• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 3 – Vẽ đường

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chương 3 – Vẽ đường"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Chương 1

1. Hiện thực chương trình Windows tối thiểu xuất dòng chữ “Hello, welcome to Windows programming” ở giữa cửa sổ chính của chương trình.

2. Viết lại chương trình ở bài 1 để tại mỗi thời điểm chỉ có thể có tối đa một thể hiện của chương trình.

3. Sử dụng công tạo ứng dụng “A typical Hello program” của VC++6.0 để tạo ứng dụng xuất ra dòng chữ “Xin chao ban” ở giữa màn hình.

4. Làm lại bài 3 để nhưng tạo con trỏ chuột cho ứng dụng có hình đồng hồ cát, làm tương tự với hình chữ thập, hình gạch chéo.

5. Làm lại bài 3 nhưng phần Help, About có xuất họ tên, mã số, lớp học của bạn, và một biểu tượng có hình tròn.

6. Viết lại chương trình ở bài 3 nhưng không có nút Minimize và Maximize.

7. Viết lại chương trình ở bài 3 với nền cửa sổ chính có màu xanh.

8. Viết lại chương trình ở bài 3 để chương trình xuất dòng chữ chào mừng tên xác định từ tham số dòng lệnh. Ví dụ nếu tham số dòng lệnh là “Alibaba” thì xuất “Hello, Alibaba”.

9. Sửa đổi chương trình ở bài 3 để khi được khởi động, chương trình có hai cửa sổ chính.

10. Viết chương trình có cửa sổ luôn xuất hiện bên trên các cửa sổ khác và không bị che khi người sử dụng chọn cửa sổ các ứng dụng khác.

Chương 2 - Vẽ từng điểm

1. Viết chương trình tạo một lưới các dấu chấm trên màn hình, cách nhau một khoảng 10 đơn vị.

2. Viết chương trình vẽ một hình chữ thập đi qua trung tâm vùng client, chiều rộng và chiều cao bằng của vùng client.

3. Viết chương trình vẽ một hình kim cương ở trung tâm màn hình, hình kim cương có chiều rộng, chiều cao bằng giá trị nhỏ nhất của chiều rộng, chiều cao vùng client.

4. Viết chương trình tạo dấu chữ thập. Chú ý trường hợp dấu mới trùng vị trí với một dấu đã có.

5. Viết chương đánh dấu nhưng dấu là một hình vuông rỗng nhỏ. Làm tương tự với dấu là hình vuông đặc, hình kim cương, hình chữ x.

6. Viết chương trình đánh dấu, dấu có màu thay đổi mỗi khi người sử dụng bấm mắt chuột phải. Xoá toàn bộ dấu nếu người sử dụng bấm mắt chuột hai lần liên tiếp.

7. Viết chương trình đánh dấu trên màn hình, mỗi khi người sử dụng bấm ký tự C thì toàn bộ các dấu đổi sang màu mới, mỗi khi người sử dụng bấm phím M thì toàn bộ các dấu hình dạng mới, mỗi khi người sử dụng bấm dấu + thì dấu tăng kích thước, ngược lại khi bấm dấu .

(2)

8. Viết chương trình đánh dấu trên màn hình, mỗi khi người sử dụng bấm ký tự C thì các dấu đánh tiếp theo có màu mới, mỗi khi người sử dụng bấm phím M thì các dấu đánh tiếp theo có hình dạng mới. Các dấu đã có vẫn có màu và hình dạng như cũ.

9. Viết chương trình cho phép đánh dấu Marker lên cả phần Non Client của cửa sổ ứng dụng.

Chương 3 – Vẽ đường

1. Viết chương trình vẽ hai đường chéo của vùng client.

2. Viết chương trình cho phép người sử dụng vẽ đường bằng cách bấm mắt trái chuột, mỗi khi có đủ hai điểm thì nối lại để được một đoạn thẳng.

3. Viết chương trình cho phép người sử dụng vẽ đoạn thẳng bằng cách nhấp chuột, kéo lê rồi buông.

4. Viết chương trình cho phép người sử dụng vẽ đường gấp khúc bằng cách bấm mắt trái chuột, kết thúc bằng cách nhấp đúp chuột (tương tự trong Microsoft Word).

5. Viết chương trình cho phép vẽ cung bằng cách bấm mắt trái chuột, mỗi khi bấm đủ bốn điểm thì vẽ một đoạn cung.

6. Viết chương trình cho phép vẽ đường bezier.

7. Viết chương trình cho phép người sử dụng vẽ hình trên vùng client bằng cách kéo lê chuột khi mắt trái được bấm – Dùng ba cách: (1) MoveToEx và LineTo, (2) Polyline (hoặc PolylineTo) và (3) Dùng PolyPolyLine.

8. Viết chương trình cho phép vẽ nhiều loại đường bằng mắt trái chuột. Chương trình cho phép vẽ đường thẳng, cung và bezier. Khởi đầu cho người sử dụng vẽ đường thẳng, mỗi khi người sử dụng bấm mắt phải thì chuyển sang loại đối tượng kế tiếp theo nguyên tắc đi vòng (đường thẳng, cung rồi bezier rồi trở lại đường thẳng).

9. Viết chương trình cho phép vẽ nhiều loại đường bằng mắt trái và mắt phải chuột. Mắt trái để chọn điểm, mắt phải để chọn loại đối tượng vẽ, khi đang vẽ đường có số điểm không biết trước như PolyLine hay PolyBezier thì mắt phải dùng để kết thúc nhập dữ liệu cho đối tượng đó.

10. Viết chương trình cho phép vẽ đường thẳng và đường bezier bằng mắt trái chuột.

Dùng mắt phải chuột để thay đổi thuộc tính bút vẽ của đường.

11. Viết chương trình cho phép vẽ đường bezier. Mỗi khi người sử dụng ký tự ‘C’ thì đổi màu cho các bezier được vẽ tiếp theo, mỗi khi bấm ký tự ‘+’ hay ‘-‘ thì tăng hay giảm độ rộng của bút vẽ.

12. Viết chương trình vẽ hoa 4 cánh bằng cách vẽ 4 đường Bezier. Người sử dụng bấm mắt trái chọn 2 điểm, điểm đầu là tâm của hoa, điểm thứ hai chỉ góc nghiêng và kích thước của cánh hoa (Xem hình).

13. Làm tương tự bài trên nhưng cánh hoa có góc nghiêng 450 và có nét đậm màu xanh.

14. Làm tương tự bài trên nhưng cho người sử dụng bấm mắt phải chuột để thay đổi thuộc tính bút vẽ.

15. Viết chương trình cho phép vẽ hoa 3 cánh.

(3)

Chương 4 – Vẽ miền

1. Viết chương trình vẽ hình ellipse nội tiếp vùng client.

2. Viết chương trình vẽ hình tròn ở trung tâm màn hình và nằm vừa lọt trong vùng client.

3. Viết chương trình vẽ hình ngôi sao năm cánh.

4. Viết chương trình vẽ hai hình ngôi sao năm cánh ở cạnh nhau, tô màu hai hình này màu xanh bằng hai chế độ tô màu khác nhau.

5. Viết chương trình cho phép người sử dụng bấm mắt chuột trái để vẽ hình Ellipse, cứ được 2 điểm thì vẽ một hình ellipse. Tô màu hình ellipse bằng đường gạch chéo.

6. Làm tương tự bài 5 cho hình chữ nhật.

7. Làm tương tự bài 5 cho chord, pie.

8. Viết chương trình cho phép vẽ hình ellipse. Thay đổi thuộc tính đường viền của hình ellipse khi người sử dụng bấm phím ‘p’. Thay đổi thuộc tính tô khi người sử dụng bấm phím ‘b’.

9. Viết chương trình cho phép vẽ hoa 4 cánh bằng cách chọn tâm và một điểm điều khiển, cánh hoa có góc nghiêng 450.

10. Làm lại bài 8 nhưng cho phép người sử dụng thay đổi thuộc tính của đường viền cánh hoa và thuộc tính tô màu bên trong bằng cách bấm bàn phím hoặc bấm mắt phải chuột.

11. Viết chương trình vẽ hình ngũ giác đài.

12. Viết chương trình cho phép người sử dụng vẽ nhiều đối tượng hình học có tô màu khác nhau. Khởi đầu cho phép vẽ hình chữ nhật, cứ hai điểm vẽ một hình chữ nhật, tô bằng đường gạch chéo. Khi người sử dụng bấm phím ‘H’ thì thay đổi sang hình khác (roundrect, ellipse, chord, pie, polygon…). Khi người sử dụng bấm ‘P’ thì thay đổi bút

(4)

vẽ của tất cả các hình, khi người sử dụng bầm ‘B’ thì thay đổi chổi vẽ của tất cả các hình.

13. Làm lại bài 12 nhưng cho phép các hình có thể có thuộc tính khác nhau. Khi người sử dụng bấm ‘P’ thì các hình tiếp theo có thuộc tính bút vẽ có kiểu mới, bấm ‘+’ hoặc ‘-‘

thì bút vẽ của các hình vẽ tiếp theo có độ rộng tăng hoặc giảm, bấm ‘C’ thì bút vẽ đổi màu. Bấm ‘B’ thì thay đổi chổi vẽ, bấm ‘m’ thì thay đổi màu của chổi vẽ.

14. Làm lại bài 13 nhưng có thêm dòng ghi chú ở phía trên của cửa sổ cho biết đang vẽ hình gì, thuộc tính bút vẽ gì và thuộc tính chổi vẽ gì.

15. Viết chương trình cho phép vẽ hình ngôi sao năm cánh, cho người sử dụng chọn tâm và bán kính bằng cách chấm 2 điểm.

16. Viết chương trình cho phép vẽ hình quả tim có đường viền màu xanh và có phần trong được tô màu đỏ.

Chương 5 – Xuất văn bản

1. Viết chương trình xuất dòng chữ Hello, world” ở giữa màn hình, di chuyển dòng chữ này khi người sử dụng bấm các phím mũi tên.

2. Viết chương trình cho phép vẽ một hình chữ nhật bằng cách chọn hai điểm. Xuất ra bốn dòng chữ “Hello, world” ở giữa hình chữ nhật này bằng màu xanh. Phần còn lại bên trong hình chữ nhật tô bằng màu đỏ.

3. Viết chương trình cho phép xuất dòng chữ “Hello, world” ở giữa màn hình. Khi người sử dụng bấm ký tự ‘c’ thì đổi màu chữ.

4. Viết chương trình cho phép xuất dòng chữ “Hello, world” ở giữa màn hình. Khi người sử dụng bấm ký tự ‘c’ thì đổi màu chữ, bấm ‘f’ thì đổi font chữ, bấm ‘+’, ‘-‘ thì thay đổi kích thước font, bấm ‘b’ thì chuyển đổi qua lại giữa hai loại font thường (normal) và đậm, bấm ‘i’ thì chuyển đổi qua lại giữa nghiêng và không nghiêng.

5. Viết chương trình cho phép xuất ra một danh sách tên các quốc gia, thủ đô, diện tích, dân số thành 4 cột.

6. Viết chương trình cho phép tạo một hình chữ nhật, sau đó xuất ra một đoạn văn bản bên trong hình chữ nhật đó. Cho phép người sử dụng bấm các phím để chọn chức năng xuất: ‘l’ canh trái, ‘r’ canh phải, ‘c’ canh giữa, ‘w’ chuyển đổi qua lại giữa hai chế độ: Không ngắt dòng và tự động ngắt dòng, bấm ‘f’ để thay đổi font, bấm ‘+’, ‘-’

để thay đổi kích thước font.

7. Viết chương trình cho phép xuất dòng chữ “Hello, world”, font chữ Times New Roman, co chữ 36 point, có bóng mờ (shadow) bên cạnh.

8. Viết chương trình cho phép xuất dòng văn bản ‘Bộ Giáo Dục và Đào Tạo’ có bóng mờ, co chữ 36 point và chỉ vẽ đường viền của chữ.

9. Viết chương trình cho phép xuất dòng ‘Bộ Giáo Dục và Đào Tạo’ có đường viền màu xanh dương và có phần bên trong của chữ là các đường gạch chéo có màu đỏ.

(5)

10. Viết chương trình xuất ra một hàng có 10 nút hình vuông màu xám, bên trong đánh số màu xanh dương từ 0 đến 9.

11. Viết chương trình xuất ra ba hàng các phím có trên bàn phím, từ hàng ‘QWER…’ đến hàng ‘ZXCV…’

12. Viết chương trình xuất dòng chữ có kích thước font khác nhau sau:

VNI-Times co chữ 12,

VNI-Times co chữ 24, và co 16

13. Viết chương trình xuất 2 dòng chữ có font khác nhau, kích thước font khác nhau sau:

VNI-Aptima co chữ 12,

VNI-Times co chữ 18 mập

VNI-Bodon-Poster co 20 siêu mập, Vni-Kun 16

14. Viết chương trình cho phép tạo một font chữ có co 14, sau đó xuất ra thông báo các thông số thuộc tính của font vừa được tạo bao gồm: Typeface, height, weight…

15. Viết chương trình cho phép tạo font có độ mập (weight) 900, sau đó in ra thông tin của font tạo được (typeface, height, width, độ mập…).

16. Viết chương trình tạo font chữ fixed co 12, sau đó in thông tin về font tạo được.

17. Viết chương trình cho phép xuất một văn bản rất dài bên trong cửa sổ client, cho phép người sử dụng bấm ‘l’ để canh trái, ‘r’ để canh phải, ‘c’ để canh giữa và ‘j’ để canh đều văn bản này ở cả hai lề trái và phải (justified).

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

I.. _ Hoïc thuoäc caùc coâng thöùc tæ soá löôïng giaùc cuûa goùc nhoïn.. _ Laøm hoaøn chænh baøi taäp töø baøi 11 ñeán baøi 13 trang 76,

Treân cuøng moät caùnh ñoàng vaø vôùi naêng suaát nhö nhau thì soá ngöôøi laøm coû vaø soá giôø laøm laø hai ñaïi löôïng tæ leä nghòch Goïi soá giôø ñeå 12 ngöôøi

Baïn coù nhaän xeùt gì veà maøu saéc hoaëc höông thôm cuûa hoa thuï phaán nhôø coân truøng vaø hoa thuï phaán nhôø gioù... Baïn coù nhaän xeùt gì veà maøu saéc hoaëc

Baïn coù nhaän xeùt gì veà maøu saéc hoaëc höông thôm cuûa hoa thuï phaán nhôø coân truøng vaø hoa thuï phaán nhôø gioù... Baïn coù nhaän xeùt gì veà maøu saéc hoaëc

-Khi dòch gioïng, treân baûn nhaïc môùi seõ coù söï thay ñoåi hoaù bieåu vaø noát nhaïc nhöng giai ñieäu vaø tính chaát baøi haùt khoâng thay ñoåi.... Nhaïc lyù:

Böôùc 2: Söû duïng caùc pheùp bieán ñoåi töông ñöông ñeå bieán ñoåi pt ñeán moät pt ñaõ bieát caùch giaûi Böôùc 3: Giaûi pt vaø choïn nghieäm phuø hôïp ( neáu

Quaû maêng cuït coù hình baàu duïc troøn nhö quaû quyùt, voû beân ngoaøi maøu naâu ñen, voû beân trong maøu naâu tím. Ruoät coù nhieàu muùi ñeàu nhau nhö nhöõng

Baøi 3: Tính baèng caùch thuaän tieän