• Không có kết quả nào được tìm thấy

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 CHƯƠNG TRÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 CHƯƠNG TRÌNH"

Copied!
76
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

LÊ PHƯƠNG NGA (CB) –LƯƠNG THỊ HIỀN

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 CHƯƠNG TRÌNH

HIỆN HÀNH

(2)

MỤC LỤC TÀI LIỆU

Phần thứ nhất. GIỚI THIỆU CHUNG...3

Phần thứ hai. NỘI DUNG TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG...5

Mở đầu...5

Hoạt động 1. Những điểm mới của môn Tiếng Việt lớp 5 chương trình 2018...7

Hoạt động 2. Một số nguyên tắc điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình 2018...15

Hoạt động 3. Điều chỉnh nội dung dạy học Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình 2018...18

Hoạt động 4. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành...36

Hoạt động 5: Điều chỉnh đánh giá học sinh trong môn Tiếng Việt lớp 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình 2018...45

Hoạt động 6: Điều chỉnh bài học Tiếng Việt lớp 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình 2018...58

(3)

Phần thứ nhất. GIỚI THIỆU CHUNG

I. Mục tiêu chung Học viên có thể:

1. Phân tích được những điểm mới của môn Tiếng Việt lớp 5 chương trình 2018 2. Phân tích được các nguyên tắc điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học

Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình 2018

3. Điều chỉnh được nội dung dạy học Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình 2018

4. Biết đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành.

5. Đánh giá được năng lực tiếng Việt của HS lớp 5 theo định hướng chương trình 2018.

6.Thiết kế được các bài học Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành cụ thể, bước đầu thiết kế được một vài bài học theo chủ đề.

7. Chuyển giao được cho đồng nghiệp những kiến thức, kĩ năng trên.

II. Cấu trúc của tài liệu bồi dưỡng và cách sử dụng Cấu trúc của tài liệu gồm những phần sau đây:

1. Giới thiệu chung 2. Nội dung cụ thể

Nội dung bồi dưỡng gồm phần Mở đầu và 6 hoạt động (HĐ) sau:

Hoạt động 1: Những điểm mới cần lưu ý trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 chương trình 2018

Hoạt động 2: Một số nguyên tắc để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình 2018

Hoạt động 3: Điều chỉnh nội dung dạy học Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình 2018

Hoạt động 4: Điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành theo định hướng Chương trình 2018.

(4)

Hoạt động 5: Điều chỉnh đánh giá học sinh trong môn Tiếng Việt lớp 5 Chương trình hiện hành theo định hướng Chương trình 2018.

Hoạt động 6: Nghiên cứu bài học Tiếng Việt lớp 5 Chương trình hiện hành theo định hướng Chương trình 2018.

DANH MỤC KÍ HIỆU TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu Từ ngữ

CT chương trình

SGK sách giáo khoa

GV giáo viên

HS học sinh

HĐ hoạt động

TV5 Tiếng Việt 5

BT bài tập

(5)

Phần thứ hai. NỘI DUNG TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG

MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu

- Làm quen, chia sẻ kinh nghiệm dạy học.

- Giới thiệu được cấu trúc Tài liệu hướng dẫn.

2. Hoạt động khởi động

Chọn một hình thức khởi động phù hợp: hát một bài, kể một chuyện vui, chơi một trò chơi… để khởi động.

3. Tổ chức lớp tập huấn

- Phiên chế nhóm, bầu nhóm trưởng

- Các nhóm làm quen, từng nhóm giới thiệu thành viên + Họ và tên

+ Nơi công tác + Sở thích + Sở trường

- Viết nhu cầu, mong muốn về lớp bồi dưỡng theo phiếu.

Nội dung ………..

Cách tổ chức ………..

Mong đợi khác ………..

Từng nhóm tập hợp phiếu của mình cho cán bộ tập huấn.

- Xây dựng nội quy lớp học

Nên Không nên

- Đọc mục tiêu, nội dung và kế hoạch bồi dưỡng, tài liệu bồi dưỡng.

4. Hoạt động thực hành

Chia sẻ bước đầu những điều đã biết về chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 mới.

- Từng thành viên trong nhóm bước đầu nêu những hiểu biết, những băn khoăn của bản thân về chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 mới.

Chia sẻ về chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 mới

(6)

1. Điểm tương đồng so với CT hiện hành: …

(về mục tiêu, nội dung dạy học, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá) 2. Điểm khác biệt so với CT hiện hành: …

(về mục tiêu, nội dung dạy học, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá) 3. Những điểm chưa hiểu, băn khoăn, thắc mắc của bản thân về CT môn Tiếng Việt lớp 5 mới:..

- Các thành viên khác đưa ra nhận xét, bổ sung thông tin.

- Thư kí nhóm ghi tóm tắt kết quả thảo luận.

- Thư kí lớp ghi lại kết quả thảo luận.

5. Câu hỏi - bài tập đánh giá

Nêu 1-2 điểm anh chị chưa hiểu rõ, cảm thấy băn khoăn, thắc mắc về CT chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 mới.

(7)

HOẠT ĐỘNG 1. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 CHƯƠNG TRÌNH 2018

1. Mục tiêu

Phân tích được những điểm mới về chương trình Tiếng Việt lớp 5 hiện hành đối chiếu với chương trình Tiếng Việt lớp 5 mới (về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá).

2. Đọc và thực hành a. Học viên đọc tài liệu

Chương trình 2018 là cách gọi tắt chỉ Chương trình giáo dục phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT–

BGDĐT ngày 26/12/2018. Ngoài ra, cuốn sách còn sử dụng cách gọi tắt Chương trình 2006 để chỉ Chương trình giáo dục phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ–BGDĐT ngày 05/5/2006.

Học viên truy cập hệ thống học online LMS hoặc truy cập đường link website sau để đọc các tài liệu sau:

- Tài liệu 1: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Ngữ văn 2018 ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018, phần về Tiếng Việt tiểu học.

Các nội dung cần đọc: mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá

Link website:

http://rgep.moet.gov.vn/chuong-trinh-gdpt-moi/chuong-trinh-cac-mon-hoc/chuong-trinh- mon-ngu-van-4729.html

- Tài liệu 2: Chương trình môn Tiếng Việt, ban hành tháng 5 năm 2006.

Các nội dung cần đọc: mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá

Link website:

http://rgep.moet.gov.vn/content/vanban/Lists/VBPQ/Attachments/1315/Quy%E1%BA%BFt

%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%2016%20BGD%C4%90T.pdf

b. Yêu cầu hoạt động:

Học viên thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập sau:

Nhiệm vụ 1: So sánh mục tiêu của chương trình Tiếng Việt 2006 và 2018 để chỉ ra những điểm mới về mục tiêu của chương trình 2018.

Nhiệm vụ 2: Phân tích, chỉ ra điểm mới về yêu cầu cần đạt cho năng lực chung, năng lực đặc thù trong môn Tiếng Việt theo chương trình Ngữ văn 2018 trên cơ sở so sánh hai chương trình .

Nhiệm vụ 3: Phân tích, chỉ ra điểm mới về nội dung môn Tiếng Việt theo chương trình Ngữ văn 2018 trên cơ sở so sánh hai chương trình .

(8)

Nhiệm vụ 4: Phân tích, chỉ ra điểm mới về tiêu chí lựa chọn ngữ liệu trên cơ sở so sánh hai chương trình.

Nhiệm vụ 5: Phân tích, chỉ ra điểm mới về phương pháp giáo dục theo chương trình Ngữ văn 2018

Nhiệm vụ 6: Nêu điểm mới về đánh giá phẩm chất và năng lực học sinh theo chương trình Ngữ văn 2018.

3. Thông tin cốt lõi

3.1. Nhiệm vụ 1: So sánh mục tiêu của chương trình Tiếng Việt 2006 và 2018 để chỉ ra những điểm mới về mục tiêu của chương trình 2018.

- Mục tiêu chương trình 2006 chú trọng kiến thức, kĩ năng, thái độ. Môn Tiếng Việt:

+ Cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là tiếng Việt) và văn học (trọng tâm là văn học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Hình thành và phát triển ở HS các năng lực sử dụng tiếng Việt tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ; phương pháp học tập, tư duy, đặc biệt là phương pháp tự học; năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống.

+ Bồi dưỡng cho HS tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ nhân văn; giáo dục cho HS trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế; ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc

- Mục tiêu chương trình 2018 chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS. Đối với cấp tiểu học, mục tiêu của môn Tiếng Việt theo chương trình Ngữ văn 2018 có hai điểm mới hoặc được làm rõ, nhấn mạnh hơn.

Thứ nhất, môn Tiếng Việt phát triển 5 phẩm chất (Yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ) cho học sinh với những biểu hiện ở cấp tiểu học gồm: Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

(9)

Thứ hai, môn Tiếng Việt góp phần hình thành, phát triển năng lực gồm các năng lực chung và năng lực đặc thù. Môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung; phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói; phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

Như vậy, so với Chương trình môn Tiếng Việt 2006 thì ngoài việc phát triển năng lực ngôn ngữ với cách thức hiệu quả hơn, Chương trình môn Tiếng Việt 2018 còn nhằm giúp học sinh phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể. Các chương trình môn Tiếng Việt trước đây không phải là không hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực nhưng chưa xác định mục tiêu này một cách hiển ngôn, chưa mô tả chi tiết và chưa đưa ra những cách thức phù hợp để đạt được.

3.2. Nhiệm vụ 2: Phân tích điểm mới của chương trình Ngữ văn 2018 trên cơ sở so sánh hai chương trình về yêu cầu cần đạt cho năng lực chung, về yêu cầu cần đạt cho môn học tiếng Việt.

Môn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn, 2018 xác định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi (gồm năng lực chung và năng lực đặc thù).

Về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, môn Tiếng Việt góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.

Về năng lực đặt thù, môn Tiếng Việt góp phần hình thành, phát triển ở học sinh gồm năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

Năng lực ngôn ngữ gồm năng lực tiếp nhận (đọc, nghe) và năng lực tạo lập (viết, nói). Năng lực ngôn ngữ làm cho môn Tiếng Việt trở thành môn học công cụ: công cụ để học các môn học khác, để tự học, sống và làm việc. Năng lực ngôn ngữ được cụ thể hoá như sau:

(10)

– Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc.

Ở cấp tiểu học, yêu cầu về đọc gồm yêu cầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu. Đối với học sinh các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 2), chú trọng cả yêu cầu đọc đúng với tốc độ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản. Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5, chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản.

– Từ lớp 1 đến lớp 3, viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn; ở lớp 4 và lớp 5 bước đầu viết được bài văn ngắn hoàn chỉnh, chủ yếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản.

Cụ thể học sinh viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do học sinh tưởng tượng;

miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh. Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho học sinh nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống; viết một số kiểu văn bản như: bản tự thuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ,...; bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).

– Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản.

– Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe.

Năng lực văn học bao gồm tiếp nhận (cảm thụ văn học, hiểu biết về đời sống) và tạo lập văn bản có tính văn học, ứng dụng vào đời sống. Năng lực văn học làm cho môn học Tiếng Việt thể hiện vai trò môn học thẩm mĩ. Năng lực văn học được cụ thể hoá như sau:

Phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi và đoạn, bài văn vần);

nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn từ,

(11)

nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hoá). Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói.

Đối với học sinh lớp 1 và lớp 2: nhận biết được văn bản nói về ai, về cái gì;

nhận biết được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ; nhận biết được truyện và thơ.

Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản; nhận biết được thời gian và địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh. Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản. Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng.

3.3. Nhiệm vụ 3: Phân tích, chỉ ra điểm mới về nội dung môn Tiếng Việt theo chương trình Ngữ văn 2018 trên cơ sở so sánh hai chương trình .

Chương trình 2018 trình bày nội dung dạy học theo định hướng chuẩn đầu ra: Nội dung dạy học được mô tả bằng cách xác định các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp về kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; phạm vi kiến thức (tiếng Việt, văn học) và ngữ liệu.

- Yêu cầu cần đạt về các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc:

+ Kĩ thuật đọc: gồm các yêu cầu về tư thế đọc, kĩ năng đọc thành tiếng, kĩ năng đọc thầm, đọc lướt, kĩ năng ghi chép trong khi đọc,...

+ Đọc hiểu: đối tượng đọc gồm văn bản văn học, văn bản thông tin. Đọc hiểu mỗi kiểu văn bản và thể loại nói chung có các yêu cầu cần đạt sau: Đọc hiểu nội dung văn bản thể hiện qua chi tiết, đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp,...; Đọc hiểu hình thức thể hiện qua đặc điểm các kiểu văn bản và thể loại, các thành tố của mỗi kiểu văn bản và thể loại (câu chuyện, cốt truyện, truyện kể, nhân vật, không gian, thời gian, người kể chuyện, điểm nhìn, vần thơ, nhịp thơ,...), ngôn ngữ biểu đạt,...; Liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân người đọc; đọc hiểu văn bản đa phương thức,...; Đọc mở rộng, học thuộc lòng một số đoạn, văn bản văn học chọn lọc.

Yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết:

+ Kĩ thuật viết: gồm các yêu cầu về tư thế viết, kĩ năng viết chữ và viết chính tả, kĩ năng trình bày bài viết,...

(12)

+ Viết câu, đoạn, văn bản: gồm các yêu cầu về quy trình tạo lập văn bản và yêu cầu thực hành viết theo đặc điểm của các kiểu văn bản.

Yêu cầu cần đạt về các kĩ năng nói và nghe:

+ Kĩ năng nói: gồm các yêu cầu về âm lượng, tốc độ, sự liên tục, cách diễn đạt, trình bày, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ, phương tiện hỗ trợ khi nói,...

+ Kĩ năng nghe: gồm các yêu cầu về cách nghe, cách ghi chép, hỏi đáp, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ khi nghe, nghe qua các phương tiện kĩ thuật,...

+ Kĩ năng nói nghe tương tác: gồm các yêu cầu về thái độ, sự tôn trọng nguyên tắc hội thoại và các quy định trong thảo luận, phỏng vấn,...

- Kiến thức:

Các kiến thức tiếng Việt được học ở tiểu học: một số hiểu biết sơ giản về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp và biến thể ngôn ngữ (ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, số liệu); có khả năng nhận biết, bước đầu hiểu được các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan và vận dụng trong giao tiếp.

Các kiến thức văn học được học ở tiểu học: một số hiểu biết sơ giản về truyện và thơ, văn bản hư cấu và văn bản phi hư cấu; nhân vật trong văn bản văn học, cốt truyện, thời gian, không gian, từ ngữ, vần thơ, nhịp thơ, hình ảnh, lời nhân vật, đối thoại.

3.4. Nhiệm vụ 4: Phân tích điểm mới của chương trình Ngữ văn 2018 về tiêu chí lựa chọn ngữ liệu

Trong môn Ngữ văn, ngữ liệu là một bộ phận cấu thành của nội dung giáo dục, góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực được nêu trong chương trình. Chương trình 2018 chỉ nêu định hướng về các kiểu văn bản và thể loại được dạy ở từng lớp; riêng ở cấp tiểu học có quy định độ dài của văn bản.

Để đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, ngữ liệu được lựa chọn bảo đảm các tiêu chí sau:

– Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình.

– Phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm – sinh lí của học sinh ở từng lớp học, cấp học. Từ ngữ dùng làm ngữ liệu dạy tiếng ở cấp tiểu học được chọn lọc trong phạm vi vốn từ văn hoá, có ý nghĩa tích cực, bảo đảm mục tiêu giáo dục phẩm chất, giáo dục ngôn ngữ, giáo dục thẩm mĩ và phù hợp với tâm lí học sinh.

(13)

– Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu về kiểu văn bản và thể loại, chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ.

– Phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hoá dân tộc; thể hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia; có tính nhân văn, giáo dục lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu chân thiện mĩ, tình yêu thiên nhiên, tinh thần hội nhập quốc tế, hướng đến những giá trị phổ quát của nhân loại.

Theo chương trình 2018, ngữ liệu cần bổ sung một số kiểu loại văn bản mới: Văn bản văn học: truyện khoa học viễn tưởng; văn bản thông tin gồm: Văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên; Văn bản giới thiệu sách, phim;

Chương trình hoạt động; quảng cáo.

Chú trọng đọc loại văn bản đa phương thức.

3.5. Nhiệm vụ 5: Phân tích điểm mới về phương pháp giáo dục theo chương trình Ngữ văn 2018

Từ quan niệm năng lực là thuộc tính cá nhân, mang tính tích hợp và được hình thành và bộc lộ qua hoạt động, định hướng về phương pháp giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bao gồm phân hoá, tích hợp và tích cực.

- Dạy học phân hoá là định hướng dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh dựa vào đặc điểm tâm – sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của học sinh.

- Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng.

- Dạy học tích cực là định hướng áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.

Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện

(14)

với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học tối thiểu, đồ dùng học tập và công cụ khác, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số.

Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

Tuỳ theo mục tiêu cụ thể và tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Tuy nhiên, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi học sinh đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

3.6. Nhiệm vụ 6: Nêu điểm mới về đánh giá phẩm chất và năng lực học sinh theo chương trình Ngữ văn 2018

Chương trình 2018 xác định mục tiêu đánh giá để đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của học sinh để điều chỉnh cách học, cách dạy và các yếu tố khác trong quá trình giáo dục.

Chương trình 2018 chú trọng cả hai loại đánh giá gồm: đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì. Trong đó tập trung nhấn mạnh đánh giá thường xuyên.

Các đối tượng đánh giá gồm bài viết (trắc nghiệm khách quan, tạo lập văn bản ngôn ngữ, tạo lập văn bản đa phương thức); bài nói (thuyết trình, tranh luận); các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập khác (đọc thành tiếng, tự đọc, nghe hiểu, thực hiện dự án học tập, tìm thông tin trong sách báo và Internet,...)

Chủ thể tham gia đánh giá gồm 3 chủ thể: giáo viên, học sinh (tự đánh giá bằng bảng kiểm, đánh giá lẫn nhau bằng nhận xét), cha mẹ học sinh (đánh giá thái độ học tập, nhận thức về đời sống, kĩ năng sống).

Chuẩn đánh giá là các yêu cầu cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được để xác nhận sự thành công trong học tập ở từng giai đoạn của cấp học.

4. Câu hỏi - bài tập đánh giá

Anh/chị hãy: Chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa chương trình môn Tiếng Việt 5 hiện hành với và chương trình môn Tiếng Việt 5 mới về mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung, tiêu chí lựa chọn ngữ liệu, phương pháp giáo dục và đánh giá két qu quả giáo dục. Cho ví dụ cụ thể và phân tích.

(15)

HOẠT ĐỘNG 2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 5 CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH 2018

1. Mục tiêu

Học viên nêu được các nguyên tắc điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình 2018.

2. Đọc và thực hành

2.1. Học viên đọc các tài liệu sau:

- Công văn 5842/BGDĐT-VP 2011 hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông

- Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH năm 2017 về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2.2. Hướng dẫn hoạt động:

Trao đổi, thảo luận, đề xuất một số nguyên tắc điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình 2018.

3. Thông tin cốt lõi

Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

(1) Không xáo trộn lớn chương trình môn Tiếng Việt và nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành, nhưng phải tiếp cận chương trình mới về nội dung, phương pháp và đánh giá.

(2) Không tăng thêm thời lượng dạy học và dung lượng dạy học, chú trọng dạy học tích hợp. Thời lượng và dung lượng dạy học điều chỉnh thêm, bớt cần hợp lí.

Định hướng tích hợp có thể hiểu là: 1) Tích hợp phát triển ngôn ngữ và phát triển tư duy cho HS trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học; 2) Tích hợp dạy các kĩ năng tiếng Việt; 3)Tích hợp dạy tiếng Việt với dạy văn chương, phát triển tình cảm , tâm hồn, năng lực thẩm mĩ; 4) Tích hợp dạy tiếng Việt với dạy các giá trị văn hóa dân tộc và phát triển nhân cách HS; 5) Tích hợp dạy tiếng Việt với các môn học khác và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Quan điểm tích hợp được thể hiện rất rõ trong việc lựa chọn ngữ liệu. Các ngữ liệu như văn bản để dạy đọc, các ví dụ được đưa ra để dạy ngữ pháp, chính tả, tập viết cần được tích hợp với những tri thức văn hóa chung, thống nhất với những mục tiêu giáo dục khác.

Ví dụ: Trong 3 bài, nếu bớt 1 bài thì cần tăng thêm bài hoặc tăng thêm nhiệm vụ, tương ứng với tổng thời lượng cần thực hiện.

Khi sử dụng ngữ liệu để thiết kế bài tập, cần phải chú trọng tính tích hợp giữa các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; khai thác tối đa trên nền một ngữ liệu có tính tiết kiệm. Chẳng hạn: Bài học Quang cảnh ngày mùa, giáo viên có thể tích

(16)

hợp dạy kĩ năng đọc văn bản văn học (văn bản miêu tả), viết đoạn văn miêu tả cảnh, dạy học kiến thức về từ đồng nghĩa (chỉ màu sắc)

(3) Thể hiện được những điểm mới về nội dung, phương pháp, đánh giá học sinh tiếp cận chương trình mới.

Nguyên tắc này đòi hỏi việc điều chỉnh nội dung dạy học định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Chẳng hạn: GV có thể lựa chọn hoạt động khởi động tạo tình huống đối với bài học Luyện từ và câu thể hiện lợi ích học tập, giúp học sinh gắn kết bài học và cuộc sống. Ví dụ: Bài học Từ đồng nghĩa (tuần 1)

Đọc/ quan sát tranh, gợi ý để trả lời.

Hôm qua cô giáo Chim Én dẫn học sinh ra cánh đồng mùa xuân. Đám học trò tíu tít:

- Đồng xanh xanh bao la, mây trắng trắng trắng xóa...

- Cánh đồng bát ngát mênh mông.

- Cánh đồng... rộng thùng thình. – Sáo Nâu hối hả chen vào khiến các bạn cười vang.

Em có biết vì sao các bạn lại cười Sáo Nâu không?

Đối với ngữ liệu, cần lựa chọn, sử dụng ngữ liệu thiết thực, hấp dẫn, tạo được cơ hội phát triển phẩm chất và năng lực cho HS. Chẳng hạn những ngữ liệu minh họa những tình huống giao tiếp mà HS thường gặp; là ngữ liệu mang tính tích hợp cao, có tác dụng mở rộng kiến thức cho HS về nhiều mặt; ngữ liệu có tần số sử dụng cao, có tác dụng củng cố và rèn luyện nhiều kiến thức, kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho HS; ngữ liệu phản ánh những điều thú vị của tiếng Việt;

ngữ liệu có hình thức sinh động...

Hệ thống hoạt động dạy học điều chỉnh hướng đến những yêu cầu cần đạt của chương trình 2018. Bài tập có hình thức sinh động, hấp dẫn

Trên bình diện phương pháp dạy học, GV cần sử dụng những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực hóa hoạt động của HS, tạo hứng thú cho HS. Chẳng hạn, khi dạy học đọc hiểu, gv có thể lựa chọn một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với từng bài: đóng vai nhân vật để nói về các chi tiết liên quan trong tác phẩm; tổ chức trò chơi học tập; tổ chức dạy học theo nhóm; các kĩ thuật đọc tích cực (chúng em biết 3, trình bày 1 phút); kĩ thuật giải quyết tình huống khi vận dụng nội dung văn bản bào thực tiễn ....

Ví dụ: Tuần 19: Người công dân số 1, giáo viên có thể điều chỉnh bổ sung bài tập. Chẳng hạn: 1. Đặt mình vào vai Lê, nêu suy nghĩ, cảm xúc của mình về nhân vật Thành; 2. Lập bảng nêu ra những việc cần làm để trở thành người học sinh chăm ngoan. Hai bài tập này đáp ứng yêu cầu cần đạt về đọc hiểu liên hệ, so sánh, kết nối. Giáo viên cho học sinh sử dụng phương pháp đóng vai để nêu được những suy nghĩ, cảm xúc về nhân vật Thành trong tác phẩm.

Về phương tiện dạy học, GV cũng sử dụng những đồ dùng trực quan và công nghệ thông tin để phát huy hứng thú, tính tích cực của học sinh.

(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.

Những điều chỉnh về nội dung dạy học cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện, phù hợp với bối cảnh thực tiễn, điều kiện cơ sở vật chất tại địa phương.

(17)

4. Câu hỏi - bài tập đánh giá

Anh/chị hãy nêu những nguyên tắc điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt 5 chương trình hiện hành theo định hướng chương trình 2018. Lấy ví dụ và phân tích.

(18)

HOẠT ĐỘNG 3. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 5 CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH 2018

1. Mục tiêu

- Học viên xác định được các nội dung điều chỉnh và các bước điều chỉnh gắn với từng mạch nội dung.

- Học viên thực hiện điều chỉnh được trên một nội dung cụ thể.

2. Đọc và thực hành

2.1. Học viên đọc các tài liệu sau:

- Đọc lại phần thông tin cốt lõi ở Hoạt động 1.

- Đọc lại chương trình Tiếng Việt tiểu học 2006 và chương trình 2018, đọc kĩ phần nội dung về Tiếng Việt 5 trong hai chương trình.

- Đọc SGK Tiếng Việt 5 hiện hành.

2.2. Hướng dẫn hoạt động

Học viên thực hiện các nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Đối chiếu yêu cầu cần đạt các mạch nội dung môn Tiếng Việt 5 hiện hành và chương trình 2018. Trên cơ sở phân tích những điểm mới môn Tiếng Việt 5 theo chương trình 2018, đề xuất những điểm cần bổ sung, điều chỉnh.

Nhiệm vụ 2: Xác định cách thức điều chỉnh với từng mạch nội dung: Kiến thức, đọc hiểu, viết chính tả, tập làm văn (viết đoạn, bài).

3. Thông tin cốt lõi

3.1. Nhiệm vụ 1: Đối chiếu yêu cầu cần đạt các mạch nội dung môn Tiếng Việt 5 hiện hành và chương trình 2018. Trên cơ sở phân tích những điểm mới môn Tiếng Việt 5 theo chương trình 2018, đề xuất những điểm cần bổ sung, điều chỉnh.

Chủ đề/

Nội dung

Mức độ cần đạt/ yêu cầu cần đạt Đề xuất điều chỉnh CT 2006 Chương trình 2006

(hiện hành) (8 tiết/

tuần)

Chương trình 2018 (7 tiết/ tuần) 1. KIẾN THỨC

1. 1. KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1.1.1.

Ngữ âm và chữ viết

- Nhận biết cấu tạo của vần: âm đệm, âm chính, âm cuối. Biết quy tắc ghi dấu thanh trên âm chính - Biết cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài.

1.1. Quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.

1.2. Một số trường hợp viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.

- Bổ sung kiến thức về “Một số trường hợp viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.”

1.1.2. Từ vựng

- Biết thêm các từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự

2.1. Vốn từ theo chủ điểm 2.2. Từ điển: cách tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác

- Bổ sung kiến thức về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, “đồng

(19)

nhiên, xã hội, lao động sản xuất, bảo vệ Tổ quốc,

- Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa; nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.

- Bước đầu nhận biết và có khả năng lựa chọn từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong nói và viết.

2.3. Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu, thông dụng 2.4. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng,

“đồng âm khác nghĩa”

2.5. Từ đồng nghĩa: đặc điểm và tác dụng

2.6. Từ đa nghĩa và nghĩa của từ đa nghĩa trong văn bản.

âm khác nghĩa”

1.1.3.

Ngữ pháp

- Nhận biết và có khả năng sử dụng các đại từ, quan hệ từ phổ biến.

Ghi chú: Nhận biết một số quan hệ từ thường dùng để nối các vế trong câu ghép.

- Nhận biết và có khả năng tạo lập câu ghép trong nói và viết.

Ghi chú:

+ Nhận biết câu ghép và các vế của câu ghép trong văn bản.

+ Biết đặt câu ghép theo mẫu.

- Biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.

3.1. Đại từ và kết từ: đặc điểm và chức năng

3.2. Câu đơn và câu ghép:

đặc điểm và chức năng

3.3. Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu);

dấu gạch nối (nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng)

- Giảm bớt nội dung ôn tập dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép.

1.1.4.

Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ; Tập làm văn / Hoạt động giao tiếp

Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ

- Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá trong các bài học.

- Biết dùng các biện pháp nhân hoá và so sánh để nói và viết được câu văn hay.

Tập làm văn

- Bước đầu biết nhận diện và sử dụng một số biện

4.1. Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ: đặc điểm và tác dụng

4.2. Liên kết giữa các câu

- Thay tìm hiểu tác dụng của so sánh, nhân hoá bằng việc giới thiệu biện pháp điệp từ, điệp ngữ (tích hợp qua việc tìm hiểu bài đọc).

(20)

pháp liên kết câu trong nói và viết.

- Biết cách làm bài văn tả người, tả cảnh.

trong một đoạn văn, một số biện pháp liên kết câu và các từ ngữ liên kết: đặc điểm và tác dụng.

4.3. Kiểu văn bản và thể loại – Bài văn viết lại phần kết thúc dựa trên một truyện kể – Bài văn tả người, phong cảnh

– Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện

– Đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội – Bài văn giải thích về một hiện tượng tự nhiên, bài giới thiệu sách hoặc phim, báo cáo công việc chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu; văn bản quảng cáo (tờ rơi, áp phích,...)

- Giảm bớt, điều chỉnh một số bài ôn tập về kể chuyện, miêu tả ở HKII để dành thời gian hướng dẫn viết đoạn văn:

+ đoạn văn kể chuyện phát huy trí tưởng tượng

+ đoạn văn biểu cảm, + đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng xã hội + bài văn thuyết minh ngắn về sách hoặc phim.

5. Biến thể ngôn ngữ

5. Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)

Bổ sung nội dung mới, tích hợp dạy thông qua văn bản đọc là văn bản thông tin có hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ).

1.2. KIẾN THỨC VĂN HỌC

Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật, lời thoại trong kịch.

1. Chủ đề

2. Kết thúc câu chuyện 3. Chuyện có thật và chuyện tưởng tượng

4. Chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện; hình ảnh trong thơ

5. Nhân vật trong văn bản

Chú ý kiến thức văn học ở lớp 5 mới , tích hợp vào dạy đọc văn bản truyện, thơ, kịch:

1. Chủ đề

2. Kết thúc câu chuyện

(21)

kịch và lời thoại 3. Chuyện có thật và chuyện tưởng tượng

4. Chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện;

hình ảnh trong thơ 5. Nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại

2. KĨ NĂNG

2. 1. KĨ NĂNG ĐỌC 2.1.1.

Đọc thông/Kĩ thuật đọc

- Đọc đúng và lưu loát các văn bản nghệ thuật (thơ, văn xuôi, kịch), hành chính, khoa học, báo chí,

…có độ dài khoảng 250 - 300 chữ với tốc độ 100 – 120 chữ/phút.

- Biết đọc thầm bằng mắt với tốc độ nhanh hơn lớp 4 (khoảng 120 – 140 tiếng/phút).

- Biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch ngắn.

Ghi chú: Biết điểu chỉnh giọng đọc về cao độ, trường độ, nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng để thể hiện đúng cảm xúc trong bài.

(0.1). Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch bản, bài thơ, bài miêu tả, tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút.

(0.2). Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 4.

(0.3). Sử dụng được một số từ điển tiếng Việt thông dụng để tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác.

(0.4). Biết đọc theo những cách khác nhau (đọc lướt và đọc kĩ).

(0.5). Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay.

- Bổ sung những điểm mới trong yêu cầu kĩ thuật đọc của chương trình 2018 là: (0.5). Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay. Tích hợp vào hướng dẫn đọc mở rộng.

2.1.2.

Đọc – hiểu

Đọc hiểu nội dung

- Nhận biết dàn ý và đại ý của văn bản.

- Nhận biết ý chính của từng đoạn trong văn bản.

- Biết tóm tắt văn bản tự sự đã học.

Đọc hiểu hình thức - Phát hiện các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch được học. Biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự

Văn bản văn học 1. Đọc hiểu nội dung

1.a. Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản. Hiểu được nội dung hàm ẩn dễ nhận biết của văn bản.

1.b. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết. Biết tóm tắt văn bản.

1. c.Hiểu chủ đề của văn bản.

2. Đọc hiểu hình thức 2.a. Nhận biết được văn bản viết theo tưởng tượng và văn bản viết về người thật, việc thật.

- Chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu liên hệ, so sánh, kết nối ở những điểm CT cũ chưa có.

- Chú ý bổ sung 1 số bài về đọc mở rộng (tích hợp trong tiết đọc thư viện).

(22)

sự. Biết phát biểu ý kiến cá nhân về cái đẹp của văn bản đã học.

2.b.Nhận biết được thời gian, địa điểm và tác dụng của chúng trong câu chuyện.

2.c. Hiểu từ ngữ, hình ảnh, biện pháp so sánh, nhân hoá trong văn bản.

3. Liên hệ, so sánh, kết nối 3.a. Biết nhận xét về thời gian, địa điểm, hình dáng, tính cách của nhân vật qua hình ảnh trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình.

3.b. Tìm được một cách kết thúc khác cho câu chuyện.

3.c. Nêu những điều học được từ câu chuyện, bài thơ, màn kịch; lựa chọn điều tâm đắc nhất và giải thích vì sao.

Văn bản thông tin 1. Đọc hiểu nội dung

1.a. Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu và các thông tin chính của văn bản.

1.b. Dựa vào nhan đề và các đề mục lớn, xác định được đề tài, thông tin chính của văn bản.

1.c. Nhận biết được mối liên hệ giữa các chi tiết. Biết tóm tắt văn bản.

2. Đọc hiểu hình thức 2.a. Nhận biết được mục đích và đặc điểm của văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên; văn bản giới thiệu sách hoặc phim; văn bản quảng cáo, văn bản chương trình hoạt động.

2.b. Nhận biết được bố cục (phần đầu, phần giữa (chính), phần cuối) và các yếu tố (nhan đề, đoạn văn, câu chủ đề) của một văn bản thông tin đơn giản.

2.c. Nhận biết được cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản theo trật tự thời gian hoặc theo tầm quan trọng.

2.d. Nhận biết được vai trò của hình ảnh, kí hiệu hoặc số liệu trong việc thể hiện

(23)

thông tin chính của văn bản (văn bản in hoặc văn bản điện tử).

3. Liên hệ, so sánh, kết nối Nêu được những thay đổi trong hiểu biết, tình cảm, cách ứng xử của bản thân sau khi đọc văn bản.

2.3. Ứng dụng kĩ năng đọc/

Đọc mở rộng

- Biết tra từ điển và một số sách công cụ.

- Nhận biết nội dung ý nghĩa của các kí hiệu, số liệu, biểu đồ trong văn bản.

- Thuộc khoảng 7 bài thơ, đoạn văn xuôi dễ nhớ có độ dài khoảng 150 chữ.

Văn bản văn học

- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Thuộc lòng ít nhất 10 – 12 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 100 chữ.

Văn bản thông tin

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Bổ sung đọc thuộc thêm 3- 5 bài thơ.

- Bổ sung yêu cầu đọc văn bản trên internet

2.2. KĨ NĂNG VIẾT 2.2.1.

Viết chính tả/

Kĩ thuật Viết

- Viết được bài chính tả nghe – viết, nhớ – viết có độ dài khoảng 100 chữ trong 20 phút, không mắc quá 5 lỗi.

- Viết đúng một số từ ngữ cần phân biệt phụ âm đầu, vần, thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

- Biết tự phát hiện và sửa lỗi chính tả, lập sổ tay chính tả.

Biết viết hoa danh từ chung trong một số trường hợp đặc biệt khi muốn thể hiện sự tôn kính. Biết viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài.

- Giảm chính tả đoạn bài (nghe – viết) ở HK II.

- Bổ sung yêu cầu viết hoa thể hiện sự tôn kính

2.2.2.

Viết đoạn văn, văn bản

Quy trình viết

- Biết tìm ý cho đoạn văn và viết đoạn văn kể chuyện, miêu tả; biết dùng một số biện pháp liên kết câu trong đoạn.

Ghi chú: Viết đoạn mở bài, thân bài và kết bài cho bài văn tả cảnh, tả

1. Quy trình viết

1.a. Biết viết theo các bước:

xác định mục đích và nội dung viết (viết để làm gì, về cái gì); quan sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính, lập dàn ý cho bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng từ, đặt

- Giảm bớt ôn tập tả đồ vật, tả con vật, tả cây cối - Chú trọng yêu cầu viết bài văn kể chuyện theo hướng phát huy tính tưởng tượng một cách phù hợp.” (VD:

(24)

người.

- Biết lập dàn ý cho bài văn tả cảnh, tả người.

Thực hành viết

- Biết viết bài văn kể chuyện hoặc miêu tả có độ dài khoảng 200 chữ.

Ghi chú: Viết 4 bài văn kể chuyện, miêu tả.

- Biết viết một số văn bản thông thường: đơn, biên bản, báo cáo ngắn, chương trình hoạt động.

Ghi chú :

+ Viết một sô loại đơn theo mẫu đã học.

+ Viết biên bản một cuộc họp của học sinh ở trường lớp, biên bản về một sự việc đơn giản mới xảy ra.

+ Viết báo cáo ngắn về một số hoạt động của học sinh trong tổ, lớp.

+ Lập chương trình hoạt động của tổ, lớp.

câu, chính tả).

1.b. Viết được đoạn văn, văn bản thể hiện rõ ràng và mạch lạc chủ đề, thông tin chính; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn liên kết với nhau 2. Thực hành viết

2.a. Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe với những chi tiết sáng tạo.

2.b. Viết được bài tả người, phong cảnh có sử dụng so sánh, nhân hoá và những từ ngữ gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng được tả.

2.c. Viết được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện.

2.d. Viết được đoạn văn nêu lí do vì sao tán thành hoặc phản đối về một hiện tượng, sự việc có ý nghĩa trong cuộc sống.

2.e. Viết được đoạn văn giới thiệu về một nhân vật trong một cuốn sách hoặc bộ phim hoạt hình đã xem (hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ).

2.g.Viết được báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu.

viết thêm kết bài, thay đổi kết bài,

….).

- Chú trọng yêu cầu biểu cảm (cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc) trong bài văn kể chuyện, miêu tả.

- Chú trọng và dành thời lượng thích hợp cho hoạt động hướng dẫn cho HS chữa bài và viết lại bài văn cho tốt hơn.

- Bổ sung yêu cầu ĐV hướng dẫn nêu ý kiến (giải thích) về hiện tượng XH - Bổ sung yêu cầu viết bài văn thuyết minh ngắn (bài giới thiệu sách báo, phim)

2.3. NÓI VÀ NGHE

2.3.1. Nói Sử dụng nghi thức lời nói

1.a. Điều chỉnh được lời nói (từ ngữ, tốc độ, âm lượng)

- Bổ sung yêu cầu

“Sử dụng được các

(25)

Biết dùng lời nói phù hợp với quy tắc giao tiếp khi bàn bạc, trình bày ý kiến.

Ghi chú: Xưng hô lịch sự, dùng từ, đặt câu phù hợp với mục đích nói năng.

Thuật việc, kể chuyện Biết kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc;

chuyển đổi ngôi khi kể chuyện; thuật lại một sự việc đã biết hoặc đã tham gia.

Ghi chú:

+ Kể câu chuyện đã nghe, đã chứng kiến bằng lời người kể, bằng lời của nhân vật trong câu chuyện.

+ Thuật lại một việc thành bài có độ đai khoảng 15 – 20 câu.

Trao đổi, thảo luận Biết giải thích để làm rõ vấn đề khi trao đổi ý kiến với bạn bè, thầy cô. Bước đầu biết nêu lí lẽ để bày tỏ sự khẳng định hoặc phủ định.

Phát biểu, thuyết trình Biết giới thiệu thành đoạn hoặc bài ngắn về lịch sử, văn hoá, về các nhân vật tiêu biểu,… của địa phương.

cho phù hợp với người nghe. Trình bày ý tưởng rõ ràng, có cảm xúc; có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người; sử dụng lời nói, cử chỉ, điệu bộ thích hợp.

1.b. Sử dụng được các phương tiện hỗ trợ phù hợp để tăng hiệu quả biểu đạt.

1.c. Biết dựa trên gợi ý, giới thiệu về một di tích, một địa điểm tham quan hoặc một địa chỉ vui chơi.

phương tiện hỗ trợ phù hợp để tăng hiệu quả biểu đạt.”

- Bổ sung yêu cầu về tính tương tác và tính chủ động trong khi nghe – nói, học sinh cần“biết thảo luận về một vấn đề có các ý kiến khác biệt; biết dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đối thoại, biết tôn trọng sự khác biệt trong thảo luận, thể hiện sự nhã nhặn, lịch sự khi trình bày ý kiến trái ngược với người khác.”

Nghe Nghe - hiểu

Kể lại hoàn chỉnh câu chuyện được nghe.

Nghe - viết

- Nghe – viết bài chính tả có độ dài 90 chữ, trong đó có chứa âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương, tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài.

- Ghi chép được một số thông tin, nhận xét về

2.a. Biết vừa nghe vừa ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác.

2.b. Nhận biết được một số lí lẽ và dẫn chứng mà người nói sử dụng để thuyết phục người nghe.

Bổ sung “Biết vừa nghe vừa ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác”

Tích hợp dạy nghe - ghi (chuẩn bị cho HS học lớp 6) vào yêu cầu dạy đọc, kể chuyện, nghe nói tương tác.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Để thuận lợi cho các GVMT ở trường Tiểu học khi xây dựng kế hoạch dạy - học theo chủ đề, tài liệu có gợi ý một số chủ đề dựa trên chương trình MT hiện hành ở lớp 2 và lớp

Nếu không muốn nhớ công thức, ta có thể dùng phương pháp Newton-Raphson để xác định một nghiệm trong mỗi họ, sau đó cộng thêm bội nguyên của chu kỳ để được họ

2.Kỹ năng:Có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để tính nhanh và đúng, sử dụng đúng các kí hiệu. 3.Thái độ: Có tƣ duy quan sát, phát hiện các đặc điểm của đề bài và có

II- Tình hình riêng về điều kiện áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường THCS Lao Bảo. Xuất phát điểm trường THCS Lao Bảo cũng như mọi trường khác,

Nếu biết sử dụng thành thạo máy tính sẽ tiết kiệm được thời gian làm bài, giúp học sinh tự tin hơn trong việc lựa chọn đáp án vì tính toán bằng máy cho kết quả chính

Khảo sát đối với giáo viên môn Công nghệ cho thấy sự cần thiết họ được bồi dưỡng, tạo điều kiện tiếp cận chương trình dạy học tiên tiến, để có thể sáng tạo

Qua nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn được 4 giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn GDTC cho SV nhằm nâng cao chất lượng và kết quả học tập tại Trường

Do đó việc dạy học phần Thống kê toán học ở trường đại học phải gắn liền với ngành nghề đào tạo, sinh viên học xong môn học phải có kĩ năng xử lý số liệu và phân tích