• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT – MAY HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT – MAY HUẾ"

Copied!
91
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN DỆT – MAY HUẾ

VĂN THỊ THU SƯƠNG

Niên khóa: 2015–2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN DỆT – MAY HUẾ

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

TS. Phan Thanh Hoàn Văn Thị Thu Sương Lớp: K49B QTKD Niên khóa: 2015–2019

Huế, 01/2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cảm Ơn

Với tình cảm sâu sắc, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành khóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ em về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Thanh Hoàn – người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu khóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các phòng ban của Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập, nghiên cứu và đóng góp cho em những ý kiến quý báu để hoàn thành khóa luận này.

Do kiến thức còn hạn hẹp và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên khóa luận khó tránh khỏi những hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý của Thầy Cô.

Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Anh, Chị trong Công ty Cổ phần Dệt May Huế luôn dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc.

Sinh viên thực tập Văn Thị Thu Sương

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lí do chọn đềtài...1

2. Câu hỏi nghiên cứu ...2

3. Mục đích nghiên cứu...2

3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung ...2

3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụthể...2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

4.1 Đối tượng nghiên cứu:...3

4.2. Phạm vi nghiên cứu ...3

5. Phương pháp nghiên cứu ...3

5.1. Phương pháp thu thập thông tin ...3

5.1.1. Nghiên cứu tài liệu thứcấp...3

5.1.2. Nghiên cứu tài liệu sơ cấp ...3

5.2. Phương pháp phân tích và xửlí sốliệu ...3

6. Bốcục khóa luận...4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞKHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU ...5

1.1. Cơ sởlí luận ...5

1.1.1.Lí luận cơ bản vềquy trình sản xuất và hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh.5 1.1.1.1. Quá trình sản xuất ...5

1.1.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ...6

1.1.2.Hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ...7

1.1.2.1. Các quan điểm vềhiệu quảhoạt động SXKD của doanh nghiệp ...9

1.1.2.2. Khái niệm vềhiệu quảhoạt động SXKD của doanh nghiệp ...9

1.1.2.3. Bản chất của hiệu quảhoạt động SXKD ...10

1.1.2.4. Phân biệt các loại hiệu quả...11

1.1.3.Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp...12

1.1.4.Các yêu cầu cơ bản về đánh giá hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh ...13

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.1.4.1. Bảo đảm tính toàn diện và hệthống ...13

1.1.4.2. Đảm bảo mối quan hệhài hòa vềlợi ích của các đối tượng ...13

1.1.4.3. Hiệu quảhoạt động SXKD của DN phải gắn với hiệu quảxã hội ...13

1.1.5.Sựcần thiết phải nâng cao hiệu quảkinh doanh ...14

1.1.6.Phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh ...16

1.1.6.1. Khái niệm...16

1.1.6.2. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh ...16

1.1.7.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ...17

1.1.7.1. Các nhân tốbên trong doanh nghiệp ...18

1.1.7.2. Các nhân tốbên ngoài doanh nghiệp ...20

1.1.8.Khái quát về kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, doanh thu, chi phí và lợi nhuận ...23

1.1.8.1. Khái niệm kết quảkinh doanh ...23

1.1.8.2. Báo cáo tài chính...23

1.1.8.3. Doanh thu...23

1.1.8.4. Chi phí...24

1.1.8.5. Lợi nhuận ...24

1.1.9.Hệthống các chỉtiêu nghiên cứu ...25

1.1.9.1. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ...25

1.1.9.2. Nhóm chỉtiêu phản ánh kết quảhoạt động SXKD...25

1.1.9.3. Nhóm chỉtiêu phản ánh hiệu quảSXKD ...26

1.2. Cơ sởthực tiễn...30

1.2.1. Khái quát chung vềngành dệt may Việt Nam...30

1.2.2. Tổng quan vềngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế...32

1.2.3. Thị trường ngành dệt may Việt Nam...33

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔPHẦN DỆT MAY HUẾ. ...34

2.1 Tổng quan vềcông ty cổphần Dệt May Huế...34

2.1.1 Những thông tin chung...34

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.1.1.1. Các nhà máy của công ty ...35

2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụcủa công ty...35

2.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty ...36

2.2 Cơ cấu tổchức bộmáy quản lí của công ty và chức năng nhiệm vụtừng bộphận. ... 37

2.3 Quy trình sản xuất ...42

2.3.1 Quy trình cắt...42

2.3.2 Quy trình may...44

2.3.3 Quy trình hoàn thành...45

2.4 Đặc điểm các nguồn lực chủyếu của Công ty ...48

2.4.1 Tình hình laođộng của công ty...48

2.4.2 Tình hình tài chính của công ty...54

2.4.2.1. Tình hình biến động vềtài sản, nguồn vốn của công ty...54

2.5 Tình hình hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 -2017 ... 56 2.6 Phân tích và hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty...57

2.6.1 Phân tích hiệu quảsửdụng vốn ...57

2.6.1.1. Hiệu quảsửdụng vốn cố định ...58

2.6.1.2. Hiệu quảsửdụng vốn lưu động ...60

2.6.2 Phân tích hiệu quảsửdụng lao động ...62

2.7 Phân tích các chỉtiêu tài chính...64

2.7.1 Các chỉ sốvềkhả năng thanh toán...64

2.7.1.1. Khả năng thanh toán hiện hành ( CR) ...64

2.7.1.2. Khả năng thanh toán nhanh ( QR)...65

2.7.2 Các tỷsốvềkhả năng hoạt động...66

2.7.2.1. Vòng quay tồn kho ( VTK) ...66

2.7.2.2. Vòng quay tổng tài sản cố định ...66

2.7.2.3 Vòng quay tổng tài sản ...67

2.7.3 Tỷsuất lợi nhuận ...67

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.8 Đánh giá chúng về hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của CTCP Dệt

May Huế giai đoạn 2015 - 2017 ...68

2.8.1 Những thành tựu đạt được...68

2.8.2 Một sốtồn tại...69

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY...70

CỔPHẦN DỆT MAY HUẾ. ...70

3.1. Mục tiêu phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới...70

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ... 71 3.2.1. Giải pháp phát huy hiệu quảsửdụng nguồn lao động ...71

3.2.2. Giải pháp tăng cường quản lí và nâng cao hiệu quảnguồn vốn kinh doanh...74

3.2.3. Giải pháp sửdụng tiết kiệm chi phí...74

3.2.4. Mởrộng thêm thị trường kinh doanh ...75

3.2.5. Biện pháp bảo vệ môi trường ...75

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...77

1. Kết luận ...77

2. Kiến nghị...78

2.1. Đối với nhà nước ...78

2.2. Đối với ngành Dệt May Việt Nam ...79

3. Hạn chếcủa đềtài ...79

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...80

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Tình hình laođộng của Công ty qua 3 năm 2015- 2017...49

