• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ LỚN: BÉ CÓ THÊ ĐI KHẮP NƠI BẰNG PTGT GÌ?

CHỦ ĐỀ NHÁNH 4: BÉ THÍCH MÁY BAY ( Thực hiện từ ngày 22/03/2021 đến ngày 26/03/2021)

(2)

Tuần thứ: 27 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN:

Thời gian TH: Số tuần: 4 tuần;

Tên chủ đề nhánh 4:

Thời gian TH: Số tuần: 1 tuần

A. TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động Nội dung Mục đích - yêu cầu Chuân bị

(3)

Đón trẻ

- Chơi

- Thể dục sáng

* Đón trẻ- chơi tự chọn - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ khi ở lớp và khi ở nhà

* Cất đồ dùng cá nhân cho trẻ - Cho trẻ chơi tự do

* Điểm danh- Trò chuyện buổi sáng

- Trò chuyện về các loại máy bay

* Thể dục sáng

- Thứ 2,4,6: Tập theo nhịp bài hát chủ đề: “Bé có thể đi mọi nơi bằng PTGT gì?”

- Thứ 3,5: Tập theo động tác + ĐT hô hấp: Gà gáy ó o

+ ĐT tay: Đưa tay lên cao sang ngang

+ ĐT Chân: Ngồi xuống đứng lên liên tục

+ ĐT Bụng: Vặn người sang hai bên

+ ĐT bật: Bật tại chỗ

- Cô nắm được tình hình sức khỏe của trẻ, những yêu cầu, nguyện vọng của phụ huynh khi đưa con em mình đến lớp - Nhằm phát hiện những đồ vật, đồ chơi không an toàn ở trong ba lô, túi áo của trẻ

- Rèn cho trẻ thói quen ngăn nắp, gọn gàng.

- Giúp trẻ biết hòa nhập với ban, hứng thú tham gia vào hoạt động chơi và đoàn kết trong khi chơi - Tạo cảm giác thoải mái trước khi vào giờ học - Trẻ dạ cô khi gọi đến tên,

- Trẻ biết tên gọi,công dụng một số đặc điểm nổi bật của PTGT đường hàng không

- Phát triển thể lực và rèn luyện sức khoẻ cho trẻ - Trẻ biết tập các động tác thể dục theo cô

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động đoàn kết

- Thông thoáng lớp học, khăn mặt,

ca,cốc…

sạch sẽ

Đồ chơi

Bút, Sổ điểm danh Các

PTGT đườn hàng không

Sân trường sạch, sẽ, mũ cho trẻ đội nếu trời nắng

BÉ CÓ THỂ ĐI KHẮP NƠI BẰNG PTGT GÌ?

Từ ngày 01/03/2021 đến ngày 26/03/2021 Bé thích máy bay

Từ ngày 22/03/2021 đến ngày 26/03/2021

(4)

- Cô vệ sinh lớp sạch sẽ, đón trẻ niềm nở.

- Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ và cất đồ dùng cho trẻ đúng nơi quy định

- Trao đổi cùng phụ huynh về sức khỏe của trẻ, trò chuyện với phụ huynh

- Cô cho trẻ về các góc chơi, cô nhắc trẻ chơi đoàn kết.

- Cô bao quát và chơi với trẻ nhút nhát để trẻ bạo dạn và hào hứng khi đến lớp

- Hướng trẻ chú ý đến chủ đề bé thích máy bay

- Cô điểm danh trẻ theo sổ và yêu cầu những trẻ được cô gọi đến tên thì đứng dậy dạ cô

- Cô cùng trẻ trò chuyện về PTGT đường hàng không + Bé hãy kể về các PTGT mag bé biết?+ Bé đã nhìn thấy máy bay chưa?+ Bé không được chơi gần: Hồ, ao sông...

- Cô giáo dục trẻ khi đi trên máy bay không chạy nhảy phải thắt dây an toàn

Ổn định: Cô kiểm tra sức khỏe trẻ.

a. Khởi động: Cô cho trẻ tập đội hình đội ngũ dóng hàng, quay trái quay phải, dãn hàng.

b.Trọng động:

*Bài tập phát triển chung: Cô tập mẫu và cho trẻ tập theo cô 2 lần x 4 nhịp. Cô quan sát động viên trẻ tập cùng cô

* Trò chơi vận động: Cô nói tên trò chơi, cách chơi. Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Nhận xét trẻ chơi

c- Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng dồn hàng vào lớp.

Trẻ lễ phép chào hỏi

Trẻ chơi ở các góc

Trẻ dạ cô khi gọi đến tên

Trò chuyện cùng cô và các bạn

Trẻ xếp hàng theo 3 tổ

Trẻ tập theo yêu cầu của cô

A. TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động Nội dung hoạt động Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị

(5)

Hoạt động góc - Hoạt

độn chơi tập

* Bé chơi thao tác vai:

- Cho em búp bê ăn - Nấu ăn

- Bác sĩ

* Bé hoạt động với đồ vật:

Xếp sân bay, đường bay

* Sách truyện của bé:

- Xem tranh ảnh các PTGT đường hàng không: Máy nay, trực thăng, khí cầu…..

