• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:………… Tiết 1 Ngày giảng:………….

BÀI 1: TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ

I. Mục tiêu bài dạy 1. Về kiến thức

- Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của con người, cần phải tự

chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.

- Hiểu được ý nghĩa của tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và nêu được cách tự

chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.

2. Về kĩ năng

* Kĩ năng bài học

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và người khác.

- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống, lập kế hoạch rèn luyện sức khỏe.

- Biết đặt ra kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó.

* Kĩ năng sống:

- Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện sức khỏe.

- Kĩ năng lập kế hoạch rèn luyện sức khỏe.

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá về việc chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và bạn bè.

3. Về thái độ

- Có ý thức tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

4. Phát triển năng lực - Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực sáng tạo - Năng lực tự quản lý

- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác

* Tích hợp giáo dục đạo đức: Học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe

* Tích hợp tư tưởng HCM: Chăm luyện tập TDTT để rèn luyện sức khoẻ II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của thầy

- SGK, SGV, giáo án, tài liệu, sử dụng máy chiếu chiếu một số ảnh về tác hại của nghiện hút thuốc lá, rượu bia,

2. Chuẩn bị của trò

- Học sinh: SGV, vở, đồ dùng học tập, đọc trước bài mới III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Phương pháp đàm thoại, thảo luận, thực hành, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.

- Kĩ thuật hỏi trả lời, giao nhiệm vụ, chia nhóm, trình bày 1 phút

phê phán, đánh giá về việc chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và bạn bè.

IV. Các hoạt động dạy và học 1 Ổn định tổ chức lớp (1’)

(2)

2. Kiểm tra bài cũ (3’)

GV kiểm tra việc chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập của học sinh.

- Giới thiệu sơ lược về chương trình môn học Giáo dục công dân lớp 6: chương trình GDCD lớp 6 gồm có 18 bài, chia làm 2 phần:

+ Phần đạo đức (11 bài) + Phần pháp luật (7 bài)

Đây là chương trình kế thừa và phát triển kết quả việc học môn đạo đức ở bậc Tiểu học và sẽ tiếp nối ở các lớp và bậc học sau. Những bài học này sẽ góp phần giúp các em hình thành xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức, biết cách ứng xử để giải quyết các mối quan hệ thường ngày phù hợp với yêu cầu của xã hội và sự phát triển của bản thân các em. Các em dần tự hoàn thiện mình, trở thành người tích cực, năng động có

đời sống tình cảm phong phú,…

3. Giảng bài mới:

* Hoạt động khởi động (1’)

Giới thiệu bài: Cha ông ta thường nói “Có sức khỏe là có tất cả”, “Sức khỏe quý

hơn vàng”, hay những lời chúc sức khỏe trong dịp năm mới, sinh nhật…chúng ta vẫn thường dành cho nhau. Tại sao sức khỏe lại đáng quý như vậy và chúng ta phải làm gì để

thân thể khỏe mạnh, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay…

* Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính

*Hoạt động 1: Hướng đẫn học sinh tìm hiểu phần truyện đọc.

- Thời gian (10’)

- Mục tiêu: Học sinh biết sức khoẻ là rất quan trọng đối với mỗi người. Rèn luyện thân thể thường xuyên sẽ giúp chúng ta có được một sức khỏe tốt và đem lại những điều thật kỳ diệu

- Phương pháp: đàm thoại, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi trả lời, chia nhóm

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân, nhóm

GV gọi HS đọc truyện “Mùa hè kì diệu”, sgk/3.

HS đọc truyện

HS nhận xét bạn đọc, GV nhận xét.

? Truyện kể về ai và về việc gì?

HS: Truyện kể về Minh đã tự biết rèn luyện thân thể

(mùa hè này Minh được đi tập bơi và đã biết bơi.

- Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách luyện tập thể thao).

1, Trong năm trước Minh có vóc dáng như thế nào? Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?

2. Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?

Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bàn trả lời các câu hỏi

Thời gian: 2 phút

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

1. Truyện đọc “Mùa hè kì diệu”

* Đọc

* Nhận xét

(3)

HS:

- Trong lớp Minh vào loại thấp nhất. Trong mùa hè

vừa qua, chân tay Minh rắn chắc, dáng đi nhanh nhẹn trông như cao hẳn.

- Minh đi tập bơi trong suốt mùa hè theo hướng dẫn của thầy giáo dạy TD.

GV kết luận và ghi bảng

=> Minh đã biết chăm sóc và rèn luyện thân thể để có sức khoẻ dồi dào hơn.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính

* Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài học - Thời gian: 10 phút

- Mục tiêu: HS hiểu được vai trò của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể , ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân, cách chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.

- Kĩ thuật chia nhóm, trình bày 1 phút.

- Phương tiện SGK, SGK, tài liệu tham khảo - Hình thức cá nhân, nhóm

? Theo các em sức khỏe có cần cho mỗi người không? Tại sao?

HS: Sức khoẻ cần thiết cho mỗi người vì sức khoẻ là

vốn quý, nếu không có sức khỏe thì ta chẳng làm gì

được.

GV: Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận các nội dung sau: ? Ý nghĩa của việc chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Về mặt thể chất - Về mặt tinh thần

? Mặt trái của việc không rèn luyện thân thể (Thời gian: 4 phút)

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét lẫn nhau

* Về mặt thể chất: Sức khoẻ tốt giúp cho chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, năng suất cao.

* Về mặt tinh thần: cuộc sống của ta thêm lạc quan, vui vẻ, thoải mái, yêu đời.

* Mặt trái của việc không rèn luyện thân thể

- Sức khỏe yếu ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập GV chốt kiến thức:

- Sức khoẻ tốt giúp cho chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, năng suất cao, đảm bảo chất lượng cuộc sống. Cuộc sống của ta thêm lạc quan, vui vẻ, thoải mái, yêu đời.

- Nếu sức khoẻ không tốt, ngồi học uể oải, mệt mỏi, không tiếp thu bài giảng, về nhà không học bài dẫn đến kết quả kém.

2. Nội dung bài học

a. Vai trò của thân thể, sức khỏe

- Sức khỏe là vốn quý.

b. Ý nghĩa của việc chăm sóc, rèn luyện thân thể

- Sức khỏe tốt giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan, vui vẻ…

- Tránh xa các tệ nạn xã hội.

(4)

- Sức khoẻ không đảm bảo thì công việc khó hoàn thành, có thể phải nghỉ làm việc gây ảnh hưởng nhiều đến tập thể, thu nhập giảm.

- Tinh thần buồn bực khó chịu, chán nản, không hứng thú tham gia các hoạt động tập thể.

? Từ kinh nghiệm cá nhân, hiểu biết của mình theo em để có sức khỏe tốt ta phải làm gì?

HS:

- Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng.

- Vệ sinh cá nhân, nơi ở, khu dân cư…sạch sẽ.

- Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày.

- Phòng bệnh hơn chữa bệnh, khi mắc bệnh phải tích cực chữa cho khỏi bệnh.

- Có kế hoạch rèn luyện cụ thể.

? Theo em ăn uống như thế nào được gọi là ăn uống điều độ?

HS: Ăn uống đảm bảo vệ sinh, đủ chất dinh dưỡng GV chốt

- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

- Không nên ăn quá nhiều mà không chịu vận động.

- Nếu ăn quá nhiều sẽ mắc chứng bệnh béo phì, trí não giảm thiểu.

- Nếu ăn uống không đầy đủ sẽ dẫn đến còi xương suy dinh dưỡng…

? Theo em hàng ngày có những công việc gì thể hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ?

HS: Vệ sinh cá nhân buổi sáng.

Rửa tay trước khi ăn.

Ăn sạch, ở sạch, ăn chín, uống sôi...

? Hàng ngày em có tập thể dục không? Em thường tập vào thời gian nào?

HS1: Em tập thể dục vào buổi sáng HS2: Em tập vào buổi chiều

GV bổ sung sức khỏe không chỉ bẩn sinh mà có, nó

còn do rèn luyện mà thành, bên cạnh đó môi trường sống cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Vì vậy chúng ta cần phải xây dựng môi trường sống trong sạch vì chính chúng ta và

những người xung quanh. Bắt đầu ngay từ việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, ở nhà, những nơi công cộng…

? Em hãy kể một tấm gương về tự chăm sóc, rèn luyện thân thể mà em biết?

HS: Chủ tịch Hồ Chí Minh…

GV chiếu hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tập thể dục thể thao.

- Bác cũng luôn khuyên mọi người dân thường xuyên tham gia thể thao, đặc biệt trong bài “Sức khỏe và thể

dục”: “…Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời

c. Cách chăm sóc, rèn luyện thân thể

- Để có sức khỏe tốt : + Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

+ Ăn uống điều độ, đủ chất.

+ Luyện tập thể dục, năng chơi thể thao.

+ Tích cực phòng, chữa bệnh.

(5)

sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe”. Có sức khỏe mới có thể học tập tốt, có sức khỏe, có tri thức xây dựng nước nhà.

? Em học được điều gì từ Bác?

- Tính siêng năng, kiên trì

- Tinh thần rèn luyện baảo ệ sức khỏe (Tích hợp phổ biến, giáo dục pháp luật)

GV: Pháp luật quy định: Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể;

được đảm bảo vệ sinh trogn lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về

chuyên môn, y tế.

- Tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khỏe nhân dân để giữ gìn sức khỏe cho mình và mọi người.

? Nếu bị dụ dỗ hút, hít các chất gây nghiện em sẽ

phản ứng như thế nào?

HS: Tránh xa vì nó rất nguy hiểm, gây hại đến cho sức khoẻ và nhân cách con người.

? Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về vấn đề sức khỏe và bảo vệ sức khỏe?

HS: Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.

Cơm không rau, như đau không thuốc.

Chẳng ốm, chẳng đau làm giàu mấy chốc.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính

*Hoạt động 3: Luyện tập - Thời gian 15 phút

- Mục tiêu: HS luyện tập thực hành - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm...

- Kĩ thuật chia nhóm

- Phương tiện SGK, SGV, máy chiếu - Hình thức: cá nhân, nhóm

GV: HS đọc yêu cầu bài tập trong SGK/4

- HS hoạt động cá nhân ý a,b

3. Luyện tập

Bài tập a (sgk/4)

- Những việc làm biểu hiện biết tự chăm sóc sức khỏe:

+ Mỗi buổi sáng Đông đều tập thể dục.

+ Hằng ngày, Bắc đều súc miệng nước muối.

+ Trời nóng, nhưng Tuấn cứ thấy trong người lành lạnh. Sờ lên trán thấy nóng.

Tuấn vội nói với mẹ, cho ra trạm y tế để

khám bệnh.

Bài tập b (sgk/4)

(6)

- HS hoạt động theo nhóm bàn ý c HS: Tác hại của thuốc lá, rượu bia ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội.

GV chiếu một số hình ảnh về tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu bia.

? Những hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ gì?

HS: Tác hại của tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người GV nhận xét, cho điểm nhóm có kết quả tốt.

Bài tập vận dụng

Bản thân em đã làm gì để rèn luyện sức khỏe. Hãy viết một đoạn văn ngắn và trình bày trước lớp.

- HS trình bày trước lớp - Các bạn trong lớp nhận xét

Sáng dậy sớm tập thể dục đều đặn, quàng khăn ấm khi trời lạnh, …

Bài tập c(sgk/4)

- Tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu bia, đến sức khỏe con người:

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân: sức khỏe giảm sút, gầy yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan trong cơ thể (gan, phổi, dạ dày…).

+ Ảnh hưởng đến gia đình: ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình, kinh tế, việc chăm sóc, giáo dục con cái…

+ Ảnh hưởng đến xã hội: Hút thuốc lá có

hại đến những người xung quanh, nhiều tệ

nạn xã hội xảy ra…

4. Củng cố (2’)

? Nêu vai trò của sức khỏe đối với mỗi con người, làm thế nào để có sức khỏe tốt?

5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà (3’)

* Hướng dẫn về nhà:

- Học bài, làm bài tập trong vở bài tập.

- Tự đặt cho mình một kế hoạch luyện tập thể dục.

- Tìm hiểu tấm gương tích cực chăm sóc, rèn luyện thân thể.

* Chuẩn bị bài mới: “Siêng năng, kiên trì”

- Tìm những tấm gương về siêng năng, kiên trì.

- Đọc truyện đọc trả lời câu hỏi

? Bác đã tự học và nói được những ngôn ngữ nào?

? Bác đã tự học tiếng nước ngoài như thế nào?

? Trong quá trình tự học, Bác Hồ đã gặp những khó khăn gì? Bác đã vượt qua những khó khăn đó bằng cách nào?

? Bản thân em đã làm gì thể hiện tính siêng năng, kiên trì

- Sưu tầm tranh ảnh về những tấm gương siêng năng, kiên trì

V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm

Mục tiêu: Trình bày được: thân mọc dài ra la do sự phân chia của mô phân sinh (ở phần ngọn và lóng của một số loài)1. Phương pháp: thảo luận nhóm, đặt vấn đề,

- Phương pháp: Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học: động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời,

- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành, hoạt cá nhân, hoạt động nhóm.. - Hình thức tổ chức:

+ Giúp các em biết được 1 số biển báo hiệu an toàn giao thông quan trọng - Hình thức: dạy học tình huống. - Phương pháp: nêu vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình,

- Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu được quyền của trẻ em qua truyện đọc - Hình thức: dạy học tình huống.. - Phương pháp: nêu vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình,

Phương pháp: Thực hành, trực quan, nghiên cứu, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thuyết trình.. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, động não,

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa.. - Phương pháp dạy học: Đàm thoại, hoạt động nhóm, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật chia