Bảng 2.2. Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017 ...54

Bảng 2.3. Kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2015 - 2017...56

Bảng 2.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quảsửdụng vốn cố định ...59

Bảng 2.5. Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sửdụng vốn lưu động ...60

Bảng 2.6. Hiệu quảsửdụng lao động của Công ty giai đoạn 2015 - 2017...62

Bảng 2.7. Các chỉ sốvềkhả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 ...64

Bảng 2.8. Các chỉ sốvềkhả năng hoạt động của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 ...66

Bảng 2.9. Các chỉ sốvềtỷsuất lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 ...67

Bảng 3.1. Bảng theo dõi các côngđoạn sản xuất ...74

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ2.1: Cơ cấu tổchức Công ty Cổphần Dệt May Huế...38

Sơ đồ2.2. Quy trình cắt tại Công ty Cổphần Dệt May Huế...42

Sơ đồ2..3. Quy trình may tại Công ty Cổphần Dệt May Huế...44

Sơ đồ2.4: Quy trình hoàn thành tại công ty Cổphần Dệt May Huế...46

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 ...50 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo tính chất công việc của Công ty giai đoạn 2015 - 2017...51 Biểu đồ2.3 Cơ cấu lao động theo trìnhđộ chuyên môn giai đoạn 2015 - 2017 ...53

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Ý nghĩa

CTCP Công ty Cổphần

SXKD Sản xuất kinh doanh

DN Doanh nghiệp

KH - CN Khoa học–công nghệ

TGĐ Tổng giám đốc

GĐ Giám đốc

GĐĐH Giám đốc điều hành

KHXNK Kếhoạch xuất nhập khẩu

QLCL Quản lí chất lượng

TSCĐ Tài sản cố định

VCĐ Vốn cố định

VLĐ Vốn lưu động

LNST Lợi nhuận sau thuế

NSLĐ Năng suất lao động

TSNH Tài sản ngắn hạn

NNH Nợngắn hạn

HTK Hàng tồn kho

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài

Hiện nay, nước ta đang mở cửa giao lưu hội nhập về kinh tế, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa các doanh nghiệp Việt Nam vào một môi trường kinh doanh mới đầytính cạnh tranh và thử thách. Và đó cũng là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam phát triển trên trường quốc tế.

May mặc là một trong những thị trường kinh tế sôi động nhận được nhiều sự quan tâm tâm từ các ban ngành. Bởi sản phẩm của nó là nhu cầu tối thiểu tất yếu không thể thiếu của bất kì ai. Thậm chí qua việc sử dụng sản phẩm may mặc chúng ta có thể nhận biết cá nhân, tổ chức của ngành nghề nào đó. Chính vì những ưu thế đó mà sức cạnh tranh trên thị trường may mặc ngành càng gay gắt.

Từ những quy định sản xuất kinh doanh phải có đăng kí đến nay đã có nhiều thương hiệu trở nên nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới nhưng cũng tiềm ẩn vô vàng thách thức đe dọa doanh nghiệp. Để có một chỗ đứng trên thị trường trước những quy định cạnh tranh khốc liệt, nhất là lúc đất nước đã bước vào hội nhập WTO, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn vận động, tìm tòi cho một phương pháp hoạt động đúng đắn phù hợp với khả năng nguồn lực của mình. Một trong những biện pháp đó là đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đảm bảo cho công ty tăng trưởng phát triển bền vững.

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh về mặt lí luận là phạm trù kinh tế phản ánh trìnhđộ sử dụng các nguồn lực của công ty để đạt được hiệu quả cao nhất. Do vậy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xem là thước đo phản ánh năng lực, trìnhđộ, khả năng tiết kiệm hao phí lao động xã hội và hiệu quả làm việc để tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí dựa trên nguồn lực điều kiện có sẵn. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xem là cách duy nhất để doanh nghiệp tồn tạivà phát triển. Xét cho cùng hiệu quả là điều kiện cốt lõi nhất mà các doanh nghiệp đều mong muốn và cố gắng đạt được.

Công ty Cổ phần Dệt may Huế là một trong những công ty đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế, là một Công ty Cổ phần trong những năm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

qua đã có những bước tiến không ngừng tăng quy mô, mở rộng thị trường, năng suất lao động ngày một tăng, song trên thực tế trong quá trình sản xuất công ty vẫn còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế cần phải được xem xét đánh giá.

Xuất pháttừ những lí do đó, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dệt may Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Câu hỏi nghiên cứu

-Hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt May Huế trong giai đoạn 2015 –2017 diễn ra như thế nào?

-Làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2015 –2017?

3. Mục đích nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung

Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dệt may Huế giai đoạn 2015-2017 và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cố phần Dệt may Huế.

3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

-Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

-Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty cổ phần Dệt may Huế giai đoạn 2015- 2017

-Đề xuất những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Do thời gian thức tập có hạn, lượng kiến thức thực tế thật sự có được trong lĩnh vực phân tích chưa được sâu sắc, lượng thông tin tiếp nhận còn nhiều hạn chế, số liệu thu thập chưa được hoàn thiện lắm nên đề tài chỉ nghiên cứu ngắn gọn trong phạm vi sau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

-Đối tượng nghiên cứu:Hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty cổ phần Dệt may Huế.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

-Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện từtháng 9/2018- 12/2018

-Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Công ty cổ phần Dệt may Huế.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập thông tin 5.1.1. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nguồn sau:

-Thu thập dữliệu liên quan từ các phòng ban của CTCP Dệt May Huế.

-Từ các slide, giáo trình, bài giảng cói liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

-Khóa luận tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu,các bài báo, tạp chí, tài liệu, thông tin tham khảo khác liên quan trên Internet và thư viện trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế.

-Các thông tin, số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu được nhà máy may 3 của CTCP Dệt may Huế cung cấp: thông tin chung về công ty, tình hình lao động, nguồnvốn, kết quả kinh doanh,…

5.1.2. Nghiên cứu tài liệu sơ cấp

Dùng quan pháp quan sát và phỏng vấn chuyên gia để thu thập thông tin từ công nhân viên tại nhà máy may 3 của CTCP Dệt May Huế.

