• Không có kết quả nào được tìm thấy

(1)TUẦN 26-27 MÔN: ĐỊA CHƯƠNG 6: TRÁI ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT BÀI 19: LỚP ĐẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT (2 tiết) I

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "(1)TUẦN 26-27 MÔN: ĐỊA CHƯƠNG 6: TRÁI ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT BÀI 19: LỚP ĐẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT (2 tiết) I"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 26-27

MÔN: ĐỊA

CHƯƠNG 6: TRÁI ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT BÀI 19: LỚP ĐẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT

(2 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh đọc.

Học sinh nắm được:

- Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.

-Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.

- Kể được tên một số nhóm đất điển hình trên thế giới.

- Xác định được trên bản đồ một số nhóm đất ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới.

II. GIAO NHIỆM VỤ: Học sinh trả lời vào tập nháp.

Dựa vào nội dung sách giáo khoa hãy cho biết:

Câu 1.Thành phần của lớp đất?

Câu 2. Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất?

Câu 3.Thành phần nào quan trọng nhất?

Câu 4. Đất có những tầng nào? Tầng nào chứa mùn và có nhiều chất dinh dưỡng?

Câu 5. Quá trình hình thành của đất chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào?

(Học sinh hoàn thành câu trả lời vào bảng theo mẫu sau):

Nhân tố Vai trò, tác động vào quá trình hình thành đất Đá mẹ

Sinh vật Khí hậu Nhân tố khác

III. NỘI DUNG BÀI HỌC: Học sinh ghi vào tập.

1. Lớp đất và các thành phần chính của đất và tầng đất ( tiết 1) a. Lớp đất

- Lớp đất là lớp vật chất mỏng, tơi xốp bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

b. Các thành phần chính của đất

- Các thành phần chính của đất: chất vô cơ, chất hữu cơ, nước, không khí c. Tầng đất

- Có 4 tầng đất chính: Tầng hữu cơ, tầng đất mặt, tầng tích tụ, tầng đất mẹ.

2. Các nhân tố hình thành đất (tiết 2)

- Đá mẹ: Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.

(2)

- Sinh vật: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất; góp phần tích tụ, phân huỷ và biến đổi chất hữu cơ.

- Khí hậu: Tham gia vào quá trình hình thành đất được biểu hiện qua lượng mưa và nhiệt độ.

- Nhân tố khác: Địa hình, thời gian và con người.

3. Một số nhóm đất điển hình trên thế giới.

- Một số nhóm đất điển hình trên thế giới: đất Pốt-dôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, đất khác.

- Các nhóm đất điển hình ở:

+ Lục địa Á-Âu: đất pốt-dôn (Châu Âu), đất vàng (Châu Á).

+ Lục địa Phi: đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

IV. LUYỆN TẬP: Học sinh làm vào tập.

Câu 1. Nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất? Giải thích vì sao em chọn nhân tố đó.

Câu 2. Dựa vào nội dung đã học và những hiểu biết của em, hãy sưu tầm những thông tin liên quan đến những nhóm đất chính của Việt Nam.

V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Học sinh chép phần III vào tập

- Chuẩn bị bài 20: Sinh vật và sự phân bố thiên nhiên .Rừng nhiệt đới.

+ Tìm hiểu sinh vật trên trái đất.

+ Tìm hiểu sự phân bố thiên nhiên và rừng nhiệt đới./.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ngoài ra còn có những nhân tố nào tác động đến việc hình thành đất..

- Cảnh quan: thiên nhiên thay đổi theo mùa; thay đổi theo vĩ độ và ảnh hưởng của dòng biển nóng cùng gió Tây ôn đới..

+ Tầng tích tụ: Được hình thành do các vật chất bị hoà tan và tích tụ lại từ các tầng đất phía trên xuống.. + Tầng đá mẹ: Là nơi chứa các sản phẩm phong hoá bị biến

- Kết luận: Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt, ánh sáng dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp?. Ở nơi có vĩ

- Một số nhóm đất điển hình trên thế giới: đất pốtdôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc,.... - Các

- Dải Ngân Hà là Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (tức hệ Mặt Trời). - Nằm ở trung tâm của hệ Mặt Trời là một ngôi sao lớn, tự phát ra ánh sáng - đó là

+ Khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của sinh vật, nhất là vi sinh vật, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ phân giải chất hữu cơ trong đất.. - Sinh vật là nguồn cung cấp

-Một số nhóm đất điển hình trên thế giới: đất Pốt-dôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, đất khác. - Các