* Bé chơi với hình và màu:

- Nặn bánh xe cho máy bay - Tô màu các lại máy bay

* Ca sĩ tí hon

- Tập hát và biểu diễn các bài hát trong chủ đề

- Tập sử dụng các dụng cụ âm nhạc

* Bé thực hành kĩ năng:

- Tập xâu dây các PTGT

- Trẻ nhập vai chơi và thao tác với vai chơi - Trẻ phối hợp với nhau theo nhóm chơi đúng cách khi chơi từ thỏa thuận đến nội dung chơi theo sự gợi ý của cô

- Trẻ biết liên kết nhóm chơi thể hiện được vai chơi tuần tự, chi tiết.

- Trẻ biết phối hợp với nhau để xếp sân bay, đường bay

- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để xếp hình

- Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi để thực hiện nhiệm vụ chơi

- Trẻ biết tạo ra các sản phẩm theo chủ đề theo yêu cầu của cô nhờ sự

giúp đỡ của cô

- Trẻ biết dở sách xem tranh cùng các bạn

Đồ chơi thao tác

vai

Gạch, gỗ, thảm cỏ, cây, hoa, hàng rào Bộ lắp

ghép

Đất nặn màu, giấy

vẽ…

Tranh ảnh, sách truyện về

PTGT đường hàng không

(6)

1. Trò chuyện với trẻ

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề 2. Giới thiệu góc chơi

Cô hỏi trẻ: Cho em búp bê ăn như thế nào?

- Nấu ăn cần có những đồ dùng gì? Bác sĩ khám bệnh cho ai?

- Thế trò chơi ở góc HĐVĐV các con thích làm gì?

Muốn xếp sân bay, đường bay cần có những ai và cần nguyên vật liệu gì? Cách xếp như thế nào? Cô giới thiệu một vài nguyên vật liệu quan trọng để trẻ biết.

- Cô giới thiệu tiếp nội dung chơi ở các góc còn lại, đàm thoại tương tự với trẻ về cách sử dụng đất nặn, tô màu,di màu...cách dở sách xem tranh.

3. Cho trẻ chọn góc chơi

- Cho trẻ lên chọn góc chơi và về góc chơi của mình.

4. Cô và trẻ phân vai chơi

- Góc thao tác vai ai sẽ đóng vai tiếp viên hàng không?

Ai là người bán vé? Ai sẽ xếp sân bay, đường bay?

5. Giáo viên quan sát hướng dẫn trẻ chơi

- Cô hướng dẫn cụ thể đối với từng trẻ. Đối với trò chơi khó như cô đóng vai chơi cùng trẻ, gợi mở để trẻ hoạt động tích cực hơn. Cô cho trẻ liên kết giữa các góc chơi

6. Nhận xét góc chơi

- Cô nhận xét từng nhóm: Cô xuống nhóm nhận xét trẻ trong quá trình chơi, gợi ý để trẻ tự nhận xét vai chơi của nhóm mình về thao tác vai chơi, sản phẩm tạo được trong nhóm. Cô nhận xét cá nhân, của nhóm sau đó nhắc trẻ cất đồ chơi Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những nhóm chơi tiêu biểu tạo được sản phẩm, có ý thức, nề nếp cất lấy đồ chơi, sự

giao tiếp của trẻ trong các nhóm chơi.

7. Củng cố tuyên dương

- Động viên cả lớp và mở rộng nội dung buổi chơi sau.

Trẻ trò chuyện cùng cô

Trẻ lắng nghe

Thoả thuận chơi cùng cô

Trẻ giải quyết các tình huống cô đưa ra.

Trẻ đi tham quan Lắng nghe

Trẻ đi cất đồ chơi A. TỔ CHỨC CÁC

Hoạt

động Nội dung hoạt động Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị

(7)

Hoạt động ngoài

trời Họat

động chơi, tập

1. Hoạt động có mục đích:

- Quan sát xe máy

- Quan sát xe đạp

- Dạo chơi nhặt lá rụng ngoài sân

- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Trẻ quan sát, kể về một số đặc điểm nổi bật của xe máy, xe đạp.

- Trau dồi óc quan sát, khả năng dự đoán của trẻ - Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần tập thể.

Sân trường sạch sẽ

Xe máy, xe đạp

2. Trò chơi vận động - Chim sẻ và ô tô, Kéo co.

- Máy bay, lộn cầu vồng.

- Mèo và chim sẻ, nu na nu nống

- Trẻ biết được tên của các trò chơi, luật chơi và cách chơi

- Trẻ biết chơi các trò chơi cùng cô

- Phát triển thị giác và thính giác cho trẻ

- Vận động nhẹ nhàng nhanh nhẹn qua các trò chơi.

3. Chơi tự do

- Chơi với vòng, phấn, lá.

- Chơi với đồ chơi ngoài trời.

- Giúp trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh chung , biết làm đồ chơi,

- Trẻ được chơi đồ chơi ngoài sân trường. Thỏa mãn nhu cầu vui chơi - Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay

Vòng, phấn, lá cây, đồ chơi

(8)

* Quan sát xe máy

- Cô cho trẻ ra san quan sát xe máy:

+ Đây là cái gì?

+ Xe máy có mấy bánh?....

- Cô giới thiệu từng bộ phận của xe máy và yêu cầu trẻ nhắc lại tên bộ phận đó.

* Quan sát xe đạp

- Cô cho trẻ quan sát xe đạp.+ Xe đạp để làm gì?+

Tiếng chuông xe đạp kêu như thế nào?+ Bánh xe đạp có hình gì?...

- Giáo dục trẻ tham gia đúng luật an toàn giao thông

* Dạo chơi nhặt lá rụng ngoài sân

- Cô cho trẻ ra sân dạo chơi nhặt lá rụng ngoài sân - Giáo dục trẻ biết vệ sinh trường lớp sạch sẽ.

Trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi

Trẻ quan sát và trò chuyện

Trẻ dạo chơi nhặt lá rụng

* Cô giới thiệu tên trò chơi,cách chơi, luật chơi

- TC: Chim sẻ và ô tô: Trẻ làm chim sẻ cô lái ô tô. Ô tô còi “Bim bim” Chim sẻ bay nhanh....”

- TC: Máy bay: Cho trẻ đóng giả làm máy bay. Khi cô nói máy bay cất cánh- trẻ 2 tay chống hông kêu phạch phạch...

- TC: Nu na nu nống: trẻ ngồi duỗi chân đọc đồng dao khi đọc đến chân thò chân thụt vào chân nào chân đó thụt lại,...

- Tổ chức cho trẻ chơi.Cô quan sát, động viên khích lệ trẻ chơi.

- Cô nhận xét trẻ chơi

Trẻ lắng nghe

Trẻ chơi trò chơi

- Cô cho trẻ ra sân, cô giới thiệu các đồ chơi và trò chơi : Nhặt lá tre làm thuyền, vẽ phấn trên sân.... bạn nào thích chơi trò gì thì hãy tìm cho mình một trò chơi.

– Cho trẻ chơi tự do vẽ phấn theo ý thích của mình.

- Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát, chú ý bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.

- Cuối mỗi buổi chơi cô nhận xét trẻ chơi.

Lắng nghe

Trẻ chơi

A. TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động Nội dung hoạt động Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị

(9)

Hoạt động ăn

- Trước khi trẻ ăn

- Trong khi ăn

- Sau khi ăn

- Đảm bảo vệ sinh cho trẻ trước khi ăn

- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ, giúp trẻ ăn hết suất, đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi ăn.

- Hình thành thói quen cho trẻ sau khi ăn biết để bát, thìa, bàn ghế đúng nơi qui định. Trẻ biết lau miệng, đi vệ sinh sau khi ăn xong

- Nước cho trẻ rửa tay, khăn lau tay, bàn ghế, bát thìa

- Đĩa

đựng cơm rơi, khăn lau tay - Rổ đựng bát, thìa

Hoạt động ngủ

- Trước khi trẻ ngủ

- Trong khi trẻ ngủ

- Sau khi trẻ ngủ

- Nhắc trẻ đi vệ sinh, hình thành thói quen tự

phục vụ

- Giúp trẻ có một giấc ngủ ngon, an toàn. Phát hiện xử lí kịp thời các tình huống xảy ra khi trẻ ngủ

- Tạo cho trẻ thoải mái sau giấc ngủ trưa, hình thành cho trẻ thói quen tự

phục vụ.

- Kê phản ngủ,

chiếu, phòng ngủ

thoáng mát

- Tủ để xếp gối sạch sẽ

(10)

- Hướng dẫn trẻ rửa tay, cô kê, xếp bàn ghế cho trẻ ngồi vào bàn ăn

- Giáo viên vệ sinh tay sạch sẽ, chia cơm cho trẻ, giới thiệu các món ăn, vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ

- Nhắc nhở trẻ không nói chuyện cười đùa trong khi ăn, động viên trẻ ăn hết suất, cô quan tâm đến những trẻ ăn chậm, trẻ biếng ăn để động viên giúp đỡ trẻ ăn hết suất của mình

- Nhắc trẻ ăn xong mang bát thìa xếp vào rổ, xếp ghế vào đúng nơi qui định

- Cho trẻ đi vệ sinh, lau miệng, uống nước - Cô bao quát trẻ

- Trẻ rửa tay ngồi vào bàn ăn

- Trẻ ăn cơm và giữ trật tự trong khi ăn.

- Trẻ đi vệ sinh

- Cô nhắc trẻ đi vệ sinh, xếp dép lên giá, cho trẻ vào chỗ ngủ của mình, nhắc trẻ không nói chuyện cười đùa

- Quan sát, sửa tư thế ngủ cho trẻ, cô thức để bao quát trẻ trong khi ngủ để phát hiện kịp thời và xử lí các tình huống xảy ra trong khi trẻ ngủ

- Đánh thức trẻ dậy nhẹ nhàng để trẻ tỉnh ngủ, nhắc trẻ tự cất gối vào nơi qui định, cho trẻ đi vệ sinh sau đó về chỗ ngồi.

Trẻ vào chỗ ngủ

Trẻ ngủ

- Trẻ cất gối vào nơi qui định, trẻ đi vệ sinh xếp bát thìa vào rổ

A.

TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động Nội dung hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị

(11)

Chơi hoạt động theo ý

thích - Chơi,

tập

Vận động nhẹ ăn quà chiều Hoạt động chơi tập

- Chơi trò chơi “Nu na nu nống” “ Dung dăng dung dẻ”

- Chơi với đất nặn

- Thực hành vở tập tạo hình - Trò chuyện, quan sát tranh ảnh về PTGT đường hàng không

- Hát trẻ nghe bài “ Anh phi công ơi”

- Trẻ thấy thoải mái sau khi ngủ dậy

- Trẻ ăn hết xuất ăn chiều của mình

- Củng cố các kiến thức kĩ năng đã học

- Trẻ được làm quen trước với bài mới giúp trẻ học dễ dàng hơn trong hoạt động chơi tập có chủ đích

- Trẻ được chơi vui vẻ sau một ngày học tập - Trẻ biểu diễn các bài hat trong chủ đề.