5.2.Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

-Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đây là phương pháp thu thập thông tin qua sách báo, tài liệu, internet nhằm lựa chọn những khái niệm và ý tưởng cơ bản làcơ sở lý luận cho đề tài. Những thông tin được quan tâm trong phương pháp này là cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề sản xuất và kinh doanh được đăng tài qua tài kiệu nghiên cứu và các khóa luận đãđược bảo vệ trước đây.

-Phương pháp quan sát: quan sát và nhận xét thực tế về tổng thể bố trí mặt bằng, các hoạt động sản xuất diễn ra trong nhà máy để nắm rõ quy trình sản xuất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

-Phương pháp so sánh: So sánh số liệu năm nay đối với năm trước để biết sự thay đổi qua các năm. Cách thức thực hiện là so sánh số liệu kì thực tế này so với số liệu kì trước để biết được hiệu quả và tốc độ phát triển của các yêu tố cần nghiên cứu qua các năm. Và tiến hành nhận xét.

-Phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp: Đọc và tổng hợp thông tin từ giáo trình, sách báo, tài liệu nghiệp vụ,… những vấn đề có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tổng hợp từng đề mục các số liệu mà công ty cung cấp, từ đó diễn giải sự biến động đưa ra các nguyên nhân cho sự biến động.

6. Bố cục khóa luận

Bố cục của khóa luận gồm có 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Phân tích quy trình sản xuất và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt May Huế.

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt May Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sởlí luận

1.1.1. Lí luận cơ bản về quy trình sản xuất và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.1.1.1. Quá trình sản xuất

Là quá trình kinh tế của việc chuyển đổi đầu vào thành đầu ra. Qúa trình sản xuất sửdụng các nguồn lực đểtạo ra hàng hóa, dịch vụphù hợp với mục đích sửdụng, tặng quàhay là trao đổi trong nên kinh tếthị trường. Qúa trình này có thểbao gồm sản xuất, xây dựng, lưu trữ, vận chuyển và đóng gói.

Sản xuất là một quá trình và nó diễn ra qua không gian lẫn thời gian. Bởi vậy, sản xuất được đo bởi “tỉlên của sảnlượng đầu ra trong một khoảng thời gian”. Có ba khía cạnh của quá trình sản xuất: số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra; loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra; sựphân bốvềkhông gian và thời gian của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra.

Một quá trình sản xuất được định nghĩa là bất kì hoạt động nào làm tăng sự tương tự giữa mô hình cuảnhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, và số lượng, chủng loại, hình dạng, kích thước và sự phân bổ của những loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

Sản xuất là một quá trình là sự kết hợp của các loại nguyên liệu đầu vào vật chất và phi vật chất (kếhoạch, bí quyết,...) khác nhau đểnhằm tạo ra thứgìđó cho tiêu dùng (sản phẩm). Đó là hoạt động tạo ra sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ, có giá trị sử dụng và mang lại lợi ích cho người sửdụng.

Phúc lợi kinh tế được tạo ra trong quá trình sản xuất, có nghĩa là mọi hoạt động kinh tế đều nhằm đến việc thỏa mãn nhu cầu của con người dù theo cách trực tiếp hay gián tiếp. Mức độ màở đó các nhu cầuđược thỏa mãn thường được chấp nhận như là thước đo của phúc lợi kinh tế, đó là sự cải thiện về tỉ lệ giá cả - chất lượng của hàng hóa và việc tăng thu nhập từloại hình sản xuất thị trường ngày phát triển hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

1.1.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nên kinh tế thị trường dù là hình thức sở hữu nào (Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn,…) thì cũng đều có mục tiêu hoạt động sản xuất khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp cũng theo đuổi các mục tiêu khác nhau, nhưng nhìn chung mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường nào đều nhằm mục tiêu lâu dài, mục tiêu bao trùm đó là làm sao để tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí. Để đạt được các mục tiêu đó thì các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp, xây dựng các kế hoạch thực hiện và đặt ra các mục tiêu chi tiết nhưng phải phù hợp với thực tế, đồng thời phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp và lấy đó làm cơ sở để huy động và sử dụng nguồn lực sau đó tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đãđề ra.

Đất nước ngày càng đổi mới, công nghệ sản xuất ngày càng tiến bộ, hiện đại kéo theo đó là nhu cầu của con người ngày càng cao. Để đáp ứng những nhu cầu đó của khách hàng, hàng loạt các doanh nghiệp ra đời, sản xuất những sản phẩm mang tính chất căn bản nhất đến những sản phẩm hiện đại nhất. Tuy nhiên, khách hàng luôn luôn là thượng đế, họ có quyền lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp này không lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp khác. Do đó, các doanh nghiệp đều hướng đến một mục đích là nâng cao hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy hoạt động sản xuất kinh doanh là gì?

Hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ luôn gắn kiền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sửdụng sản phẩm đó. Để được như vậy thì các chủthể tiến hành sản xuất phải có khả năng kinh doanh. Hoạt động kinh doanh có đặc điểm:

-Do một chủ thểthực hiện và gọi là chủ thểkinh doanh, chủthể kinh doanh có thểlà cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.

-Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủcạnh tranh, với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp cho các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển.

-Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: vốn là yếu tố quyết định cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thểcó hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh sửdụng vốn mua nguyên vận liệu, thiết bịsản xuất, thuê lao động,...

-Mục đích chủyếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận.

Hoạt động sản xuất kinh doanh có vị trí vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Để tồn tại thì trước hết mỗi doanh nghiệp phải định hướng cho mình là sản xuất cái gì? Sau đó tiến hành các hoạt động sản xuất để sản xuất ra các sản phẩm đó phục vụcho nhu cầu thị trường. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thõa mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng không tựlàm hoặc không đủ điều kiện để tự tay làm ra sản phẩm vật chất , dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của bản thân, những hoạt động này tạo ra những sản phẩm vật chất, dịch vụ để bán cho người tiêu dùng nhằm mục đích thu được lợi nhuận.

Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là tạo ra những sản phẩm đểphục vụcho nhu cầu của thị trường và thu lại lợi nhuận. Vì vậy, trước khi tiến hành sản xuất một sản phẩm, dịch vụthì cần xác định được nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng sẽ và đang cần những sản phẩm gì… nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Và trong quá trình sản xuất kinh doanh cần phải xác định được chi phí đểtạo ra được sản phẩm dịch vụ, định hướng mức giá cảkhi tung sản phẩm ra thị trường, giá trị kết quảcủa hoạt động sản xuất và hoạt toán được lãi lỗ trong kinh doanh cũng như dự trù được những chi phí khác sẽ phát sinh.

Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh là những sản phẩm hàng hóa sẽ dùng để trao đổi, mua bán trên thị trường cho nên người sản xuất luôn phải chịu trách nhiệm về sản phẩm, dịch vụmà mình sản xuất ra trước người tiêu dùng.

1.1.2. Hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Xét cho cùng thì mục tiêu lâu dài bao trùm các doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận. Môi trường kinh doanh luôn luôn thay đổi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm nắm bắt kịp thời sự thay đổi của thị trường và bắt kịp nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Công việc kinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

doanh là một nghệthuật đòi hỏi sựtính toán nhanh nhạy, biết nhìn nhận vấn đề ở tầm chiến lược. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn gắn liến với hoạt động kinh doanh, có thể xem xét nó trên nhiều góc độ khác nhau. Để hiểu được khái niệm hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh cần xét đến hiệu quảkinh tếcủa một hiện tượng.

Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tếphản ánh trình độsửdụng các nguốn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định.

Hiệu quảhọatđộng sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tếphản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí thấp nhất và đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp.

Hiệu quả là thước đo cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sựsống còn của doanh nghiệp, nó có ý nghĩa chiến lược với xu thếphát triển của xã hội. Phát triển là phải đạt lợi nhuận cao, mởrộng sản xuất kinh doanh theo cảchiều rộng và chiều sâu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường và bắt kịp xu thếcủa xã hội.Với việc nắm vững thị trường, quan tâm đến các chính sách chiến lược, và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, cách tổ chức sản xuất kinh doanh, năng lực con người, hiểu biết về đối thủcạnh tranh sẽgiúp doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh, là cách thức duy nhất và quan trọng nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một tổ chức, một doanh nghiệp đầu tiên phải xác định rõ được mục tiêu kinh doanh của tổ chức, của doanh nghiệp là gì. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủtheo quy luật khách quan và bị chi phối bởi mục tiêu chính của nó. Một khi mục tiêu được hoàn thành sẽ điều chỉnh được hoạt động sản xuất nhằm hướng mục tiêu đến mức cao nhất có thể đạt được. Việc nhận thức và đánh giá đúng đắn, đầy đủvai trò của hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh là rất cần thiết đối với từng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm đươc mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tìm ra được hướng giải quyết, khắc phục các nhân tố tiêu cực và phát huy các nhân tố tích cực, tạo điều kiện đểhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quảcao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

1.1.2.1.Các quan điểm vềhiệu quảhoạt động SXKD của doanh nghiệp Quan điểm thứ nhất: “ Hiệu quảSXKD là hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”. So với quan điểm trước thì quanđiểm này toàn diện hơn ở chỗ nó đã xem xét đến hiệu quảkinh tếtrong sựvận động của tổng thểcác yếu tốsản xuất gắn kết giữa hiệu quả và chi phí, coi hiệu quảkinh tế là thước đo phản ánh trình độ quản lý và sử dụng chi phí của DN, quan điểm này chỉ so ánh giữa kết quả và chi phí mà chưa phản ánh được mối tương quan giữa mặt lượng và chất đối với kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. ( Nguồn: Huỳnh Đức Lộng, ( 1997), Phân tích hoạt động kinh tếdoanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội).

Quan niệm thứhai: “ Hiệu quảkinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trìnhđộ sửdụng các nguồn lực, vật lực của doanh nghiệp, nhằm đạt được kết quả của mục tiêu kinh doanh”. Quan điểm này chưa phản ánh tổng quát và đúng bản chất của hiệu quả kinh doanh. ( Nguồn: Bùi Xuân Phong ( 2001), Quản trị kinh doanh bưu chính viễn thông, Nhà xuất bản bưu điện, Hà Nội).

1.1.2.2. Khái niệm vềhiệu quảhoạt động SXKD của doanh nghiệp

Có thể hiểu: Hoạt động SXKD của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tếphản ánh trình độ sử dụng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp (vốn, lao động, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu) nhằm đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.

Công thức xác định: H=K/C

Trong đó: H: Hiệu quảhoạt động SXKD K: Kết quảthu vềtừhoạt động SXKD C: Chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

Như vậy, hiệu quả hoạt động SXKD của DN là một phạm trù kinh tếphản ánh trìnhđộ khai thác, sử dụng nguồn lực của DN về vật tư, lao động,vốn,… để đạt được kết quảcao nhất với chi phí thấp nhất. Thước đo hiệu quảchính là sựtiết kiệm hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn đánh giá là tối đa hóa kết quả đạt được và tối thiểu hóa chi phí bỏ ra để đạt được kết quảdựa trên nguồn lực có sẵn (Nguồn: TS Nguyễn Trọng Cơ- PGS.TS Ngô ThếChi (2002), kếtoán và phân tích tài chính vừa và nhỏ, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

1.1.2.3. Bản chất của hiệu quảhoạt động SXKD

Thực chất khái niệm hiệu quảhoạt động SXKD là biểu hiện mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sửdụng nguồn lực (nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, lao động, vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí.

Hiệu quả hoạt động SXKD là vấn đề cốt lõi cả về lí luận lẫn thực tiễn, là mục tiêu trước mắt, lâu dài và bao trùm của DN. Hiệu quả hoạt động SXKD là phạm trù kinh tế phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả trực tiếp và gián tiếp mà các chủ thể kinh tế thu được so với chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp mà chủthểkinh tếphải bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Đểlàm rõ bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD ta có thể dựa vào việc phân biệt hai khái niệm là kết quảvà hiệu quả:

-Kết quảhoạt động SXKD là những gì mà DN đạt được sau một quá trình nhất định, nó có thể là đại lượng cân đo đong đếm được như: số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, chi phí,… và cũng có thể là đại lượng phản ánh mặt chất lượng (định tính) như: uy tín, thương hiệu, chất lượng sản phẩm,…Như vậy, kết quảbao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp.

-Trong khái niệm hiệu quảhoạt động SXKD của DN đã sửdụng cảhai tiêu chí là kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó ( cả trong lí thuyết và thực tiễn thì haiđại lượng này có thể xác định được bằng đơn vịgiá trị hay hiện vật) nhưng nếu sửdụng đơn vị hiện vật thì khó khăn hơn vì trạng thái hay đơn vị tính của đầu vào và đầu ra khác nhau còn sử dụng đơn vị giá trị sẽ luôn đưa được đại lượng khác nhau vềcùng một đơn vị. Trong thực tế, người ta sửdụng hiệu quảhoạt động SXKD là mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất cũng có những trường hợp sử dụng nó như là một công cụ để đo lường khả năng đạt được đến mục tiêu đãđặt ra.

