỂM TRA:

1. Nội dung kiểm tra: Làm bài kiểm tra trong VBT 2. T/ C cho HS tự làm bài kiểm tra.

3. Cuối tiết học thu bài.

4. Đánh giá:

*Phần I: Khoanh đúng mỗi ý 1 điểm

1 - Khoanh B 3 - Khoanh B 2 - Khoanh D 4 - Khoanh B

*Phần II:

- Câu 1: 2 điểm - Câu 2: 4 điểm

III. NHẬN XÉT GIỜ KIỂM TRA IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)

TIẾT 50. TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được cách viết đoạn đối thoại.

- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp.

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: Vở, SGK,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CH Y U: Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": nhắc lại tên một số vở kịch đã học ở các lớp 4, 5.

- GV nhận xét.

- HS nối tiếp nhau phát biểu: Các vở kịch: Ở vương quốc Tương lai; Lòng dân; Người Công dân số Một.

(2)

- Giới thiệu bài - Ghi bảng. - HS nghe.

- HS ghi vở.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút) Bài tập 1: HĐ nhóm

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và đoạn trích.

- Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi, sau đó chia sẻ trước lớp:

+ Các nhân vật trong đoạn trích là ai?

+ Nội dung của đoạn trích là gì?

+ Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào?

- GV kết luận

Bài tập 2: HĐ nhóm

Gọi 3 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.

- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.

- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng nhau trao đổi, thảo luận, làm bài vào vở.

- Gọi 1 nhóm trình bày bài làm của mình.

- Gọi các nhóm khác đọc tiếp lời thoại của nhóm.

- Bổ sung những nhóm viết đạt yêu cầu.

Bài tập 3: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Cho 1 HS đọc thành tiếng trước lớp - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.

- Tổ chức cho HS diễn kịch trước lớp.

- Cho 3 nhóm diễn kịch trước lớp.

- Nhận xét, khen ngợi HS, nhóm HS diễn kịch tự nhiên, sinh động.

- HS đọc yêu cầu và đoạn trích. HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.

- HS thảo luận, chia sẻ

+ Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông.

+ Thái sư nói với kẻ muốn xin làm chức câu đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác. Người ấy sợ hãi, rối rít xin tha.

+ Trần Thủ Độ: nét mặt nghiêm nghị giọng nói sang sảng. Cháu của Linh Từ Quốc Mẫu: vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn.

- Dựa vào nội dung của trích đoạn trên (SGK). Hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp lời thoại để hoàn chỉnh màn kịch.

- HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.

- HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.

- HS tìm lời đối thoại phù hợp.

- Các nhóm trình bày đoạn đối thoại.

- HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét.

- Bình chọn nhóm viết lời thoại hay nhất.

- HS đọc yêu cầu của bài tập: Phân vai đọc (hoặc diễn thử) màn kịch kịch trên - 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi phân vai

+ Trần Thủ Độ + Phú ông

+ Người dẫn chuyện 3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Gọi 1 nhóm diễn kịch hay lên diễn cho cả lớp xem.

* Củng cố, dặn dò:

- HS thực hiện.

(3)

- Nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở và chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

KHOA HỌC

TIẾT 49. SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết được cách sinh sản của ếch.

- Viết được sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.

- Giáo dục HS ý thức ham tìm hiểu khoa học. Năng lực nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh về ếch, hình trang 116, 117 SGK - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CH Y U:Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là:

+ Kể tên một số côn trùng?

+ Nêu cách diệt gián, ruồi?

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi.

- HS nghe.

- HS ghi vở.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu sự sinh sản của

ếch

- Ếch thường sống ở đâu?

- Ếch đẻ trứng hay đẻ con?

- Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?

- Ếch đẻ trứng ở đâu?

- Bạn thường nghe thấy tiếng ếch kêu khi nào?

- Tại sao chỉ những gia đình sống gần hồ, ao mới có thể nghe tiếng ếch kêu?

Hoạt động 2: Chu trình sinh sản của ếch.

- HS hoạt động cặp đôi

+ Ếch sống được cả trên cạn và dưới nước. Ếch thường sống ở ao, hồ, đầm lầy.

+ Ếch đẻ trứng.

+ Ếch thường đẻ trứng vào mùa hè.

+ Ếch đẻ trứng xuống nước tạo thành những chùm nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

+ Ếch thường kêu vào ban đêm nhất là sau những trận mưa mùa hè.

+ Vì ếch thường sống ở bờ ao, hồ. Khi nghe tiếng kêu của ếch đực gọi ếch cái đến để cùng sinh sản. ếch cái đẻ trứng ngay xuống ao, hồ.

(4)

- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm - GV chia lớp thành 4 nhóm

- Gọi HS trình bày chu trình sinh sản của ếch.

- GV nhận xét, khen ngợi HS tích cực hoạt động

- Nòng nọc sống ở đâu?

- Khi lớn nòng nọc mọc chân nào trước, chân nào sau?

- Các nhóm quan sát hình minh họa trang 116, 117 SGK để nêu nội dung từng hình.

- HS đại diện của 4 nhóm trình bày ếch Trứng

Nòng nọc

+ Nòng nọc sống ở dưới nước.

+ Khi lớn, nòng nọc mọc chân sau trư- ớc, chân trước mọc sau.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (5 phút) - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ chu trình của ếch vào vở.

- Trình bày kết quả - GV nhận xét, bổ sung.

- HS làm việc cá nhân, từng HS vẽ sơ đồ chu trình của ếch vào vở.

- HS vừa chỉ vào sơ đồ mới vẽ vừa trình bày chu trình sinh sản của ếch với bạn bên cạnh.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút) - Ếch là loài vật có lợi hay có hại ?

? Em cần làm gì để bảo vệ loài động vật này.

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học và giao BTVN.

- HS nêu: Ếch là loài vật có lợi vì chúng thường ăn các loài sâu bọ, côn trùng,...

- HS nêu: Khuyên mọi người hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, đánh bắt bừa bãi,...

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 5/3/2022

NG: Thứ 3 ngày 8 tháng 3 năm 2022

TOÁN

TIẾT 122. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.

- Biết một năm nào đó thuộc thế kỉ nào. Đổi được đơn vị đo thời gian.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

(5)

- HS : SGK, vở...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: 5 phút

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của HHCN, HLP.

- GV nhận xét.

- GV giới thiệu bài

- HS chơi trò chơi.

- HS nhận xét - HS nghe, ghi vở.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12 phút) Hoạt động 1: Các đơn vị đo thời gian

- Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:

+ Kể tên các đơn vị đo thời gian mà em đã học?

+ Điền vào chỗ trống - GV nhận xét HS

- Biết năm 2000 là năm nhuận vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? Kể 3 năm nhuận tiếp theo của năm 2004?

+ Kể tên các tháng trong năm? Nêu số ngày của các tháng?

- GV giảng thêm cho HS về cách nhớ số ngày của các tháng.

- Gọi HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian.

Hoạt động 2: Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian

- GV treo bảng phụ có sẵn ND bài tập đổi đơn vị đo thời gian, cho HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ kết quả

1,5 năm = …tháng ; 0,5 giờ =…phút 216 phút =.. giờ….. phút = .. giờ

- HS làm và giải thích cách đổi trong từng trường hợp trên.

- GV nhận xét, kết luận

- HS nối tiếp nhau kể.

- HS làm việc theo nhóm rồi chia sẻ trước lớp

- 1 thế kỉ = 100 năm;

1 năm = 12 tháng.

1 năm = 365 ngày;

1 năm nhuận = 366 ngày

Cứ 4 năm lại có một năm nhuận.

1 tuần lễ = 7 ngày ; 1 ngày = 24 giờ 1 giờ = 60 phút ; 1 phút = 60 giây.

+ Năm nhuận tiếp theo là năm 2004. Đó là các năm 2008; 2012; 2016.

- HS nêu - HS nghe - HS đọc

- HS làm vở rồi chia sẻ kết quả

1,5 năm =18 tháng ; 0,5 giờ = 30phút 216 phút = 3giờ 36 phút = 3,6 giờ

- HS nêu cách đổi của từng trường hợp.

VD:

1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (20phút) Bài 1. (SGK.T. 130)

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm bài theo cặp.

- 1 cặp làm phiếu khổ to.

(6)

+ Kính viễn vọng năm 1671: Thế kỉ XVII.

+ Bút chì năm 1794: Thế kỉ XVIII.

+ Đầu máy xe lửa năm 1804: Thế kỉ XIX.

+ Xe đạp năm 1869: Thế kỉ XIX.

+ Ô tô năm 1886: Thế kỉ XIX.

+ Máy bay năm 1903: Thế kỉ XX.

+ Máy tính điện tử năm 1946: Thế kỉ XX.

+ Vệ tinh nhân tạo năm 1957: Thế kỉ XX.

- Củng cố: năm, thế kỉ

Bài 2. (SGK.T. 131) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

- GV chữa bài, nhận xét.

a) 72 tháng; 50 tháng; 42 tháng; 72 giờ; 12 giờ; 84 giờ.

b) 180 phút; 90 phút; 45 phút; 360 giây;

30 giây; 3600 giây.

Bài 3.(SGK.T.131) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 72 phút = 1,2 giờ b) 30 giây = 0,5 phút 270 phút = 4,5 giờ 135 giây = 2,25 phút

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm VBT.

- 2 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn, nêu cách làm.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm VBT.

- 2 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn, nêu cách làm.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Tàu thủy hơi nước có buồm được sáng chế vào năm 1850, năm đó thuộc thế kỉ nào ?

- Vô tuyến truyền hình được công bố phát minh vào năm 1926, năm đó thuộc thế kỉ nào?

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau.

- Chia sẻ với mọi người về mối liên hệ giữa các đơn vị đo thời gian.

- Thế kỉ XIX

- Thế kỉ XX

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập đọc)

TIẾT 50. NGHĨA THẦY TRÒ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

(7)

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

- Bổ sung: + HS nghe- ghi nội dung chính của bài theo ý hiểu.

- Giáo dục các em lòng quý trọng và biết ơn thầy cô giáo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh họa bài đọc, bảng phụ ghi phần luyện đọc.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS thi đọc thuộc lòng bài Cửa sông và trả lời câu hỏi về nội dung bài

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc - HS nghe - HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới + Luyện tập, thực hành: (25 phút) Hoạt động 1. Luyện đọc

- Gọi HS đọc toàn bài

- Bài này chia làm mấy đoạn?

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm, tìm từ khó, luyện đọc từ khó.

- Cho HS luyện đọc theo cặp, thi đọc đoạn trước lớp.

- HS đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm bài văn

- 1 HS đọc to, lớp theo dõi - HS chia đoạn: 3 đoạn + Đ1:Từ đầu...rất nặng + Đ2: tiếp đến ...tạ ơn thày + Đ3: còn lại

- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.

- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.

- HS đọc theo cặp, thi đọc đoạn trước lớp

- 1HS đọc cả bài - HS theo dõi Hoạt động 2. Tìm hiểu bài:

- Cho HS trưởng nhóm điều khiển nhóm nhau trả lời câu hỏi:

+ Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?

- Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy dỗ cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?

- GV giảng thêm: Thầy giáo Chu rất yêu quý kính trọng người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng, người thầy đầu tiên trong đời cụ.