Quà chiều

- Sách vở học của trẻ, sáp màu

- Đất nặn, bảng, phấn, bút màu…

Tranh truyện, thơ

Ăn chính

- Trước khi trẻ ăn - Trong khi ăn

- Sau khi ăn

- Đảm bảo vệ sinh cho trẻ trước khi ăn

- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ, giúp trẻ ăn hết suất, đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi ăn - Hình thành thói quen cho trẻ sau khi ăn biết để bát, thìa, bàn ghế đúng nơi qui định. Trẻ biết lau miệng, đi vệ sinh sau khi ăn xong

- Nước cho trẻ rửa tay, khăn lau

tay, bàn ghế, bát

thìa - khăn lau

tay - Rổ đựng

bát, thìa

Chơi/

Trả trẻ

Biểu diễn văn nghệ, nêu gương

Vệ sinh Trả trẻ

- Trẻ nêu được các tiêu chuẩn bé ngoan, nhận xét các bạn trong lớp.

- Trẻ sạch sẽ gọn gàng trước khi ra về

- Rèn kĩ năng chào hỏi lễ phép cho trẻ

Dụng cụ âm nhac Bảng bé ngoan, Cờ Trang phục trẻ gọn gàng

(12)

- Cô cho trẻ đứng dậy xếp hàng và vận động nhẹ nhàng theo bài hát: Đu quay

- Cô cho trẻ nhẹ nhàng vào bàn ăn chia đồ ăn cho trẻ và cho trẻ ăn

- Cô bao quát trẻ ăn động viên trẻ ăn hết xuất

- Cô cho trẻ ôn luyện những kiến thức đã học buổi sáng.

- Cô cho trẻ làm quen với kiến thức với các trò chơi mới, bài thơ, bài hát, truyện kể

- Cô nói tên trò chơi và đồ chơi mà trẻ sẽ được chơi . - Cô cho trẻ tự chọn đồ chơi và trò chơi để chơi theo nhu cầu và khả năng của trẻ.

- Cô quan sát và chơi cùng trẻ.

- Khi hết giờ chơi cô cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng.

Trẻ xếp hàng vận động Trẻ ăn quà chiều

Trẻ ôn lại bài buổi sáng Trẻ làm quen kiến thức mới

Trẻ chơi đồ chơi, trò chơi cùng cô và các bạn

- Hướng dẫn trẻ rửa tay, cô kê, xếp bàn ghế cho trẻ ngồi vào bàn ăn

- Giáo viên chia đồ ăn cho trẻ, giới thiệu các món ăn, vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ

- Nhắc nhở trẻ không nói chuyện cười đùa trong khi ăn, động viên trẻ ăn hết suất, cô quan tâm đến những trẻ ăn chậm, trẻ biếng ăn để động viên giúp đỡ trẻ ăn hết suất của mình

- Nhắc trẻ ăn xong mang bát thìa xếp vào rổ, xếp ghế vào đúng nơi qui định

- Cho trẻ đi vệ sinh, lau miệng, uống nước - Cô bao quát trẻ

Trẻ ngồi vào bàn ăn Trẻ lắng nghe

- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ các bài hát trong chủ đề - Cho trẻ nêu tiêu chuẩn bé ngoan, trẻ nhận xét mình và nhận xét bạn. Cô nhận xét chung, cho trẻ cắm cờ - Cô vệ sinh sạch sẽ, chỉnh sửa trang phục cho trẻ - Cô gọi tên trẻ nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ và lấy đồ dùng cá nhân cho trẻ về

- Hết trẻ cô lau dọn vệ sinh, tắt điện đóng cửa và ra về

Trẻ biểu diễn văn nghệ Trẻ cắm cờ

Trẻ chào cô chào bố mẹ

B. HOẠT ĐỘNG HỌC – HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH Thứ 2 ngày 22 tháng 03 năm 2021

TÊN HOẠT ĐỘNG : THÊ DỤC

(13)

VĐCB: Lăn bóng và di chuyển theo bóng Trò chơi: Bịt mắt bắt dê Hoạt động bổ trơ: Âm nhạc: Anh phi công ơi

I. Mục đích yêu cầu 1.Kiên thức:

-  Trẻ biết tên vận động, trẻ biết lăn bóng và đi theo bóng 2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng lăn bóng và phối hợp chân tay nhịp nhàng.

- Phát triển tố chất vận động : sức mạnh, khéo léo, nhanh nhẹn và khả năng định hướng

3. Thái độ:

- Giáo dục: trẻ có tính kiên trì biết tập trung chú ý cao khi luyện tập.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của giáo viên và trẻ:

- Mỗi trẻ 1 quả bóng - Vạch chuẩn

2. Địa điểm tổ chức: Ngoài sân.

III. Tổ chức hoạt động

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ xem hình ảnh máy bay và hỏi trẻ:

+ Đây là PTGT gì?

+ Có bạn nào được đi máy bay gao giờ chưa?

+ Khi đi phải như thế nào?

- Giáo dục trẻ biết ngồi ngay ngắn khi đi trên máy bay, không chạy nhảy

- Hôm nay cô sẽ cho chúng mình vận động lăn bóng và di chuyển theo bóng nhé!

2. Hướng dẫn 2.1. Khởi động:

- Cô bật nhạc, hướng trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu :Đi thường ->Đi nhanh -> Chạy chậm -

> Chạy nhanh -> Chạy chậm >Đi thường ->đứng lại. (Trẻ tập trên nền nhạc: Anh phi công ơi!)