Xét vềmặt hình thức, hiệu quảhoạt động SXKD luôn là một phạm trù so sánh, thểhiện mối tương quan giữa cái bỏ ra và cái thu được, còn kết quảkinh doanh chỉ là yếu tố và phương tiện đểtính toán và phân tích hiệu quả.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và đối phó với tình trạng nguồn lực tài nguyên ngày càng khan hiếm đòi hỏi các DN phải khai thác và sử dụng các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

nguồn tài nguyên một cách hiệu quả. Vậy bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD là nâng cao năng suất lao động xã hội, đóng góp vào sựphát triển của DN và xã hội.

Về mặt bản chất: Hiệu quả hoạt động SXKD phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong một DN. Hiệu quả hoạt động SXKD phản ánh mối quan hệmật thiết giữa kết quảthực hiện và những mục tiêu kinh tếvới những yêu cầu và mục tiêu chính trị, xã hội.

Về mặt lượng: Hiệu quả hoạt động SXKD biểu hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được với chi phí bỏra. Doanh nghiệp chỉ thu được kết quảkhi kết quảlớn hơn chi phí. Hiệu quả hoạt động SXKD được đo lường bằng một hệ thống chỉ tiêu nhất định.

1.1.2.4. Phân biệt các loại hiệu quả

Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, kĩ thuật. Ngoài hiệu quảhoạt động SXKD còn có các loại hiệu quả:

-Hiệu quả xã hội: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đến các mục tiêu xã hội nhất định: giải quyết công ăn việc làm, xây dựng cơ sở hạtầng, các cơ sở y tế, giáo dục và phúc lợi công cộng,... Hiệu quả xã hội thường được đánh giá và giải quyết ởphạm vi vĩ mô.

-Hiệu quả kinh tế: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu kinh tếcụ thểcủa một thợi kì nhất định. Hiệu quảkinh tếcũng thường được đánh giá dưới góc độvĩ mô.

-Hiệu quả kinh tếxã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để dạy được mục tiêu kinh tếxã hội cụthểcủa một thời kì nhất định và thường được xem dưới góc độvĩ mô.

-Hiệu quả hoạt động SXKD tổng hợp phản ánh khái quát vềtoàn bộ hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định.

Ngoài ra còn có hiệu quả hoạt động SXKD ngắn hạn và dài hạn phản ánh hiệu quả hoạt động SXKD ở từng khoảng thời gian khác nhau trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

1.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động SXKD là tiêu chuẩn cao nhất và là đòi hỏi tất yếu khách quan của nền kinh tếnói chung và của doanh nghiệp nói riêng bởi các lí do sau:

-Sự khan hiếm của các nguồn lực làm cho điều kiện phát triển sản xuất theo chiều rộng bịhạn chế, do đó phát triển theo chiều sau là một tất yếu khách quan. Nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD là một hướng phát triển theo chiều sâu, nhằm sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và hiệu quả.

-Để có thểthực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, hoạt động SXKD của DN phải đảm bảo thu được kết quả đủ đề bù đắp chi phí và có lợi nhuận. Đối với các DN thì hiệu quảhoạt động SXKD xét vềtính tuyệt đối chính là lợi nhuận, do đó việc nâng cao hiệu quảhoạt động SXKD là cơ sở đểgiảm chi phí và tăng lợi nhuận.

-Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để tồn tại được trong môi trường này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín đối với khách hàng, xây dựng thương hiệu cho mình,… Như vậy, hiệu quả hoạt động SXKD là vấn đềmang tính sống cònđối với mỗi doanh nghiệp.

-Trong bối cảnh nước ta hội nhập với tổ chức Thương mại quốc tế WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn của các doanh nghiệp nước ngoài. Tính chất bìnhđẳng và cạnh tranh trên sân chơi toàn cầu rõ ràng là một liều thuốc khắc nghiệt cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao hoạt động SXKD.

-Nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD còn là cơ sở nâng cao thu nhập cho chủ sở hữu, người lao động trong doanh nghiệp, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước dưới nghĩa vụ thuế. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Với những lí do trên thì nâng cao hiệu quảhoạt động SXKD của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan, vì lợi ích của doanh nghiệp và của toàn xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

1.1.4. Các yêu cầu cơ bản về đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1.4.1. Bảo đảm tính toàn diện và hệthống

Cần chú ý đến tất cảcác mặt, các khâu, các yếu tố của quá trinhg SXKD, phải xét xemở phạm vi không gian và thời gian. Các giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD hiện tại phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài của DN. Tức là đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD phải xem xét cả lợi ích trước mắt và lâu dài của DN. Hiệu quả SXKD trong một giai đoạn dù lớn đến đâu cũng không được đánh giá cao nếu nó làm ảnh hưởng đến hiệu quảchung của DN xét trong dài hạn.

1.1.4.2.Đảm bảo mối quan hệhài hòa vềlợi ích của các đối tượng

Hoạt động SXKD của DN đều có tác động đến sựphát triển chung của ngành, khu vực, và cảnền kinh tế. Tác động có thểdiễn ra theo chiều hướng tích cực và cũng có thểdiễn ra theo chiều hướng tiêu cực, có nghĩa là DN đạt hiệu quảhoạt động kinh doanh tốt nhưng lại có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến doanh nghiệp khác, đến ngành và thậm chí là cảnền kinh tế. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường có ảnh hưởng vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp. Vậy khi đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của DN ta không chỉ xét trong phạm vi của doanh nghiệp mà còn phải xem xét trong phạm vi ngành, khu vực và của cảnên kinh tế.

Việc đánh giá hiệu quảhoạt động SXKD cũng được xem xét trong mối quan hệ với lợi ích của người lao động, việc nâng cao hiệu quảkinh doanh phải gắn liền với lợi ích của người lao động, việc nâng cao hiệu quảkinh doanh phải gắn liền với việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần và tay nghề cho người lao động.

1.1.4.3. Hiệu quảhoạt động SXKD của DN phải gắn với hiệu quảxã hội Phát triển kinh tếxã hội là nhiệm vụquan trọng của bất kì quốc gia nào và được thực hiện thông qua hoạt động SXKD. Mặt khác, sự ổn định của chính trị và xã hội của quốc gia là nhân tốquan trọng tạo tiền đề và là điều kiện thúc đẩy sựphát triển của DN. Do vậy giữa lợi ích của xã hội, của quốc gia và lợi ích của DN có sự ràng buộc lẫn nhau. Yêu cầu này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quảhoạt động SXKD phải xuất phát từmục tiêu phát triển của nền kinh tếxã hội. Hiệu quảxã hội của DN là khoảng chênh lệch giữa lợi ích của nền kinh tếxã hội mà DN thu được, với chi phí của nền kinh tếxã

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

hội mà DN bỏ ra để DN hoạt động SXKD. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD không chỉ đơn thuần là đánh giá hiệu quả mang lại cho bản thân DN mà còn phải chú trọng đến lợi ích xã hội mà doanh nghiệp mang lại.

