• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC SINH 9_CHỦ ĐỀ 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC SINH 9_CHỦ ĐỀ 2"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KIỂM TRA 15’- LẦN 1 ĐỀ:

1/ Môi trường sống của sinh vật là gì? Có những loại môi trường nào?

2/ Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +90oC, trong đó điểm cực thuận là +55oC.

Hướng dẫn làm bài:

Các em làm bài kiểm tra này trên giấy học sinh hoặc giấy kiểm tra như làm ở lớp (ghi rõ họ tên, lớp), ghi đề và làm,sau đó chụp hình và gửi qua zalo: Lam:

0935693470.

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 9 CHỦ ĐỀ 3: HỆ SINH THÁI

(Gồm các bài: Quần thể sinh vật; Quần thể người;

Quần xã sinh vật; Hệ sinh thái) Tổng số tiết thực hiện: 04 tiết A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua chủ đề này, học sinh cần nắm được:

1.Kiến thức:

- Nêu được định nghĩa quần thể sinh vật.

-Nắm được quần thể người khác quần thể sinh vật điểm nào.

- Nêu được định nghĩa quần xã

- Trình bày được các tính chất cơ bản của quần xã, các mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, giữa các loài trong quần xã và sự cân bằng sinh học - Nêu được các khái niệm: hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn

2.Kĩ năng :

Biết đọc sơ đồ 1 chuỗi thức ăn cho trước 3. Thái độ: Qua chủ đề này giáo dục học sinh:

- Ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ thiên nhiên . - Ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ thiên nhiên . I.Quần thể sinh vật:

1.Quần thể sinh vật:

(2)

- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm xác định, những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới.

Ví dụ: Tập hợp các con cá mè đang được nuôi trong cùng 1 ao là một quần thể. Trong đó tập hợp các cá thể cá mè, cá chép, cá rô phi trong ao đó không được tính là một quần thể.

2.Những đặc trưng cơ bản của quần thể: có 3 đặc trưng:

- Tỉ lệ giới tính

- Thành phần nhóm tuổi - Mật độ quần thể

3. Ảnh hưởng của moi trường tới quần thể sinh vật .

- Môi trường ( nhân tố sinh thái như: khí hậu ) ảnh hưởng tới số lượng cá thể .

- Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng 4. Luyện tập:

1/ Hãy đánh dấu vào ô trống trong bảng 47.1 những ví dụ về quần thể sinh vật và tập hợp các cá thể không phải là quần thể sinh vật.

Ví dụ Quần

thể sinh vật

Không phải quần thể sinh vật Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống

trong một rừng mưa nhiệt đới.

Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung một ao.

Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.

Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều vào số lượng thức ăn trên cánh đồng.

(3)

Những cây ăn quả trong một khu vườn

2/ Quần thể sinh vật là gì? Hãy lấy ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau. (Gợi ý: cùng một loài nào đó sống chung với nhau và thể hiện 1 trong 2 mối quan hệ trên để làm ví dụ)

II. Quần thể người:

1. Khác nhau giữa quần thể người với khác quần thể sinh vật khác . - Quần thể người có những đặc điểm sinh học giống quần thể sinh vật khác .

- Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác :, kinh tế , xã hội .... Con người có lao động và tư duy có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể .

2. Sự tăng trưởng dân số và phát triển xã hội .

Phát triển dân số hợp lí tạo được sự hài hoà giữa kinh tế xã hội đảm bảo cuộc sống cho mỗi cá nhân , gia đình và xã hội .

3.Luyện tập:

1/ Trong những đặc điểm dưới đây (bảng 48.1), những đặc điểm nào có ở quần thể người, ở quần thể sinh vật khác?

Đặc điểm Quần thể người (có/không) Quần thể sinh vật (có/không)

Giới tính Có Có

Lứa tuổi Mật độ Sinh sản Tử vong

(4)

Pháp luật Kinh tế Hôn nhân Giáo dục Văn hóa

2/ Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có?(Gợi ý: Ở người có hệ thần kimh phát triển…)

3/ Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia?

Hướng dẫn trả lời:

- Phát triển dân số hợp lí là không để dân số phát triển quá nhanh dẫn đến thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, gây ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ, thiếu trường học, bệnh viện, thiếu kiến thức về các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, dẫn đến đói nghèo,…

- Việc phát triển dân số hợp lý nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của việc tăng dân số quá nhanh đảm bảo chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn thể xã hội hài hòa với sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường của mỗi quốc gia.

III. Quần xã sinh vật:

1.Thế nào là quần xã sinh vật.

Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định.

Ví dụ: quần xã rừng mưa nhiệt đới, quần xã rừng ngập mặn ven biển, …

2. Dấu hiệu điển hình của quần xã sinh vật .

(5)

3. Mối quan hệ giữa quần xã và ngoại cảnh:

- Các nhân tố vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng đến quần xã.

- Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

4. Luyện tập:

*Chọn câu trả lời đúng:

1/ Đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật là:

A. Có số cá thể cùng một loài

B. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định C. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật

D. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản 2/ Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở:

A. Mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã

B. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã C. Sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã D. Biến động về mật độ cá thể trong quần xã

3/ Độ nhiều của quần xã thể hiện ở:

A. Khả năng sinh sản của các cá thể trong một quần thể nào đó tăng lên B. Tỉ lệ tử vong của một quần thể nào đó giảm xuống

C. Mật độ các cá thể của từng quần thể trong quần xã D. Mức độ di cư của các cá thể trong quần xã

(6)

4/ Trong quần xã loài ưu thế là loài:

A. Có số lượng ít nhất trong quần xã B. Có số lượng nhiều trong quần xã C. Phân bố nhiều nơi trong quần xã D. Có vai trò quan trọng trong quần xã

*Câu hỏi tự luận:

1/ Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào? (So sánh số lượng loài của quần xã và quần thể)

2/ Hãy lấy ví dụ về một quần xã sinh vật mà em biết. Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:

- Kể tên các loài trong quần xã sinh vật đó.

- Các loài đó có liên hệ với nhau như thế nào?

- Nêu khu vực phân bố của quần xã sinh vật.

IV. Hệ sinh thái:

1. Định nghĩa:

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã đó (sinh cảnh).

- Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:

• Các thành phần vô cơ như: đất đá, nước, chất khoáng, … • Sinh vật sản xuất: thực vật.

• Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.

• Sinh vật phân giải.

2. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn:

a. Chuỗi thức ăn.

- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ đinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.

Ví dụ: Cây xanh → Sâu → Bọ ngựa b. Lưới thức ăn

(7)

- Chuỗi thức ăn là một tặp hợp các lưới thức ăn có chung nhiều mắt xích tồn tại trong một hệ sinh thái.

3. Luyện tập:

*Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là:

A. Thành phần không sống và sinh vật B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ C. Sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải D. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải Câu 2: Trong một hệ sinh thái, cây xanh là:

A. Sinh vật phân giải

B. Sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ C. Sinh vật sản xuất

D. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất Câu 3: Sinh vật tiêu thụ bao gồm:

A. Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt C. Động vật ăn thịt và cây xanh D. Vi khuẩn và cây xanh

Câu 4: Hoạt động nào sau đây là của sinh vật sản xuất:

A. Tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp B. Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ

C. Phân giải xác động vật và thực vật D. Không tự tổng hợp chất hữu cơ

Sử dụng sơ đồ lưới thức ăn dưới đây để trả lời các câu hỏi từ số 5 đến số 11

(8)

Câu 5: Số chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn trên là:

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 6: Các sinh vật không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn nói trên là:

A. Cây xanh và vi khuẩn B. Chuột và rắn

C. Gà, thỏ và cáo D. Mèo, cáo, rắn

Câu 7: Tên của các sinh vật tiêu thụ là mắt xích chung của lưới thức trên:

A. Thỏ, gà, mèo và cáo

B. Chuột, thỏ, gà, mèo, cáo và rắn C. Gà, mèo, cáo và rắn

D. Chuột, thỏ, mèo, cáo và rắn

Câu 8: Mắt xích chung nhất cho lưới thức trên là:

A. Cây xanh và thỏ B. Cây xanh và vi khuẩn C. Gà, cáo và rắn

D. Chuột, thỏ và gà

Câu 9: Tổng số mắt xích chung của lưới thức ăn nói trên là:

A. 6 B. 5 C. 4

(9)

D. 3

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn nói trên?

A. Chuột là mắt xích chung trong lưới thức ăn

B. Cáo không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn C. Mỗi chuỗi thức ăn đều có 4 mắt xích

D. Có tất cả 8 chuỗi thức ăn

Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về lưới thức ăn nói trên?

A. Có hai loài không phải là mắt xích chung B. Có 4 loài sinh vật tiêu thụ là mắt xích chung C. Mèo tham gia vào 4 chuỗi thức ăn

D. Rắn chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn

*Câu hỏi tự luận:

1/ Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó.

2/ Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: Cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ. Một số gơi ý về thức ăn như sau:

- Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu.

- Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu.

- Rắn ăn ếch nhái, châu chấu.

- Gà ăn cây cỏ và châu chấu.

- Cáo ăn thịt gà.

- … (dựa vào kiến thức đã biết trong các lớp trước và trong thực tế, em hãy đưa ra thêm về quan hệ thức ăn có thể có của các loài còn lại và vẽ toàn bộ một lưới thức ăn).

*Gợi ý:

(10)

C.LUYỆN TẬP:

Luyện tập từng phần D.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

1. Chủ đề vừa học:

-Nắm các nội dung đã tóm tắt ở trên.

- Trả lời câu hỏi trong phần Luyện tập ở mỗi phần vào vở.

2. Chủ đề sắp học: Chủ đề: Con người, dân số và môi trường - Tìm hểu nguyên nhân gây ô nhiêm môi trường .

- Chuẩn bị nội dung về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường , công việc mà con người đã và đang làm để hạn chế gây ô nhiễm môi trường .

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định... Những đặc

Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài, s ng trong một khu vực nhất định, có khả n ng sinh sản tạo thành những thế hệ mới là.. quần xã

D)những loài hẹp nhiệt và những loài rộng nhiệt. B)Là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã.

Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo

Quần xã sinh vật là một tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn

Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó

- Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định..

Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời câu hỏi từ số 1 đến số 4?. ……((I)…là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong…..(II)….ở một thời điểm nhất định.Những cá thể