2.2. Trọng động:

* Tập bài tập phát triển chung:

+ ĐT tay: Đưa tay lên cao sang ngang

Máy bay Trẻ trả lời Ngồi ngay ngắn

Trẻ lắng nghe

Trẻ đi khởi động theo hiệu lệnh của cô

(14)

- Cô giới thiệu động tác tập mẫu cho trẻ tập theo cô mỗi động tác 2 lần 4 nhịp

* Vận động cơ bản: “ Lăn bóng và di chuyển theo bóng"

- Cô giới thiệu vận động

+ Cô làm mẫu lần 1 : cho trẻ quan sát: Không phân tích

+ Làm mẫu lần 2: Vừa làm vừa phân tích

TTCB: Đứng trước vạch xuất phát, 2 tay cầm bóng

TH : Khi có hiệu lệnh lăn đặt bóng xuống đất và lăn bóng bằng 2 tay và di chuyển theo bóng.

+ Cô tập mẫu lần 3: Tập lại toàn bộ động tác - Cô gọi 1 - 2 trẻ lên thực hiện mẫu, cô quan sát sửa sai cho trẻ

- Trẻ thực hiện:

- Lần lượt cho từng trẻ lên lăn sau đó về cuối hàng đứng

- Cô bao quát trẻ, chú ý sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ.

- Cho trẻ thực hiện thi đua giữa hai tổ - Nhận xét và tuyên dương hai tổ

* Trò chơi vận động: “Bịt mắt bắt dê”

- Cách chơi: Cô đóng vai làm người bịt mắt bắt dê trẻ đứng thành vòng tròn làm dê. Cô vừa đi vừa quờ quạng tìm bắt dê, đọc câu thơ:

Đâu nào dê con Đâu nào dê bé Cô đi tìm nhé!

Bắt! Bắt dê nào!

Trẻ đứng thành vòng tròn miệng kêu bebebe giả làm dê. Khi cô bắt được con dê nào cô phải sờ và đoán xem đó là bạn nào

- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ 2.3. Hồi tĩnh:

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng sân - Cô hỏi lại trẻ tên vận động

- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục

Trẻ tập theo cô

Mỗi động tác 2 lần x 4 nhịp

Trẻ lắng nghe

Trẻ quan sát cô làm mẫu

Trẻ lên tập mẫu

Trẻ thực hiện theo cá nhân, theo tổ, nhóm

Lắng nghe

Trẻ chơi

Trẻ hổi tĩnh nhẹ nhàng

(15)

3. Kết thúc

- Cô nhận xét trẻ, tuyên dương trẻ

- Động viên khích lệ những trẻ tham gia hoạt động còn nhút nhát

Trả lời

* Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật: về tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

(16)

Hoạt động bổ trợ: Âm nhạc : Anh phi công ơi Trò chơi : Máy bay

I/ Mục đích - Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ kể được câu chuyện theo cô.

- Trẻ nhớ tên câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng nghe, kể cho trẻ.

- Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định, khả năng quan sát.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động , giáo dục trẻ bảo vệ các PTGT tránh xa các khu vực nguy hiểm.

II/ Chuẩn bị:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ - Tranh máy bay

- Tranh bé đi qua cánh đồng, núi đồi, biển, đám mây.

- Mô hình

2. Địa điểm tổ chức: Tại lớp học.

III/ Tổ chức hoạt động

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ nghe nhạc bài hát “Anh phi công ơi”

-Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.

+ Bài hát nhắc đến ai ? + Anh phi công bay ở đâu?

+ Máy bay là PTGT đường gì?

=> Giáo dục trẻ biết tham gia đúng luật giao thông, bảo vệ các loại PTGT

- Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện về một bạn nhỏ được đi du lịch bằng máy bay đấy!

2. Hướng dẫn

2.1. Kể chuyện cho trẻ nghe

- Cô kể chuyện diễn cảm lần 1: diễn cảm cùng với điệu bộ cử chỉ

+ Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?

* Giảng nội dung: Câu chuyện kể về một bạn nhỏ được ba mẹ cho đi du lịch bằng máy bay bạn

Trẻ nghe hát

Anh phi công ơi!

Anh phi công PTGT đường hàng không

Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe Chuyến du lịch bằng máy

bay Trẻ lắng nghe

(17)

được nhìn thấy sông núi, cánh đồng rất đẹp đấy các con ạ.

* Cô kể chuyện lần 2: (Kết hợp tranh) 2.2 .Đàm thoại

+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?

+ Trong câu chuyện có những ai?

+ Bạn nhỏ được bố mẹ cho đi đâu?

+ Đi bằng phương tiện gì?

+ Bố đã dặn bạn nhỏ những gì?

+ Bạn nhỏ đã nhìn thấy những gì?

=> À đúng rồi bố đã dặn bạn nhỏ ngồi ngay ngắn, thắt dây an toàn không thò đầu, thò tay ra ngoài. Khi tham gia bất kì một phương tiện giao thông gì các con phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông các con nhớ chưa nào.

2.3. Tích hợp: Trò chơi: Máy bay

- Cô nói tên trò chơi, cách chơi và luật chơi + Cách chơi: Cô cho trẻ giả làm máy bay. Khi cô hô: “Máy bay chuẩn bị cất cánh” – Trẻ khuỵu gối, hai tay chống hông, kêu “Phạch, phạch”. Máy bay cất cánh_ Trẻ từ từ chạy và tăng tốc, hai tay dang ngang bắt chước tiếng máy bay “Ùm, ùm”.Thỉnh thoảng trẻ chao nghiêng người giống như máy bay liệng cánh. Máy bay hạ cánh_Trẻ chạy chậm dần rồi ngồi hẳn xuống.

- Cô hướng dẫn trẻ chơi - Cô cho trẻ chơi

- Cô nhận xét trẻ chơi

+ Hôm nay các con được kể câu chuyện gì?

=> Giáo dục trẻ: Các con ạ khi chúng mình tham gia giao thông chúng mình phải đi đúng luật giao thông không được vi phạm và phải biết bảo vệ các loại phương tiện giao thông

3. Kết thúc

Trẻ quan sát lắng nghe Chuyến du lịch bằng máy

bay ạ.

Đi qua biển, núi, cánh đồng ạ.

Đi bằng máy bay ạ.

Phải ngồi yên không thò đầu ra ngoài.

Trẻ lắng nghe.

Trẻ lắng nghe

Trẻ chơi trò chơi

Chuyến du lịch bằng máy bay

Trẻ lắng nghe

(18)

* Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật: về tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

(19)

Thứ 4 ngày 24 tháng 03 năm 2021 TÊN HOẠT ĐỘNG: NHẬN BIẾT

Tìm hiểu về “Máy bay”

Hoạt động bổ trợ: Trò chơi: Ai nhanh hơn, máy bay I.Mục đích yêu cầu

1.Kiến thức:

  - Trẻ nhận biết đặc điểm và tên gọi của máy bay 2.Kỹ năng

- Rèn kĩ năng trả lời được các câu hỏi của cô - Phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng cho trẻ 3.Thái độ

- Trẻ hứng thú với hoạt động

- Trẻ biết bảo máy bay và tham gia đúng luật II.Chuẩn bị

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ

- Sa bàn máy bay, tranh ảnh máy bay phản lực, trực thăng - Lô tô các PTGT

2.Địa điểm tổ chức: Trong lớp học III- Tổ chức hoạt động

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Tạo hứng thú cho trẻ:

- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “ máy bay “ - Cô nói : Hôm nay trường tổ chức đi du lịch TP HCM. chúng mình có thích không, vậy cô cháu mình sẽ lên máy bay để vào TP HCM nhé ! Loa loa loa ! hành khách chú ý máy bay chuẩn bị cất cánh. mời tất cả hành khách thắt dây an toàn ,máy bay cất cánh.cả lớp làm động tác giống máy bay liệng quanh lớp học.

- Hỏi trẻ : chúng mình vừa được đến Hà nội bằng phương tiện gì?

- Các con có thích đi máy bay không?

Chúng mình vừa được đến du lịch HÀ Nội bằng máy bay đấy và ai củng thích được đi máy bay nhưng để biết nhiều thêm về máy bay thì hôm nay cô chaú mình sẽ cùng tìm hiểu về máy bay nhé!

2. Cung cấp biểu tượng

Trẻ chơi trò chơi máy bay

(20)

+ Đây là cái gì?

- Cho một vài trẻ trả lời và cả lớp nhắc lại + Máy bay kêu như thế nào?

- Cô cho trẻ giả làm tiếng máy bay kêu + Máy bay ở đâu?

+ Máy bay dùng để làm gì?

+ Máy bay có đặc điểm gì?

- Cho trẻ nhiều trẻ trả lời, khuyến khích trẻ trả lời cả câu

- Khi nói đến bộ phận nào cô cho trẻ đọc các bộ phận của máy bay, ngoài những bộ phận đó máy bay còn có đèn để khi bay vào ban đêm, máy bay còn có cả bánh xe nữa đấy.

+ Khi ngồi trên máy bay phải như thế nào?

=> Vừa rồi cô và các con tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật của máy bay, công dụng của máy bay đấy! Khi tham gia các PTGT các con nhớ phải chấp hành đúng luật giao thông.

2.2. Mở rộng

- Cô giới thiệu và cho trẻ quan sát thêm ảnh của một số PTGT đường hàng không: Tàu bay, trực thăng, khí cầu...

2.3. Luyện tập, củng cố Luyện tập

* Trò chơi: Ai nhanh hơn

- Lần 1: Cô nói tên máy bay trẻ tìm lô tô máy bay đọc tên và giơ lên

- Lần 2: Cô nói đặc điểm của máy bay trẻ chọn máy bay giơ lên và nói tên

* Trò chơi: Máy bay:

+ Cách chơi: Cô cho trẻ giả làm máy bay. Khi cô hô: “Máy bay chuẩn bị cất cánh” – Trẻ khuỵu gối, hai tay chống hông, kêu “Phạch, phạch”. Máy bay cất cánh_ Trẻ từ từ chạy và tăng tốc, hai tay dang ngang bắt chước tiếng máy bay “Ùm, ùm”.Thỉnh thoảng trẻ chao nghiêng người giống như máy bay liệng cánh. Máy bay hạ cánh_Trẻ chạy chậm dần rồi ngồi hẳn xuống.

- Cô nói tên trò chơi, cách chơi và luật chơi

Máy bay Trẻ nhắc lại

Ù Ù Ù

Trẻ làm tiếng máy bay kêu Trên trời

Chở người, chở hàng Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe

(21)

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Cô quan sát hướng dẫn trẻ chơi chơi cùng trẻ - Nhận xét trẻ chơi

Củng cố

- Hỏi trẻ tên hoạt động

- Giáo dục: Trẻ tham gia đúng luật giao thông.