1.1.5. Sựcần thiết phải nâng cao hiệu quảkinh doanh

Hiệu quảkinh doanh là một trong các công cụhữu hiệu đểcác nhà quản trị thực hiện các chức năng của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng lợi nhuận và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD. Với tư cách là một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quảkhông chỉ được sửdụngở giác độtổng hợp, đánh giá chung trình độ sửdụng tổng hợp đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn sử dụng để đánh giá trình độ sửdụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ởtừng bộphận cấu thành của doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là sự biểu hiện của việc lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải tự lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp với trình dộ của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp buộc phải sử dụng tối ưu nguồn lực sẵn có. Nhưng việc sửdụng nguồn lực đó bằng cách nào đểcó hiệu quảnhất lại là một bài toán mà nhà quản trị phải lựa chọn cách giải. Chính vì vậy, ta có thể nói rằng việc nâng cao hiệu quảkinh doanh không chỉ là công cụhữu hiệu để các nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trịcủa mình mà còn là thước đo trìnhđộ của nhà quản trị.

Ngoài các chức năng trên của hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp, nó còn là vai trò quan trọng của cơ chếthị trường.

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sựcó mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quảkinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại đó, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại và phát triển một cách vững chắc. Do vậy, việc nâng cao hiệu quảkinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cảdoanh nghiệp hoạt động trongcơ chếthị trường hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

nay. Do yêu cầu của sựtồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đòi hòi nguồn thu nhập của doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên. Nhưng trong điểu kiện nguồn vốn và các yếu tố kĩ thuật cũng như các yếu tố khác của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong một khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy, hiệu quả kinh doanh là hết sức quan trọng trọng việc đảm bảo sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Một cách nhìn khác sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự tạo ra hàng hóa, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội, đồng thời tạo ra sự tích lũy cho xã hội. Để thực hiện được như vậy thì mỗi doanh nghiệp đều phải vươn lên và đứng vững để đảm bảo thu nhập đủ để bù đắp chi phí bỏra và có lãi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất trong nền kinh tế. Như vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình hoạt động kinh doanh như là một nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, sựtồn tại mới chỉ là yêu cầu mang tính chấ giản đơn còn sựphát triển và mở rộng của doanh nghiệp mới là yêu cầu quan trọng. Bởi vậy sự tồn tại của doanh nghiệp luôn luôn đi kèm với sựphát triển mở rộng của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sựtích lũy đảm bảo cho quá trình sản xuất mởrộng theo đúng quy luật phát triển.

Thứhai, nâng cao hiệu quảkinh doanh là nhân tố thúc đẩy sựcạnh tranh và tiến bộtrong kinh doanh. Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Song khi thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Sựcạnh tranh lúc này không còn là sự cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh về mặt chất lượng, giá cả mà còn phải cạnh tranh nhiều yếu tốkhác nữa, mục tiêu doanh nghiệp là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm cho DN mạnh lên và ngược lại cũng có thểlàm cho DN không thể tồn tại trên thị trường. Để đạt được mục tiêu tồn tại và phát triển mở rộng thì DN phải chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường. Do đó, DN cần phải có hàng hóa, dịch vụchất lượng tốt, giá cả hợp lí. Mặt khác, hiệu quả lao động là đồng nghĩa với việc giảm giá

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

thành, tăng khối lượng hàng hóa, chất lượng, mẫu mã không ngừng được cải thiện, nâng cao,…

Thứ ba, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là nhân tố cơ bản tạo ra sự thắng lợi cho DN trong quá trình hoạt động kinh doanh trên thị trường. Muốn tạo ra sự thắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Chính vì sự nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp.

1.1.6. Phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh 1.1.6.1. Khái niệm

Ở bất cứ thời kì nào, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vẫn rất luôn gay gắt và quyết liệt. Do đó, để tồn tại và bảo đảm vị thếcủa mình trên thương trường các DN phải quản lí tốt các hoạt động của DN và đề ra được phương án kinh doanh có hiệu quả. Từ đó khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh ra đời.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứa, để đánh giá toàn bộquá trình, kết quảhoạt động kinh doanh của DN, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD ở doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh là việc đi sâu vào nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động SXKD của doanh nghiệp bằng những phương pháp khoa học nhằm thấy được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất tiểm tang trên cơ sở đó đềra những phương án mới và biện pháp khai thác có hiệu quả.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụnhận thức để cải thiện các hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụthểvà yêu cầu của các quy luật khách quan, đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.

1.1.6.2. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh

Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng và hạn chếtrong hoạt động kinh doanh

Trong hoạt động kinh doanh, dù ở bất cứ doanh nghiệp nào, hình thức hoạt động nào cũng không thể sử dụng hết tiềm năng sẵn có của DN, đó là khả năng tiềm ẩn chưa phát hiện ra. Chỉcó phân tích hoạt động kinh doanh của DN mới giúp các nhà

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

quản lí phát hiện và khai thác những khả năng tiềm tàng này giúp cho DN mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua đó, các nhà quản lí còn tìm ra nguyên nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và từ đó có những biện pháp, chiến lược kinh doanh thích hợp nhằm giúp nâng cao hiệu quảhoạt động của DN.

Là cơ sở để đềra các quyết định kinh doanh

Thông qua các chỉ tiêu trong tài liệu phân tích mà cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thức đúng về điểm mạnh, điểm yếu của mình. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp ra những quyết định đúng đắn cùng với các mục tiêu chiến lược kinh doanh. Vì vậy, người ta xem phân tích hoạt động kinh doanh như là một hoạt động thực tiễn vì phân tích luônđi trước quyết định trong kinh doanh.

Là biện pháp quan trọng đểphòng ngừa rủi ro trong kinh doanh

Kinh doanh dù trong lĩnh vực nào, môi trường kinh tế nào đều có rủi ro. Để kinh doanh đạt hiệu quả như mong muốn thì mỗi doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích dựa trên những tài liệu đã thu thập được thì doanh nghiệp có thểdự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để đềra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Phân tích hoạt động kinh doanh là phân tích các điều kiện bên trong DN như phân tích về tài chính, lao động, vật tư, trang thiết bị,… Bên cạnh đó, DN còn phải phân tích các tác động từ bên ngoài như khách hàng, thị trường, đối thủcạnh tranh,…

Trên cơ sở phân tích các yếu tốbên trong và bên ngoài, doanh nghiệp có thểdự đoán được rủi ro trong kinh doanh có thểxảy ra và đề ra phương pháp phòng ngừa.

1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu quả hoạt động SXKD là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ sửdụng các nguồn lực của một DN. Trình độ sử dụng các nguồn lực có mối quan hệmật thiết với kết quả đầu ra. Cả hai đại lượng này có liên quan đến tất cảcác mặt và chịu tác động của nhiều nhân tố khác. Tuy nhiên do đặc điểm của sản phẩm, thị trường, qui mô,… sự tác động của các nhân tố đối với mỗi DN hoạt động trong lĩnh vực khác nhau sẽcó mứcđộ ảnh hưởng khác nhau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Có thểchia các nhân tố ảnh hưởng thành hai nhóm chính: nhân tốbên trong và nhân tốbên ngoài. Vấn đề đặt ra là các DN phải tác động lên các nhân tốnày một cách hợp lí, có hiệu quảlàm cho DN ngày càng phát triển hơn, hạn chế được những mặt tiêu cực, phát huy các nhân tốtích cực nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động SXKD.

1.1.7.1. Các nhân tốbên trong doanh nghiệp -Nguồn lực

Nguồn lực được xem là yếu tốtạo nên mọi thành công của DN. Một DN nếu có công nghệtốt, cơ sởhạtầng vững chắc nhưng thiếu lực lượng lao động thì DNđó khó có thể tồn tại. Có thể nói chính con người đã tạo nên sựkhác biệt giữa các DN. Con người với tư cách là chủ thểcủa quá trình sản xuất, là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, luôn là yếu tố quan trọng bậc nhất và có tính quyết định đến hiệu quảhoạt động SXKD của mỗi DN. Sựphát triển của nền kinh tế tri thức, tính hội nhập cao của nền kinh tế toàn cầu, tính chính xác và khoa học trong sản xuất ngày càng đòi hỏi một nguồn nhân lực có tay nghề cao, tính kỉ luật cao cũng như có khả năng làm chủ khoa học công nghệkĩ thuật hiện đại.

Con người điều hành và thực hiện các hoạt động của DN, kết hợp các yếu tố sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụcho xã hội, đểDN hoạt động có hiệu quảthì vấn đề quan tâm hàng đầu của DN là vấn đề lao động. Công tác tuyển dụng lao động được tiến hành nhằm đảm bảo trình độvà tay nghềcủa người lao động. Có như vậy thì kế hoạch sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD mới thực hiện được. Có thể nói chất lượng lao động là điều kiện cần để tiến hành hoạt động SXKD và công tác tổ chức lao động phù hợp là điều kiện đủ để DN tiến hành hoạt động SXKD có hiệu quả cao.

Trong quá trình sản xuất lực lượng lao động của DN có thểcó những sáng tạo khoa học và có thểáp dụng vào quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả SXKD. Lực lượng lao động tạo ra những sản phẩm ( dịch vụ) có kiểu dáng và tính năng mới đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường làm tăng lượng hàng hóa dịch vụtiêu thụ được của doanh nghiệp, tăng doanh thu làm cơ sởnâng cao hiệu quảkinh doanh.

Lực lượng lao động là nhân tốquan trọng liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, năng suất lao động, trìnhđộ sửdụng các nguồn lực khác nhau như vốn, máy móc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

thiết bị, nguyên vật liệu nên tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động SXKD. Ngày nay hàm lượng khoa học kĩ thuật kết tinh trong sản phẩm ngày càng lớn đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhất định để đáp ứng được các yêu cầu đó, điều này phần nào nói lên tầm quan trọng của nguồn nhân lực.

-Vốn kinh doanh

Bên cạnh nhân tố lao động của doanh nghiệp thì vốn cũng là một đầu vào có vai trò quyết định đến kết quả hoạt động SXKD của DN. Doanh nghiệp có khả năng tài chính không những chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động SXKD ổn định mà còn giúp cho DNđầu tư đổi mới trang thiết bị tiếp thu công nghệsản xuất hiện đại hơn làm giảm chi phí, nâng cao những mặt có lợi, khả năng tài chính còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động khai tác và sửdụng tối ưu đầu vào.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện bằng toàn bộ tài sản của DN dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết để đẩy mạnh hoạt động SXKD của DN. Nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là việc tối đa hóa lợi ích dựa trên chi phí bỏra hay tối thiểu hóa chi phí cho một mục tiêu nào đó.

Qui mô vốn có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh, thiếu vốn sẽ làm giảm hiệu quảhoạt động kinh doanh do không tận dụng được lợi thế về qui mô, không tận dụng được lợi thếvềkinh doanh.

-Yếu tốkhoa học–công nghệ

Khoa học–công nghệlà yếu tốcóảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DN.

Đối với các nước đang phát triển thì giá cảvà chất lượng có ý nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh, tuy nhiên trên thếgiới hiện nay công cụcạnh tranh chuyển từcạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa giữa hàm lượng có KH–CN cao.

KH – CN cũng tham gia vào quá trình thu thập, xử lí, truyền đạt thông tin trong nền kinh tế. Thiếu KH–CN thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên chậm chạp và khó có thểkiểm soát được. Việc áp dụng những thành tựKH-CN vào sản xuất đem lại những kết quả đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều mẫu mã đẹp, giúp tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm đồng thời bảo vệ được môitrường sinh thái.

-Hệthống thông tin và xửlí thông tin

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Thông tin, đặc biệt là thông tin kinh tế được xem như là huyết mạch của các DN. Trong bối cảnh nền kinh tếmởvà hội nhập, thì việc nắm bắt kịp thời và chính xác thông tin về thị trường, kĩ thuật công nghệ, đường lối chính sách pháp luật và kinh tế của Nhà nước, thông tin về đối thủcạnh tranh là hết sức quan trọng, giúp cho DN chủ động trong mọi tình huống, hạn chế được rủi ro và nắm bắt thời cơ kinh doanh.

-Trìnhđộtổchức quản lí

Trình độ tổ chức quản lí càng cao thì DN càng có khả năng định hướng và có tầm nhìn chiến lược dài hạn. DN cần phải thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra kĩ thuật, đánh giá hệ số kĩ thuật sử dụng các nguồn lực, hiệu quả sử dụng vốn,… Tuy nhiên, trình độ quản lí phải phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp, về trình độ kĩ thuật và nhân sự sao cho việc sử dụng là hiệu quả nhất. Ngày nay, trình độ quản lí không còn phụ thuộc vào bằng cấp mà quan trọng là khả năng thích ứng, xử lí nhạy bén, linh hoạt và phải có tầm nhìn chiến lược, đặc biệt là luôn luôn tạo điều kiện cho các công nhân viên đưa raý kiến đóng góp cải tổhoàn thiện công tác quản lí.

Về xác định cơ cấu tổ chức DN cần phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, quy mô và khả năng quản lí của doanh nghiệp. Một cơ cấu tổchức phải gọn nhẹ, bao quát được hết chức quản lí, không bịchồng chéo và tiết kiệm chi phí.

-Mạng lưới kinh doanh

Trong cơ chếthị trường, việc mở rộng mạng lưới kinh doanh có ý nghĩa lớn đối với hoạt động SXKD của DN. Vì mạng lưới kinh doanh quyết định khảnăng tiêu thụ hết sản phẩm của DN. Có tiêu thụ hết sản phẩm thì DN mới thực hiện được kết quả kinh doanh và có lợi nhuận. Mở rộng mạng lưới tiêu thụ còn là điều kiện để DN mở rộng quy mô sản xuất góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận. Do đó mạng lưới kinh doanh phù hợp sẽcho phép DN nâng cao hiệu quảhoạt động SXKD.

1.1.7.2. Các nhân tốbên ngoài doanh nghiệp

Trong quả trình hoạt động SXKD, doanh nghiệp luôn phải chịu sự tác động thường xuyên bởi các yếu tố của môi trường bền ngoài, nó có tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quảhoạt động SXKD của doanh nghiệp.

-Yếu tốkinh tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng đối với việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời các yếu tố này cũng góp phần quyết định năng suất lao động, khoa học công nghệ, khả năng thích ứng của DN. Các yếu tố kinh tế bao gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái và tỷ lạm phát, chính sách thuế,… không chỉ ảnh hưởng đến kết quả SXKD mà còn ảnh hưởng đến môi trường vi mô của DN. Trong thời đại nền kinh tế mở cửa, tự do cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi mỗi DN phải có cho chính mình một vị thếnhất định nhằm đảm bảo chống lại những tác động tiêu cực từ môi trường, mặt khác các yếu tố kinh tế tương đối rộng nên các DN cần chọn lọc đểnhận biết các tác động cụthể ảnh hưởng trực tiếp nhất đến DN đểtừ đó có các giải pháp phù hợp để hạn chếnhững tác động tiêu cực.

-Yếu tốchính trị, văn hóa –xã hội

Hoạt động SXKD ở bất kì DN nào cũng đều chịu ảnh hưởng bởi thể chếchính trị và hệ thống pháp luật. Sự ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động SXKD của DN. Nhà nước có thể chế chính trị và chính sách pháp luật rõ ràng, đúng đắn và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo cho sựthuận lợi bìnhđẳng cho các DN trong nước hoạt động SXKD có hiệu quả và thúc đẩy thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, liên doanh, liên kết tạo thêm được nguồn vốn lớn cho DN mở rộng hoạt động SXKD của mình. Ngược lại, nếu môi trường chính trị rối ren, thiếuổn định thì không những hoạt động hợp tác SXKD với các doanh nghiệp nước ngoài không có mà ngay hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong nước cũng gặp nhiều bất ổn. Hiện nay, các DN hoạt động SXKD theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, Nhà nước đóng vai điều hành quản lí nền kinh tếthông qua các công cụ vĩ mô: Pháp luật, chính sách tài chính,… cơ chế chính sách Nhà nước có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sựphát triển của nền kinh tếnói chung.

Yếu tố văn hóa – xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội, phong tục tập quán, trìnhđộ, lối sống của người dân, những yếu tốrất gần gũi và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động SXKD của DN. Doanh nghiệp duy trì và thu được lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động sản xuất. Mà nhân tố này do các nhân tốthuộc môi trường văn hóa –xã hội qui định.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

-Đối thủcạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, đối thủcạnh tranh vừa là trởlực đối với mỗi DN vừa là động lựcđểDN không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD, cải tiến quy trình công nghệ và mỗi phương thức quản lí nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình, trongđiều kiện hội nhập kinh tếquốc tế như hiện nay, các DN không chỉ biết cạnh tranh với nhau mà còn phải biết liên kết kinh doanh đểnâng cao khả năng cạnh tranh của DN trong nước với DN nước ngoài.

-Thị trường

Thị trường bao gồm: thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của DN.

Thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tốcho hoạt động SXKD của DN như: thị trường may móc thiết bị, thị trường nguyên vật liệu, thị trường lao động,… Thị trường đầu vào chính là các nguồn lực mà DN phải tính toán sử dụng sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và tính liên tục của quá trình SXKD, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Thị trường đầu ra: liên quan trực tiếp đến khách hàng bằng những sản phẩm hàng hóa dịch vụ của DN. Nó tác động đến tốc độ chu chuyển vốn, mức tiêu thụ sản phẩm, doanh thu bán hàng, khả năng phát triển nhu cầu trên cơ sở tín nhiệm đố

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Để đưa lĩnh vực sản xuất VLXD của công ty Long Thọ ngày càng mở rộng về quy mô, hiệu quả kinh

Do vậy để đánh giá một cách đầy đủ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì phải sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, vì nó biểu hiện mối

Phát triển công nghệ được thực hiện bằng nhiều con đường như: tự nghiên cứu và phát triển, nhận chuyển giao công nghệ, mua bán, cho tặng…Tuy nhiên,

trực tiếp ñến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty vì giá bán sản phẩm lại không thể ñiều chỉnh tăng tương ứng với giá tăng của nguyên vật liệu, tốc ñộ tăng của lợi nhuận thấp hơn

Qua nghiên cứu thực tế tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ, tác giả đã đi sâu phân tích chi tiết các chỉ tiêu tài chính liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn như: - Các chỉ tiêu hiệu

Hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh chính là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo sản xuất nhằm nâng cao số lượng và chất lượng của hàng hóa, giúp doanh nghiệp củng cố

Trên góc độ xã hội, hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện bởi giá trị gia tăng mà doanh nghiệp tạo ra trong suốt thời kỳ nhất định cho toàn xã hội, mức độ sử dụng tiết kiệm các nguồn

Chính vì vậy, sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần NạoVét đƣờng biển 1 với tƣ cách là một nhà quản trị trong tƣơng lai, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Biện pháp nhằm nâng cao