• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 25.2.2022 Tiết 25,26 Ngày dạy:

ÔN TẬP THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU, CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Hiểu đặc điểm về nội dung và hình thức, công dụng của trạng ngữ, tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.

- Hiểu khái niệm câu chủ động, câu bị động, mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

2. Kỹ năng:

- Nhận ra các loại trạng ngữ trong câu

- Biết cách sử dụng, thêm trạng ngữ cho câu, chuyển câu chủ động thành câu bị động và ngược lại

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu thích tiếng Việt,ý thức tự giác học tập.

4. Năng lực và phẩm chất

- Năng lực chung: Tự học, hợp tác, tư duy, nghiên cứu...

- Năng lực riêng: sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ văn học...

- Phẩm chất: tự giác, chăm chỉ...

II. Chuẩn bị của GV & HS

- G: Nghiên cứu Sgk, Sgv,TLTK, TL chuẩn NV; ƯDCNTT - H: đọc trước bài học

III. Phư ơng pháp :

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, quy nạp, nêu & GQVĐ, thảo luận.

- Kĩ thuật: Động não, hỏi và trả lời, viết tích cực, hoàn tất 1 nhiệm vụ, chia nhóm.

IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục 1. Ổn định tổ chức:1’ 7B

2. Kiểm tra bài cũ:

Không 3- Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Thời gian: 5 phút

- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS - Phương pháp: vấn đáp

- Cách tiến hành:

(2)

B1: GV giao nhiệm vụ:

Thêm trạng ngữ cho câu sau: học sinh nô đùa.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân, trả lời B3: Báo cáo kết quả:

Vào giờ ra chơi, trên sân trường, học sinh nô đùa.

B4: GV chốt, dẫn vào bài:

Tiết học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập về thêm trạng ngữ cho câu và chuyển câu chủ động thành câu bị động.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Thời gian: 5 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức về thêm trạng ngữ cho câu và chuyển câu chủ động thành câu bị động.

-Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, nhóm - Kĩ thuật: động não

- Cách tiến hành:

B1: GV giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm, điền vào phiếu học tập:

Thêm trạng ngữ cho câu Chuyển câu CĐ thành câu BĐ

- Ý nghĩa: - Khái niệm câu CĐ:

- Hình thức: - Khái niệm câu BĐ:

- Tác dụng: - Mục đích của việc chuyển đổi câu CĐ

thành câu BĐ:

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nhớ lại kiến thức, trao đổi suy nghĩ và trả lời B3: Báo cáo kết quả

Dự kiến kết quả:

Thêm trạng ngữ cho câu Chuyển câu CĐ thành câu BĐ - Ý nghĩa:Xác định thời gian, nơi chốn,

nguyên nhân mục đích, phương tiện cách thức diễn ra sự việc

- Khái niệm câu CĐ: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện 1 hoạt động hướng vào người, vật khác.

- Hình thức:Có thể đứng đầu, giữa, hoặc cuối câu.

Phân biệt TN với CN và VN khi nói bằng quãng nghỉ, khi viết bằng dấu “,”

- Khái niệm câu BĐ: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.

- Tác dụng:Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc, làm nội dung câu đầy đủ, chính xác.

Nối kết các câu, đoạn với nhau, góp phần làm cho chúng mạch lạc.

- Mục đích của việc chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ: nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành 1 mạch văn thống nhất.

B4: HS nhận xét, bổ sung

(3)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Thời gian: 17phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức vận dụng làm bài tập - Phương pháp: vấn đáp, nhóm

- Cách tiến hành:

B1: GV giao nhiệm vụ:

Làm bài tập

Câu 1: Trạng ngữ là gì ? A. Là thành phần chính của câu B. Là thành phần phụ của câu C. là biện pháp tu từ trong câu

D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt

Câu 2: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào ? A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị

B. Theo vị trí của chúng trong câu

C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau D. Theo mục đích nói của câu

Câu 3: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “ Dần đi ở từ năm chửa mười hai.

Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao) ? A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai

B. Khi ấy

C. Đầu nó còn để hai trái đào D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 4: Trạng ngữ “ Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

(4)

B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 5: Trạng ngữ “ Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì ?

A. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu B. Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu 6: Trong câu, trạng ngữ bao giờ cũng được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai ?

A. Đúng B. Sai

Câu 7: Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân . Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

(Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

(Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

(Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

(5)

A. Câu a B. Câu b C. Câu c D. Câu d

Câu 8: Trạng ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì?

Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.

(Đặng Thai Mai) A. Chỉ thời gian B. Chỉ nơi chốn C. Chỉ phương tiện D. Chỉ nguyên nhân

Câu 9: Thế nào là câu chủ động ?

A. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác.

B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào.

C. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ D. Là câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ.

Câu 10: Thế nào là câu bị động ?

A. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác

B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào

(6)

C. Là câu có thể rút gọn thành phần chủ ngữ D. Là câu có thể rút gọn các thành phần phụ

Câu 3: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại trong mỗi đoạn văn nhằm mục đích gì ?

A. Để câu văn đó nổi bật hơn

B. Để liên kết đoạn văn trước đó với đoạn văn đang triển khai

C. Để tránh lặp lại kiểu câu và liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

D. Để câu văn đó đa nghĩa hơn.

Câu 12: Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động ? A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.

B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường.

C. Thuyền bị gió làm lật.

D. Ngôi nhà đã bị ai đó phá.

Câu 13: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động ? A. Mẹ đang nấu cơm.

B. lan được thầy giáo khen.

C. Trời mưa to.

D. Trăng tròn.

Câu 14: Trong đoạn văn sau, câu nào là câu bị động ?

Từ thuở nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ. Bà mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình thương con. Tố Hữu mô côi mẹ từ năm 12 tuổi và một năm sau lại xa gia đình vào học trường Quốc học Huế. ( Nguyễn Văn Long)

A. Bà mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất

(7)

giàu tình thương con.

B. Từ thuở nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ.

C. Tố Hữu mô côi mẹ từ năm 12 tuổi và một năm sau lại xa gia đình vào học trường Quốc học Huế.

D. Cả A, B, C đều là câu chủ động.

Câu 15: Trong các câu có từ được sau đây, câu nào là câu bị động ? A. Cha tôi xinh được hai người con.

B. Gia đình tôi chuyển về Hà Nội được mười năm rồi.

C. Bạn ấy được điểm mười.

D. Mỗi lần được điểm cao, tôi lại được ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới.

Câu 16: Trong các câu co từ bị sau, câu nào không là câu bị động ? A. Ông tôi bị đau chân.

B. Tên cướp đã bị cảnh sát bắt giam và đang chờ ngày xét xử.

C. Khu vườn bị cơn bão làm cho tan hoang.

D. Môi trường đang ngày càng bị con người làm cho ô nhiễm hơn.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời B3: Báo cáo kết quả:

Dự kiến kết quả:

1. B 2.A, 3.B, 4.C, 5.A, 6.B, 7.B, 8.C, 9.A, 10.B, 11.C, 12.A, 13.B, 14.B, 15.D, 16.A

B4: HS nhận xét, đánh giá GV nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống thực tiễn - Phương pháp: giao nhiệm vụ

- Thời gian: 15 phút - Cách thức tiến hành:

B1: GV giao nhiệm vụ:

Viết đoạn văn (4-6 câu) chủ đề tự chọn có sử dụng câu bị động.

(8)

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HĐ cá nhân, HĐ chung cả lớp B3: Báo cáo kết quả:

Một buổi sáng thứ hai đẹp trời, em tung tăng cắp sách tới trường với niềm vui hân hoan của một tuần mới. Vừa tới cổng trường, em bắt gặp hai bạn trai đang đu cành cây trông rất nguy hiểm. Cành cây oằn xuống như sắp gãy, lá cây rụng tứ tung còn hai bạn thì cười đùa thích thú. Thấy vậy, em tiến lại và nói:"Hai bạn không nên làm thế. Nhà trường đã có nội quy không không đc trèo cây, đu cành và phải bảo vệ cây xanh cơ mà. Các bạn làm vậy thì cây sẽ bị chết, lấy đâu ra bóng mát cho chúng ta vui chơi." Hai bạn được em nhắc nhở thì tỏ vẻ ăn năn, hối lỗi lắm. Hai bạn liền xin lỗi em. Rồi em rủ hai bạn chơi đá cầu thật vui. Các bạn ơi! Chúng ta hãy chấp hành đúng nội quy nhà trường nhé! Hãy cùng bảo vệ cây xanh!

B4: HS nhận xét, đánh giá GV nhận xét, đánh giá 4. Củng cố (1’)

- đặc điểm về nội dung và hình thức, công dụng của trạng ngữ, tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.

- khái niệm câu chủ động, câu bị động, mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

5. Hướng dẫn về nhà (1’) -Hoàn thiện đoạn văn.

E- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ngược lại, nếu chúng ta quan hệ với những người sống tốt đẹp sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, có ích cho sự hình thành và phát triển nhân

- Năng lực tự chủ và tự học: xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước,

* HS hoàn thành một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó

- Năng lực tự học: tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, hình ảnh giản dị từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người

GV giới thiệu bài: Các em vừa được ôn lại về Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, Một số biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ), Câu phân loại theo mục

- Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.. - Phương pháp – KT: Hoạt động nhóm, nêu và

Câu 5: Trong từng bước phân loại bằng khóa lưỡng phân từ đầu đến cuối người ta luôn phân loại các loài sinh vật thành mấy nhóm..

Khi thử máu để truyền, với máu của vợ bác sĩ thì bị kết dính, với máu bác sĩ thì không bị kết dính.. Nhóm máu O