3. Kết thúc

- Cô nhận xét khen ngợi trẻ tích cực tham gia hoạt động

- Động viên khích lệ trẻ tham gia hoạt động còn nhút nhát.

Trẻ chơi trò chơi cùng cô

Máy bay Trẻ lắng nghe

* Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật: về tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

...

...

...

...

...

...

...

... ..

...

...

... . ...

...

...

... . ...

...

...

...

...

...

...

... .

(22)

Thứ 5 ngày 25 tháng 03 năm 2021 TÊN HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH

Tô màu máy bay Hoạt động bổ trợ: Trò chơi: Máy bay

I. Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức:

- Trẻ biết tô màu máy bay.

- Trẻ biết cầm bút mầu bằng tay phải, biêt chọn mầu để tô máy bay.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng khéo léo của các ngón tay.

- Phát triển tư duy ghi nhớ có chủ định 3.Giáo dục

- Trẻ hứng thú với hoạt động.

- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các loai phương tiện giao thông - Yêu quí sản phẩm mình làm ra

II.Chuẩn bị

1.Đồ dùng cho giáo viên và trẻ - Tranh vẽ vê máy bay.

- Tranh mẫu.

- Đĩa nhạc không lời.

2. Địa điểm tổ chức: Tổ chức trong lớp III. Tổ chức hoạt động

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Máy bay.

- Trẻ giả làm máy bay kêu ù ù + Máy bay bay ở đâu?

+ Bạn nào cho cô biết máy bay là phương tiện giao thông đường gì?

+ Khi ngồi trên máy bay phải như thế nào?

- Giáo dục trẻ tham gia gia thông đúng luật, biết bảo vệ giữ gìn các PTGT

- Giờ học hôm nay cô và chúng mình cùng nhau tô màu những chiếc máy bay thật là đẹp nhé!

2. Hướng dẫn

2.1. Quan sát và đàm thoại - Trốn cô.Trốn cô.

- Cô treo tranh vẽ máy bay

+ Cô có bức tranh vẽ về gì đây.?

+ Chiếc máy bay này có màu gì đây?

Trẻ chơi trò chơi Trẻ giả tiếng kêu

Trên trời Đường hàng không

Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe

Trẻ quan sát Trẻ trốn cô Trẻ quan sát

Máy bay

(23)

+ Máy bay có những bộ phận gì đây?

+ Cánh máy bay có hình gì?

+ Đầu máy bay hình gì?

+ Đuôi hình gì?

+ Thân hình gì?

- Để tô màu được đẹp như thế này các con hãy quan sát cô tô mẫu nhé

2.2. Cô thực hiện mẫu

- Cô vừa tô mẫu vừa phân tích cách tô

Muốn tô được các con cầm bút mầu bằng tay phải,bằng 3 đầu ngón tay, tay trái giữ giấy, không đươc tì ngực vào bàn lưng thẳng. Các con chọn mầu mà mình thích để tô cho bức tranh của mình được đẹp hơn, khi tô cô đặt bút vào phần rỗng của bức tranh tô kín hình không để lem màu ra ngoài. Các con quan sát cô tô, cô tô từ trái qua phải, cô không tỳ tay mạnh trên giấy,không tô quá đậm, tô sao cho vừa phải, sao cho đẹp. Cô đã tô xong rồi các con nhìn bức tranh cô tô có đep không?

2.3. Trẻ thực hiện

- Cô phát cho trẻ tranh, bút sáp mầu

- Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút, cách ngồi, cách tô.

- Trẻ tô.

- Khi trẻ tô cô bật nhac không lời bài hát cô và mẹcho trẻ nghe.

- Khi trẻ tô cô quan sát sửa sai cho trẻ, cô giúp trẻ nào chưa làm được.

- Cô động viên khích lệ trẻ tô.

2.4. Trưng bày sản phẩm

- Cô cho trẻ mang bài lên trưng bày sản phẩm

- Hỏi trẻ: + Con thích bài nào?

+ Vì soa con thích?

- Cô nhận xét chung

- Nhận xét, khuyến khích những trẻ tô chưa đẹp

Màu xanh Trẻ gọi tên Hình tam giác

Trẻ lắng nghe

Trẻ quan sát lắng nghe

Trẻ thực hiện

Trẻ trưng bày sản phẩm

(24)

+ Cách chơi: Cho trẻ giả làm tiếng máy bay, dang 2 tay giả làm cánh máy bay và cùng nhau bay liệng.

- Cho trẻ chơi 2-3 lần - Nhận xét trẻ chơi

+ Hôm nay các con được học gì ?

- Giáo dục: Trẻ biết chấp hành đúng luật giao thông, biết giữ gìn sản phẩm mình tạo ra.

3. Kết thúc

- Cô và trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi

Trẻ chơi trò chơi

Tô màu máy bay Trẻ lắng nghe

* Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật: về tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

(25)

Thứ 6 ngày 26 thảng 03 năm 2021 TÊN HOẠT ĐỘNG: ÂM NHẠC

Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề Hoạt động bổ trợ: Âm nhạc: Các bài hát về chủ đề giao thông

I. Mục đích - Yêu cầu:

1.Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên các bài hát trong chủ đề giao thông 2. Kĩ năng :

- Rèn cho trẻ kỹ năng vỗ tay theo lời ca, vỗ tay theo phách và múa minh hoạ theo bài hát, đồng thời hát đúng nhạc, đúng giai điệu bài hát.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết cách đi đường và cách tham gia an toàn giao thông.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ

- Đàn Organ, sân khấu văn nghệ, hoa đeo tay và các dụng cụ âm nhạc khác.

- Máy tính có bài giảng điện tử theo bài học.

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học III. Tổ chức hoạt động

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Xin chào tất cả quý cô giáo, chào các con đến với chương trình văn nghệ tổng kết chủ đề của nhóm trẻ D1 chiều hôm nay!

- Để biết được chủ đề văn nghệ chiều hôm nay xin mời các con lắng nghe đoạn nhạc sau đây rồi cùng nhau đặt tên cho chủ đề nhé (cô trình chiếu đoạn nhạc “ Đường em đi”)

- Các con vừa được nghe đoạn nhạc trong bài hát nào? do ai sáng tác?

- Cô nhận xét trẻ trả lời.

+ Bài hát này trong chủ đề nào mà ở lớp các con đã được học?

- Hôm nay chúng ta biểu diễn văn nghệ tổng kết chủ đề “Phương tiện Giao thông” với tên gọi “Bé với

Trẻ vỗ tay

Đường em đi

Trẻ nghe

(26)

- Chương trình văn nghệ: “Bé với an toàn giao thông” của nhóm trẻ D3 xin được phép bắt đầu!

- Đầu tiên xin giới thiệu ban nhạc của chương trình văn nghệ bao gồm người đánh đàn ghi ta là bạn

……, bạn …… còn người đánh đàn organ là cô giáo Thủy xin mời ban nhạc lên sân khấu.Và đặc biệt hơn nữa, người dẫn chương trình văn nghệ của chúng ta hôm nay đó là nữ ca sĩ ….

- Mở đầu chương trình xin mời quý vị cùng đến với tiếng hát của đôi song ca được yêu mến nhất trong tháng vừa qua ………. và ……. qua ca khúc

“Em đi qua ngã tư đường phố” nhạc và lời của Hoàng Văn Yến.

- “Đường em đi là đường bên phải, đường ngược lại là đường bên trái” đó là lời của bài hát “Đường em đi” sáng tác của chú Tường Vân do nhóm Mắt Ngọc hát, múa.

- Tiếp theo chương trình là tiết mục múa “Đi đường em nhớ” nhạc và lời của Nguyễn Thị Thanh do nhóm Mây Trắng biểu diễn

- Và sau đây nhóm HKT sẽ góp vui với ca khúc:

“ Em đi chơi thuyền” một sáng tác của Trần Kiết Tường.

- Để góp vui cho chương trình thì hôm nay cô Hương xin gửi đến bài hát “Anh Phi công ơi ” của nhạc sĩ Xuân Giao.

+ Cô nói: Các bé ạ, nhờ có các PTGT và luật lệ an toàn giao thông mà các con có thể đi đến trường, đi đến khắp mọi miền của đất nước, giúp con người đến gần nhau hơn. Và chính nhờ các bác tài xế, anh phi công ... là những người điều khiển các phương tiện giao thông giúp cho chúng ta đi đến bất cứ nơi đâu, kể cả bầu trời xa tít mà bé rất yêu thích đấy!

Trong bài hát này tác giả muốn gửi lời cảm ơn đến anh phi công lái máy bay chiến đấu và bảo vệ tổ quốc.

+ Vậy các con có thích là những chú phi công bay lượn trên bầu trời không? cô cũng thích làm anh công bay lượn trên bầu trời đấy!

Trẻ lắng nghe

Trẻ hát

Trẻ hát, múa

Trẻ múa

Trẻ vận động cùng cô

Trẻ lắng nghe

(27)

+ Bây giờ thì cô sẽ hát còn các con làm anh phi công bay lượn nào !

2.2. Bé đi tàu lửa

- Chương trình văn nghệ tổng kết chủ đề: “Giao thông” của nhóm D3 đến đây là hết rồi. Xin chân thành cám ơn quý cô giáo đã về cổ vũ cho chương trình văn nghệ, cám ơn ban nhạc, cám ơn các bé diễn viên, cám ơn tất cả các con đã góp phần cho buổi văn nghệ thành công tốt đẹp. Xin chào và hẹn gặp lại.

Nào mời các con cùng lên tàu lửa mình về thôi!

+ Hôm nay cô dạy các con đã làm gì?

=> Giáo dục trẻ chấp hành đúng luật giao thông.

3. Kết thúc

- Cô nhận xét khen ngợi trẻ tích cực tham gia hoạt động

- Động viên khích lệ trẻ tham gia hoạt động còn nhút nhát.

Trẻ lên tàu lửa Biểu diễn văn nghệ

* Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật: về tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

(28)

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cô nhận xét cá nhân, của nhóm sau đó nhắc trẻ cất đồ chơi Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những

Cô nhận xét cá nhân, của nhóm sau đó nhắc trẻ cất đồ chơi Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những

Cô nhận xét cá nhân, của nhóm sau đó nhắc trẻ cất đồ chơi Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những

Cô nhận xét cá nhân, của nhóm sau đó nhắc trẻ cất đồ chơi Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên

Cô nhận xét cá nhân, của nhóm sau đó nhắc trẻ cất đồ chơi Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên

Cô nhận xét cá nhân, của nhóm sau đó nhắc trẻ cất đồ chơi Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên

Cô nhận xét cá nhân, của nhóm sau đó nhắc trẻ cất đồ chơi Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên

Cô nhận xét cá nhân, của nhóm sau đó nhắc trẻ cất đồ chơi Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những