• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chinh phục lý thuyết Sinh học kỳ thi THPT quốc gia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chinh phục lý thuyết Sinh học kỳ thi THPT quốc gia"

Copied!
128
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)
(2)

LỜI GIỚI THIỆU

Tài liệu được sưu tầm bởi Three BioWord do Hoàng Nguyễn Tuấn Phương sưu tầm. Cảm ơn team Three BioWord đã cùng cố gắng sưu tầm đề để có được nguồn tài liệu này. Cảm ơn em Nguyễn Hữu Hoàng Kỳ, em Huỳnh Anh Thái (THPT Chuyên Nguyễn Minh Khai – Sóc Trăng), em Cao Anh Khoa (THPT Chuyên Chu Văn An – Bình Định), em Dương Thị Hồng Quyên (THPT Yên Mỹ – Hưng Yên), Nguyễn Đức Anh (SV ĐH Y Thái Nguyên).

Em xin chân thành cảm ơn thầy, cô: Thầy Nguyễn Duy Khánh (GV Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ), Thầy Nguyễn Hợp (GV Quế Võ 3 – Bắc Ninh) và các thầy cô đã giúp đỡ em trong quá trình làm tài liệu này.

Chỉ còn 20 ngày nữa là đến kì thi THPTQG 2021 rồi, chắc hẳn các em học sinh đang băn khoăn ôn

tập lí thuyết sinh học như thế nào cho dễ nhớ và tránh sai lầm khi làm bài. Cuốn tài liệu này sẽ giúp

các em ôn tập bao quát nội dung thi THPTQG 2021 được trích từ đề thi thử các trường, sở trên cả

nước. Nội dung bám sát với nội dung Bộ GD&ĐT đưa ra, không đưa câu hỏi giảm tải trong đề thi.

(3)

CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ:

I. Nhận biết:

Câu 1: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tứ bội được phát sinh từ loài này có bộ nhiễm sắc thể là

A. 4n. B. n. C. 3n. D. 2n.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2017) Câu 2: Trong phân tử mARN không có loại đơn phân nào sau đây?

A. Xitôzin. B. Uraxin. C. Timin. D. Ađênin.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2017) Câu 3: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tam bội được phát sinh từ loài này có bộ nhiễm sắc thể là

A. 2n – 1. B. 4n. C. 2n + 1. D. 3n.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2017) Câu 4: Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN?

A. Restrictaza. B. ARN pôlimeraza. C. ADN pôlimeraza. D. Ligaza.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2017) Câu 5: Trong kĩ thuật chuyển gen, loại enzim nào sau đây được dùng để nối các đoạn ADN với nhau tạo ADN tái tổ hợp?

A. Restrictaza. B. Ligaza. C. ADN pôlimeraza. D. ARN pôlimeraza.

(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2017) Câu 6: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Thể một thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là

A. 2n + 1. B. 2n – 1. C. n + 1. D. n – 1.

(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2017) Câu 7: Ở sinh vật nhân thực, bộ ba nào sau đây mã hóa axit amin mêtiônin?

A. 5’UAA3’. B. 5’UUA3’. C. 5’UGU3’. D. 5’AUG3’.

(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2017) Câu 8: Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG 3’ mã hóa loại axit amin nào sau đây?

A. Valin. B. Mêtiônin. C. Glixin. D. Lizin.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2018) Câu 9: Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm?

A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ADN.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2018) Câu 10: Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5'AUA3'. B. 5'AUG3'. C. 5'AAG3'. D. 5'UAA3'.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2018) Câu 11: Axit amin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?

A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. Prôtêin.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2019) Câu 12: Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã?

A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN.

(4)

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2019) Câu 13: Thể đột biến nào sau đây được tạo ra bởi lai xa kết hợp với đa bội hóa?

A. Thể song nhị bội. B. Thể tam bội. C. Thể tứ bội. D. Thể ba.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019) Câu 14: Trong quá trình phiên mã, nuclêôtit loại A của gen liên kết bổ sung với loại nuclêôtit nào ở môi trường nội bào?

A. U. B. X. C. G. D. T.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019) Câu 15: Dạng đột biến nào sau đây có thể làm cho 2 alen của 1 gen nằm trên cùng 1 NST?

A. Thêm 1 cặp nuclêôtit. B. Mất 1 cặp nuclêôtit. C. Lặp đoạn NST. D. Đảo đoạn NST.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019) Câu 16: Triplet 3’TAG5’ mã hóa axit amin izôlơxin, tARN vận chuyển axit amin này có anticôđon là

A. 3’GAU5’. B. 3’GUA5’. C. 5’AUX3’. D. 3’UAG5’.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019) Câu 17: Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG.HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là CDEFG.HI.

Đây là dạng đột biến nào?

A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Đảo đoạn. D. Lặp đoạn.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019) Câu 18: Trong quá trình phiên mã, nuclêôtit loại U của môi trường nội bào liên kết bổ sung với loại nuclêôtit của gen?

A. A. B. G. C. T. D. X.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2019) Câu 19: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi trình tự phân bố các gen nhưng không làm thay đổi chiều dài của NST?

A. Đảo đoạn NST. B. Mất đoạn NST. C. Thêm 1 cặp nuclêôtit. D. Mất 1 cặp nuclêôtit.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2020) Câu 20: Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc NST?

A. Đảo đoạn. B. Đa bội. C. Dị đa bội. D. Lệch bội.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2020) Câu 21: Ở tế bào nhân thực, loại axit nuclêic nào sau đây làm khuôn cho quá trình phiên mã?

A. mARN. B. ADN. C. rARN. D. tARN.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2020) Câu 22: Một loài thực vật có bộ NST 2n, hợp tử mang bộ NST 3n có thể phát triển thành thể đột biến nào sau đây?

A. Thể tam bội. B. Thể tứ bội. C. Thể một. D. Thể ba.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2020) Câu 23: Đột biến điểm làm thay thế 1 nuclêôtit ở vị trí bất kì của triplet nào sau đây đều không xuất hiện côđon kết thúc?

A. 3’AXX5’. B. 3’TTT5’. C. 3’AXA5’. D. 3’GGA5’.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2020) Câu 24: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêrron Lac ở vi khuẩn E. coli, gen điều hòa mã hóa prôtêin nào sau đây?

A. Prôtêin Lac Z. B. Prôtêin Lac A. C. Prôtêin Lac Y. D. Prôtêin ức chế.

(5)

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2020) Câu 25: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, X thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại bộ ba mã hóa axit amin?

A. 6 loại mã bộ ba. B. 24 loại mã bộ ba. C. 9 loại mã bộ ba. D. 27 loại mã bộ ba.

(THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc – Lần I – 2019) Câu 26: Vùng nuclêôtit ở đầu mút NST có chức năng

A. ngăn NST dính vào nhau. B. đính với thoi vô sắc trong quá trình phân bào.

C. điều hòa biểu hiện một số gen. D. khởi đầu quá trình tự nhân đôi ADN.

(THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc – Lần I – 2019) Câu 27: Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn

A. dịch mã. B. sau phiên mã. C. phiên mã. D. nhân đôi ADN.

(THPT Chuyên Bắc Ninh – Lần I – 2019) Câu 28: Đặc điểm nào của mã di truyền chứng minh nguồn gốc thống nhất của sinh giới?

A. Tính phổ biến. B. Tính đặc hiệu. C. Tính thoái hoá. D. Tính liên tục.

(THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc – Lần I – 2019) Câu 29: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không thay đổi là

A. lặp đoạn. B. đảo đoạn. C. mất đoạn. D. chuyển đoạn.

(THPT Đội Cấn – Vĩnh Phúc – Lần I – 2019) Câu 30: Bộ ba nào sau đây trên mạch gốc của gen có thể bị biến đổi thành bộ ba vô nghĩa bằng cách chỉ thay 1 nuclêôtit.

A. TAX. B. AXX. C. AGG. D. AAG.

(THPT Đội Cấn – Vĩnh Phúc – Lần I – 2019) Câu 31: Sự không phân li của toàn bộ bộ NST xảy ra ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây sẽ tạo ra

A. thể khảm. B. thể đa bội. C. thể tam bội. D. thể tứ bội.

(THPT Đội Cấn – Vĩnh Phúc – Lần I – 2019) Câu 32: Thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân bình thường cho các loại giao tử 2n là

A. AAA, aaa. B. Aaa, Aa, aa. C. AA, aa. D. AA, Aa, aa.

(THPT Đội Cấn – Vĩnh Phúc – Lần I – 2019) Câu 33: Nếu có một bazơ nitơ hiếm tham gia vào quá trình nhân đôi của một phân tử ADN thì có thể phát sinh đột biến dạng

A. Thay thế một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclêôtit.

C. Mất một cặp nuclêôtit. D. Đảo một cặp nuclêôtit.

(Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc – Lần I – 2019) Câu 34: Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n. Thể một thuộc loại này có bộ NST là

A. 2n + 1. B. n + 1. C. 2n – 1. D. n – 1.

(THPT Chuyên Bắc Ninh – Lần IV – 2019) Câu 35: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “người phiên dịch”?

A. tARN. B. ADN. C. mARN. D. rARN

(THPT Phú Bình – Thái Nguyên – Lần I – 2019) Câu 36: Sự trao đổi chéo không cần giữa 2 cromatit của cặp NST kép tương đồng xảy ra trong giảm phân I dẫn đến kết quả nào sau đây?

A. Mất đoạn và lặp đoạn. B. Hoán vị gen.

C. Mất đoạn và đảo đoạn. D. Mất đoạn và chuyển đoạn.

(6)

(Sở GD&ĐT Thanh Hóa – Lần I – 2019) Câu 37: Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nucleotit gọi là?

A. Đột biến số lượng NST. B. Đột biến cấu trúc NST.

C. Đột biến điểm. D. Thể đột biến.

(Sở GD&ĐT Thanh Hóa – Lần I – 2019) Câu 38: Đột biến nào sau đây tạo điều kiện để tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa?

A. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể. B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

C. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể. D. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

(THPT Chuyên Sư Phạm – Hà Nội – Lần III – 2019) Câu 39: Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của operon Lac ở E.coli?

A. Gen điều hoà. B. Nhóm gen cấu trúc. C. Vùng vận hành (O). D. Vùng khởi động (P).

(THPT Chuyên Hùng Vương – Gia Lai – Lần II – 2019) Câu 40: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng NST trong tế bào?

A. Đột biến thể một. B. Đột biến đảo đoạn NST. C. Đột biến tứ bội. D. Đột biến tam bội.

(Sở GD&ĐT Tiền Giang – Lần I – 2019) Câu 41: Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến những chuỗi polypeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì

A. Mã di truyền có tính thoái hóa. B. ADN của vi khuẩn dạng vòng.

C. Mã di truyền có tính đặc hiệu. D. Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon.

(THPT Chuyên Quốc Học Huế – Lần III – 2019) Câu 42: Dùng cônsixin xử lí hợp tử có kiểu gen BbDd, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thểtạo ra thể tứ bội có kiểu gen

A. BBbbDDdd. B. BBbbDDDd. C. BBBbDDdd. D. BBbbDddd.

(Sở GD&ĐT Bắc Ninh – Lần II – 2019) Câu 43: Hình vẽ sau mộ tà một dạng đột biến cấu trúc NST:

Đột biến trên thuộc dạng

A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn. D. mất đoạn.

(Sở GD&ĐT Nghệ An – Lần I – 2021) II. Thông hiểu:

Câu 1: Khi nói về quá trình phiên mã, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN pôlimeraza.

B. Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm.

C. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.

D. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2017) Câu 2: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dịch mã là quá trình dịch trình tự các côđon trên mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

B. Quá trình dịch mã có sự tham gia của các nuclêôtit tự do.

C. Trong quá trình nhân đôi ADN, cả hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.

D. Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzim ADN pôlimeraza.

(7)

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2017) Câu 3: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AaBb, có một số tế bào xảy ra sự không phân li của tất cả các cặp NST ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, tạo ra các giao tử đột biến. Nếu giao tử đột biến này kết hợp với giao tử Ab thì tạo thành hợp tử có kiểu gen nào sau đây?

A. AAaBbb. B. AaaBBb. C. AAaBBb. D. AaaBbb.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2019) Câu 4: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về giai đoạn kéo dài mạch pôlinuclêôtit mới trên 1 chạc chữ Y trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ?

A. Sơ đồ IV. B. Sơ đồ I. C. Sơ đồ II. D. Sơ đồ III.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019) Câu 5: Alen M bị đột biến điểm thành alen m. Theo lí thuyết, alen M và alen m

A. chắc chắn có số nuclêôtit bằng nhau. B. luôn có số liên kết hiđrô bằng nhau.

C. có thể có tỉ lệ (A + T)/(G+X) bằng nhau. D. luôn có chiều dài bằng nhau.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2020) Câu 6: Khi nói về quá trình phiên mã ở tế bào nhân sơ, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nguyên liệu của quá trình phiên mã là các axit amin.

B. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN polimeraza.

C. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’  3’.

D. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tác bán bảo toàn.

(Đề Thi THPTQG Mã 221 – Đợt 2 – 2020) Câu 7: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của đột biến gen trong tiến hóa sinh vật?

A. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống.

B. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.

C. Đột biến gen xuất hiện nguồn biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa của sinh giới.

D. Đột biến gen làm xuất hiện các tính trạng mới làm nguyên liệu cho tiến hóa.

(THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc – Lần I – 2019) Câu 8: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operôn Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?

A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.

B. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của operôn Lac và tiến hành phiên mã.

C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã hóa tạo ra các phân tử mARN tương ứng.

D. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.

(THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc – Lần I – 2019) Câu 9: Một operon của vi khuẩn E.coli có 3 gen cấu trúc là X, Y và Z. Người ta phát hiện một dòng vi khuẩn đột biến trong đó sản phẩm của gen Y bị thay đổi về trình tự và số lượng axit amin còn các sản phẩm của gen X và Z vẫn bình thường. Nhiều khả năng trật tự của các gen cấu trúc trong operon này kể từ promoter là

A. X – Z – Y. B. Y – X – Z. C. Y – Z – X. D. X – Y – Z.

(8)

(THPT Chuyên Bắc Ninh – Lần II – 2019) Câu 10: Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là

A. làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào. B. tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền.

C. góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài. D. thể duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc (THPT Đội Cấn – Vĩnh Phúc – Lần I – 2019) Câu 11: Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể ở người, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nếu thừa 1 NST ở cặp số 23 thì người đó mắc hội chứng Tơcnơ.

B. Hội chứng Đao là kết quả của đột biến mất đoạn NST số 21.

C. Đột biến NST xảy ra ở cặp NST số 1 gây hậu quả nghiêm trọng vì NST đó mang nhiều gen.

D. Hội chứng tiếng mèo kêu là kết quả của đột biến lặp đoạn trên NST số 5.

(THPT Chuyên Lương Văn Tụy – Ninh Bình – Lần I – 2019) Câu 12: Một NST có trình tự các gen là ABCDE.FGH bị đột biến tạo ra NST mới có trình tự gen là

ABCHGF.ED. Dạng đột biến này

A. được vận dụng để loại bỏ những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng.

B. có thể làm thay đổi trạng thái hoạt động của gen.

C. được vận dụng để làm tăng số lượng alen của một gen nào đó trên NST.

D. làm gia tăng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể của loài.

(Sở GD&ĐT Hà Nội – Lần I – 2019) Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đột biến cấu trúc NST?

A. Đột biến cấu trúc NST có thể phát sinh do sự trao đổi chéo giữa hai crômatit trong một cặp NST.

B. Đột biến cấu trúc NST góp phần tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.

C. Đột biến cấu trúc NST gồm bốn dạng là mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.

D. Đột biến cấu trúc NST luôn gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản của sinh vật.

(Sở GD&ĐT Hà Nội – Lần I – 2019) Câu 14: Ý nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế điều hòa của operon Lac?

A. Enzyme ARN polimeraza bị biến đổi cấu trúc và bị bất hoạt.

B. Gen điều hòa không tổng hợp protein ức chế.

C. Protein ức chế chỉ hoạt động khi có mặt đường lactose.

D. Protein ức chế bị biến đổi cấu trúc không gian ba chiều và bị mất chức năng

(THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An – Lần II – 2019) Câu 15: Khi nói về thể đa bội ở thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thể đa bội lẽ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

B. Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa.

C. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.

D. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng bộ nhiễm sắc của loài lên một số nguyên lần của n.

(Cụm Các Trường Chuyên – Lần II – 2019) Câu 16: Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đột biến lệch bội xảy ra phổ biến ở động vật, ít gặp ở thực vật.

B. Thể đột biến tam bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính.

C. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thường không làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể.

D. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể thường không làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể

(THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh – Đắk Nông – Lần II – 2019)

(9)

Câu 17: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’  5’.

B. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia thảo xoắn phân tử ADN.

C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.

D. Kết thúc quá trình nhân đôi, từ một phân tử ADN tạo ra hai phân tử ADN con, trong đó có một ADN mới và một ADN cũ.

(THPT Chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương – Lần I – 2019) Câu 18: Khi nói về thể đa bội ở thực vật, phát biểu sau nào đây sai?

A. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

B. Thể tự đa bội ở thực vật có thể được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa.

C. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.

D. Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta có thể sử dụng phương pháp gây đột biến đa bội.

(THPT Chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương – Lần I – 2019) Câu 19: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN trong nhân ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).

B. Sự nhân đôi ADN diễn ra nhiều lần trong 1 chu kì tế bào.

C. Enzim ADN polimeraza tham gia tháo xoắn phân tử ADN.

D. Enzim ADN polimeraza tổng hợp các mạch mới theo chiều 3’  5’.

(THPT Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai – Lần I – 2019) Câu 20: Hình sau đây mô tả cơ chế hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli khi môi trường có đường lactôzơ. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Operon Lac bao gồm gen R, vùng 1, vùng 2 và các gen Z, Y, A.

B. Khi môi trường nội bào không có lactôzơ, chất X bám vào vùng 2 gây ức chế phiên mã.

C. Chất X được gọi là chất cảm ứng.

D. Trên phân tử mARN2 chỉ chứa một mã mở đầu và một mã kết thúc.

(Sở GD&ĐT Lào Cai – Lần I – 2019) Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng về đột biến gen?

A. Chỉ những đột biến gen xảy ra ở tế bào sinh dục mới gây ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật.

B. Đột biến chỉ có thể xảy ra khi có tác động của các nhân tố gây đột biến.

C. Đột biến thay thế cặp nucleotit trong gen sẽ dẫn đến mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột biến.

(10)

D. Base nito dạng hiếm khi tham gia vào quá trình nhân đôi ADN có thể làm phát sinh đột biến gen.

(Sở GD&ĐT Hải Phòng – Lần I – 2019) Câu 22: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đột biến chuyển đoạn trên 1 NST có thể làm tăng số lượng gen trên NST.

B. Đột biến lặp đoạn NST có thể làm cho 2 gen alen cùng nằm trên 1 NST.

C. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi hình dạng NST.

D. Đột biến mất đoạn NST thường xảy ra ở động vật mà ít gặp ở thực vật.

(Sở GD&ĐT Tiền Giang – Lần I – 2019) Câu 23: Khi nói về gen đa hiệu, ý nào dưới đây là đúng?

A. Sản phẩm của gen đa hiệu ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.

B. Gen đa hiệu điều chỉnh mức độ hoạt động của các gen khác.

C. Gen đa hiệu có thể tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao.

D. Gen đa hiệu có thể tạo ra nhiều loại mARN.

(THPT Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai – Lần II – 2019) Câu 24: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là

5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là

A. Pro – Gly – Ser – Ala. B. Gly – Pro – Ser – Arg. C. Ser – Arg – Pro – Gly. D. Ser – Ala – Gly – Pro.

(Sở GD&ĐT Đà Nẵng – Lần I – 2019) Câu 25: Trong tế bào của một loài thực vật lưỡng bội, xét 4 gen A, B, C, D. Trong đó gen A nằm trên NST số I, gen B nằm trên NST số II, gen C nằm trong ti thể, gen D nằm trong lục lạp. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu biểu nào sau đây đúng?

A. Khi gen C phiên mã, nếu có chất 5BU thấm vào tế bào thì có thể sẽ làm phát sinh đột biến gen đang thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.

B. Nếu gen D nhân đôi 10 lần thì các gen còn lại cũng nhân đôi 10 lần.

C. Nếu gen A nhân đôi 5 lần thì các gen B, C, D cũng đều nhân đôi 5 lần.

D. Trong mỗi tế bào, gen A chỉ có 2 bản sao nhưng gen C có thể có nhiều bản sao.

(Sở GD&ĐT Bình Phước – Lần I – 2020) Câu 26: Phát biểu nào sau đây về NST giới tính là đúng?

A. Ở tất cả các loài động vật, NST giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống giữa giới đực và giới cái.

B. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp NST giới tính XX, cá thể đực có cặp NST giới XY.

C. Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.

D. NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.

(THPT Chuyên Sư Phạm – Hà Nội – Lần II – 2020) Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đột biến gen?

A. Đột biến chỉ có thể xảy ra khi có tác động của các tác nhân gây đột biến

B. Chỉ những đột biến gen xảy ra ở tế bào sinh dục mới gây ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật

C. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit trong gen sẽ dẫn đến mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột biến.

D. Các bazơ nitơ dạng hiếm khi tham gia vào quá trình nhân đôi ADN có thể làm phát sinh đột biến gen.

(THPT Chuyên KHTN – Hà Nội – Lần III – 2020)

(11)

Câu 28: Hình vẽ dưới đây mô tả một cơ chế di truyền cấp độ phân tử đang diễn ra. Cấu trúc X trên hình vẽ là A. ADN ligaza.

B. ARN polimeraza.

C. Ribôxôm.

D. ADN polimeraza.

(THPT Cẩm Phả – Quảng Ninh – Lần II – 2020)

Câu 29: Ở một loài lưỡng bội (loài X), xét 2 tế bào thuộc cùng một cơ thể bình thường (tế bào 1 và tế bào 2) đang phân chia. Hình dưới đây mô tả một thời điểm trong quá trình phân chia của 2 tế bào. Các NST trong cặp tương đồng được kí hiệu bằng cùng một loại chữ

cái. Trong trường hợp quá trình phân chia xảy ra bình thường, theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tế bào 2 đang ở kì giữa của quá trình giảm phân II.

B. Các tế bào con của tế bào 1 có bộ NST không hoàn toàn giống nhau.

C. Số lượng NST trong các tế bào con của hai tế bào là giống nhau.

D. Tất cả các tế bào con của tế bào 1 đều phát triển thành giao tử.

(THPT Chuyên Hà Tĩnh – Lần III – 2020) Câu 30: Quan sát hình ảnh và cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng?

A. Dạng đột biến gen này được gọi là đột biến dịch khung.

B. Đột biến đã xảy ra ở bộ ba mã hóa thứ 3 của gen.

C. Gen đã bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit X – G bằng cặp T – A.

D. Mã di truyền từ bộ ba đột biến trở về sau sẽ bị thay đổi.

(THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu – Đồng Tháp – Lần I – 2020) Câu 31: Ở ruồi giấm, Alen A bị đột biển điểm thành alen a. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

A. Alen a và alen A có thể có số lượng nuclêôtit bằng nhau.

B. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.

C. Nếu đột biến mất cặp nuclêôtit thì alen a và alen A sẽ có chiều dài bằng nhau.

D. Alen a và alen A có thể có số liên kết hiđrô bằng nhau.

(THPT Chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương – Lần II – 2020) Câu 32: Alen M bị đột biến điểm thành alen m. Theo lí thuyết, alen M và alen m?

A. Có thể có tỉ lệ (A+T)/(G+X) bằng nhau. B. Chắc chắn có số nuclêôtit bằng nhau.

C. Luôn có số liên kết hiđrô bằng nhau. D. Luôn có chiều dài bằng nhau.

(THPT Chuyên Thái Bình – Lần III – 2020) Câu 33: Khi nói về đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây sai?

(12)

A. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong tế bào đa bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào lưỡng bội.

B. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu thường là tự đa bội lẻ.

C. Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n...) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường.

D. Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm.

(THPT Chuyên Thái Bình – Lần IV – 2020) Câu 34: Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục đực ở

một loài thú đã xảy ra hiện tượng được mô tả ở hình dưới đây:

Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Hiện tượng này xảy ra ở kỳ đầu của lần giảm phân II.

B. Tỉ lệ giao tử mang đột biến tạo ra từ tế bào này là 1/4.

C. Dạng đột biến trên làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào.

D. Dạng đột biến trên có thể tạo điều kiện làm xuất hiện những gen mới.

(THPT Chuyên Sơn La – Lần III – 2020)

Câu 35: Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là

A. Đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào nhân sơ là A, U, G, X.

B. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi pôlinuclêôtit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi pôlinuclêôtit.

C. Các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung còn các bazơ nitơ của ADN ở tế bào nhân sơ không liên kết theo nguyên tắc bổ sung.

D. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng vòng.

(THPT Chuyên Vĩnh Phúc – Lần II – 2020) Câu 36: Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN.

B. Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến.

C. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể phát sinh đột biến gen.

D. Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân lí, hoá ở môi trường hay do các tác nhân sinh học.

(Cụm Trường Sóc Sơn – Mê Linh – Hà Nội– 2020) Câu 37: Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi hình thái của NST và trật tự sắp xếp của các gen chứ không làm thay đổi số lượng gen có trên NST?

A. Đột biến mất, thêm hoặc thay thế một cặp nuclêôtit ở trên gen.

B. Đột biên đảo đoạn chứa tâm động và đột biến chuyển đoạn trên một NST.

C. Đột biến mất đoạn và đột biến lặp đoạn NST.

D. Đột biến mất đoạn và đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng.

(Cụm Trường Sóc Sơn – Mê Linh – Hà Nội– 2020) Câu 38: Nói về quá trình địch mã ở sinh vật nhân thực, phát biểu không đúng là:

A. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc (5’UAG3’) trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.

B. Bộ ba AUG là mã mở đầu với chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa aa foocmin mêtiônin.

C. Quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất.

(13)

D. Trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với từng ribôxôm riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm ribôxôm gọi là pôlixôm.

(THPT Hồng Quang– Hải Dương – Lần II – 2020) Câu 39: Ba loài cỏ hoang dại A, B, C có bộ nhiễm sắc thể lần lượt là 2n = 20; 2n = 26; 2n=30. Từ 3 loài này, đã phát sinh 5 loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa. Quá trình hình thành 5 loài mới này được mô tả trong bảng sau đây:

Loài I II III IV V

Cơ chế hình thành

Thể song nhị bội từ loài A

và loài B

Thể song nhị bội từ loài A

và loài C

Thể song nhị bội từ loài B

và loài C

Thể song nhị bội từ loài A

và loài I

Thể song nhị bội từ loài B

và loài III A. 46, 50, 56; 66; 82. B. 23; 25; 28; 33: 41. C. 46; 56; 50; 82; 66. D. 92; 100; 112; 132; 164.

(THPT Kim Liên – Hà Nội – Lần II – 2020) Câu 40: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong các loại đột biến gen, đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn đột biến mất một cặp nuclêôtit.

B. Ở sinh vật nhân sơ, đột biến thay thế một cặp nuclêôtit chỉ làm thay đổi một bộ ba ở trên phân tử mARN mà không làm thay đổi các bộ ba khác.

C. Chỉ khi có sự tác động của các tác nhân gây đột biến thì mới làm phát sinh đột biến gen.

D. Trong giảm phân, nếu phát sinh đột biến gen thì chắc chắn sinh ra đời con mang gen đột biến.

(Sở GD&ĐT Phú Thọ – Lần I – 2020) Câu 41: Giả sử một đoạn NST có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm a, b, c, d, e, g là các điểm trên NST. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nếu đảo đoạn ae thì sẽ làm thay đổi trật tự sắp xếp của 5 gen.

B. Nếu tế bào nguyên phân 5 lần thì các gen đều nhân đôi 5 lần.

C. Nếu bị mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí b thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của 4 gen. .

D. Nếu bị mất đoạn bỏ đi thì sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí đột biến cho đến cuối NST.

(THPT Chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định – Lần II – 2020) Câu 42: Phát biểu đúng với các thông tin trên hình

sau là

A. số loại giao tử tối đa của cặp NST này là 4.

B. mỗi gen trên cặp NST này đều có 2 trạng thái.

C. cặp NST này có 6 lôcut gen.

D. có 2 nhóm gen liên kết là PaB và Pab.

(Liên Trường THPT Nghệ An – Lần I – 2020) Câu 43: Khi nói về di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong phiên mã T của môi trường liên kết với A ở mạch mã gốc của gen.

B. Trong dịch mã, ADN trực tiếp làm khuôn để tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

C. Quá trình nhân đôi ADN và phiên mã đều thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.

D. ADN của tất cả các loài sinh vật đều có dạng mạch thẳng.

(Liên Trường THPT Nghệ An – Lần I – 2020)

(14)

Câu 44: Một prôtêin bình thường có 398 axit amin. Prôtêin đó bị biến đổi do axit amin thứ 15 bị thay thế bằng 1 axit amin mới. Dạng đột biến gen nào có thể sinh ra prôtêin biến đổi trên ?

A. Đột biến thêm cặp nucleotit ở bộ 3 mã hóa axit amin thứ 15.

B. Đột biến thay thế cặp nucleotit ở bộ 3 mã hóa axit amin thứ 15.

C. Đột biến mất cặp nucleotit ở bộ 3 mã hóa axit amin thứ 15.

D. Đột biến mất hoặc thêm cặp nucleotit ở bộ 3 mã hóa thứ 15.

(THPT Mai Anh Tuấn – Thanh Hóa – Lần II – 2020) Câu 45: Khi nói về đột biến gen ở các sinh vật, phát biểu nào sau đây chính xác?

A. Đột biến gen có tần số giống nhau ở hầu hết các gen trong tế bào, chúng đều là các biến đổi ở mức phân tử

B. Đột biến gen xảy ra trong các tế bào sinh dưỡng (soma) không được truyền cho đời con thông qua sinh sản hữu tính.

C. Chọn lọc tự nhiên có thể sáng tạo ra các alen thích nghi trong quần thể và thông qua đột biến gen mà các đột biến có thể truyền từ đời này qua đời khác.

D. Các đột biến gen trên nhiễm sắc thể đều phá vỡ trạng thái cân bằng trong hệ gen nên đều gây hại cho thể đột biến.

(THPT Quảng Xương I – Thanh Hóa – Lần II – 2020) Câu 46: Hình vẽ dưới đây mô tả cơ chế phát sinh một dạng đột biến cấu trúc NST. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dạng đột biến đó?

A. Cơ chế phát sinh đột biến là do sự trao đổi chéo trong cặp NST tương đồng.

B. Đột biến này đã làm thay đổi nhóm gen liên kết trên NST.

C. Sức sinh sản của thể đột biến thuộc dạng này không bị ảnh hưởng.

D. Đột biến này không làm thay đổi kích thước NST.

(THPT Quảng Xương I – Thanh Hóa – Lần II – 2020) Câu 47: Một gen mã hóa liên tục ở vi khuẩn mã hóa phân tử prôtêin A, sau khi bị đột biến đã điều khiển tổng hợp phân tử prôtêin B. Phân tử prôtêin B ít hơn phân tử prôtêin A một axit amin và có 3 axit amin mới. Giả sử không có hiện tượng dư thừa mã, thì những biến đổi đã xảy ra trong gen đột biến là

A. Mất 3 cặp nuclêôtit và thay thế 12 nuclêôtit.

B. Bị thay thế 15 cặp nuclêôtit.

C. Mất 3 cặp nuclêôtit thuộc phạm vi 5 bộ ba liên tiếp nhau trên gen.

D. Mất 3 cặp nuclêôtit thuộc phạm vi 4 bộ ba liên tiếp nhau trên gen.

(Sở GD&ĐT Bắc Ninh – Lần II – 2020) Câu 48: Hình vẽ dưới mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến

nào sau đây?

A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

B. Chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.

C. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

D. Chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể

(Sở GD&ĐT Bình Thuận – Lần I – 2020)

(15)

Câu 49: Một loài động vật, xét gen B trong nhân tế bào. Gen B bị đột biến điểm tạo thành alen b. Dự đoán nào sau đây đúng?

A. Alen b chắc chắn không được di truyền cho đời sau.

B. Chuỗi pôlipeptit do alen b mã hóa có thể không thay đổi so với chuỗi do gen B mã hóa.

C. Số nuclêôtit loại ađênin của alen b luôn ít hơn số nuclêôtit loại ađênin của gen B.

D. Alen b và gen B có thể hơn kém nhau 4 liên kết hiđrô.

(Sở GD&ĐT Hà Nội – Lần II – 2020) Câu 50: Ở một loài thực vật, từ một cặp NST ban đầu, trải qua các thế hệ đã tạo ra 4 NST 1, 2, 3, 4 có trật tự gen được mô tả như hình dưới đây.

Giả sử cặp NST ban đầu là NST bình thường thì trong các NST 1, 2, 3, 4, NST nào không phải là NST đột biến?

A. NST 1. B. NST 3. C. NST 4. D. NST 2.

(Sở GD&ĐT Hà Tĩnh – Lần III – 2020) Câu 51: Hình sau mô tả 2 cặp nhiễm sắc thể thường đã nhân đôi trong

giảm phân, các gen A, B, C mỗi gen đều có 2 alen phân bố trên 2 cặp nhiễm sắc thể.Nếu không có đột biến xảy ra, kết thúc giảm phân có thể tạo được loại giao tử nào dưới đây?

A.

A

1

A

2

C

1

.

B.

B

1

B

2

C

2

.

C.

A

1

B

2

C

1

.

D.

A

1

C

1

C

2

.

(Sở GD&ĐT Sơn La – Lần I – 2020) Câu 52: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.

B. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

C. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm.

D. Đột biển đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.

(THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu – An Giang – Lần I – 2021) Câu 53: Loại đột biến nào sau đây có thể làm cho gen cấu trúc thêm 3 liên kết hyđrô và chuỗi polipeptit tổng hợp theo gen đột biến có số lượng axit amin không thay đổi so với ban đầu. Biết rằng đột biến không ảnh hưởng bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc?

A. Thay thế 3 cặp G – X bằng ba cặp A – T trong cùng một bộ mã.

(16)

B. Mất 1 cặp A – T và 2 cặp G – X trong cùng một bộ mã.

C. Mất 4 cặp G – X và thêm 2 cặp A – T.

D. Thay thế 3 cặp A – T bằng ba cặp G – X trong cùng một bộ mã.

(THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu – An Giang – Lần I – 2021) Câu 54: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ở tế bào sinh dục, đột biến lệch bội chỉ xảy ra đối với cặp NST giới tính mà không xảy ra đối với cặp NST thường.

B. Ở cùng một loài tần số xảy ra đột biến lệch bội thể không nhiễm thường cao hơn đột biến lệch bội dạng thể một nhiễm.

C. Đột biến lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng hình thành nên thể khảm.

D. Đột biến lệch bội được phát sinh do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp NST tương đồng đều không phân ly.

(THPT Chuyên Thái Bình – Lần I – 2021) Câu 55: Đặc điểm chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ là:

A. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

B. Nuclêôtit mới được tổng hợp gắn vào đầu 3’ của chuỗi pôlinuclêôtit đang kéo dài.

C. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tải bàn.

D. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục

(THPT Chuyên Lào Cai – Lần I – 2021) Câu 56: Khi nói về đặc điểm của mã di truyền, kết luận nào sau đây đúng?

A. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

B. Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là cứ 3 nuclêôtit đứng kế tiếp nhau quy định 1 axit amin, trừ bộ ba kết thúc.

C. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một axit amin, trừ AUG và UGG.

D. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định, theo từng bộ ba theo chiều từ 3’ đến 5’ trên mARN.

(THPT Chuyên Lào Cai – Lần I – 2021) Câu 57: Hình vẽ sau mô tả một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST),

nhận định nào sau đây không đúng khi nói về dạng đột biến đó?

A. Dạng đột biến này có thể gây hại cho thể đột biến.

B. Dạng đột biến này làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

C. Đây là dạng đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

D. Dạng đột biến này làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.

(Sở GD&ĐT Ninh Bình – Lần I – 2021) Câu 58: Cho hình ảnh sau:

(17)

(a) Là trung tâm vận động của NST trong phân bào.

(b) Bảo vệ NST, giúp các NST không dính vào nhau.

(c) Vai của NST.

(d) Gồm 2 nhiễm sắc tử chị em dính với nhau suốt chiều dài nhiễm sắc thể nhờ protein Coshensin.

Đáp án đúng là:

A. 2b, 1a, 3d. B. 2b, 1d, 3c. C. 2b, 1a, 3c. D. 2d, 1a, 3c.

(THPT Chuyên Vĩnh Phúc – Lần II – 2021) Câu 59: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiên mã mà không có ở quá trình nhân đôi của ADN?

A. Chỉ diễn ra trên mạch gốc của từng gen riêng rẽ.

B. Sử dụng nuclêôtit làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp.

C. Sử dụng cả hai mạch của ADN làm khuôn để tổng hợp mạch mới.

D. Mạch pôlinuclêôtit được tổng hợp kéo dài theo chiều từ 5’ đến 3’.

(Sở GD&ĐT Ninh Bình – Lần I – 2021) Câu 60: Khi nói về mối liên quan giữa ADN, ARN và prôtêin ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quá trình phiên mã, dịch mã đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

B. Một phân tử ADN mang thông tin di truyền mã hoá cho nhiều phân tử prôtêin khác nhau.

C. ADN trực tiếp làm khuôn cho quá trình phiên mã và dịch mã.

D. ADN làm khuôn để tổng hợp ARN và ngược lại.

(THPT Chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa – Lần I – 2021) Câu 61: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mã di truyền?

A. Vì có 4 loại nucleotit khác nhau nên mã di truyền là mã bộ ba.

B. Trên phân tử mARN, bộ ba mở đầu AUG mã hóa axit amin mêtiônin ở sinh vật nhân thực.

C. Mã di truyền có tính phổ biến, chứng tỏ tất cả các loài sinh vật hiện nay được tiến hóa từ một tổ tiên chung.

D. Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa một loại axit amin.

(THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển – Cà Mau – Lần I – 2021) Câu 62: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trình tự của các aa trong chuỗi polipeptit phản ứng đúng trình tự của các mã bộ ba trên mARN.

B. Trong quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển trên mARN từ đầu 3’ đến đầu 5’ và chuỗi polipeptit được hình thành sẽ bắt đầu bằng nhóm amin và kết thúc bằng nhóm cacboxyl.

C. Sự kết hợp giữa bộ ba mã sao và bộ ba đối mã theo nguyên tắc bổ sung giúp axit amin tương ứng gắn chính xác vào chuỗi polipeptit.

D. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung.

(THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển – Cà Mau – Lần I – 2021) Câu 63: Hình vẽ sau mô tả 2 cặp NST thường của tế bào đã nhận đổi trong giảm phân. Các alen của 3 gen, A, B và D được kí hiệu bên dưới.

(18)

Khi kết thúc giảm phân, loại giao tử có thành phần gen nào sau đây có khả năng chiến tỉ lệ nhỏ nhất

A. ABD. B. aBD. C. Ab D. D. aBd.

(THPT Chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa – Lần III – 2021) III. Vận dụng:

Câu 1: Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.

II. Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã.

IV. Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 12 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 12 lần.

A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2017) Câu 2: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các gen trong một tế bào luôn có số lần phiên mã bằng nhau.

II. Quá trình phiên mã luôn diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.

III. Thông tin di truyền trong ADN được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ cơ chế nhân đôi ADN.

IV. Quá trình dịch mã có sự tham gia của mARN, tARN và ribôxôm.

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2018) Câu 3: Alen A ở vi khuẩn E. coli bị đột biến điểm thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Alen a và alen A có số lượng nuclêôtit luôn bằng nhau.

II. Nếu đột biến mất cặp nuclêôtit thì alen a và alen A có chiều dài bằng nhau.

III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.

IV. Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí giữa gen thì có thể làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí xảy ra đột biến cho đến cuối gen.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2018) Câu 4: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?

I. Đột biến đa bội. II. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

III. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể. IV. Đột biến lệch bội dạng thể một.

A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2018) Câu 5: Khi nói về đột biến điểm ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Gen đột biến luôn được truyền lại cho tế bào con qua phân bào.

(19)

II. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit có thể làm cho một gen không được biểu hiện.

III. Đột biến gen chỉ xảy ra ở các gen cấu trúc mà không xảy ra ở các gen điều hòa.

IV. Đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X không thể biến đổi bộ ba mã hóa axit amin thành bộ ba kết thúc.

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2018) Câu 6: Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

II. Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa.

III. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.

IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2018) Câu 7: Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc Z thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy định bị bất hoạt.

II. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã.

III. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã.

IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen điều hòa R thì có thể làm cho các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi môi trường không có lactôzơ.

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2018) Câu 8: Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phân tử mARN được phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T.

II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N.

III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì có thể tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới.

IV. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì luôn làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen này.

A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2018) Câu 9: Khi nói về thể dị đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra thể dị đa bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.

II. Ở thực vật có hoa, thể dị đa bội luôn tạo quả không hạt.

III. Từ thể dị đa bội có thể hình thành nên loài mới.

IV. Thể dị đa bội có thể được tạo ra bằng cách áp dụng kĩ thuật dung hợp tế bào trần kết hợp với nuôi cấy tế bào.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2018)

(20)

Câu 10: Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn , có bao nhiêu phát biểu sau hoạt động của E. coli đây đúng?

I. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc A thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy định bị bất hoạt.

II. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã.

III. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã.

IV. Khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế do gen điều hòa R quy định vẫn được tổng hợp.

A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2018) Câu 11: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến mất đoạn lớn thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến lặp đoạn.

II. Đột biến đảo đoạn được sử dụng để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.

III. Đột biến mất đoạn thường làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của một gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.

A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2018) Câu 12: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên một nhiễm sắc thể.

II. Đột biến chuyển đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.

III. Có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn.

IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.

A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

(Đề Thi THPTQG Mã 204 – 2018) Câu 13: Cho biết các côđon mã hóa một số loại axit amin như sau:

Côđon 5’GAU3’; 5’GAX3’ 5’UAU3’; 5’UAX3’ 5’AGU3’; 5’AGX3’ 5’XAU3’; 5’XAX3’

Axit amin Aspactic Tirôzin Xêrin Histiđin

Một đoạn mạch làm khuôn tổng hợp mARN của alen M có trình tự nuclêôtit là 3’TAX XTA GTA ATG TXA…ATX5’. Alen M bị đột biến điểm tạo ra 4 alen có trình tự nuclêôtit ở đoạn mạch này như sau:

Alen M1: 3’TAX XTG GTA ATG TXA…ATX5’.

Alen M2: 3’TAX XTA GTG ATG TXA…ATX5’.

Alen M3: 3’TAX XTA GTA GTG TXA…ATX5’.

Alen M4: 3’TAX XTA GTA ATG TXG…ATX5’.

Theo lý thuyết, trong 4 alen trên, có bao nhiêu alen mã hóa chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin bị thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do alen M mã hóa?

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019) Câu 14: Gen D ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau:

Mạch bổ sung Mạch gốc

Số thứ tự nuclêôtit trên mạch gốc

5’…ATG…

3’…TAX…

1

…GTG

…XAX 150

XAT…XGA GTA…GXT 151 181

…GAT…TAA…3’

…XTA …ATT…5’

898

Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi các côđon: 5'GUU3', 5'GUX3', 5'GUA3', 5'GUG3'; axit amin histiđin chỉ được mã hóa bởi các côđon: 5'XAU3, 5’XAX3”; chuỗi pôlipeptit do gen D quy định tổng hợp có 300 axit amin.

Có bao nhiêu dạng đột biến điểm sau đây tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen D quy định tổng hợp?

(21)

I. Đột biến thay thế cặp G – X ở vị trí 181 bằng cặp A – T.

II. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit ở vị trí 150.

III. Đột biến thay thế cặp G – X ở vị trí 151 bằng cặp X – G.

IV. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit ở vị trí 898.

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2021) Câu 15: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?

I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.

II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.

IV. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.

V. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

(THPT Đội Cấn – Vĩnh Phúc – Lần I – 2019) Câu 16: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.

II. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.

III. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.

IV. Dạng đột biến mất một cặp nu có thể sẽ làm mất nhiều bộ ba trên mARN.

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

(THPT Ngô Quyền – Hải Phòng – Lần I – 2019) Câu 17: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về NST ở sinh vật nhân thực?

I. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST, sợi nhiễm sắc có đường kính 700mm.

II. Vùng đầu mút của NST có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm cho các NST không đính vào nhau.

III. Thành phần chủ yếu của NST ở sinh vật nhân thực gồm ADN mạch kép và protein loại histon.

IV. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là 30nm và 300mm.

A. 1. B. 4. C. 3. D. 2

(THPT Chuyên Bắc Ninh – Lần III – 2019) Câu 18: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến cấu trúc NST?

I. Đột biến mất đoạn luôn đi kèm với đột biến lặp đoạn NST.

II. Đột biến chuyển đoạn diễn ra do sự trao đổi các đoạn NST giữa các crômatit trong cặp tương đồng. III. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng gen trên một NST.

IV. Đột biến mất đoạn có thể làm mất một hoặc một số gen tren NST.

V. Đột biến cấu trúc chỉ diễn ra trên NST thường mà không diễn ra trên NST giới tính

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

(Cụm Các Trường Chuyên – Lần I – 2019) Câu 19: Có bao nhiêu phát biểu sai trong số các phát biểu sau:

I. Khi so sánh các đơn phân của ADN và ARN, ngoại trừ T và U thì các đơn phần còn lại đều đổi một có cấu trúc giống nhau, ví dụ đơn phần A của ADN và ARN có cấu tạo như nhau.

(22)

II. Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trình tự các nuclêôtit.

III. Trong tế bào, rARN và tARN bền vững hơn mARN.

IV. Trong quá trình nhân đôi ADN có 4 loại nuclêôtit tham gia vào việc tổng hợp nên mạch mới.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

(Cụm Các Trường Chuyên – Lần I – 2019) Câu 20: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng, khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?

I. Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.

II. Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

III. Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.

IV. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

(THPT Chuyên Lê Thánh Tông – Quảng Nam – Lần I – 2019) Câu 21: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến chuyển đoạn giữa hai NST tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.

II. Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn trong một NST chỉ làm thay đổi trật tự sắp xếp các gen trên NST, không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trong nhóm gen liên kết.

III. Đột biến chuyển đoạn chỉ xảy ra trong một NST hoặc giữa hai NST không tương đồng.

IV. Chuyển đoạn giữa hai NST không tương đồng làm thay đổi hình thái của NST.

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

(THPT Chuyên Bắc Ninh – Lần I – 2019) Câu 22: Ở một loài, NST số 1 có trình tự sắp xếp các gen: ABCDEGH. Sau khi bị đột biến, NST này có cấu trúc ABCDEDEGH. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Dạng đột biến này không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.

II. Dạng đột biến này được sử dụng để chuyển gen loài này sang loài khác.

III. Dạng đột biến này không làm thay đổi hình thái của NST.

IV. Dạng đột biến này có thể làm tăng hoặc giảm lượng sản phẩm của gen.

A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.

(THPT Trần Nguyên Hãn – Hải Phòng – Lần I – 2019) Câu 23: Trong tế bào của một loài thực vật lưỡng bội, xét 6 gen A, B, C, D, E, F. Trong đó gen A và B cùng nằm trên NST số 1 , gen C và D cùng nằm trên NST số 2, gen E nằm trong ti thể, gen F nằm trong lục lạp. Biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?

I. Nếu gen C nhân đôi 3 lần thì gen D cũng nhân đôi 3 lần.

II. Nếu gen A phiên mã 20 lần thì gen B cũng phiên mã 20 lần.

III. Nếu đột biến thể một xảy ra ở cặp NST số 2 thì gen C chỉ có 1 bản sao.

IV. Khi gen F nhân đôi 1 số lần, nếu có chất 5BU thấm vào tế bào thì có thể phát sinh đột biến gen dạng thay thế cặp A – T bằng cặp G – X

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

(THPT Trần Nguyên Hãn – Hải Phòng – Lần I – 2019) Câu 24: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?

I. Đột biến cấu trúc NST có thể xảy ra do tác nhân vật lý như tia phóng xạ.

II. Đột biến cấu trúc NST xảy ra do rối loạn trong quá trình phân ly và tổ hợp của NST.

III. Ở người, hội chứng tiếng mèo kêu và hội chứng đao có nguyên nhân gây bệnh do đột biến cấu trúc NST.

(23)

IV. lặp đoạn ở đại mạch làm tăng hoạt tính của enzyme amilaza có ý nghĩa trong sản xuất rượu bia.

V. Đột biến đảo đoạn là dạng đột biến làm cho m

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tổng số NST có trong các tế bào con được tạo thành qua nguyên phân 4 lần liên tiếp từ một tế bào sinh dưỡng của loài này là 383 nhiễm sắc thể đơn.. Biết các

Trong trường hợp cây tứ bội khi giảm phân tạo ra các giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường và không có đột biến xảy ra, cây tứ bội có kiểu gen Aaa1a1 tự

Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân II, Giảm phân I diễn ra

Xác định số tế bào mới được tạo ra cùng với số nhiễm sắc thể theo trạng thái của chúng từ một hợp tử của loài phân bào tại thời điểm 59 giờ 30 phút là bao nhiêu..

Cắt, nối ADN của tế bào cho plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp Câu 35: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân chỉ

Khi các tế bào sinh tinh của 1 cơ thể đực giảm phân, ở một số tế bào có một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường

(2) Đột biến gen lặn ở tế bào xôma thường biểu hiện ở một phần của cơ thể tạo nên thể khảm và không di truyền được qua sinh sản hữu tính.. (3) Đột biến gen trội

Trong điều kiện không phát sinh đột biến gen, những thể tứ bội có thể được tạo ra bằng cách đa bội hoá bộ nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp