• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 27/02/2021 Tiết: 36 Bài 38:VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức

- Hiểu được quá trình tiêu hoá và hấp thụ các thành phần dinh dưỡng của thức ăn trong ống tiêu hóa của vật nuôi.

- Biết được tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.

2. Về kỹ năng

- Hình thành kỹ năng phân loại thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của vật nuôi.

3. Về thái độ

- Có ý thức chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi ăn đủ chất, có sức khoẻ để sinh trưởng và phát dục.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng ngôn ngữ, nặng lực vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm bản thân và cộng đồng.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ.

III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp:

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 phút)

Lớp Ngày giảng Sĩ số, hs vắng Ghi chú

7A 7B

2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)

Câu hỏi: Thức ăn của vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?

(2)

- Thành phần dinh dưỡng thức ăn vật nuôi gồm 5 thành phần chủ yếu: Prôtêin, lipít, gluxit, nước, chất khoáng và vitamin.

- Tuỳ vào loại thức ăn mà thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.

3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động(2’)

Sau khi tiêu hoá thức ăn, cơ thể vật nuôi sử dụng để tạo nên các cơ quan của cơ thể, tạo năng lượng duy trì nhiệt độ và các hoạt động tạo ra các sản phẩm chăn nuôi. Vậy, thức ăn vật nuôi và hấp thụ như thế nào? Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi ra sao? Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu “ Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi”.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự tiêu hoá và hấp thụ thức ăn của vật nuôi (15 phút)

- Mục tiêu: Hiểu thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào.

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Cầm một miếng thịt lợn, theo em

protêin thuộc phần nào chủ yếu? Còn lipít thuộc phần nào?

HS:

+ Protêin thuộc phần thịt nạc.

+ Lipit thuộc phần thịt mỡ.

GV: Theo em, khi vật nuôi ăn protêin, lipit vào dạ dày và ruột được tiêu hoá biến đổi thành chất gì?

HS: Axit amin, glyxerin và chât béo.

GV: Em hãy kể tên các thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ gluxit?

HS: Thóc, gạo, ngô, khoai, sắn.

GV: Khi cho vật nuôi ăn thức ăn chứa nhiều gluxit vào dạ dày và ruột sẽ được tiêu hoá, biến đổi thành chất gì?

HS: Gluco( Đường đơn).

GV: Ngoài protein, lipit, gluxit thì các thành phần như nước, chất khoáng, VTM sẽ được tiêu hoá, biến đổi như thế nào?

HS: Nước, chất khoáng, VTM không biến đổi.

GV: Vậy, sau khi tiêu hoá thức ăn các

I. Thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào?

- Sau khi được vật nuôi tiêu hoá, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứmg, sữa, lông và cung cấp năng lượng làm việc…

(3)

thành phần dinh dưỡng được hấp thụ như thế nào?

HS: Được hấp thụ qua thành ruột vào máu và được chuyển đến từng tế bào.

GV: YCHS vận dụng làm bài tập mục 2/SGK/Tr102.

HS: Vận dụng làm bài tập.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi ( 15 phút )

- Mục tiêu: Hiểu được vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS đọc nội dung bảng

6/SGK/Tr 103:

- Thức ăn có vai trò gì đối với cơ thể vật nuôi?

HS: Cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho vật nuôi.

GV: Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi để làm gì?

HS: Phục vụ cho hoạt động của cơ thể, thồ hàng, cày kéo, duy trì thân nhiệt.

GV: Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi để làm gì?

HS: Tạo ra các sản phẩm trong chăn nuôi như: trứng, thịt, sữa, lông, sừng, móng…

GV: YCHS vận dụng làm bài tập SGK/Tr 103.

HS: Hoàn thành bài tập.

GV: Nhận xét, chữa bài.

HS: Ghi bài.

GV: Em hãy lấy ví dụ về vai trò của thức ăn cùn cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển?

HS: Cỏ, rơm cho trâu bò để có sức kéo, cày bừa…

II. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi:

- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.

- Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi.

- Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.

(4)

GV: Em hãy lấy ví dụ về vai trò của thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi?

HS: Thóc, cám, gạo, ngô, khoai, bột cá cho lợn, ngan, gà, vịt để lớn lên và tạo ra nhiều trứng, thịt…

3.3: Hoạt động luyện tập(4’)

- Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học.

- Phương pháp: Giao bài tập

*Nội dung:

Hãy chọn các từ, cụm từ thích hợp điền vào bảng:

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ (sau khi tiêu hóa)

1. Nước

2. Muối khoáng 3. Vitamin 4. Lipit 5. Gluxit 6. Protein

Đáp án: (1) nước, (2) Ion khoáng, (3) Vitamin, (4) Glyxerin và axit béo, (5) Đường đơn, (6) Axit amin

3.4: Hoạt động vận dụng(2’) - Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề - Nội dung:

Liên hệ: Tìm hiểu thành phần và tác dụng của các chất có trong cám cò gia đình em hay sử dụng làm thức ăn cho gà, vịt?

3.5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’)

- Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung đã học.

- Nội dung:

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học.

4. Hướng dẫn về nhà: (1’)

- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi”.

Ngày soạn: 27/02/2021 Tiết: 37 Bài 39:CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

(5)

1. Về kiến thức

- Biết được mục đích, các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.

2. Về kỹ năng

- Phân biệt được chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.

3. Về thái độ

- Có ý thức tiết kiệm, biết cách bảo quản một số thức ăn vật nuôi trong gia đình.

- Giáo dục đạo đức: Giúp đỡ ông bà, cha mẹ chế biến thức ăn để chăn nuôi trâu bò, lợn gà: Thái rau, nấu cám lợn, phơi khô cơm thừa cho gà, phơi khô rơm rạ cho trâu bò…

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng ngôn ngữ, nặng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm bản thân và cộng đồng.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ.

III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, khăn trải bàn, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não.

IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số, hs vắng Ghi chú

7A 7B

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

Câu hỏi: Thức ăn có vai trò gì đối với cơ thể vật nuôi?

- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.

- Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi.

- Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.

3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động(2’)

(6)

Năng suất vật nuôi do hai yếu tố là giống và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc quyết định. Một công việc quan trọng trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi là chế biến và dự trữ thức ăn để vật nuôi luôn đủ thức ăn về số lượng và chất lượng trong suốt thời gian nuôi dưỡng. Để hiểu được mục đích và các phương pháp chế biến dự trữ thức ăn cho vật nuôi. Hôm nay, cô cùng các em sẽ nghiên cứu “ Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi”.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi ( 10 phút)

- Mục tiêu: Hiểu được mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn.

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa, tình huống.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Người nuôi lợn thường nấu chín

cám, rau, thức ăn thừa nhằm mục đích gì?

HS: Giảm thể tích thức ăn, diệt các loại mầm bệnh.

GV: Gà, vịt ăn rau thường phải thái nhỏ mới cho ăn nhằm mục đích gì?

HS: Phù hợp với mỏ gà, vịt.

GV: Người chăn nuôi thường phải rang chín đậu, xay nghiền nhỏ đậu tương rồi mới cho ăn nhằm mục đích gì?

HS: Có mùi thơm, phá huỷ chất độc có trong đậu tương.

GV: Vậy, chế biến thức ăn cho vật nuôi nhằm mục đích gì?

HS: Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi ăn dễ tiêu hóa.

GV: Để có đủ thức ăn quanh năm cho vật nuôi người chăn nuôi phải làm gì?

HS: Cần phải dự trữ thức ăn cho vật nuôi.

GV: Vào mùa gặt người nông dân thường đánh đống rơm rạ nhằm mục đích gì?

HS: Dự trữ cho trâu bò ăn dần.

GV: Để có thóc, ngô, khoai, sắn cho vật nuôi ăn quanh năm vào mùa thu hoạch người nông dân thường phải làm gì?

HS: Thái nhỏ, phơi khô cất vào chum

I. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn:

1. Chế biến thức ăn:

- Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá.

VD: Thức ăn ủ men.

- Loại bỏ chất độc và các loại vi trùng gây bệnh.

VD: Nấu chín thức ăn.

- Giảm khối lượng, tăng giá trị dinh dưỡng.

VD: Thái nhỏ, băm, cắt rau xanh, xay nghiền hạt.

2. Dự trữ thức ăn:

- Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.

(7)

vại.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

……….

………

* Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi ( 18 phút)

- Mục tiêu: Biết được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa, tình huống.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn, động não.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát H66/ SGK/Tr105

- Có mấy phương pháp chế biến thức ăn?

HS: Có 4 phương pháp: Vật lý, hoá học , vi sinh vật học và trộn hỗn hợp.

GV: Những hình ảnh nào thể hiện chế biến thức ăn bằng phương pháp vật lý?

HS: H1, 2, 3: Cắt ngắn, thái nhỏ, xử lý nhiệt.

GV: Những hình ảnh nào thể hiện chế biến thức ăn bằng phương pháp hóa học?

HS: H6, 7: Đường hoá tinh bột, kiềm hoá rơm rạ.

GV: Những hình ảnh nào thể hiện chế biến thức ăn bằng phương pháp vi sinh vật học?

HS: H4: Ủ men.

GV: Những hình ảnh nào thể hiện chế biến thức ăn bằng cách tạo thức ăn hỗn hợp?

HS: H5: Hỗn hợp tạo viên dạng rời, dạng bánh ( sử dụng tổng hợp các phương pháp đó).

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Ở gia đình em đã chế biến những

II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn:

1. Các phương pháp chế biến thức ăn:

- Phương pháp cắt ngắn dùng cho thức ăn thô xanh, nghiền nhỏ đối với thức ăn hạt, xử lý nhiệt đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu.

- Các loại thức ăn giàu tinh bột dùng phương pháp đường hoá hoặc ủ lên men.

- Kiềm hoá với thức ăn có nhiều xơ như: Rơm, rạ.

- Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp.

(8)

loại thức ăn nào cho vật nuôi?

HS: Liên hệ, trả lời.

GV: YCHS quan sát H67/SGK/Tr106:

- Làm thế nào để dự trữ rơm, rạ, cỏ, thân cây ngô, đậu?

HS: Phải phơi khô.

GV: Làm thế nào để cất giữ ngô, thóc?

HS: Phải phơi khô.

GV: Các loại cỏ, rau, khoai lang…

muốn giữ được lâu phải làm thế nào?

HS: Phải ủ xanh.

GV: Theo em, có mấy phương pháp dự trữ thức ăn?

HS: Có hai phương pháp: Làm khô và ủ xanh.

GV: YCHS hoàn thành bài tập SGK/Tr106.

HS: Hoàn thành bài tập.

GV: Ở gia đình và địa phương em đã dự trữ thức ăn cho vật nuôi như thế nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

GV: Em hãy phân biệt chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi?

HS:

* Chế biến:

+ Mục đích:

- Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá.

- Loại bỏ chất độc và các loại vi trùng gây bệnh.

- Giảm khối lượng, tăng giá trị dinh dưỡng.

+ Phương pháp: Có 4 phương pháp.

* Dự trữ:

+ Mục đích:

- Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.

+ Phương pháp: Có 2 phương pháp.

GV: Nhận xét, bổ sung.

2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn vật nuôi:

- Phương pháp làm khô: Với cỏ, rơm và các loại củ, hạt.

- Phương pháp ủ xanh: Với các loại rau cỏ xanh.

(9)

3.3: Hoạt động luyện tập(5’)

- Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học.

- Phương pháp: Giao bài tập - Nội dung:

Câu 1. Ghép số thứ tự từ 1 – 4 với các từ, cụm từ a – e.

1. Cắt ngắn a. Hạt đậu

2. Nghiền nhỏ b. Thô xanh (cỏ, rau muống) 3. Xử lí nhiệt c. Rơm, rạ

4. Kiềm hóa d. Hạt ngô

e. Khoai lang củ Đáp án: 1 –b, 2 –d, 3 – a, 4 –c.

Câu 2: Hãy chọn câu trả lời đúng:

1. Thức ăn loại củ, hạt, rơm được dự ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ:

a. Than b. Điện c. Mặt trời d. Cả a, b, c 2. Rau, cỏ tươi xanh được dự trữ bằng cách nào?

a. Ủ xanh thức ăn b. Dùng điện c. Ủ lên men d. Cả a và b Đáp án: 1. d; 2. a

3.4: Hoạt động vận dụng(3’)

- Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập, tìm hiểu thực tế - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề

- Nội dung:

Liên hệ:

- Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?

- Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn.

3.5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’) - Mục tiêu: Khái quát lại nội dung bài học.

- Nội dung:

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học.

4. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)

- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi”.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.. B1: HS đọc thông tin SGK và quan sát hình

- Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.. - Phương pháp – KT: Hoạt động nhóm, nêu và

- Trình bày được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất trồng.. So sánh khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất cát, đất

Hs nắm vững vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi 2.Phương thức:Hđ cá nhân, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm

Hs nắm vững vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi 2.Phương thức:Hđ cá nhân, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm

- Biết được các đặc điểm, nhu cầu dinh dưỡng, các yêu cầu khác của vật nuôi cái sinh sản để có biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp4.

- Không nên, dù thay thế các món ăn, nhưng ta vẫn phải tuân theo việc thay thế các thức ăn trong cùng một nhóm để cơ thề hấp thu tốt các chất dinh dưỡng Hoạt động

- Trình bày được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất trồng.. So sánh khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất cát, đất