+ Những câu thành ngữ, tục ngữ nào nói lên

- HS thảo luân trả lời câu hỏi

+ Các môn sinh đến để mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.

+ Chi tiết: Từ sáng sớm đã tề tựu trước sân nhà thầy… dâng biếu thầy những cuốn sách quý...

+ Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng ..Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ.

(8)

bài học mà các môn sinh đã nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?

- GV nhận xét và giải thích cho HS nếu HS giải thích không đúng

- GV: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được tôn vinh trong xã hội.

- Nêu nội dung chính của bài?

- Tiên học lễ, hậu học văn: Muốn học tri thức phải bắt đầu từ lễ nghĩa, kỉ luật.

- 2 HS nêu

+ Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

- HS nghe, ghi vở.

3. Hoạt động vận dụng: (10 phút)

*Hướng dẫn đọc diễn cảm:

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm từng đoạn của bài.

- Yêu cầu HS nêu cách đọc

- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Từ sáng .. dạ ran

- GV đọc mẫu

- Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp - HS thi đọc.

*Củng cố, dặn dò:

- Cho HS liên hệ về truyền thống tôn sư trọng đạo của bản thân.

- Nhận xét tiết học.

- Tìm đọc các câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo.

- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.

- 1 vài HS đọc trước lớp

- HS đọc diễn cảm trong nhóm.

- HS theo dõi

- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.

- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Chính tả)

TIẾT 26. (NGHE-VIẾT) LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe-viết đúng chính tả bài: Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động - Bổ sung: HS nêu được công dụng của dấu gạch nối.

- Ôn lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

- Giáo dục và rèn cho HS ý thức viết đúng và đẹp. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bút dạ, bảng nhóm, bảng phụ.

- HS: Vở viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CH Y U:Ủ Ế

(9)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- Cho HS tổ chức thi viết lên bảng các tên riêng chỉ người nước ngoài, địa danh nước ngoài

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS lên bảng thi viết các tên: Sác –lơ, Đác –uyn, A - đam, Pa- xtơ, Nữ Oa, Ấn Độ...

- HS nghe - HS mở vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (22phút) - Gọi HS đọc đoạn văn

- Nội dung của bài văn là gì?

- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn - Yêu cầu HS đọc và viết một số từ khó - Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài?

- GV nhận xét, nhắc HS ghi nhớ cách viết hoa tên riêng, tên địa lí nước ngoài + Lưu ý HS: Ngày Quốc tế Lao động là tên riêng của ngày lễ nên ta cũng viết hoa..

- 2 HS đọc, lớp đọc thầm

- Bài văn giải thích lịch sử ra đời Ngày Quốc tế lao động.

- HS tìm và nêu các từ : Chi-ca-gô, Mĩ, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ.

- HS đọc và viết

- 2 HS nối tiếp nhau trả lời, lớp nhận xét và bổ sung

- GV đọc mẫu lần 1.

- GV đọc lần 2.

- GV đọc lần 3.

- HS theo dõi.

- HS viết theo lời đọc của GV.

- HS soát lỗi chính tả.

- GV chấm 7-10 bài.

- Nhận xét bài viết của HS.

- Thu bài chấm - HS nghe 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (10phút)

Bài 2: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện Tác giả bài Quốc tế ca

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp. Nhắc HS dùng bút chì gạch dưới các tên riêng tìm được trong bài và giải thích cho nhau nghe về cách viết những tên riêng đó.

-1 HS làm trên bảng phụ, HS khác nhận xét

- GV chốt lại các ý đúng và nói thêm để HS hiểu.

+ Công xã Pa-ri: Tên một cuộc cách mạng. Viết hoa chữ cái đầu

+ Quốc tế ca: tên một tác phẩm, viết hoa chữ cái đầu.

- Em hãy nêu nội dung bài văn ?

- Yêu cầu HS nêu tác dung của dấu gạch nối?

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm

- HS làm bài theo cặp dùng bút chì gạch chân dưới các tên riêng và giải thích cách viết hoa các tên riêng đó: VD: Ơ-gien Pô- chi-ê; Pa-ri; Pi-e Đơ-gây tê.... là tên ng- ười nước ngoài được viết hoa mỗi chữ cái đầu của mỗi bộ phận, giữa các tiếng trong một bộ phận được ngăn cách bởi dấu gạch nối.

- Lịch sử ra đời bài hát, giới thiệu về tác giả của nó.

- Nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.

(10)

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút) - Cho HS viết đúng các tên sau:

pô-cô, chư-pa, y-a-li

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- Về nhà luyện viết các tên riêng của Việt Nam và nước ngoài cho đúng quy tắc chính tả.

- HS viết lại: Pô-cô, Chư-pa, Y-a-li.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

LỊCH SỬ

TIẾT 25. LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết ngày 27- 1 - 1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa - ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

+ Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.

+ Ý nghĩa Hiệp định Pa - ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.

- Thuật lại được diễn biến kí kết hiệp định Pa-ri.

- GD tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Năng lực hiểu biết cơ bản về lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Ảnh tư liệu, hình minh hoạ SGK.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CH Y U:Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Hỏi nhanh, đáp đúng": Tại sao Mĩ ném bom nhằm huỷ diệt Hà Nội? (Mỗi HS chỉ nêu một nguyên nhân) - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi.

- HS nghe.

- HS ghi vở.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27 phút) Hoạt động 1: Vì sao Mĩ phải kí hiệp định

Pa- ri? Khung cảnh lễ kí hiệp định Pa- ri - Nêu nguyên nhân dẫn đến sự kéo dài của hội nghị Pa-ri?

- HS thảo luận nhóm, báo cáo trước lớp - Sau những đòn bất ngờ, choáng váng trong tết Mậu thân 1968, Mĩ buộc phải thương lượng với hai đoàn đại biểu của ta. Nhưng với dã tâm tiếp tục xâm chiếm nước ta, Mĩ tìm cách trì hoãn,

(11)

- Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí hiệp định Pa- ri?

- Lễ kí hiệp định Pa-ri được diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?

- Trước kí hiệp định Pa- ri, ta đã có hiệp định nào, ở đâu, bao giờ?

Hoạt động 2: Nội dung cơ bản và ý nghĩa của hiệp định Pa- ri

- Hãy thuật lại diễn biến kí kết hiệp định Pa- ri

- Phân biệt cờ đỏ sao vàng với cờ nửa đỏ, nửa xanh giữa có ngôi sao vàng?

*Ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pa-ri về Việt Nam

- Nêu ý nghĩa lịch sử của hiệp dịnh Pa-ri về Việt Nam.

không chịu kí hiệp định. Cuộc đàm phán về chấm dứt chiến tranh Việt Nam kéo dài nhiều năm.

- Chỉ sau những thất bại nặng nề ở hai miền Bắc, Nam trong năm 1972, Mĩ mới buộc phải kí hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình.

- Được diễn ra tại thủ đô Pa- ri, thủ đô nước Pháp vào ngày 27-1-1973.

- Trước kí hiệp định Pa- ri ta đã có hiệp định Giơ-ne-vơ (Thuỵ Sĩ) vào ngày 21- 7-1974

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận

- Đại diện HS trong nhóm thuật lại trước lớp.

- Cờ đỏ sao vàng: cờ Tổ quốc

- Cờ nửa đỏ, nửa xanh: cờ của Mặt trận dân tộc dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước.

+ Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Miền Nam.

+ Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: Đế quốc Mĩ phải rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (5 phút) - GV phát phiếu bài tập.

Đánh dấu x vào ô ☐ trước ýđúng

Một số điểm quan trọng trong hiệp định Pa- ri là:

☐Mĩ phải tông trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

☐Nhân dân hai miền Nam – Bắc sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

☐Phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam.

☐Mĩ phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam.

☐Mĩ phải có trách nhiệm trong việc xây dựng hòa bình ở Việt Nam.

- GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả.

- HS nhận phiếu bài tập.

- Thảo luận cặp đôi

(12)

- Báo cáo kết quả 4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Tìm hiểu thêm nội dung của hiệp định Pa- ri về Việt Nam.

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

ĐỊA LÍ

TIẾT 25. CHÂU MĨ

(Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ. Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.

- Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì. Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ.

- Yêu thích môn học. Năng lực hiểu biết cơ bản về địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá địa lí, năng lực vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bản đồ thế giới; các hình minh họa trong SGK.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CH Y U:Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng":

Tìm Châu Mĩ trên bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

- HS chơi.

- HS nghe.

- HS ghi vở.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27 phút) Hoạt động 1: Dân cư Châu Mĩ

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi:

+ Nêu số dân của châu Mĩ ?

+ Châu Mĩ đứng thứ mấy về dân số trong các Châu lục?

+ Ai là chủ nhân xa của Châu Mĩ ? + Dân cư Châu Mĩ tập trung ở đâu ?

Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế của Châu

- Dân số Châu Mĩ năm 2004 là: 876 triệu người.

- Đứng thứ ba thế giới (sau Châu Á và châu Phi)

- Chủ nhân xa của Châu Mĩ là người Anh Điêng.

- Dân cư Châu Mĩ sống tập trung ở ven biển và miền Đông.

(13)

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi:

+ Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ ?

+ Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ ?

+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ,Trung Mĩ và Nam Mĩ ?

Hoạt động 3: Hoa Kì (HĐ cặp đôi)

- Chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô của Hoa Kì trên bản đồ.

+ Hoa Kì giáp với những quốc gia nào?

Những đại dương nào ?

+ Nêu đặc điểm dân số, kinh tế của Hoa Kì ?

- GV chốt lại ND:

+ Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển nhất.

+ Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển

+ Bắc Mĩ: lúa mì, bông, lợn, bò, sữa, cam, nho,...

+ Trung Mĩ và Nam Mĩ: chuối cà phê, mía, chăn nuôi bò, cừu,...

+ Bắc Mĩ: Ngành công nghiệp kĩ thuật cao như điện tử, hàng không, vũ trụ + Trung Mĩ và Nam Mĩ: sản xuất và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.

- HS chỉ Hoa Kì và thủ đô Oa-sinh- tơn.

+ Hoa Kì giáp với những quốc gia: Ca- na- đa, Mê- hi- cô.

+ Những đại dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.

+ Đặc điểm về dân số: Hoa Kì có diện tích đứng thứ tư trên thế giới nhưng dân số đứng thứ ba trên thế giới

+ Kinh tế: Hoa Kì có nền kinh tế phát triển cao, trong đó có nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới như sản xuất điện, máy móc, thiết bị,... đồng thời còn là những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (5 phút) - GV phát phiếu bài tập.

Hãy điềm vào ô ☐ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.

☐ Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ.

☐ Hoa Kì có diện tích lớn thứ ba và số dân đứng thứ tư trên thế giới.

☐ Hoa Kì có nền kinh tế đang phát triển.

☐ Một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới là Hoa Kì.

☐ Hoa Kì tiếp giáp với nước Ca-na-đa và Mê-hi-cô.

- GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả.

Đ, S, S, Đ, Đ

- HS nhận phiếu bài tập.

- Thảo luận cặp đôi.

- Báo cáo kết quả.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Sau khi học xong bài này, em mong muốn được đến thăm đất nước nào của châu Mĩ?

- HS trả lời.

(14)

Vì sao?

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS sưu tầm những tư liệu về đất nước ở châu Mĩ và chia sẻ với bạn bè trong tiết học sau.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 6/3/2022

NG: Thứ 4 ngày 9 tháng 3 năm 2022

TOÁN

TIẾT 123. CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết thực hiện phép cộng số đo thời gian.

- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS : SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu kết quả của các phép tính, chẳng hạn:

0,5ngày = ... giờ 1,5giờ =... phút 84phút = ... giờ 135giây = ....phút - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi.

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12phút) Hoạt động 1. Thực hiện phép cộng số

đo thời gian.

+ Ví dụ 1:

- Giáo viên nêu ví dụ 1 SGK - Yêu cầu HS nêu phép tính

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm cách đặt tính và tính.

+ Ví dụ 2:

- HS theo dõi

- Học sinh nêu phép tính tương ứng.

3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút

Vậy 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút

= 5 giờ 50 phút

(15)

- Giáo viên nêu bài toán.

- Yêu cầu HS nêu phép tính

- Giáo viên cho học sinh đặt tính và tính.

- GV cho học sinh nhận xét rồi đổi.

- GV cho học sinh nhận xét.

- HS theo dõi

- Học sinh nêu phép tính tương ứng.

- Học sinh đặt tính và tính.

83 giây = 1 phút 23 giây.

45 phút 83 giây = 46 phút 23 giây.

- Khi cộng số đo thời gian cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị.

- Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (20 phút) Bài 1. (SGK.T.132)Tính:

- Nhận xét chốt kết quả đúng:

a) 13 năm 3 tháng b) 8 ngày 11 giờ 9 giờ 37 phút 9 phút 28 giây 20 giờ 30 phút 15 phút

13 giờ 17 phút 18 phút 20 giây - Củng cố cách cộng số đo thời gian.

Bài 2. (SGK.T.132)

- Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?

- Muốn biết Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng hết bao nhiêu thời gian ta làm ntn?

- Nhận xét chốt kết quả đúng.

Bài giải

Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng hết số thời gian là:

35 phút + 2 giờ 20 phút = 2giờ 55 phút.

Đáp số : 2giờ 55 phút.

- Củng cố cách cộng số đo thời gian.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm VBT.

- 4 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS đọc bài toán.

- HS nêu.

- HS làmVBT.

- 1 HS làm bảng phụ.

- N/x bài làm của bạn.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Gọi 2 HS nhắc lại cách cộng số đo thời gian.

- Dặn HS về nhà học thuộc cách cộng số đo thời gian.

- Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau.

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

-Tính tổng thời gian học ở trường và thời gian học ở nhà của em.

- HS nghe và thực hiện.

- HS nghe và thực hiện.

(16)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Luyện từ và câu)

TIẾT 50. MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc.

- Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt.

- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống dân tộc. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ, bảng nhóm, từ điển.

- HS: Vở viết, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" lấy VD về cách liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ

- Gọi HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS đọc - HS nhận xét - Ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (27 phút)

Bài 2: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp, 1 nhóm làm vào bảng và nêu kết quả

- GV chốt lại lời giải đúng và cho HS nêu nghĩa của từng từ

Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài - Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS dùng bút chì gạch một gạch ngang các từ ngữ chỉ người, hai gạch dưới từ chỉ sự vật.

- Gọi HS làm bảng dán lên bảng, đọc các từ mình tìm được, HS khác nhận xét và bổ sung .

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

- HS đọc yêu cầu

- HS hoạt động theo cặp. 1 nhóm làm vào bảng nhóm gắn lên bảng.

+ Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác: truyền nghề, truyền ngôi; truyền thống.

+ Truyền có nghĩa là lan rộng: truyền bá, truyền hình; truyền tin; truyền tụng.

+ Truyền có nghĩa là nhập, đưa vào cơ thể: truyền máu; truyền nhiễm.

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm

- HS tự làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng nhóm, chia sẻ kết quả.

+ Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.

+ Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: nắm tro

(17)

bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa...

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Nêu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ?

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau.

- Về nhà tìm các thành ngữ nói về truyền thống của dân tộc ta?

- HS nêu: truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết,...

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Kể chuyện)

TIẾT 26. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tìm được câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; hiểu nội dung chính của câu chuyện.

- Giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, báo, truyện về truyền thống hiếu học.

- HS: SGK, vở viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- Cho học sinh thi nối tiếp kể lại các câu chuyện: Vì muôn dân

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi kể - HS nhận xét - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (7phút)

- Gọi HS đọc đề

- GV gạch chân những từ trọng tâm ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.

- GV nhắc HS một số câu chuyện các em đã học về đề tài này và khuyến khích HS tìm những câu chuyện ngoài SGK

- Gọi HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể

- HS đọc đề bài

Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã học nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

- HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (25phút) - Kể trong nhóm

- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Gợi ý HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:

+ Chi tiết nào trong truyện làm bạn nhớ nhất?

- HS kể trong nhóm

(18)

+ Hành động nào của nhân vật làm bạn nhớ nhất?

+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

+ Bạn hiểu điều gì qua câu chuyện?

- HS thi kể trước lớp.

- GV tổ chức cho HS bình chọn.

+ Bạn có câu chuyện hay nhất?

+ Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất?

- GV nhận xét và đánh giá.

- HS thi kể trước lớp và trao đổi cùng bạn.

- HS khác nhận xét bạn kể chuyện theo các tiêu chí đã nêu.

- Lớp bình chọn

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Chia sẻ với mọi người về các tấm gương hiếu học mà em biết

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

KHOA HỌC

TIẾT 50. SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết chim là động vật đẻ trứng.

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ loài chim.

- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, có ý thức bảo vệ, chăm sóc loài chim tự nhiên. Năng lực nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh về chim. Hình trang 118, 119 SGK.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là:

+ Trình bày chu trình sinh sản của ếch? + Nêu lợi ích của ếch?

- Nhận xét, đánh giá.

- GV giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi.

- HS nghe.

- HS ghi vở.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27 phút) Hoạt động 1: Biểu tượng về sự phát triển

(19)

phôi thai của chim trong quả trứng.

- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình minh họa trang 118 SGK.

+ So sánh, tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2?

+ Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c, 2d?

Hoạt động 2: Sự nuôi con của chim

- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa 3,4,5 trang 119.

+ Mô tả nội dung từng hình?

+ Bạn có nhận xét gì về những con chim non, gà con mới nở?

+ Chúng đã tự kiếm ăn được chưa? Tại sao?

- Các nhóm thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV

- HS quan sát

+ Quả a: có lòng trắng, lòng đỏ.

Quả b: có lòng đỏ, mắt gà.

Quả c: không thấy lòng trắng,

Quả d: không có lòng trắng, lòng đỏ, chỉ thấy một con gà con.

+ Hình 2b: thấy mắt gà.

Hình 2c: thấy đầu, mỏ, chân, lông gà.

Hình 2d: thấy một con gà đang mở mắt.

- HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp

+ Hình 3: Một chú gà con đang chui ra khỏi vở trứng.

+ Hình 4: Chú gà con vừa chui ra khỏi vở trứng được vài giờ. Lông của chú đã khô và chú đã đi lại được.

+ Hình 5: Chim mẹ đang mớm mồi cho lũ chim non.

+ Chim non, gà con mới nở còn rất yếu.

+ Chúng chưa thể tự đi kiếm mồi được vì vẫn còn rất yếu.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (5 phút) - Giới thiệu tranh ảnh về sự nuôi con của chim

- GV kiểm tra việc sưu tầm tranh, ảnh về sự nuôi con của chim

- Yêu cầu HS giới thiệu trước lớp

- GV tổ chức HS bình chọn bạn sưu tầm bức ảnh đẹp nhất, bạn hiểu về sự nuôi con của chim nhất.

- GV nhận xét chung.

- HS báo cáo về sự chuẩn bị của mình - HS giới thiệu trước lớp về tranh ảnh mình sưu tầm được.

- HS bình chọn.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Cho HS liên hệ: Các loài chim TN có ích lợi gì? Em thấy hiện nay nạn săn bắn như thế nào? Em cần làm gì để bảo vệ loài chim tự nhiên.

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Hãy tham gia chăm sóc các loài vật nuôi trong gia đình (nếu có).

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện.

(20)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 7/3/2022

NG: Thứ 5 ngày 10 tháng 3 năm 2022

TOÁN

TIẾT 124. TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết thực hiện phép trừ 2 số đo thời gian.

- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.

- Yêu thích môn học. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS : SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Hái hoa dân chủ", câu hỏi:

+ Muốn cộng số đo thời gian ta làm thế nào?

+ Em cần chú ý điều gì khi cộng số đo thời gian?

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

- HS chơi trò chơi.

- HS nghe.

- HS ghi vở.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12 phút) Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện

phép trừ các số đo thời gian.

*Ví dụ 1:

- GV dán băng giấy có đề bài toán của ví dụ 1 và yêu cầu HS đọc đề bài.

- Cho HS thảo luận nhóm, phân tích bài toán:

+ Ô tô khởi hành từ Huế vào lúc nào? + Ô tô đến Đà Nẵng vào lúc nào?

+ Muốn biết ô tô đi từ Huế đến Đà Nẵng mất bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?

- GV yêu cầu: Đó là một phép trừ số đo thời gian. Hãy dựa vào cách thực hiện phép cộng các số đo thời gian để đặt tính và thực hiện phép trừ.

+ Qua ví dụ trên, em thấy khi trừ các số đo thời gian có nhiều loại đơn vị ta phải thực hiện như thế nào?

- Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi:

- Vào lúc 13 giờ 10 phút

- Ô tô đến Đà Nẵng lúc 15 giờ 55 phút - Chúng ta phải thực hiện phép trừ: 15 giờ 55 phút – 13 giờ 10 phút

- HS thực hiện, nêu cách làm:

15giờ 55phút 13giờ 10phút 2giờ 45phút

- Khi trừ các số đo thời gian cần thực hiện trừ các số đo theo từng loại đơn vị.

-

(21)

*Ví dụ 2:

- GV dán băng giấy có đề bài toán 2 lên bảng và yêu cầu HS đọc.

- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán, thỏa luận tìm cách làm

+ Để biết được Bình chạy hết ít hơn Hoà bao nhiêu giây ta phải làm như thế nào?

- Cho HS đặt tính.

- GV hỏi:

+ Em có thực hiện được phép trừ ngay không?

- GV yêu cầu HS trình bày lời giải phép tính.

+ Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta làm NTN?

- GV gọi 1HS nhắc lại chú ý trên.

- HS đọc ví dụ 2 Tóm tắt:

Hòa chạy hết : 3phút 20giây.

Bình chạy hết : 2phút 45giây.

Bình chạy ít hơn Hoà : … giây ? - Ta lấy 3phút 20giây - 2phút 45giây.

- HS đặt tính vào giấy nháp.

- Chưa thực hiện được phép trừ vì 20 giây “không trừ được” 45 giây.

- HS làm việc theo cặp cùng tìm cách thực hiện phép trừ, sau đó một số em nêu cách làm của mình trước lớp.

3phút 20giây 2phút 80giây 2phút 45giây 2phút 45giây 0phút 35giây

Bài giải

Bình chạy ít hơn Hòa số giây là:

3phút 20giây - 2phút 45giây = 35 (giây) Đáp số: 35 giây.

+ Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta cần chuyển đổi 1 đơn vị ở hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường.

- HS nêu 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (20 phút)

- -

(22)

Bài 1. (SGK.T. 133) Tính:

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 8 phút 13 giây b) 32 phút 47 giây c) 9 giờ 40 phút

- Củng cố cách trừ số đo thời gian.

Bài 2. (SGK.T.133) Tính:

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 20 ngày 4 giờ b) 10 ngày 22 giờ c) 4 năm 8 tháng

- Củng cố cách trừ số đo thời gian.

Bài 3. (SGK.T.133)

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tìm thời gian của người đó ta làm ntn?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

Bài giải

Nếu tính cả thời gian nghỉ thì thời gian để người đó đi từ A đến B là:

8 giờ 30 phút – 6 giờ 45 phút = 1 giờ 45 phút

Không tính thời gian nghỉ thì thời gian để người đó đi từ A đến B là:

1 giờ 45 phút – 15 phút = 1 giờ 30 phút Đáp số: 1 giờ 30 phút - GV chữa bài, nhận xét.

- HS đọc đề bài.

- HS làm vở bài tập.

- 3 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS đọc đề bài.

- HS làm vở bài tập.

- 3 HS làm phiếu.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS nêu.

- HS cả lớp làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét bài làm của bạn.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút) - Cho HS tính:

12 phút 34 giây – 6 phút 23 giây 17 phút 15 giây – 12 phút 12 giây

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- Về nhà suy nghĩ tìm cách tính thời gian ở trường của em vào buổi sáng.

- HS nghe và thực hiện:

12 phút 34 giây – 6 phút 23 giây

= 6 phút 11 giây

17 phút 15 giây – 12 phút 12 giây

= 5 phút 3 giây

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập đọc)

TIẾT 51. HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả.

(23)

- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc.

- Bổ sung: HS nghe- ghi nội dung chính của bài theo ý hiểu.

- Giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc dân tộc. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ SGK.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS thi đọc nối tiếp bài “Nghĩa thầy trò”

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi vở

- HS thi đọc - HS nhận xét - HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới + Luyện tập, thực hành: (25 phút) Hoạt động 1. Luyện đọc

- HS đọc toàn bài một lượt

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm, báo cáo tìm từ khó đọc

- Đọc nối tiếp từng đoạn, báo cáo tìm câu khó đọc.

- Cho HS thi đọc đoạn trước lớp - HS đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm bài văn

- Một học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm chia đoạn:

- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1 trong nhóm, kết hợp luyện đọc từ khó.

- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.

- Học sinh đọc đoạn trước lớp.

-1 HS đọc cả bài - HS nghe

Hoạt động 2. Tìm hiểu bài:

- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi sau dó chia sẻ trước lớp:

1. Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?

2. Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm?

3. Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi hội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau?

4. Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là

“niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng”?

- Nêu nội dung chính của bài?

- HS thảo luận, chia sẻ trước lớp:

- Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa.

- Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thành viên … cho cháy thành ngọn lửa.

- Mỗi người một việc: Người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, .. thành gạo người thì lấy nước thổi cơm.

- Vì giật được giải trong cuộc thi là bằng chứng cho thấy đội thi rất tài giỏi, khéo léo, nhanh nhẹn thông minh của cả tập thể.

- HS nêu.

- HS nghe, ghi vở.

3. Hoạt động vận dụng: (10 phút)

(24)

*Hướng dẫn đọc diễn cảm:

- HS nối tiếp nhau đọc toàn bài

- GV chọn 1 đoạn tiêu biểu rồi hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm.

- Thi đọc

- GV và HS bình chọn người đọc hay nhất.

- Qua bài tập đọc trên, em có cảm nhận gì?

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà tìm hiểu về các lễ hội đặc sắc ở nước ta và chia sẻ kết quả với mọi người.

- Cả lớp theo dõi tìm giọng đọc đúng - HS luyện đọc diễn cảm.

- HS thi đọc diễn cảm - HS bình chọn.

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

KĨ THUẬT

TIẾT 25. LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN

(Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cách lắp mô hình tự chọn.

- Lắp được mô hình đã chọn.

- Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật - HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Cho HS hát

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS chuẩn bị - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

*HĐ1: HS chọn mô hình lắp ghép

- GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm.

- GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK.

*HĐ2: Thực hành lắp ghép mô hình mình chọn.

- Để lắp ghép mô hình đó em cần lắp ghép những bộ phận nào ?

- GV giúp đỡ HS còn lúng túng.

* Hoạt động 3: Đánh giá

- HS lựa chọn mô hình lắp ghép.

- HS làm việc nhóm đôi : những HS cùng sự lựa chọn tạo thành nhóm.

- HS quan sát các mô hình.

- HS chọn chi tiết, trao đổi cách lắp ghép.

- HS lắp ghép mô hình kĩ thuật mình đã

(25)

- GV cùng HS đánh giá sản phẩm của từng HS theo các tiêu chí đã nêu trong SGK.

lựa chọn.

- Trưng bày sản phẩm.

- Nêu các tiêu chí đánh giá.

- Đánh giá sản phẩm của bạn và của mình.

3.Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Dặn HS chuẩn bị vật liệu cho tiết sau: Lắp ghép mô hình tự chọn.

* Củng cố-Dặn dò:

- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép máy bay trực thăng.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện.

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 8/3/2022

NG: Thứ 6 ngày 11 tháng 3 năm 2022

TOÁN

TIẾT 125. LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cộng, trừ số đo thời gian.

- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.

- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS : SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộp bí mật"

nêu cách cộng, trừ số đo thời gian và một số lưu ý khi cộng, trừ số đo thời gian.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi.

- HS nghe.

- HS ghi vở.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút) Bài 1. (SGK.T.134) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

- Gọi HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài, nhận xét:

a) 288 giờ; 81,6 giờ; 108 giờ; 30 phút b) 96 phút; 135 phút; 150 giây; 265 giây

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm VBT.

- 2 HS bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn

(26)

- Củng cố đổi số đo thời gian Bài 2. (SGK.T.134) Tính:

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài, nhận xét:

a) 15 năm 11 tháng b) 10 ngày 12 giờ c) 20 giờ 9 phút

- Củng cố cách cộng số đo thời gian.

Bài 3. (SGK.T.134) Tính:

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài, nhận xét:

a) 1 năm 7 tháng b) 4 ngày 18 giờ c) 7 phút 38 giây

- Củng cố cách trừ số đo thời gian Bài 4. (SGK.T.134)

- Gọi HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn biết hai sự kiện này cách nhau bao nhiêu thời gian ta phải làm ntn?

- GV chữa bài, nhận xét.

Bài giải

Hai sự kiện đó cách nhau số năm là:

1961 – 1492 = 469 (năm) Đáp số: 469 năm

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm VBT.

- 3 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm VBT.

- 3 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS nêu.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút) + Cho HS tính:

26 giờ 35 phút - 17 giờ 17 phút

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về nhà vận dụng cách cộng trừ số đo thời gian vào thực tế cuộc sống.

+ HS tính:

26 giờ 35 phút - 17 giờ 17 phút 9 giờ 18 phút

- HS lắng nghe, thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Luyện từ và câu)

(27)

TIẾT 51. LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ dùng để thay thế trong BT1.

- Thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu cầu của BT2.

- Yêu thích môn học. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ ghi bài 1 phần nhận xét, bảng nhóm - HS: Vở viết, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộp bí mật", nội dung do GV gợi ý:

+ Nêu nghĩa của từ truyền thống và đặt câu với từ đó.

+ Nêu một từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến nhân vật lịch sử.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nhận xét - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

Bài 1: HĐ cặp đôi

- Cho HS đọc yêu cầu và nội dung bài

- Gợi ý HS đánh số thứ tự câu văn, dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương.

- Cho HS trình bày kết quả

- Việc dùng các từ ngữ khác thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?

- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.

Chú ý: Liên kết câu bằng cách dùng đại từ thay thế, có tác dụng tránh làm trùng lặp và rút gọn văn bản. Còn việc dùng từ đồng nghĩa hoặc dùng từ ngữ cùng chỉ về một đối tượng để liên kết (như đoạn trên) có tác dụng tránh lặp, cung cấp thêm thông tin phụ (làm rõ thêm về đối tượng)

Bài 2: HĐ cặp đôi - HS đọc yêu cầu của bài - Bài có mấy yêu cầu?

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- HS hoạt động theo cặp: tìm những từ ngữ nói về Phù Đổng Thiên Vương.

- Phù Đổng Thiên Vương, trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người con trai làng Phù Đổng

+ Tác dụng: tránh lặp từ, làm cho diễn đạt sinh động hơn.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm - 2 yêu cầu:

+ Xác định từ lặp lại

+ Thay thế những từ ngữ đó bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa.

(28)

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS phát biểu nêu nhận xét về 2 đoạn văn.

- GV nhận xét, kết luận

- HS làm bài theo cặp

- HS trao đổi so sánh cách diễn đạt của 2 đoạn văn và nêu kết quả.

VD: (1) Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên (Thanh Hoá).(2) Triệu Thị Trinh xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ ...

Có thể thay: (2) Người thiếu nữ họ Triệu ...(3) Nàng ...

3. Hoạt động vận dụng: (3phút)

- Chia sẻ với mọi người về cách thay thế từ ngữ để liên kết câu.

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- Về nhà viết một đoạn văn có dùng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu.

- HS nghe và thực hiện.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)

TIẾT 51.VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN VỀ HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng xã hội.

- Ôn luyện kĩ năng viết đoạn văn.

- Rèn sự tự tin, ý thức học. Phát triển NL ngôn ngữ. NL giao tiếp, tự tin đánh giá và nêu ý kiến của HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, chiếu.

- HS: Vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1.Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Thi trả lời đúng câu hỏi (Rung chuông vàng)

+ Thi kể tên các hiện tượng xã hội đã được nghe, đã được đọc hoặc đã được xem.

- GV nhận xét

- GV giới thiệu bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới+Luyện tập, thực hành: (32 phút) Hoạt động cá nhân:

+ Tìm hiểu yêu cầu của đề:

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS chơi trò chơi

- HS nhận xét - HS ghi vở

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn nêu ý kiến của em về một hiện tượng xã hội em đã được nghe, được đọc.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập1-trang 25+26-SGK : Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:c. a.Tìm đọc tài liệu nói về các

Kiến thức: Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.. Kĩ

Trao đổi với các bạn trong lớp về tính cách của các nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện... Nhận xét ,

Tìm trong sách báo những truyện tương tự các truyện đã học :….. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của

- Hai vạn dặm dưới đáy biển, Tám mươi ngày vòng quanh thế giới, Cuộc du hành vào lòng đất, Năm tuần trên khinh khí cầu của Véc-nơ.. - Gu-li-vơ du kích của xúyp, Dế Mèn

Em hãy kể lại câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm về thầy giáo, cô giáo.?. Hoạt động 2:

(keå roõ trình töï caùc söï vieäc xaûy ra, haønh ñoäng cuûa nhaân vaät; chuù yù nhaán maïnh nhöõng chi tieát theå hieän thaùi ñoä toân sö troïng ñaïo, tình caûm

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về truyền thống hiếu.. học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc