• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 29/11/2019 Tiết 30 Ngày giảng: 02 /12 /2019

Bài 27: THỰC HÀNH: KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

1- Mục tiêu bài học: Sau bài học các em cần nắm được : 1.1. Về kiến thức:

- Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, ( gọi chung là vùng Duyên hải miền Trung ) bao gồm các hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, nghề muối và chế biến hải sản xuất khẩu, du lịch, dịch vụ biển .

1.2. Về kỹ năng:

- Tiếp tục hoàn thiện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê, liên kết không gian kinh tế Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ .

* Tích hợp kĩ năng sống:

- Tư duy: Dựa vào các hình 24.3 và 26.1 trong SGK và At lát xác định các cảng biển, các bãi tắm, bãi tôm, các cơ sở sản xuất muối, những bãi biển có giá trị nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Qua đó nhận xét tiềm năng phát triển ở Băc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng/ lắng nghe/ phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm.

- Làm chủ bản thân: quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm.

1.3. Về thái độ: nghiêm túc tự giác trong học tập

1.4. Về năng lực:- Năng lực chung: tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn đề...

- Năng lực bộ môn: sử dụng lược đồ, số liệu thống kê.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- HS : Thước kẻ , bút chì, máy tính bỏ túi , hộp mầu, vở thực hành, át lát - Bản đồ treo tường địa lý tự nhiên hoạc địa lý kinh tế Việt Nam .

3. Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm, đàm thoại vấn đáp, động não, trình bày 1 phút, giải quyết vấn đề.

4. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:

4. 1. Ổn định ( kiểm tra sĩ số ): 1’

4.2. Kiểm tra: 5’

? Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ gặp phải những khó khăn nào? Các thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là gì ?

- Các khó khăn: ( 5đ)

+ Quỹ đất nông nghiệp hạn chế: đất trồng cây lương thực là các cánh đồng nhỏ hẹp ven biển hay thung lũng miền núi, đất xấu, thiếu nước.

+ Thường bị bão lụt từ cuối hè.

(2)

+ Khí hậu thường khô hạn, nạn cát lấn và hiện tượng sa mạc hoá gây rất nhiều khó khăn cho ngành nông nghiệp.- Các thế mạnh: ( 5đ)

+ Ngư nghiệp bao gồm đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến hải sản, làm muối.

+ Du lịch: có các bãi biển nổi tiếng như Non Nước, Nha Trang, Mũi Né,...

+ Hai quần thể di sản văn hoá nhân loại: Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn là những nơi du lịch lịch sử.

4.3 Bài thực hành: 34’- Đặt vấn đề ( 1’)GV cùng HS xác định yêu cầu bài thực hành: Xác định các cảng biển, các bãi cá, bãi tôm, các cơ sở sản xuất muối, bãi biển có giá trị du lịch nổi tiếng -> nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển của : Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ

So sánh và giải thích về sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác của 2 vùng.

* Hoạt động 1: Bài 1 - Mục tiêu: GV Hướng dẫn HS làm bài tập 1

- Phương pháp: đàm thoại vấn đáp, thảo luận, động não, trình bày 1 phút.

- Thời gian: 15 p - Cách thức tiến hành:

Hoạt động dạy học của GV, HS Nội dung bài học THẢO LUẬN NHÓM ( 5’)

HS tìm trên hình 24.3, 26.1 và Atlat Địa lí Việt Nam các địa danh theo yêu cầu bài thực hành.

- GV chia nhiệm vụ cho các nhóm

Nhóm 1, 3, 5: Xác định các địa danh của vùng Bắc Trung Bộ

Nhóm 2, 4, 6: Xác định các địa danh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

- Đại diện các nhóm lên bảng chỉ các địa danh trên bản đồ -> GV chuẩn xác

Bài tập 1

Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ 1.Các

cảng biển

Cửa Lò , Vũng áng, Nhật Lệ, Thuận An, Chân Mây

Đà Nẵng, Kì Hà, Dung Quất, Quy Nhơn, Ba Ngòi, Nha Trang, Cam Ranh,Vũng Rô

2.Bãi cá, bãi tôm:

Có các ngư trường trọng điểm

 Trường Sa - Hoàng Sa

 Ninh Thuận - Bình Thuận

=> Ngư nghiệp là thế mạnh kinh tế của vùng, với các mặt hàng xuất khẩu: cá, tôm, mực đông lạnh; chế biến thuỷ sản khá phát triển-nổi tiếng về nghề chế biến nước mắm ở Nha Trang, Phan Thiết.

3.CS SX

Có 2 cơ sở sản xuất muối nổi tiếng trong cả nước:Sa Huỳnh , Cá Ná

(3)

muối:

4. Bãi biển

Sầm Sơn, Cửa Lò ,Thiên Cầm, Nhật Lệ, Lăng Cô, Thuận An, Cảnh Dương

Non nước , Mĩ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Vịnh Vân Phong

Dốc Lừt, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né

? Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải NTBộ?

? Nêu sự khác biệt về tự nhiên và kinh tế – xã hội giữa 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ?

? Sự đồng nhất của 2 vùng?

HS đánh giá về tiềm năng kinh tế biển của 2 vùng - > GV chuẩn xác:

- Cả 2 vùng đều có tiềm năng để phát triển kinh tế biển

+ Kinh tế cảng, đánh bắt hải sản, sản xuất muối, du lịch, tham quan, nghỉ mát an dưỡng (Bãi biển đẹp, nhiều di sản thiên nhiên và lịch sử văn hoá được UNESCO công nhận: Động phong Nha, cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn...

+ Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và có ý nghĩa lớn về khai thác các nguồn lợi kinh tế.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng để phát triển kinh tế biển lớn hơn so với vùng Bắc Trung Bộ.

- Bắc Trung Bộ có nhiều khoáng sản, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió Lào.

- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng phát triển thuỷ hải sản.

* Sự đồng nhất của 2 vùng:

- Hình thể hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp (Thanh Hoá) đến cực Nam Bình Thuận.

- Phía Tây bị chi phối bởi dải Trường Sơn.

- Phía Đông chịu ả/hưởng sâu sắc của biển Đông.

- Thiên tai đe doạ, tàn phá thường xuyên.

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.

- Giá trị s/xuất c/nghiệp 2 vùng còn thấp so với cả nước, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

* Hoạt động 2: Bài 2 - Mục tiêu: GV Hướng dẫn HS làm bài tập 2

- Phương pháp: phân tích, đàm thoại vấn đáp, HS làm việc cá nhân, động não, trình bày 1 phút.

- Thời gian: 19 p - Cách thức tiến hành:

HS. Đọc yêu cầu BT2 (100).

GV. Hướng dẫn HS tính tỉ trọng (%) về sản lượng

1. Bài tập 2 (100).

- Lập bảng xử lí số liệu: từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối và trả lời hai câu hỏi sgk.

(4)

và giá trị sản xuất thuỷ sản của từng vùng và toàn vùng Duyên hải miền Trung

- GV gợi ý HS lập bảng số liệu xử lí, HS ghi kết quả vào ô tương ứng ->

Kết quả cần đạt:

? So sánh sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác của 2 vùng B GV hướng dẫn HS sử dụng cụm từ: nhiều/ ít, hơn/ kém … để so sánh sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản giữa hai vùng

? Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác giữa 2 vùng?

- HS giải thích, đánh giá; GV chuẩn xác:

+ Cộng sản lượng hai vùng = Tổng sản lượng DHMT.

Tính % từmg vùng.

Cách tính % = Số liệu của 1 vùng . 100/ toàn vùng.

VD. Thuỷ sản nuôi trồng Bắc Trung Bộ =

38,8.100

(38,8+27,6) = 58,43

Sản lượng thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 (%)

Ngành

Toàn vùng Duyên hải Miền Trung

Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ

Thuỷ sản nuôi trồng

100% 58,43% 41,57%

Thuỷ sản khai thác

100% 23,75 76,25%

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng Bắc Trung Bộ lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ (Bắc Trung Bộ 58,43%, Duyên hải Nam Trung Bộ 41,57%) Bắc Trung Bộ gấp ~1,4 lần Nam Trung Bộ. vì có truyền thống nuôi trồng thuỷ sản

- Sản lượng thuỷ sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ lớn Bắc Trung Bộ rất nhiều (Nam Trung Bộ 76,25%, Bắc Trung Bộ 23,75%) Duyên hải Nam Trung Bộ gấp ~ 3,2 lần Bắc Trung Bộ.

* Vì Duyên Hải Nam Trung Bộ có nguồn hải sản phong phú hơn Bắc Trung Bộ, có hai trong 4 ngư trường lớn trọng điểm của cả nước, nhiều cá to có nguồn gốc từ biển khơi.

- Người dân có truyền thống, kinh nghiệm lâu đời về đánh bắt thuỷ sản.

- Cơ sở vật chất được trang bị hiện đại, công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển mạnh.

4.4. Củng cố ( 2/ )

- Nhận xét thái độ học tập của HS

- Khen thưởng những HS tích cực có nhiều câu trả lời đúng.

4.5. Hướng dẫn HS về nhà- Chuẩn bị bài( 3/ ) - Hoàn thành bài thực hành

- Ôn tập nội dung kiến thức- kĩ năng học kì I: Lập bảng khái quát kiến thức các vùng đã học, xem lại các bài tập vẽ biểu đồ

- GV phát câu hỏi ôn tập cho học sinh, yêu cầu hoàn thành.

(5)

5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng duyên hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế xã hội?... ®iÒu kiÖn tù nhiªn

Kể tên những bãi biển nổi tiếng ở đồng bằng duyên hải miền Trung?... Sầm Sơn (Thanh Hóa) Cửa Lò

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế biển của vùng Bắc Trung Bộ với vùng Duyên hải

Bài 3 Trang 36 Tập Bản Đồ Địa Lí: Điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển kinh

Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của vùng...

- Địa hình: các tỉnh đều có địa hình núi, gò ở phía Tây, đồng bằng hẹp ở phía Đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều

Câu 4: Các tỉnh thành phố vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là.. Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,

Dựa vào lược đồ hãy kể các trung tâm kinh tế và tên các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.. Lược đồ các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế